1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỔNG QUAN VỀ TPHCM

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 02/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    2. Đặc điểm dân cư, dân tộc ở thành phố
    a) Sự phát triển của dân số thành phố Hồ Chí Minh
    Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm thành phố Sài Gòn. Chợ lớn và tỉnh Gia Định trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh ở vào vị trí chiến lược, là đầu cầu đi vào đất Nam Bộ, có đường giao thông thủy bộ quan trọng, có bến cảng giao lưu được với Đông Nam Á và thế giới, nên từ rất sớm đã trở nên nơi tập trung dân cư đông nhất ở Lục tỉnh Nam Kỳ. Dân số thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đột biến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bởi những vùng nông thôn bị tàn phá và bởi chính sách đô thị hóa cưỡng bức của chính quyền Sài Gòn.Vào năm 1698, dân số toàn vùng Sài Gòn chỉ mới ước độ 1 vạn đã tăng lên khoảng 60.000 người (1819). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, một phần quan trọng cư dân ở đây bị tản lạc vì chiến tranh, do vậy dân số sụt xuống chỉ còn độ 20.000 vào năm 1863. Những năm sau đó do chiến sự chấm dứt và do sự phát triển kinh tế Sài Gòn-Chợ Lớn, dân số đã tăng nhanh: 100.000 năm 1890 tăng lên 300.000 người vào năm 1921. Đến năm 1945 dân số vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã là 450.000 người. Năm 1954, số dân đã tăng lên đến gần 2 triệu người và Sài Gòn-Gia Định đã trở thành thành phố đông dân nhất miền Nam Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 dân số Sài Gòn-Gia Định từ 2 triệu người tăng lên 3,9 triệu người.Từ năm 1975 đến nay, do nhiều biến động cơ học như một số lớn dân cư hồi hương, đi xây dựng vùng kinh tế mới, xuất cảnh, đi thanh niên xung phong, xây dựng các nông lâm trường... cộng với một số mới sanh sẵn, nên dân số thành phố Hồ Chí Minh chỉ giao động trong khoảng trên dưới 4 triệu người (1989).Thành phần dân cư dân tộcDo vị trí chiến lược đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư dân tộc từ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đến định cư sinh sống trong nhiều thời điểm lịch sử khác nhau. Ngoài ra dưới thời Mỹ-Ngụy còn một số lớn binh lính, công nhân viên chức nước ngoài như Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Philippines, Đài Loan, Thái Lan... đến Sài Gòn. Do đó cộng đồng dân cư ở Sài Gòn-Gia Định có rất nhiều thành phần khác nhau về địa phương, dân tộc, tôn giáo... Trong các thành phần dân cư ở Sài Gòn-Gia Định, người Việt chiếm tuyệt đối đa số. Vào những năm 1960, riêng vùng nội thành Sài Gòn có 1.423.500 người Việt trên tổng số 1.800.000 người, chiếm tỉ lệ 77,8%.Người Việt có gốc miền Bắc di cư vào khoảng 33.000 người (năm 1945) cư trú ở các vùng Sài Gòn-Gia Định và Chợ Lớn, trong đó 75% là người công giáo di cư từ các vùng Bắc Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh... Số người này tập trung đông nhất ở các quận vành đai Sài Gòn như Tân Bình (chiếm 40% dân số quận và tập trung trong 13 phường), Gò Vấp (10 phường), Phú Nhuận (5 phường), Bình Thạnh (phân bố đều trong các phường)...Người Việt gốc miền Trung di cư vào thành phố từ những năm 1959, 1960 và nhất là từ năm 1963 khi tình hình chính trị, chiến sự trở nên gay gắt ở miền Trung lúc bấy giờ. Ngoài gốc Quảng Nam tập trung ở khu Bảy Hiền, người Bình Định, Thừa Thiên và các tỉnh khác tập trung ở các xóm lao động vùng Cô Giang, Khánh Hội, Bàn Cờ...Người Việt gốc lục tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Đồng Nai hay An Xuyên (Bạc Liêu), Ba Xuyên (Sóc Trăng), Long Xuyên... qua những biến động thời cuộc đã lên thành phố để làm ăn sinh sống.Người Hoa ở thành phố Hồ Chí MinhNgười Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 400.000 người, chiếm gần 15% dân số toàn thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung người Hoa đông nhất nước ta. Người Hoa cư trú rải rác trong nhiều quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh, đông nhất là tập trung sinh sống ở các quận 5 (chiếm khoảng 45% dân số của quận), quận 11 (chiếm khoảng 45% dân số toàn quận) và các quận 10, quận 6, quận Tân Bình.Trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ thành phố Hồ Chí Minh, bà con người Hoa đã có nhiều đóng góp tích cự, to lớn và có một vị trí kinh tế-xã hội quan trọng của thành phố. Người Hoa, ngày nay là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.Người Hoa có mặt ở miền Nam Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh vào cuối thế kỷ 17. Đó là những lưu dân miền Duyên Hải-Hoa Nam của lục địa Trung Hoa, họ là những nông dân nghèo khổ, binh lính và một số quan lại phong kiến rời