1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài Gòn tổng quan - Cần giúp đỡ trong việc thu thập hình ảnh về SG - Hỏi Đáp tất tần tật....

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi neweco, 12/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Sài Gòn tổng quan - Cần giúp đỡ trong việc thu thập hình ảnh về SG - Hỏi Đáp tất tần tật....

    Hi ! Chào các bạn!

    newco lập ra topic này để chúng ta cùng viết về những khu phố, những vùng đất, những xã của Sài Gòn. Đồng ý là Sài Gòn là một, nhưng trong lòng nó vẫn bao gồm nhiều khu dân cư: khu bán đảo Thanh Đa lộng gió từ sông Sài Gòn thổi vào, khu trung tâm thành phố nhộn nhịp, khu Chợ Lớn của người Hoa, khu phố mới Phú Mỹ Hưng...Đây là topic mà chúng ta sẽ post những bài do chính chúng ta viết và về chính khu phố mà chúng ta ở, hay người thân của chúng ta ở. Chúng ta sẽ viết về những cảm nhận, suy nghĩ về vùng đất đó, lịch sử của nó (ngày xưa nó là...còn bây giờ...), những câu chuyện về một con người nào đó có công khai phá, xây dựng vùng đất này, những con người bình dị nhưng đáng nhớ, hay những câu chuyện thú vị, hay hay về vùng đất này, những truyền thuyết về vùng đất này.

    Lưu ý: Nghiêm cấm viết lung tung, chửi bậy,...Không dùng bài của người khác (các bài của các tác giả viết trên báo đã được post lên topic khác) (bài của chúng ta hay hơn mà lị). Viết vài dòng cũng được, vài trang cũng được. Lịch sử của vùng đất thì không cần khoa học lắm, rồi mọi người sẽ bổ sung sau cũng được.
  2. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    hohôh,vài chữ cũng được ạ????
    Sài Gòn đẹp lắm,sài gòn ơi sài gòn ơi,lá la la lá la,
    @all:lại nhớ đến cái vụ "lá la la" trong karaoke ngày hôm qua,,,,,,,,,hâhhhâhhhah cười muốn chết sặc lun,ku niemtin giờ đi chưa nhỉ????
  3. chip_quay

    chip_quay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    4.495
    Đã được thích:
    0
    bác chủ topic serious quá làm chip đang ăn bánh mì suýt mắc nghẹn...ặc ặc...
    Em đang rất mún vít về Hồ Kỳ Hoà (có lẽ là cái hồ đúng nghĩa duy nhất ở TP chăng?) nhưng mà chưa có hứng (thú!) nên để sau vậy... tự nhiên mún viết về chủ đề tình iu thui !
  4. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Kiu lão Wings viết về Hồ Con Rùa
  5. sonaki

    sonaki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần nhắc đến HCR là snk mắc cười à, có vào ng bạn ở Hn vào, lúc còn ở Hn phone vào cứ bắt snk hứa là khi nó vào SG fai dẫn nó đi HCR, hứa ,,,,, hứa ,,,,,,hứa chứ, dại gì mà ko hứa...........lúc đi tụi no háo hức lá9m(dẫn 3 đứa đi 3 lần, đứa nào cũng háo hức), hỏi lung tung lung tung cả lên, HCR chắc giống Ho Tay lắcm há, rùi chắc đẹp lắm nhỉ. mình cứ im tịt ko nói lới nào cả, ngu sao mà nói. đến khi dẫn đến HCR , đứng gần 5'', nó hỏi sao ko đi nữa, bảo đến HCR rùi đó, ui chùi ui nhìn mặt cứ mắt chữ A mà mồm chữ O , hihihihihiihhihihihi
  6. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay buồn lang thang trên mạng, tìm được vài cái có ích để bổ sung kiến thức cho chúng ta về thành phố thân yêu, nơi mà chúng ta đang sống, chiến đấu và làm việc!
