1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học sinh Chuyên Hùng Vương (2)...

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi captain, 05/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. John_Cooper

    John_Cooper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Biết thằng Linh Tống học trên 1 khóa không ?
  2. 3214568

    3214568 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Theo anh biết thì theo chủ trương của Bộ Y Tế tăng cường tuyến dưới bằng cách đưa bác sỹ từ TW về địa phương một thời gian nhất định theo kế hoạch. Nên anh ấy ở Hà Giang vào thời gian này.
    Còn bây giờ anh Quân làm việc ở Hà Nội - vì anh ấy đang trả lời cho em đây.
  3. patituchi

    patituchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2008
    Bài viết:
    1.586
    Đã được thích:
    1
    Nghe tin này thấy tự hào về trường mình ghê gớm
  4. flower128

    flower128 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Thêm mình nữa nhé! Nguyễn Thị Thanh Hoa, dân A3 khóa 01-04. Hiện tại đang làm hợp tác quốc tế của MONRE.
  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Hà Giang thời gian này mưa liên miên, hầu như đêm nào cũng mưa đến sáng. Đi công tác tăng cường 1816 tăng cường năng lực cho bệnh viện tỉnh Hà Giang, mình đã gặp một đại ca cựu học sinh Chuyên Hùng Vương, anh ấy học khóa đầu tiên khi trường mới tách ra từ Trường PTTH Hùng Vương.
    [​IMG]
    Trong ngành Y, máy móc xuất hiện để giúp cho các hoạt động chuyên môn trở nên chính xác hơn ?" có gì nguy hiểm bằng việc nhận định sai về một cấu trúc cần phải cắt bỏ (ví dụ như răng sâu không nhổ lại đi nhổ một răng gần cạnh đó, kết quả là vẫn bị đau răng mà răng lành đã bị nhổ béng đi mất rồi ; hoặc như đáng lẽ là khối u cần phải cắt bỏ lại nhận định là viêm nhiễm, cứ cho uống thuốc kéo dài cho đến khi không còn gì có thể chối cãi được đó là khối u thì đã quá muộn?).
    Lên Hà Giang mình đã xác định sẽ phải độc lập tác chiến khi không có sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh ?" nhưng mình đã rất thoải mái trong quá trình làm việc bởi ở đây đã có anh cùng với các đồng nghiệp đã giúp cho không chỉ riêng chuyên ngành mình mà còn các chuyên ngành khác có được sự chẩn đoán gần như là chính xác trước khi thực hiện công tác điều trị.
    [​IMG]
    Anh ấy là BS Nguyễn Xuân Nghĩa ?" bs chuyên khoa 1, chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh ?" bệnh viện tỉnh Hà Giang ?" cựu học sinh Chuyên Hùng Vương.
    Con người ta sống vì sự hữu ích ?" khi mình giúp ích được cho một ai đó tức là mình đã sống có ý nghĩa, sống có ích ?" không cần phải làm những công việc to tát, có thể chỉ là một vài công việc nho nhỏ thôi nhưng sẽ cùng với biết bao nhiêu người sống có ích khác góp phần làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
    Làm trong ngành Y, ai cũng có ước muốn được vươn lên trở thành những chuyên gia giỏi giang, muốn được làm việc trong những trung tâm lớn, những bệnh viện trung tâm, góp phần đào tạo nên những đồng nghiệp giỏi giang, đóng góp ít nhiều cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
    Mình lên đây, rất tự hào là có một cựu học sinh Chuyên Hùng Vương đã làm được những điều đó ?" có thể điều kiện cuộc sống, điều kiện công tác còn những thiếu thốn nhưng anh Nghĩa đã nỗ lực phấn đấu vươn lên để trưởng thành, để xứng danh là chuyên gia đầu ngành của tỉnh Hà Giang ?" nếu bạn có dịp lên Hà Giang, có việc phải ghé qua bệnh viện tỉnh Hà Giang thì tìm gặp anh Nguyễn Xuân Nghĩa, bs khoa Chẩn đoán hình ảnh, tự giới thiệu mình là cựu học sinh Chuyên Hùng Vương, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được lí do tại sao mình đã tự hào như vậy.
    Không phải trung tâm nào, cá nhân nào cũng có thể sử dụng những máy móc hiện đại như máy siêu âm 4D, máy CT Scanner, máy cộng hưởng từ MRI bởi gắn liền với mỗi loại máy lại có những quy trình vận hành riêng biệt, với những cơ quan bộ phận riêng biệt trong cơ thể cần những quy trình vận hành riêng và tương ứng là một loạt những hình ảnh chẩn đoán đối với từng loại bệnh lý - huống hồ con người lại có thể mắc ti tỉ thứ bệnh tại tất cả các cơ quan ?" một bệnh tại một cơ quan đã khó huống chi là những người mắc nhiều bệnh tại nhiều cơ quan khác nhau.
    Anh Nghĩa đã cùng các đồng nghiệp sử dụng chính xác được những máy móc đó - nâng cao chất lượng chẩn đoán và theo dõi điều trị tại Bệnh viện tỉnh Hà Giang. Khoa Chẩn đoán hỉnh ảnh Bệnh viện Tỉnh Hà Giang luôn được đánh giá là một trong những đơn vị phát triển liên tục, cập nhật kiến thức, luôn nâng cao năng lực hoạt động chuyên môn, góp phần thúc đẩy các khoa lâm sàng trong bệnh viện phát triển hơn.
    [​IMG]
    Cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời Lũng Cú