bỏ quê hương vượt biển tìm đất mưu sinh. Lý do rời bỏ quê hương của họ là tình trạng nghèo đói, loạn lạc bất yên, do những cuộc chiến tranh, những cuộc thanh trừng, bất phục tùng của các quan lại phong kiến, tri thức... Trên đường lênh đênh lưu lạc về phương Nam, một bộ phận lưu dân người Hoa có dừng chân, lập nghiệp nơi mảnh đất miền Nam Việt Nam, trong đó có khu vực Sài Gòn-Gia Định xa xưa. Người Hoa đến Sài Gòn-Gia Định với nhiều đợt di dân, định cư, mà một trong những đợt đông đảo, khá sớm là nhóm người của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạc Định đến Việt Nam vào năm 1679 cùng với 3.000 người, 50 chiếc thuyền xuất phát từ Quảng Đông. Đoàn người của Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đến Đà Nẵng xin chính quyền phong kiến Việt Nam cho tỵ nạn. Nhà vua Việt Nam đã cho phép những người Hoa này đến cư trú ở miền Nam Việt Nam. Nhóm của Trần Thượng Xuyên chọn đất Trấn Biên (nay là vùng Biên Hòa) để lập nghiệp. Một bộ phận của nhóm Dương Ngạn Địch đến vùng đất Phiên Chấn (sau là vùng Sài Gòn-Gia Định) tổ chức công cuộc định cư lâu dài, thành lập làng Thanh Hà. Năm 1778 nhóm cư dân của làng Thanh Hà chuyển từ vùng Biên Hòa về hợp nhất với bộ phận cư dân người Hoa ở Phiên Trấn lúc này đã lập nên làng Minh Hương. Thành phố Chợ Lớn đã khai sinh từ sự hợp nhất đó và nhanh chóng mở rộng để về sau trở nên thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Tên "Chợ Lớn" vốn có từ năm 1801 khi Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng Trấn Gia Định thành, còn người Hoa vẫn quen gọi Chợ Lớn là "Đê Ngạn" (tiếng Quảng Đông là "Tai Ngon"). Những đợt di dân của người Hoa đến vùng Sài Gòn-Chợ Lớn còn tiếp diễn mãi đến năm 1949 là năm chính quyền cách mạng Trung Quốc ở lục địa thành công. Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhóm ngôn ngữ, chủ yếu gồm các nhóm sau đây:- Quảng Đông- Triều Châu- Phúc Kiến- Hải Nam- Hẹ (Hakka)Ngôn ngữ nhóm Hakka khá phức tạp, bao gồm nhiều nhóm nhỏ hơn và có sự dị biệt lớn. Tiếng Quảng Ðông và tiếng Triều Châu được nhiều người Hoa ở thành phố sử dụng và giao tiếp giữa các nhóm. Tiếng Bắc Kinh (phổ thông) cũng được các nhóm sử dụng và được giảng dạy trong nhà trường để cho con em người Hoa học.Nhà nước phong kiến Việt Nam đã sớm công nhận một bộ phận người Hoa là công dân, các làng Minh Hương và Thanh Hà của người Hoa được hưởng các qui chế như các làng xã Việt Nam, người Minh Hương (người Hoa) cũng được đối xử bình đẳng như mọi thần dân trong vương quốc của nhà Nguyễn. Sự hội nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một tất yếu lịch sử, điều đó là một bảo đảm chắc chắn cho hiện đại cũng như tương lai của đồng bào Hoa ở nước ta.Ở thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa sinh sống bằng nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, nhưng chủ yếu trên hai lĩnh vực: sản suất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ. Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thành phố, người Hoa góp một phần quan trọng trong tổng giá trị sản phẩm, ở một số quận đông người Hoa, từ 50% đến 70% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc về bà con lao động người Hoa. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp của người Hoa ở thành phố rất đa dạng, họ có mặt hầu hết trong các ngành lớn nhỏ, đáng chú ý là có đông người Hoa tham gia ngành cơ khí, hóa nhựa, cao su, thủy tinh, thuộc da và sản phẩm của da, dệt,v.v.. Một số ngành nghề thủ công của người Hoa mang tính truyền thống và sản phẩm của họ được ưa chuộng trên thị trường trong nước cũng như ở nhiều nước như chế biến thực phẩm, hương liệu, đông nam dược v.v... Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cũng rất tài giỏi trên lĩnh vực buôn bán, dịch vụ. Trước ngày giải phóng 30.4.1975, hơn 80 hàng hóa bán lẻ và 60% hàng hóa bán buôn của thành phố do người Hoa đảm trách. Nhiều công ty xuất nhập khẩu lớn thuộc người Hoa quản lý, một số ngân hàng cũng nằm trong tay tư sản người Hoa. Từ sau ngày giải phóng, một số bà con buôn bán, dịch vụ người Hoa đã chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhưng trên mặt trận lưu thông phân phối, dịch vụ, người Hoa vẫn còn nhiều ưu thế. Trong sản xuất và kinh doanh, người Hoa có một đội ngũ thợ chuyên môn tay nghề giỏi, tiếp cận kỹ thuật và thị trường thế giới nhanh chóng, linh hoạt. Giữ chữ "tín" trong quan hệ sản xuất, buôn bán là một đặc điểm và truyền thống của người Hoa.Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Hoa ở thành phồ Hồ Chí Minh rất phong phú. Văn hóa của người Hoa là sự kết hợp giữa những nét truyền thống và được phát triển trong quá trình hội nhập của người Hoa vào Việt Nam, là sự giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em trong cộng đồng Việt Nam. Nếp sống của bà con lao động người Hoa tương đối giản dị, chất phác, bà con còn bảo lưu nhiều tập tục, tín ngưỡng dân gian. Hàng năm vào các ngày tết cổ truyền như tết Nguyên Ðán, Nguyên Tiêu, Ðoan Ngọ, Trung Thu... bà con người Hoa thường tổ chức những cuộc vui hội lễ tưng bừng náo nhiệt. Nhà ở, chùa chiền, đình, miếu... được treo đèn kết hoa, dán đầy các mảnh giấy màu đỏ với dòng chữ chúc mừng hạnh phúc, bình yên, may mắn. Sân khấu hát Tiều, hát Quảng, múa Lân, múa Rồng, Sư tử... là những hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của nghệ sĩ và quần chúng người Hoa.Trong công cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp-Mỹ vừa qua, bà con người Hoa đã có nhiều hy sinh cống hiến to lớn vì sự nghiệp độc lập tự do của đất nước và thành phố. Những tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ người Hoa như Trần Bội Cơ, Hàn Hải Nguyên, Lý Phong... còn sống mãi trong lòng nhân dân thành phố và dân tộc Việt Nam.Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bà con người Hoa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực lao động và hăng hái sản xuất, đạt nhiều thành tựu lớn lao, góp phần vì một Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp...Các dân tộc khácNgoài ra, trước năm 1975, ở thành phố Sài Gòn còn có khoảng 32.000 viên chức nước ngoài, 9.713 công nhân Mỹ và 5.612 công nhân Philippines, Nam Triều Tiên, Nhật, Pháp...Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều dân tộc anh em cư trú, ngoài người Hoa còn có người Khmer-6.260 người, người Chăm-1.810 người. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của các dân tộc ít người miền Bắc di cư như: Tày (579 người), Mường (108), Nùng (5.812), Thái (196), Mèo (1), Hán (198), Cao Lan (3), Sán Dìu (5), Thổ (142), Mán (1)... và các dân tộc vùng Trường Sa Tây Nguyên như Gia Lai (10 người), Ê đê (18), Bana (7), Xơ Đăng (1), Stiêng (2), Vân Kiều (4), Churu (2).
    b) Sự hình thành lối sống và con người Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh
    Có thể nói vị trí địa lý và những nhân tố lịch sử đã góp phần quan trọng trong việc hình thành lối sống và con người Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh. Dân thành phố vốn là những người đi khai phá vùng đất mới Nam Bộ, mà đã là dân khai phá thì phải có bản lĩnh, cá tính sức sống mãnh liệt để vượt qua các khó khăn thử thách để gầy dựng nên cơ nghiệp. Dân Sài Gòn khởi đầu là dân di cư lưu tán nghèo khổ cơ cực ở ngoại vi vùng Trấn Biên xa xôi, vốn căm thù chế độ phong kiến nên họ ít bị ràng buộc bởi những khuôn phép lễ giáo phong kiến và vì vậy rất cởi mở, phóng khoáng, hào hiệp. Lịch sử đấu tranh kiên cường trong lòng đô thị Sài Gòn những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho thấy con người Sài Gòn có lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh bất khuất dù phải hy sinh đến người con cuối cùng như các bà mẹ Củ Chi.Bên cạnh đó, trải qua trăm năm Pháp thuộc và hai mươi năm thời Mỹ cai trị dưới tác động thường xuyên của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và công nghiệp phương Tây hiện đại dần dần đã tạo cho người dân Sài Gòn có lối sống công nghiệp, đầu óc thực tế, nhạy bén kỹ thuật, thị trường, biết quản lý và nhạy cảm với cái mới.Do nằm ở ngã tư đường quốc tế từ Á sang Âu, từ Bắc xuống Nam, nên đất sài Gòn dung hợp nhiều nền văn minh, văn hóa. Hầu hết các tôn giáo lớn đều có hiện diện ở Sài Gòn, con người và kỹ thuật của đa số các nước trên thế giới đều có đến Sài Gòn, nên người Sài Gòn biết tiếp thu và gạn lọc những yếu tố văn minh, văn hóa nào phù hợp với tính cách dân tộc để giữ lại và phát triển.Người Sài Gòn ngày nay, ăn mặc theo thời trang châu Âu, thích ở nhà theo kiến trúc của Pháp, rất sàch các món ăn Trung Hoa, có tập quán uống cà phê buổi sáng ở ngoài phố như người Pháp, lao động ngiêm chỉnh và cật lực như người Mỹ, chuộng cái thẩm mỹ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của người Nhật, thích đọc triết học của Đức, yêu thơ Tagore của Ấn Độ, say mê Dostoievski, Tolstol của Nga...Song, mặt khác, cái giá mà người Sài Gòn phải trả cho những giá trị trên ở chế độ cũ cũng khá cao vì bọn thực dân, dù là Pháp hay Mỹ hoặc phát xít Nhật, không bao giờ có thiện chí đem đến cái tốt đẹp cho văn hóa Việt. Những nọc độc văn hóa mà chúng đưa đến đã có những tác hại sâu xa. Sau giải phóng, Sài Gòn có đến 100.000 gái mại dâm, 150.000 người nghiện ma túy, 10.000 trẻ em bụi đời, 10.000 người ăn xin. 200.000 trẻ em mồ côi, 200.000 du đãng 30.000 kẻ cờ bạc, buôn lậu, và gần 500.000 người thất nghiệp.(sưu tầm)
    toile thích bài này.
  2. nguyendinh_tgbds