    Di Tích ​
    Nhà Thờ Đức Bà: Nhà Thờ Đức Bà hay còn gọi là Nhà Thờ Lớn là một công trình kiến túc bề thế có hai tháp chuông cao, tại quảng trường mang tên "Công Xã Paris", nơi trung tâm thành phố. Công trình được khởi công xây dựng ngày 07/10/1877 và được khánh thành vào ngày 11/0 4/1880. Nhà tháp được thiết kế tại Pháp, thi công xây dựng do kỹ sư người Pháp tên là Bourad chỉ huy thực hiện. Tổng kinh phí xây dựng lúc bấy giờ là 2,5 triệu Phờ-răng do Thống Sứ Nam Kỳ cung cấp. Thánh đường có chiều dài 133 m (399 ft) tính từ cửa ngăn đến cuối phòng đọc kinh, chiều ngang 35 m (105 ft) và cao 21 m (63 ft). Lúc đầu, hai tháp có chiều cao tính từ mặt đất là 36,6 m (109,8 ft). Sau xây thêm hai chóp nhọn lầu chuông 21 m (63 ft) nữa, do vậy chiều cao của tháp là hơn 57m (171 ft) (tháp chuông làm năm 1895). Sáu đại hồng chung, nặng 25.850 kg đặt dưới hai lầu chuông. Ngày 07 và 08/12/1959, theo sự chấp thuận của Tòa Thánh Vantican, nhà thờ làm lễ "xức đầu" đặt tên là "Vương Cung Thánh Đường".

    Nhà Thờ Huyện Sĩ (còn gọi là nhà thờ Chợ Đũi). Địa chỉ: 01 Tôn Thất Tùng, Quận 1. Xây cất năm 1902 do Đức Cha Bouttier thiết kế. Là một trong số hiếm công trình sử dụng vật liệu đá granít Biên Hòa, tại mặt tiền cũng như các phần đế và nhất là các cột chính điện. Loại đá này rất cứng nên không có các chi tiết trang trí truyền thống nhưng lại thể hiện ý muốn phô trương sự giàu có. Nhà thờ có kiến trúc tân Gothique. Chính điện có vòm chịu lực dạng cung nhọn, Cửa sổ có vòm đỉnh nhọn và một số trang trí đặc thù khác.
    Tường có cửa sổ nhưng ánh sáng ít vào được bên trong do được sàng lọc. Hậu cung có mộ ông bà Huyện Sĩ (Lê Phát Đạt), tất cả bằng cẩm thạch kể cả tượng hai ông bà đang yên giấc ngàn thu. Huyện Sĩ là người giàu có nhất thời bấy giờ đã bỏ tiền ra xây cất nhà thờ nên nhà thờ được đặt tên là "Nhà Thờ Huyện Sĩ".

    Nhà Thờ Thánh Phanxô Xaviê (Nhà Thờ Cha Tam): Địa chỉ: 25 Học Lạc, Phường 14, Quận 5. Ngày 03/02/1900, Lễ Thánh Phanxicô Xavie, Đức Cha Mossard, Giám Mục Sài Gòn, đã đến làm phép đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường dành cho người Hoa tức nhà thờ Phanxicô Xaviê ngày nay. Ngày 10/01/1902, lễ cúng hiến (khánh thành) trọng thể ngôi thánh đường đã được tiến hành. Sau khi xây dựng nhà thờ, Cha Sở Tam Asoon (Đàm Á Tô) còn xây dựng được một trường học, nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú, một số nhà ở cho thuê.
    Năm 1934, Cha Tam qua đời, mai táng ngay tại khu vực tường cửa vào nhà thờ. Do đó, dân gian thường gọi là nhà thờ Cha Tam. Năm 1990, tháp chuông nhà thờ đươc sửa lại và cung thánh được tân trang. Đây là một nhà thờ duy nhất ở thành phố có trang trí những hoành phi, liễn đối giống như đền miếu người Hoa.

    Nhà Thờ Thánh Leanne d''Arc (Nhà Thờ Ngã Sáu): Địa chỉ: 116B Hùng Vương, Phường 9, Quận 5. Những thập niên đầu thế kỷ 20, vùng chợ Lớn rất phồn thịnh. Dân chúng chuyển về đây sinh sống ngày một đông. Giáo dân người Việt cũng theo đà phát triển kinh tế mà gia tăng. Vào thời điểm này, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng đã cất một ngôi thánh đường với danh hiệu là Jeanne d;Arc. Người dân thường gọi là "Nhà Thờ Ngã Sáu", vì gần nhà thờ có ba con đường Nguyễn Tri Phương, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh đan chéo nhau chia thành sáu hướng đi.
