1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về Su-22

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminaterx300, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aviator007

    aviator007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    1
  2. songhan_mdc

    songhan_mdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2011
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    có gắng lên, tham nhũng ít một tí thì tiềm lực quân sự của ta có phải đã mạng rùi không, tức nhất là vụ vinashin, mất tiền mất cả thể diện quốc gia, mà chẳng ai bị làm sao cả.
    Chán!
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Bài này đã được pót ở topic "Vũ khí trang bị thế hệ mới của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thông tin và hình ảnh - Cập nhật liên tục" bên box GDQP. Nhận thấy nó không phù hợp lắm với topic đó nên tôi chuyển sang đây để tiếp nối phần còn lại.

    MỘT MẪU THỬ ĐẶC BIỆT PHÁT TRIỂN TỪ PHIÊN BẢN SU-17M4: SU-17M4X MANG SỐ HIỆU 59

    [​IMG]

    Tiếp tụ6c câu hỏi của tôi hôm bữa về chiếc Su-17M4 số hiệu 59 hôm trước, rất tiếc là không ai trả lời (được?) :(( Nếu vậy tôi trả lời luôn vậy. Nó 2 điều đặc biệt:

    Điều đặc biệt đầu tiên: Hệ thống phòng vệ

    Vào năm 1980, lọai máy bay chiến đấu mới là Su-17M4 bắt đầu lên dây chuyền sản xuất và tổng cộng 261 chiếc đã được sản xuất cho KQ Soviet. Vào năm 1987, sau các kinh nghiệm được rút ra từ chiến trường Afghanistan, Sukhoi đã tiến hành một số thay đổi để cải thiện khả năng sống sót trên chiến trường của Su-17M4. Các tấm giáp thép bảo vệ được trang bị thêm ở phần dưới và các băng đạn mồi ASO-2V được gắn thêm vào phía trên và phía dưới thân máy bay nhằm chống lại các tên lửa tầm nhiệt.

    Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-17UM3 và cả phiên bản Su-17M3 ra đời trước đó cũng có thể được gắn thêm các băng đạn mồi ASO-2V này. Một băng đạn ASO-2V chứa 32 viên đạn nhiệt magnesium 26mm LO-56 được tự động kích nổ vào thời điểm được định trước hoặc thủ công bởi phi công. Sau đó, để bảo vệ máy bay chống lại lọai tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger nguy hiểm hơn mà Mỹ trang bị cho các phiến quân Mujahedin, số băng đạn được gắn cho một máy bay tăng lên con số 20.

    Trước khi được gắn thêm lọai đạn 26m này, phiên bản Su-17M3 chỉ có duy nhất lọai đạn mồi 50mm, tổng cộng 12 viên chứa bên trong hai băng đạn KDS-23, mỗi băng 6 viên, được gắn chìm bên trong sống lưng máy bay. Như vậy sau các thay đổi, Su-17M3/M4 được trang bị cả 2 lọai đạn mồi 26mm và 50mm. Nói rõ thêm một chút về lọai đạn mồi 50mm. Nó được sử dụng rộng rãi để bảo vệ các máy bay chiến đấu, ném bom, vận tải của Liên Xô và Nga từ trước đến nay như Mig-23, Su-17, Su-24, Su-27/30/35, Tu-22, IL-76,v...v.... Nó có mười lọai đạn khác nhau:

    - 9 lọai đạn từ PPR-50ShD-13 tới PPR-50ShD-62 chuyên gây nhiễu radar có bước sóng từ 2.5 GHz cho tới 13.6 GHz. Phải ít nhất kích họat nổ 4 viên để chống lại radar của máy bay chiến đấu hoặc 2 viên để chống lại các radar mặt đất.

    - 1 lọai đạn nhiệt
    có tên PPI-50 chuyên chống lại các tên lửa tầm nhiệt.

    KDS-23
    [​IMG]


    Băng đạn mồi 50mm KDS-23 được gắn chìm trên sống lưng Su-17M3/M4 và Su-22M3/M4
    [​IMG]

    Các Su-17M3/M4 ở chiến trường Afghanistan được gắn thêm các băng đạn ASO-2V 26mm vào phía sau bên dưới động cơ. Trang bị đạn mồi kiểu này cũng thấy xuất hiện ở các máy bay Su-17M4 của Soviet bố trí tại Đông Đức.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Su-17M3 cũng được gắn tương tự
    [​IMG]


    Chiếc
    Su-17M4 số hiệu 59 trong hình đặc biệt ở chỗ ngòai 2 băng đạn mồi KDS-23 50mm (12 viên) gắn chìm trong sống lưng và các băng đạn mồi 26mm gắn phía trên thân các Su-17M4 thông thường ra nó còn được gắn thêm:

    - 2 băng đạn mồi BPV-50-60 50mm ở phần giữa trên thân thay cho 4 băng đạn 26mm ở Su-17M4 bình thường. Lọai đạn và cách gắn này tương tự như ở Mig-23ML/MLD.