    Có thể cựu học sinh Chuyên Hùng Vương có nhiều người làm tốt công việc của mình, ở tại Hà Giang, mình khẳng định là có một người trong số đó.
    Có một lần mình được nghe một thầy giáo của Chuyên Hùng Vương phát biểu:
    Nếu một cựu học sinh của trường Chuyên Hùng Vương nỗ lực phấn đấu làm tốt công việc hàng ngày của mình, đóng góp nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước, phát triển nguồn nhân lực Việt, nâng cao giá trị con người Việt Nam, đất nước Việt Nam thì trường cũng được rạng danh đã đóng góp cho Tổ quốc cho đất nước một người học sinh đáng quý, đáng trân trọng.
    Anh Nghĩa với những công việc chính xác đang làm hàng ngày của mình đã giúp ích được cho rất nhiều đồng bào Hà Giang, nơi địa đầu của Tổ quốc. Điều đó đã góp phần giữ vững những tấc đất biên cương, giữ yên lòng người nơi tiền tuyến.
    Tự hào là có một cựu học sinh Chuyên Hùng Vương như thế.
  6. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Bàn về con đường đến thành công của Ngô Bảo Châu
    PGS. BS Phan Toàn Thắng (Chuyên gia về Tế bào gốc và Y học tái tạo, Bộ Môn ngoại - Đại học Quốc gia Singapore)
    http://www3.vietnamnet.vn/giaoduc/201008/GS-te-bao-goc-giai-ma-hien-tuong-Ngo-Bao-Chau-930137/
    Tôi cho rằng, các nhà khoa học làm nghiên cứu khoa học cơ bản có những hi sinh vô cùng to lớn.
    Đứng về phương diện kinh tế, có thể nói là trong nhiều trường hợp trí tuệ và phát minh của họ bị ?obóc lột? tàn tệ.
    Thử hỏi, các phát minh gia của penicillin và DNA được gì cho các ứng dụng từ các phát minh của họ?
    Các ứng dụng này tạo ra hàng nghìn, nghìn tỉ đô la. Số tiền này chảy và túi các công ty dược phẩm và các ông chủ của nó.
    Nhưng đổi lại, họ rất hạnh phúc về tinh thần khi nhìn thấy các công trình của mình cứu sống và mang lại hạnh phúc cho triệu triệu con người trên thế giới. Họ được vinh danh và ghi vào sử sách của văn minh nhân loại.
    Những hướng đi xuất phát từ nền tảng
    Đối với cá nhân, việc chọn học và đi theo hướng khoa học cơ bản (KHCB) hay ứng dụng đều rất tốt, đáng được khuyết khích và tôn vinh.
    Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào từng cá thể và hoàn cảnh tài chính của họ và gia đình họ.
    Tôi gặp khá nhiều trí thức gốc Việt thế hệ đầu tiên tại Mỹ và châu Âu, rất tài giỏi. Nhiều người tâm sự, họ đam mê khoa học cơ bản, nhưng không thể tiếp tục theo vì phải lo cho bố mẹ và các anh em trong nhà. Đi theo khoa học cơ bản thường là ?ođói? ?" ý nói lương thấp, khó có thể giúp cho bản thân và gia đình. Còn chuyển qua ứng dụng vào các hãng tư nhân lớn làm sẽ khấm khá hơn.