    Thánh đường Jeanne d''Arc được kiến trúc theo Tây Phương, kiểu Gothique, tọa lạc trên nghĩa trang Hoa Kiều (người Pháp gọi là Plaine des tombeaux). Nhà thờ khởi công xây dựng năm 1922, khánh thành 05/1928.

  7. dangmaivy

    dangmaivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    3.599
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể chỉ đường cụ thể cho em đến mấy chổ bác nói hok nhỉdọc bài của bác em chả biết chỗ nèo dzí chỗ nèo
  8. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Kekekke ....
    Nhà thờ Đức Bà thì chắc là em biết roài.
    Nhà thờ Huyện Sĩ thì chắc là gần nhà em. Từ nhà em đi đến hết Trần PHú, tiếp tục theo NTMK đến ngã tư Cống Quỳnh thì quẹo phải, chạy qua siêu thị đến bùng binh thì quẹo trái theo đường Nguyễn Trãi. Qua ngã 3, đến ngã tư đầu tiên thì góc bên trái em là nhà thờ Huyện Sĩ.
    Nhà thờ Cha Tam : Em đi theo đường Trần Hưng Đạo đến hết đường là ngã tư gì đấy (có rạp Đại Quang, Toàn Thắng nổi tiếng). Tiếp tục chạy thẳng qua ngã tư (lúcnày con đường đã đổi tên, không còn là THĐạo nữa). Cuối đường này là nhà thờ Cha Tam.
    Theo sách sử ghi nhận thì ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu sau khi bị đảo chính thì trốn vào đây và cũng bị giết tại đây. Nói thêm : tương truyền thì từ Dinh Độc Lập có đường hầm dẫn tới tận đây nên 2 ông này mới đến, hiện giờ chưa có sách sử nào chính thức ghi nhận vấn đề này.
    Nhà Thờ Thánh Leanne d''''''''Arc (Nhà Thờ Ngã Sáu): Hiện nay nằm ngay đường Hùng Vương (cũng gần nhà em ), đoạn gần ngã sáu Nguyễn Tri Phương.
  9. dangmaivy

    dangmaivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    3.599
    Đã được thích:
    0
  10. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    TỔNG ĐỐC ĐỖ HỮU PHƯƠNG
    (1838-1914)

    Đại lộ sang trọng và sầm uất nhất Chợ Lớn được đặt tên là "Đại Lộ Tổng Đốc Phương", có phải ông nầy là một người có công trạng đối với đất nước? Tên ấy được đặt ra dưới thời Pháp thuộc, vì nước Pháp coi ông ta như một người có công đóng góp lớn lao vào lịch sử nước Pháp. Đỗ Hữu Phương là một nhơn vật tiếng tăm lừng lẫy ở Nam Kỳ khi người Pháp mới chiếm miền Nam. Tuy ông Lê Phát Đạt, tức ông Huyện Sĩ nổi tiếng giàu nhứt, theo sự sắp hạng của dân chúng Nam Kỳ, nhưng tiếng tăm của ông ít ai biết bằng Đỗ Hữu Phương. Tôi cũng nghe tên, "Rạch Ông Lớn", "cầu Rạch Ông", "chợ Rạch Ông" là những địa danh nằm ở bên kia cầu chữ Y cũng nhắc nhở đến Đỗ Hữu Phương, vì đất đai đó trước kia là của ông ta.
    Thân phụ Đỗ Hữu Phương không phải là quan lại, nhưng là người giàu nhất Chợ Lớn, gọi là bá hộ, còn bà mẹ dòng dõi con quan. Sinh năm 1838 tại Chợ Đủi, Đỗ Hữu Phương sống và lớn lên chứng kiến sự kế tục của 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức với hoàn cảnh xã hội bất ổn triền miên. Khi Pháp đánh Gia Định, Phương đã đến tuổi trưởng thành, và cũng trốn lên Bà Điểm, Hóc Môn. Giống như trường hộp Trần Tử Ca, Đỗ Hữu Phương theo Pháp ngay khi đồn Chí Hòa thất thủ. Qua trung gian của người Việt có đạo, Đỗ Hữu Phương được tiến dẫn đến trình diện với Francis Garnier, lúc ấy đang là Tham Biện Chợ Lớn, rồi Phương theo Pháp luôn.
