1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giup minh voi! Cau "Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba"

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi keptocxanh, 08/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. keptocxanh

    keptocxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Giup minh voi! Cau "Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba"

    Mọi ng oi!Minh dag muon tim hieu nguon goc cua cau noi "Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba". Đay la cau noi kieng ki di ngay nay?Nhung tai sao lai ngày bảy và ngày ba???????????/Giup minh voi!!!!!!!!
  2. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Ngày bảy hay ngày ba cũng là một ngày bình thường như những ngày khác, chẳng tốt xấu gì cả. Có lẽ câu nói đó bắt nguồn từ 1 luật lệ thời phong kiến: con dân không được phép ngẩng đầu nhìn vào mặt mấy ông bà lớn ấy mà. Nhìn vào nếu không bị trảm thì cũng bị làm xịt. Thời xưa, ngày bảy - ngày ba là ngày vua chúa, quan lại ra đường. Ngày đó, con dân có ra đường cũng phải tránh qua một bên, úp mặt xuống đường để đám rước đi qua. Còn tại sao mấy ông bà đó ra đường vào ngày bảy - ngày ba thì bạn đợi gặp mấy người đó Vua chúa đó mà hỏi, cái này tui chưa biết.
  3. masoeur

    masoeur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, chắc cũng giống như cái câu Mùng năm mười bốn hăm ba, đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn í mà
    Đi những ngày đó xui xẻo lắm, ông bà đã nói thì cấm có sai. Hum mồng 7 Tết em zìa wê, xe lủng bánh 3 lần liên tiếp, té bò càng, đi từ sáng đến xế chiều mới về tới nhà, hic.
  4. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    em bít rồi, ng 7 khi đó chắc là chủ nhật, ngày 3 là thứ tư, cách nhau 3 ngày một lần các vị ấy chu du xem xét dân tình, đại khái cũng như giai ngồi wán cafe ngắm gái bây giờ hoặc tìm cơ hội làm ăn và mần xịt em nào đó.
    N 7, cuối tuần đi chơi nên dễ hiểu nhờ
    N 3, có lẽ còn thèm đi chơi nữa nên làm thêm một cuốc đây mà.
    như vậy là lựa chọn cuối và giữa tuần, cuối cũng sát với đầu tuần, giữa nữa cho khách wan. sẽ gặp nhiều người, đa fần dân nữ lông bông.
    có chắc 2 lần mỗi tuần ko? Nếu hậu cung là hằng đêm thì dân cư là đêm đêm. các vị ấy đi đêm hay đi ngày nhờ?
    khi đi các vị ấy mang những gì và khi về đem những gì? cóc biết, thường vẫn là gái, nếu ko tại sao số nữ ở hậu cung ngày càng tăng.
  5. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    anh nghĩ mày ko kiêng j đâu, mày cứ ra đường nhiều vào, cái đó gọi là hoà nhập ấy, mày cũng nên cẩn thận kẻo bị tạt nước, ném đá hay xe tông nhá
  6. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa người việt Nam chọn Ngày chọn giờ đều phụ thuộc và ảnh hưởng bới thuyết Ngũ Hành . Ở xứ nông nghiệp xưa kia, sức kéo chủ yếu dựa vào trâu bò. Ba bò chín trâu là một cách nói của người Việt, con số 3, biểu hiện tính cách tư duy số lẻ, là nét đặc thù của người nông nghiệp . Dân gian Việt nam rất thích dùng những cách nói với các con số: Ba bề, bốn bên; kiềng ba chân; ba mặt một lời; ba chân bốn cẳng; ba bè bảy mối... . Một vài tỉnh ở Trung Quốc người ta cho các số 3, 6, 9 là số đẹp, chọn những ngày 3, 6, 9, 13, 16, 26, 29 âm lịch làm lễ cưới. Ở Nhật, người ta cho số 4 là xấu, vì tiếng Nhật số 4 đọc lên nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử) nên người Nhật thường kiêng số này. Nhiều bệnh viện Nhật không có tầng số 4, phòng số 4 và giường số 4. Tiếng trung Hoa cũng như vậy, tứ đọc lên theo phương ngữ nào nghe cũng gần giống với tử, nên nhiêu bệnh nhân nằm bệnh viên kiêng số đó. Ngay cả số điện thoại, người ta cũng không thích số 4. Gần đây vì ảnh hưởng Hương Cảng và Quảng Ðông, họ rất chuộng con số 8. Bát đọc lên gần như phát (tài), nên người ta rất thích số 8, nếu có số 168 là nhất lộ (lục) phát hay 598 đọc như ngã cửu phát (ngũ cửu bát) = tôi phát tài được lâu. Ở Việt Nam, người ta có quan niệm riêng về các con số, coi số lẻ là tốt đẹp. Làm đám cưới cũng có thói quen chọn ngày, có người kiêng ngày 3 và ngày 7, vì đã có câu: "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba". Nhưng so với hai nước nói trên, quan niệm lành dữ về con số của người Việt vẫn nhẹ hơn. Người Việt chuộng nhất số 9 và kỵ nhất số l0, gọi là số bù, bảng số xe các loại, họ đều thích có số 9, hoặc cộng lại số thành là 9.
    Nói chung việc úy kị các con số là do từ kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa trong quá trình lao động sản xuất , sinh hoạt mà ra.Ta cũng nghe có câu như :
    ?oMùng năm, mười bốn, hai ba
    Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn?
    nói chung để mà nghe theo các cụ thì 1 tháng có 31 ngày thì có cả 31 ngày đen , mất mát .Chẳng lẽ là ngồi nhà .
    trong bài có sử dụng tư liệu trích từ "Ngôn Ngữ Và Văn Hóa" của Diệu Tần
    ..........
  7. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ từ thất 7 trùng âm với từ thất là mất còn 3 thì chưa rõ
  8. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    7 là thất , 3 --> bát . Thất bát thành vần
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Ngày xưa các cụ nhà ta đi lại chủ yếu là đi bằng đường thuỷ nên vào những ngày ấy các cụ thường tránh ra do điều kiện con nước không hợp lý.
    Theo giả thuyết này thì: Ngày 7 nước lớn mà đi thì ngược nước mạnh (triều cường), tốn sức chèo. Tương tự ngày 3 nước ròng mạnh, về cũng tốn sức hơn.
    Cái này ai làm trong ngành hàng hải sẽ rõ.
    Các giả thuyết kiểu kiêng vua kị chúa đều không có cơ sở vì tục này chỉ có ở 1 số triều đại phong kiến TQ.
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Tại sao lại là 5-14-23? Tại vì 14~1+4=5, 23~2+3=5. Số 5 theo quan điểm của các cụ là thuộc hàng Thổ / hành Trung ương trong Ngũ hành. Mà Hành này lại là "của riêng" của vua thời phong kiến nên người ta kị, tránh việc xâm phạm vào Hành của Vua.
    Nhân tiện giải thích cái vụ áo của Vua có màu vàng: tại màu vàng là màu của Thổ. Mặc áo màu vàng có ý thể hiện quyền lực của vua.

Chia sẻ trang này