    Trong số các em thi Toán quốc tế thời 1988 - 1989, Ngô Bảo Châu có điều kiện thuận lợi hơn; là con duy nhất, sinh ra trong gia đình trí thức lớn, có nhiều thông tin và mối quan hệ. Do vậy, Ngô Bảo Châu được qua Pháp học và sự giúp đỡ của một trí thức Pháp yêu Viêt Nam.
    Thuận lợi này đã giúp cho Ngô Bảo Châu đạt được thành tựu khoa học lớn như hôm nay. Số bạn cùng thời với Châu, đa phần gửi qua Liên Xô và Đông Âu học đúng vào thời kì khó khăn tồi tệ nhất - khủng hoảng kinh tế, phá sản và sụp đổ của hệ thống này.
    Các em này, như Phan Phương Đạt (em trai tôi), hay Hồ Thanh Tùng, không được may mắn như Châu, ngoài học họ phải lo kiếm sống tự nuôi thân và xuất thân từ gia đình bình thường.
    Các cụ thân sinh ra tôi và Đạt chỉ là công chức nghèo, di cư ra Hà Nội từ một vùng đất nghèo nhất Việt Nam ?" Nghệ An.
    Bố tôi là cán bộ trung cấp, học hết hàm thụ đại học. Mẹ tôi là công nhân học hết lớp 5. Còn bố Tùng mất sớm, mẹ là công chức bình thường.
    Tuy nhiên, số này đều đã vượt qua khó khăn, học hành thành công về phục vụ Tổ quốc.
    Hồ Thanh Tùng về nước năm 1994, nhiều năm là Giám đốc Oracle Việt Nam. Phan Phương Đạt về nước năm 1999, hiện là Phó Tổng Giám đốc FPT-Software, tham gia xây dựng FPT-Software ngay từ ngày đầu, tạo việc làm cho hàng ngàn kĩ sư, hàng năm thu về cho đất nước hàng chục triệu đô la xuât khẩu gia công phần mềm.
    Đối với một quốc gia, khoa học cơ bản (KHCB) là yếu tố ?ophải có?. Nó thể hiện đẳng cấp của quốc gia đó, giúp cho phát triển bền vững và trường tồn. Muốn là cường quốc phải có KHCB mạnh.
    Chỉ có những cường quốc với KHCB mạnh mới có những phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới, như động cơ hơi nước, năng lượng nguyên tử, thuốc kháng sinh, vac xin, DNA, internet?.
    Đầu tư cho KHCB là dài hơi, kết quả phải chờ ít nhất 20-30 năm. Còn kết quả ngắn hạn của KHCB đó chính là đào tạo con người và các công trình khoa học đăng giúp cho uy tín và đẳng cấp quốc gia được nâng lên.
    Một điều khá rõ là rất nhiều doanh nhân thành đạt của Việt Nam trong thời kì đổi mới trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin? đều là các cựu học sinh chuyên toán, và các môn khoa học tự nhiên.
    Tuy con đường của họ đến thành công không phải là ngồi làm toán khó như Ngô Bảo Châu, nhưng tôi tin rằng, kiến thức thu được qua quá trình đào tạo KHCB đã giúp họ thành công trong lĩnh vực mới.
    Hướng đi nào cho quốc gia "đi sau"?