    Theo tài liệu dẫn ở trên:"Đỗ Hữu Phương liên tục phục vụ trong nên hành chánh thuộc địa cả văn lẫn võ, và có đôi lúc làm trung gian áp-phe trong các dịch vụ đấu thầu, mua bán giữa Pháp và Hoa Kiều". Chi tiết về cuộc đời của Đỗ Hữu Phương phần lớn rút trong tập hồ sơ cá nhân của Luro, có nơi Đỗ Hữu Phương làm Đốc Phủ Sứ hàm Tổng Đốc. Khi Pháp chiếm luôn 6 tỉnh Nam Kỳ, Phương từ chức bá hộ, lên làm Hộ trưởng ở Chợ Lớn. Lúc đó cả Sài Gòn, Chợ Lớn chia ra làm 20 hộ. Địa vị bá hộ lúc trước và chức hộ trưởng đương thời đã khiến Phương làm giàu rất nhanh. Phương là một trong những người cộng tác với tân triều không thuộc gia đình quan lại, chỉ thuộc hạng điền chủ giàu có mà thôi. Có thể nói cùng lãnh chức đội trưởng mã-tà một lượt, Đỗ Hữu Phương và Trần Bá Lộc cùng chạy đua để lập công với chủ mới.
    Năm 1861, Phương vẫn còn ngoại đạo. Lý do khiến Phương đứng về hàng ngũ Pháp, theo Vial, Giám Đốc Nội Vụ là sự giàu có cần được Pháp che chở. Theo luật phong kiến của Việt Nam, tất cả tài sản và đất đai đều thuộc quyền tối thượng của Vua, nên Phương cũng như Ca, ra hợp tác với Pháp là để bảo vệ quyền lợi của mình. Đỗ Hữu Phương rất khôn ngoan, khi mới đầu quân với Pháp cũng tham gia vài trận đánh để tạo niềm tin. Phương đã dẹp cuộc khởi nghĩa do con Trương Công Định lãnh đạo ở Hóc Môn. Chỉ trong vòng 9 năm, Phương lên chức Đốc Phủ Sứ nhờ có công phủ dụ các cuộc khởi nghĩa, hoặc dẫn binh đi đánh dẹp các nơi như Vũng Liêm, Rạch Giá. Hai biến cố khiến Phương củng cố thêm lòng tin cậy của Pháp là cải đạo Thiên Chúa và gia nhập Pháp tịch trước tiên ở Nam Kỳ (năm 1881). Nhiệm vụ quan trọng của Đỗ Hữu Phương là dọ thám, cấp báo tin tức những cuộc dự mưu khởi nghĩa, những nơi nào sắp gây náo loạn trong phạm vi Chợ Lớn, Cần Giuộc, Tân An.
    So với Trần Bá Lộc, Phương còn lương tâm đối với đồng bào. Có lẫn Đỗ Hữu Phương bảo lãnh cho Thủ Khoa Huân, đem về nhà nuôi ăn ở dưới hình thức quản thúc. Trên nấc thang hoạn lộ, Phương tiến rất mau. Từ chức Hộ trưởng ban đầu, kế thăng Đốc Phủ Sứ, hàm Tổng Đốc, và năm 1872, qua sự đề nghị của Tham Biện Chợ Lớn, Thống Đốc Le Myre de Villers bổ nhiệm Phương làm hội viên Hội đồng Thành phố Chợ Lớn. Đến năm 1897, Phương là phụ tá cho xã Tây (một chức vụ như thị trưởng). Bấy giờ Hoa Kiều bắt đầu buôn bán, giao dịch nhiều với người Pháp, thấy Phương có thế lực, quen biết với những người giữ chức vụ then chốt,nên nhiều người nhờ cậy Phương chạy chọt việc nầy việc kia với số tiền đền ơn hậu hĩ. Phương đóng thêm vại trò áp-phe.