    nguyendinh_tgbds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Em bán pin sạc dự phòng điện thoại, ipad có thể thay thế dung lượng cell tùy thích, mạch điện ổn định, giá tốt, hàng chuẩn, bảo hành 1 năm. Bác nào có nhu cầu liên hệ em nhé!
    Nguyễn Văn Dinh
    Mail: nguyendinh_tgbds@yahoo.com.vn
    SĐT : 0985.930.261
    Giao hàng miễn phí, tận nơi trong thành phố, ship hàng cũng miễn phí trên toàn quốc luôn !
    Website :www.tuibagang.vn


    Link facebook: https://www.facebook.com/tuibagang79
    Văn phòng phụ trách sau bán hàng bao gồm bảo hành và khuyến mãi:
    D/c :111-Nguyễn Hữu Cảnh-P.22-Q.Bình Thạnh-Tp.HCM
    cơ sở 2: 70 Đinh Tiên Hoàng, p.1 Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
    Tel:08-35123999 fax 08-38992279 tks các bác đã đọc tin
  3. hightendday

    hightendday Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2013
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    2
    số liệu sai bét hết rồi chỉnh sửa lại đi
  4. dautucanho

    dautucanho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Căn hộ trung tâm quận 5, quận 7. giá bán chỉ 1,6 tỷ -2,5 tỷ căn nhà mới sắp bàn giao. Nội thất hoàn chỉnh., ngân hàng hỗ trợ thanh toán. Liên hệ Việt BĐS 09 1736 2736 chuyên nhà giá rẻ
    Nhà và đất Nhà Bè gần Nguyễn Văn Linh giá từ 900 tr - 1,1 tỷ diện tích 4 x 20; 4,5 x20
  5. tiviso24h

    tiviso24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2014
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích tự nhiên, thì thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ nhì Việt Nam (sau khi thủ đô Hà Nội được mở rộng). Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệtcủa Việt Nam.

    Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị ************* đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

    Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.
  6. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
    Ban nho hay nhi minh chi co nho com gao tien thoi nhi
  7. nguyenthiqtkd

    nguyenthiqtkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
  8. huytran0204

    huytran0204 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    ở sài gòn mấy năm nay mà chưa biết những thông tin này ^^, thanks thớt chia sẻ
  9. toile

    toile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2015
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    mình ở sg hơn 10 năm, giờ đọc bài này mới hiểu nhiều điều
  10. buonviban

    buonviban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2015
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này