    Đối với quốc gia đi sau có tài lực và nhân lực hạn chế, việc ưu tiên đầu tư cho KHCB hay ứng dụng cần được vận dụng linh hoạt và khôn khéo. Hãy lấy câu chuyện thành công của Singapore làm ví dụ.
    Trong gần 40 năm đầu phát triển, Singapore tập trung nhiều vào khoa học ứng dụng, tận dụng thành quả KHCB của các siêu cường mà họ hay nói là ?ođứng trên vai người khổng lồ?.
    Chỉ gần đây, vào những năm 2000, khi mức thu nhập của dân Singapore vào loại hàng đầu thế giới, có hệ thống hạ tầng, y tế giáo dục rất tốt, không có nợ nước ngoài và hàng trăm tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, quốc đảo nhỏ bé với 4 triệu dân này mới chuyển qua đầu tư mạnh cho KHCB.
    Họ làm rất quyết liệt và hoành tráng với hàng tỉ đô la bỏ ra trong môt thời hạn ngắn. Họ đi tắt đón đầu bằng cách ?onhập khẩu chất xám toàn cầu?. Nhân lúc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và vụ lừa đảo Madoff, dẫn tới kính phí cho KHCB tại Mỹ và Âu châu cắt giảm, thậm chí nhiều viện KHCB phải đóng cửa, Chính phủ Singapore bơm thêm tiền vào KHCB để thu hút lực lượng này. Thành quả của vụ đầu tư này đã đơm hoa kết trái trong thời gian không lâu.
    KHCB và uy tín khoa học của Singapore được nâng cao lên nhanh chóng và chuyển thành hàng chục tỷ đô la thu về hàng năm cho kinh tế Singapore từ nguồn tiền đầu tư nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao như dược phẩm, công nghệ y sinh, năng lượng sạch, công nghệ nước, hàng không?.giúp ích rất lớn trong việc nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế Singapore, duy trì và tạo việc làm có thu nhập cao.
    Một điều khá lí thú là Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long cũng là dân học toán. Ông tốt nghiệp loại ưu tại Khoa Toán của Đại học Cambridge, Anh quốc.
    Tôi tin ?ongười dân Việt lắm chí cao? (lời bài hát Nam Bộ Kháng Chiến), chăm chỉ và có khả năng rất tốt nắm bắt KHCB và công nghệ cao.
    Thành tựu khoa học của Ngô Bảo Châu là niềm tự hào to lớn cho Việt quốc, sẽ giúp cho thương hiệu Việt trên trường giáo dục và khoa học quốc tế. Tôi tin rằng, nhờ uy tín khoa học quốc tế của Ngô Bảo Châu, ít nhất nhiều hồ sơ xin học của sinh viên Việt Nam sẽ được coi trọng và đánh giá cao hơn tại các trường đại học lớn trên thế giới so với sinh viên Trung Quốc hay Ấn Độ.
    Nếu được quan tâm đúng mực, đầu tư hợp lý và khôn khéo cho KHCB và ứng dụng, khoa học Việt Nam sẽ được vinh danh trên thế giới trong tương lai không xa và sẽ là đầu máy quan trọng trong sự nghiệp công nghiêp hóa và hiên đại hóa.
    http://www3.vietnamnet.vn/giaoduc/201008/GS-te-bao-goc-giai-ma-hien-tuong-Ngo-Bao-Chau-930137/
  7. capcap_tit_te2