    Bấy giờ có một lãnh tụ Phật Giáo Tứ Ấn là ông Năm Thiếp xuất hiện trong dân chúng miền Nam, là cho Pháp phải điên đầu. Theo lời kể của một vị cao niên thì có một ngôi chùa Phật Giáo Tứ Ấn ở núi Tượng (có lẽ là chùa An Định?) là trung tâm xuất phát các cuộc mưu toan khởi nghĩa, tấn công đồn bót, để "phục hưng cho dân An Nam". Trong nỗ lực tìm cách phủ dụ hoặc bắt bớ lãnh tụ Năm Thiếp, Phương và Lộc đều ráo riết lập công.
    Trong những năm 1865-75, ông Năm Thiếp xuất hiện nay chỗ nầy, mai chỗ kia, nhờ dân chúng che giấu lúc ẩn, lúc hiện làm cho Pháp phải bối rối mà không sao bắt được. Phương nghĩ ra một cách mềm dẻo bằng cách sai một tay chơn thân tính tên Bửu, người Minh Hương mua 3000 xâu chuổi bồ đề ở Chợ Lớn, giả làm một tín đồ sùng đạo, len lỏi vào tận núi Tượng ở Châu Đốc xin cúng để phát cho đồng bào. Sẵn dịp nầy Bửu dò la tin tức ông Năm Thiếp nhưng không có kết quả. Trường hợp Phủ Lộc làm một trò khôi hài hơn. Lộc sai bộ hạ là ông Hai Phép đi dò la tin tức ông Năm Thiếp ở Thất Sơn. Hai Phép gặp ông Năm Thiếp bị ông cảm hóa, trở thành tín đồ ngoan ngoãn, ở luôn, không về. Như vậy cả hai người thi nhau lập công đều thất bại.
    Đỗ Hữu Phương là người duy nhứt qua lại thăm viếng Pháp nhiều lần. Lần đầu tiên năm 1874, Phương qua Pháp dự hội chợ Paris. Ba lần dau vào các năm 1884, 1889 và 1894 đi du lịch thăm con cái đang du học tại đó. Đỗ Hữu Phương đã "Pháp hóa hơn cả những người Pháp", theo lời nhận xét của bạn bè người Pháp của ông. Ông có tất cả 6 người con. Trưởng Nam là Đỗ Hữu Chẩn theo học trường Võ bị danh tiếng St-Cyr của Pháp sau làm Trung Tá trong quân đội Pháp. Ông là người Việt Nam đầu tiên và trẻ tuổi nhứt làm trung tá trong quân đội Pháp. Đỗ Hữu Chẩn mất vào Đệ Nhị Thế Chiến. Người con kế là Đỗ Hữu Vị, người phi công đầu tiên Việt Nam và cả Đông Nam Á. Ngay từ lúc thiếu thời, Đỗ Hữu Vị đã hấp thụ một nền văn hóa Pháp hoàn toàn. Tốt nghiệp trường Taberd, được thân phụ gởi qua Pháp du học tại trường Collège St.Barbe ở Paris. Đỗ Hữu Vị nói và viết Pháp văn như Pháp. Rồi Đỗ Hữu Vị chọn binh nghiệp như anh. Ba năm sau khi ra trường, Đỗ Hữu Vị mới xin theo học Không Quân. Lúc đó người Việt Nam làm sĩ quan cho Pháp rất hiếm. Chỉ có hai anh em Đỗ Hữu Chẩn, Đỗ Hữu Vị và Nguyễn Văn Xuân sau lên Trung Tướng. Nên nhớ lúc bấy giờ máy bay mới được phát minh, cho nên làm phi công là một việc rất phi thường. Đỗ Hữu Vị lại làm phi công tác chiến trong phi đoàn ở Maroc.
    Để cổ võ tấm gương người dân thuộc địa phục vụ cho mẫu quốc, Pháp gởi Đỗ Hữu Vị về Việt Nam lái máy bay biểu diễn ở Sài Gòn và Hà Nội, dân chúng khâm phục, hãnh diện và bàn tán sôi nổi.