    - Thêm 4 băng đạn 26mm gắn ở phía sau bên dưới động cơ giống như các Su-17M4 ở chiến trường Afghanistan.

    Như vậy chiếc Su-17M4 số hiệu 59 này có tổng cộng 72 viên đạn mồi 50mm (So với 12 bình thường) trong khi số đạn
    mồi 26mm vẫn giữ nguyên con số 256 viên. Để hiểu tại sao chiếc Su-17M4 này được gắn thêm các lọai đạn mồi 50mm thì chúng ta phải đọc một trích đọan sau đây trong bài viết "Can close-support aircraft survive an encouter with the future?" viết bởi Michael Puttré và Michal Fiszer:

    "Băng đạn mồi ASO-2V có 32 viên đạn 26mm được kích nổ theo các thời điểm được cài đặt trước. Báo cáo cho rằng lọai đạn này không thật sự hiệu quả, đặc biệt là đạn nhiệt bởi nó quá nhỏ. Một viên đạn 26mm lọai gây nhiễu radar khi nổ tạo ra một mục tiêu giả có diện tích phản xạ radar (RCS) là 5m2. Trong khi đó băng đạn BVP-50-30 có 30 viên đạn mồi 50mm hiệu quả hơn rất nhiều lọai ASO-2V. Đạn nhiệt 50mm lớn hơn nhiều với thời gian cháy lên tới 8 giây và có khả năng gây nhiễu tên lửa phòng không vác vai Stinger, điều mà lọai đạn nhiệt 26mm không làm được. Một viên đạn 50mm lọai gây nhiễu radar khi nổ tạo ra một mục tiêu giả có diện tích phản xạ radar lên đến 15-20m2, gấp 3-4 lần lọai đạn 26mm tương tự."

    Chiếc Su-17M4X số hiệu 59 cũng được nâng cấp gắn thêm 4 băng đạn mồi ASO-2V phía sau bên dưới động cơ. Ngòai ra nó còn được gắn 2 băng đạn BPV-50-60 ngay giữa phía trên thân.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tương tự như Mig-23-98 (Nâng cấp từ MIg-23MLD) cũng dùng lọai đạn mồi 50mm gắn trong băng BPV-50-60
    [​IMG]

    Bài kế tiếp: Điều đặc biệt quan trọng nhất ở Su-17M4X #59 - CHỮ "X" THỰC CHẤT LÀ CHỮ GÌ? [r24)]
  4. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Bài viết rất nhìu chữ và ảnh, dưng tiếc là nội dung lại sai bét[-X

    Su-17 cho tới bản M4 trong thiết kế nguyên thuỷ không hề có các khối thả đạn nhiễu[-X Từ thực tiễn chiến trường, các Su-17M3/M4 tham chiến ở áp ghan mới được gắn thêm các tấm giáp bảo vệ bình nhiên liệu chống đạn nhọn và khối thả đạn nhiễu ASO-2, và 1 số thêm khối BVP-50-60. Khối thả đạn mồi gắn trên Su-17M3/M4 hoán cải là loại dùng cho trực thăng ASO-2V (V là Vertoletnui) chủ yếu phù hợp với đạn mồi nhiệt PPI-26, không thích hợp cho đạn nhiễu vô tuyến PPR-26 nếu dùng cho Su-17/22. Loại thả đạn mồi dùng cho tiêm kích chuyên nghiệp là ASO-2I (I là Istrebelnui) dùng cho Mig-21R mới tương thích với cả 2 loại đạn PPI và PPR.

    KDS-23 gắn trên sống lưng Su-17M3/UM3 không phải để gắn đạn mồi[-X KDS-23 nguyên là 2 thùng pháo hiệu/pháo sáng loại 50mm dùng cho chỉ huy bay và chỉ thị mục tiêu bay đêm.