    capcap_tit_te2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0


    Em vẫn bị treo cổ lỏng ở bên đất Sing này chị ơi, giờ một năm cũng vài lần thỉnh thoảng trốn chạy được về VN nhưng chỉ vài ngày lại tình nguyện quay về chui đầu vào thòng lọng... hihi

    Em cũng lâu lắm mới login vào, có cái message từ đời nào rồi mới đọc. Chị bây giờ thế nào, lâu lắm em ko liên lạc với ai ở đây. Chỉ có em hilittlesunshine (không biết chị có nhớ em í ko) là còn liên lạc với em vì em ấy 2 năm vừa rồi cũng qua Sing làm, nhưng đầu tháng vừa về VN làm rồi, làm ở Sài Gòn cho Mekong Capital đấy, hội CHV có nhiều người trong đấy mà, có khi phải liên lạc với nhau đi.
  8. huong_be

    huong_be Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2005
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    0

    Chị Capcap có công chúa xinh quá @};-
  9. nhabeo

    nhabeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Bác Bách ơi,

    Thấy các bác theo nghề y mà trân trọng quá.

    Lúc tuổi trẻ em ngông cuồng k nghe theo các cụ, để rồi dừng chân ở nghề - supply chain.
    Nếu có con, em sẽ dạy nó theo nghề y như bác.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hi capcap

    Bạn sống ở góc nào của đất Sing vậy ? Mình cũng sống ở đây 3 năm rồi.

    Lúc nào gặp nhau buôn chuyện CHV đi, nhanh nhanh lên chứ lúc mình bụng bầu to, có mà đi cũng chụi.
  10. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Câu Ca Em Hát Phú Thọ Quê Mình

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=LN1P4NEa60

    Phú Thọ quê mình đẹp như gấm hoa.
    Câu ca em hát thoảng hương quê nhà,
    Đậm đà vị chè từ tay người hái, thảo thơm chứ quê mình, chứ quê mình.
    Người ơi!
    Câu hát đưa tôi về đất mẹ bao dung.
    Xốn xang trong lòng nhắc câu chuyện xưa,
    Một thời tuổi thơ!
    Mà người ơi, tháng năm dãi dầu thương người khuya sớm.
    Áo em bạc màu đồng bãi thắm xanh,
    Hội rét tháng ba, hội mưa tháng tám.
    Giọt mồ hôi rơi cho bông lúa vàng tươi,
    Nặng lòng quê tôi thương câu hát người ơi.


    Phú Thọ quê mình đẹp như gấm hoa.
    Câu ca em hát thoảng hương quê nhà,
    Đậm đà vị chè từ tay người hái, thảo thơm chứ quê mình, chứ quê mình.
    Người ơi!
    Câu hát đưa tôi về đất mẹ bao dung.
    Xốn xang trong lòng nhắc câu chuyện xưa,
    Một thời tuổi thơ!
    Mà người ơi, tháng năm dãi dầu thương người khuya sớm.
    Áo em bạc màu đồng bãi thắm xanh,
    Hội rét tháng ba, hội mưa tháng tám.
    Giọt mồ hôi rơi cho bông lúa vàng tươi,
    Nặng lòng quê tôi thương câu hát người ơi.

    Người ơi, gian khó đã qua rồi.
    Đất mẹ hôm nay, sáng lên mặt người những cuộc đời mới, từng ngày đổi thay.
    Mà người ơi!
    Thiết tha ân tình trong lời em hát,
    Sáng tên quê mình đẹp mãi gấm hoa,
    Hội đến tháng ba, gần xa náo nức.
    Tìm về quê tôi trong hơi ấm nồng say,
    Mặn mà câu dân ca em hát chiều nay.

    Phú Thọ quê mình đẹp như gấm hoa.
    Phú Thọ quê mình đẹp như gấm hoa.

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=LN1P4NEa60

Chia sẻ trang này