    Thế Chiến Thứ Nhứt bùng nổ (1914-1918), Đỗ Hữu Vị trở qua Pháp tham dự các trận đánh với Đức. Trong một lần giao tranh tại sông Somme, Trung Úy Đỗ Hữu Vị bị thương nặng và từ trần sau đó. Ông được tưởng thưởng nhiều huy chương và truy thăng Đại Úy.
    Pháp cho in hình Đỗ Hữu Vị trên con tem phát hành khắp Đông Dương, và lấy tên ông đặt cho trường Kỷ Thuật Cao Thắng sau nầy.
    Đỗ Hữu Phương còn một người con trai nữa là Đỗ Hữu Trí, cũng có chức vụ trong nền hành chánh thuộc địa nhưng không rõ. Trong 3 người con gái, có một người gả cho con trai Tổng Đốc Hoàng Cao Khải ngoài Bắc.
    Hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 19, theo sự nhận xét của người Pháp:"Nam Kỳ ổn định về mọi mặt như mặt nước hồ thu. Sự giao thiệp giữa các viên chức ra hợp tác với tân triều và quan lại người Pháp, có thể nói là thân mật, mở ra một thời kỳ huy hoàng ở Nam Kỳ". Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ) nổi bật hơn những người Việt Nam khác đã ra cộng tác với Pháp, được Pháp tin cậy hoàn toàn và có một đời sống văn hóa nửa Tây nửa ta. Phương tận tụy với chủ mới và coi đó là một bổn phận để giữ lấy địa vị giàu sang cùng lòng tin cậy mà thăng quan tiến chức. Trong vấn đề cai trị, Phương luôn luôn chú trọng đến trị an của Sài Gòn, Chợ Lớn.
    Năm 1895, trong một báo cáo về tình hình an ninh Sài Gòn như sau:"Khắp Sài Gòn, du đảng càng ngày càng lộng hành. Chúng liên kết với nhóm Thiên Địa Hội để ăn hiếp dân chúng, làm tiền những người giàu có. Ai giận ghét người nào cho tiền, mướn chúng đánh phá. Những ai muốn ứng cử hội đồng mướn du côn canh chừng, nếu không bỏ thăm cho mình bị chúng chận đánh. Thậm chí chúng còn giả bộ mượn tiền nhà giàu từ nâm ba chục trở lên, ai không cho mượn, chúng đốt nhà trả thù". Thế kỷ trước cũng không khác thế kỷ nầy bao nhiêu. Đối với con gái trong nhà, Đỗ Hữu Phương giáo dục theo truyền thống Nho giáo. Ông được tưởng thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh nhiều lần vào những năm 1874, 1884, 1889.
    Năm 1899, Phương về hưu và dùng thời gian còn lại làm công tác từ thiện. Ông sáng lập trường Nữ trung học Sài Gòn. Sau khi hưu trí, Toàn Quyền Paul Doumer cất nhắc Phương vào "Hội Đồng Tư Vấn Tối Cao Đông Dương" cùng với Trần Bá Lộc. Trước khi về hưu, Phương còn làm Phó chủ tịch "Hội Nghiên Cứu Đông Dương" (1883). Đây là nôi tập họp những người Pháp quan tâm đến Nam Kỳ, cùng với những người Việt Nam giàu có, giữ địa vị quan trọng trong chánh quyền thuộc địa hoặc là trí thức.
    Đến năm 1908, hội nầy có tất cả 260 hội viên, trong đó có 33 người Việt Nam, gồm những ông Hội Đồng Quản Hạt, nhơn viên hành chánh cao cấp, trong đó có Trần Bá Thọ. Riêng hai ông Pétrus Trương Vĩnh Ký và Paulus Hùynh Tịnh Của là hội viên vĩnh viễn suốt đời. Một hội viên xuất sắc của hội nầy sau Pétrus Ký và Paulus Của là ông Lê Văn Phát. Chúng tôi được biết thêm tiểu sử một vị trí thức mới như sau:"Lê Văn Phát thuộc dòng dõi quý tộc, ra làm quan và hợp tác với Pháp rất sớm ở Nam Kỳ. Tài liệu không nói rõ ông quê quán ở đâu nhưng cho biết ông nội làm quan ở triều đình Huế lúc Pháp mới xâm lăng Nam Kỳ. Nhưng cha mẹ ông không ngăn cấm ông ra hợp tác với người Pháp. Ông sống đồng thời với Trương Minh Ký, Trương Vĩnh Ký, Hùynh Tịnh Của, có sức học uyên thâm, nhưng rất tiếc không thấy còn để lại tác phẩm nào.