    Michal Fiszer và Puttré không nói đạn 26mm "kích nổ theo các thời điểm được cài đặt trước"[-X, mà nói rằng "đạn mồi 26mm được phóng ra theo tổ hợp các loạt định trước". Loạt định trước này gồm số đạn trong loạt và giãn cách phóng giữa các đạn trong loạt. Nếu là khối ASO-2V, đạn được phóng theo 4 dạng tổ hợp: loạt 4 viên hoặc loạt 16 viên, với giãn cách 2 giây/viên hoặc 4 giây/viên trong loạt. Mỗi dạng tổ hợp này được chọn tuỳ theo nguy cơ mà máy bay mang đang đối mặt: đang bị tấn công bằng tên lửa tầm nhiệt hay bay trong khu vực có nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa tầm nhiệt. Với nguy cơ bị tấn công, đạn mồi được phóng loạt 16 viên, giãn cách 2 giây/viên. Với nguy cơ có thể bị tấn công khi bay thấp sát núi hoặc cất hạ cánh, đạn mồi được phóng theo loạt 4 hoặc 16 viên, giãn cách 4 giây/viên. Không có loạt 4 viên chống ra đa máy bay, loạt 2 viên chống ra đa mặt đất tào lao đâu tồng chí nhế[-X

    Michal Fiszer và Puttré trình bày không đạt về vụ so sánh PPR/PPI-26 với PPR/PPI-50[-X Với đạn nhiễu chống ra đa PPR, mục đích gây nhiễu là dùng đám mảnh kim lưỡng cực để tạo màn chắn nhiễu thụ động tác động tới việc bám sát của ra đa điều khiển đạn tên lửa được dẫn thụ động giai đoạn cuối, chứ không phải ở diện tích phản xạ sóng hiệu dụng to hay nhỏ nhằm giấu máy bay hay bẫy đạn tên lửa tự dẫn chủ động. Với đạn mồi nhiệt, khả năng tạo giả phổ nhiệt trùng với phổ nhiệt của máy bay mang quan trong hơn nhiều thời gian cháy của đạn mồi. Tất nhiên đạn mồi nhiệt 50mm có thời gian cháy dài hơn đạn mồi nhiệt 26mm khoảng 5 giây (8 giây so với 3 giây) sẽ giúp tăng giãn cách phóng đạn mồi hoặc giảm số đạn mồi tiêu thụ.

    ----

    PS: Tồng chí cố tìm lấy thứ căn bản mà đọc để tránh mấy vụ tào lao tốn thời gian nhế:-w

  5. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Em theo dõi từ đầu tới giờ nhưng không thể tìm ra điểm khác biệt giữa Su - 17 và Su - 22. Mong các bác chỉ giáo thêm.
  6. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Có một câu hỏi đc đặt ra sau khi đọc topic này, đặc biệt là đọc về Su-22Mx thì mình có một câu muốn mọi người cho ý kiến. Liệu nhà ta nên cho đám Su-22M3/4 nghỉ dần khi chúng hết hạn và dồn tiền vào mua tiêm kích đa năng hạng trung cùng nặng, một loại nhẹ/trung nào đấy thay thế cho cả Mig-21 trong nhiệm vụ tiêm kích PK, Su-22M3/4 trong đánh đất và dòng Su-30/35 làm tiêm kích/cường kích hạng nặng tầm xa, thậm chí nghiên cứu đến khả năng trang bị cả Su-32/34 để đánh biển/đánh đất tầm xa hạng nặng. Hay nhà ta nên nâng cấp đám Su-22M3/4 lên chuẩn Mx, có hoặc không mua máy bay hạng nhẹ/hạng trung mới nhưng mục tiêu chỉ là thay cho MiG-21 làm tiêm kích bảo vệ không phận với khả năng đánh đất có nhưng không cần giỏi (hoặc có ai đó có ý kiến giữ lại cả MiG-21), còn đám hạng nặng thì chỉ mua thêm Su-30 làm đa nhiệm hạng nặng tầm xa chuyên đánh biển.
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
  8. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Đám Su-22m4 của mình là hàng 2nd mục đích mua về nhằm tăng số lượng và khả năng kiểm soát biển đảo với nhu cầu Ngon bổ rẻ vì kinh tế lúc đó cũng chưa khá là bao và nhu cầu bảo vệ phản ứng lại các cuộc quấy rối và xâm lấn ngày càng cần. Tuy nhiên như đã rõ thì thay thế đám Su-22 này là rất cần thiết vì hiện nay radar của nó quá ngắn 75km cho nên có thể sẽ mua thêm Su-30 thôi. còn 32 34 thì ko có. Còn đám 22 thì sẽ thay thế bởi Mig-35
  9. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Cái vụ thay Su 22 bằng Mig 35 ở đâu vậy ?
  10. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Nge đồn thế thôi. đáp ứng dc yêu cầu PK lẫn đánh biển

Chia sẻ trang này