    Ông là cây viết thường trực cho "Hội Nghiên Cứu Đông Dương"(Bulletin de la Société des Études Indochinoises). Mục đích của ông là làm cho nhà cầm quyền Pháp hiểu thêm về người Việt Nam hơn. Ông cũng là hội viên của "Hiệp Hội Đồng Minh Pháp" (Pháp Văn Đồng Minh Hội sau nầy). Theo ông, người Pháp đến làm chủ Nam Kỳ mà biết rất ít về xứ sở họ đang cai trị và sinh sống. Còn một số phụ nữ bản xứ có kiến thức văn hóa Pháp nhờ tiếp xúc với nền học vấn Pháp qua các trường Couvent, phần lớn là Công Giáo.
    Cùng vào năm 1908, có một hội viên mới là ông Bùi Quang Chiêu, về sau làm lãnh tụ đảng Lập Hiến. Ông nội và cha của ông Bùi Quang Chiêu làm quan cho triều đình Huế, chống lại Pháp. Chiêu được du học Algérie, và sau đó qua Pháp tiếp tục, đổ kỹ sư năm 1897.
    Những năm cuối đời của Đỗ Hữu Phương, Nam Kỳ rất ổn định. Miền nầy nhiều nhà giàu lớn, có thói quen ăn xài theo Pháp, khác với Trung và Bắc Kỳ. Nhà hàng Continental là nơi gặp gỡ của các bạn bè Pháp Việt thượng lưu trí thức. Theo Pháp đó là chứng cớ rõ ràng về sự hòa hợp Pháp-Việt để pha trộn bản sắc giữa hai dân tộc. Riêng Đỗ Hữu Phương đã "Pháp hóa hôn cả người Pháp". Ông có thói quen ngồi nhà hàng Continental tán gẫu với bạn bè Pháp và rất hiếu khách. Mỗi lần khách tới nhà chơi đều được Phương đãi rượu Xâm-banh, ăn bánh Petit Beurre và uống cà phê "De La Paix".
    Cụ Nguyễn Văn Vực có nhắc lại hồi đó có một bài ca dao rất phổ thông nói về Đỗ Hữu Phương hay đến nhà hàng Continental, được cụ Trương Minh Ký dịch ra Pháp văn, đại khái như sau:
    "Các quan lại Pháp thường hay đến tửu quán "Cà phê De La Paix"
    ...để gặp quan Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương và quan Bonnet đang ngồi tán dóc ở đó
    Bạn sẽ gặp ngài Paul Blanchy(Chủ tịch Hội Đồng Quản Hạt), cùng với ngài Morin ở đó nữa..."
    Bài này rất phổ thông hồi đầu thế kỷ 20 ở Sài Gòn , nay đã biến mất không còn dấu vết. Dịch giả cùng vài bạn Pháp cũng có đến đó chơi với Ðỗ Hữu Phương. Những người Pháp-Việt hội nhập ở đó, đã nhớ lại vẻ ấm cúng và thú vị của thuộc địa Nam Kỳ, so với bầu trời Paris luôn luôn ảm đạm lạnh lẽo. Một nhận xét khác về Ðỗ Hữu Phương trong quyển "En Indochine 1894-95" của P. Barthelémy có nói đến một cuộc thăm viếng Ðỗ Hữu Phương tại tư gia, đã ca tụng sự hiếu khách của ông ta như sau:
    "Khi viếng Chợ Lớn, đừng quên ghé thăm một ông Phủ giàu có danh tiếng của thành phố này. Quan Phủ bắt chước lối sống cự kỳ xa hoa của chúng ta. Ông là dân An-Nam, tuổi độ 50, tướng phốp pháp, có râu ngạnh trê, luôn luôn tự phụ. Ông không do dự trong việc cho con qua Pháp du học. Nhà ông nửa Tây, nửa ta."
    Căn nhà ngói 5 gian rộng lớn của ông ở ngay vị trí khách sạn Thủ Ðô, Chợ Lớn lúc trước nằm trên đại lộ mang tên ông. Toàn Quyền Paul Doumer mỗi lần vào Nam đều ghé nhà ông ăn nhậu. "Người ông giống hệt nhà ông, bên ngoài trang trí theo lối Pháp, nhưng bên trong trang trí giữ phong tục bản xứ" . (Lời nhận xét của Paul Doumer)
    Cũng trong những lần ấy, không biết Ðỗ Hữu Phưong khéo léo thế nào mà xin được Toàn Quyền Paul Doumer cấp không cho 2223 mẫu ruộng ở làng Hoả Lựu (Chương Thiện)
    Những người xu nịnh cho rằng Ðỗ Hữu Phương là người giàu có danh giá gồm đủ "Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh":
    - Về Phú: ông giàu tột bực, chỉ thua ông Huyện Sĩ, đất ruộng hàng mấy chục ngàn mẫu.
    - Về Quý: làm quan đến tột đỉnh, tứ trụ triều đình của chánh quyền Pháp ở Nam Kỳ, được ân thưởng Bắc Ðẩu Bội Tinh đến 3 lần.
    - Về Thọ: ông mất ở tuổi 76
    - Về Khang: ông có nhiều con cháu nối nghiệp làm quan lớn. Con trưởng làm Trung Tá đầu tiên trong quân đội Pháp, con kế làm phi công đầu tiên của Việt Nam , và một người con gái gả cho Tổng Ðốc Hoàng Trọng Phu.
    Sui gia với ông là Hoàng Cao Khải, dưới con mắt của Pháp và tay sai là người danh giá nhứt Bắc Kỳ. Gia đình ông có 3 người đều làm Tổng Ðốc, ngoài hai ngưòoi vừa kể, còn một người con nữa là Hoàng Mạnh Trí. Không biết ông Tổng Ðốc Hoàng Trọng Phu có công gì lớn đối với đất nước mà triều đình phong làm Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Tá Ðại Học Sĩ. Riêng Hoàng Cao Khải được ban tước Quận Công, nhưng dưới triều vua Duy Tân (1907-1916) nhờ lập nhiều thành tích cho Pháp, nên thực dân đề nghị với triều đình phong cho ông làm Phó Vương. Rủi cho ông bấy giờ, Thượng Thư Cao Xuân Dục đang làm Phụ Chánh đại thần, đã phê vào đề nghị như sau:"Trên bầu trời không có hai mặt trời, thì trong một nước không thể nào có hai vua. Thần, Cao Xuân Dục không thể ký được ". Tuy vậy, nhiều người nịnh bợ thỉnh thoảng vẫn gọi Hoàng Cao Khải là Phó Vương.
    - Vê Ninh: ông sống ung dung nhàn hạ, hưởng thụ mọi tiện nghi và thú vui vật chất, không phải lo lắng bất cứ việc gì.
    Xin trích dẫn một giai thoại khác của cụ Vương Hồng Sển trong "Sài Gòn năm xưa" có viết:
    "Tết Nguyên Ðán, nhà ấy (Ðỗ Hữu Phương) có ra câu đối trao giải thưởng. Câu đối ra như vầy:
    "Ðất Chợ Lớn có nhà họ Ðỗ
    "Ðỗ một nhà, ngũ phước tam đa".
    không biết quả thật chăng có người về sau gởi đến câu đối lại như vầy:
    "Cù Lao Rồng có lũ thằng phung
    "Phung một lũ: Cửu trùng bát nhã"
    nhưng người ấy không dám nhận giải thưởng.
    Khi Ðỗ Hữu Phưong mất , gia đình tổ chức đám tang rất trọng thể. Thi hài quàn nửa tháng mới chôn. Hàng ngày có hàng trăm khách viếng. Tang gia cho vật trâu, bò, heo liên miên cúng và đãi khách.

Chia sẻ trang này