1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật 10/59

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi altus, 27/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Tớ cố ý nói vậy đó đồng chí. Vào thời điểm những năm 54-60, chính quyền hai miền đều thực thi các biện pháp củng cố hậu phương, diệt trừ những thành phần chống đối, sử dụng những biện pháp tàn bạo. Vì vậy, khi chê người thì cũng phải ngó lại mình có sạch hay không.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Miền Nam có chương trình "người cày có ruộng" trong đó chính phủ mua đất của điền chủ phát cho nông dân nghèo

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_điền_địa_(Việt_Nam_Cộng_hòa)

    CCRD kiểu miền Bắc không diễn ra ở miền Nam vì nó trái với đạo lý bao đời của người miền Nam.
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Luật "Người Cày Có Ruộng" tới tận 26 tháng 3 năm 1970 mới được ban hành mà bác vaputin. Trước đó, thời đệ nhất cọng hòa thì là "Cải Cách Điền Địa" dưới thời ông Diệm, 2 cái này khác nhau.

    [​IMG]

    TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu trong ngày "Người Cày Có Ruộng" tại Cần Thơ - 26-3-1973 - Image by © Bettmann/CORBIS



    [​IMG]

    Ngày người cày có ruộng - Sài Gòn 1970

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    1 năm sau:

    [​IMG]

    Chương trình "Người Cày Có Ruộng" được Douglas MacArthur thực hiện ở Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch thực hiện ở Đài Loan, Syngman Rhee thực hi ện ở Nam Hàn, Nguyễn Văn Thiệu thực hiện ở Việt Nam Cộng Hoà (Miền Nam Việt Nam) trong thời gian 1970-1973, và thực chất nó thế nào thì trong wiki mà bác vaputin đưa link cũng có nói, Hoa Kỳ đã đổ vào chuơng trình này trên bốn mươi triệu đô - la, để công nhận ruộng đất mà ViệtCộng đã cấp cho nông dân trước đó.

    Luật "Người Cày Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo, trong wiki mà bác vaputin đưa link có nói:
    Và việc bắt nông dân kê khai ruộng đất và lấy chứng khoán cũng là những cơ hội để những thành phần công chức xã ấp vơ vét tiền bạc. Nông dân phải nộp từ 6.000 đến 15.000 đồng để lấy một chứng khoán, nếu không thì mất đất như ở Cai Lậy, Gò Công (Tiền Giang).

    Còn nông dân muốn làm giấy bán ruộng cho nhau cũng phải "lo lót" từ 10.000 đến 15.000 đồng/ha như ở Châu Thành Nam (Tiền Giang). Sau khi kê khai ruộng đất và lãnh chứng khoán, nông dân phải đóng thuế ruộng đất, có nơi phải đóng 2 – 3 năm liền. Với mức đóng thuế liên tục như thế đã gây rất nhiều khó khăn cho nông dân được cấp đất.

    Ở những vùng giải phóng, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam (NDGPMNVN) giải thích cho ND hiểu chính sách ruộng đất của Mặt trận Dân tộc GPMNVN là giữ nguyên diện tích đã được cách mạng chia cấp trước đây nhằm động viên tầng lớp trung nông yên tâm sản xuất, đóng góp lương thực cho cách mạng; đồng thời lấy đất của bọn ác ôn, tề ngu.y bỏ chạy chia cho ND thiếu đất. BCH Hội các cấp phân công cán bộ phụ trách ruộng đất.


    Bến Tre là địa phương đi đầu phong trào chia cấp đất cho ND. Ở Long An, từ năm 1963- 1964, ND được cấp hàng ngàn ha đất và được cách mạng giảm tô từ 40-80%. 900 hộ ND vùng giải phóng tỉnh Sóc Trăng được nhận 110ha đất. Hội còn vận động ND khai hoang 600ha và đào 12 con kênh mới, nạo vét 8 con kênh cũ. Chỉ trong năm 1965 Hội NDGP tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp 1.666 mẫu và tạm cấp 289 mẫu đất cho ND không đất.

    Kể cũng hài, ND vùng giải phóng khai hoang đất đai rồi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu nhảy vào hô "Người Cày Có Ruộng" thế là như wiki của bác vaputin dẫn:
    Còn theo tờ Điện Tín Sài Gòn (ngày 2/4/1972) thì tháng 3 năm 1972, Thủtướng Trần Thiện Khiêm đã 2 lần ký giấy cấp cho vợ của Nguyễn Văn Thiệu hơn 200 ha ở Long Khánh. Đại tá tỉnh trưởng Long Khánh sau khi cấp đất cho vợ của Nguyễn Văn Thiệu đã tự cấp chứng khoán cho mình để lấy luôn 1.100 ha đất của nông dân. Theo hãng tin Reuter ngày 8 tháng 1 năm 1971, Nguyễn Cao Kỳ đã chiếm 3.600 ha ruộng đất của đồng bào người Thượng ở Cao Nguyên.
  4. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    365
    Hay, cái này giờ mới biết, thanks bác!
    Như vậy vợ Nguyẽn Văn Thiệu rồi cả Nguyễn Cao Kỳ cũng là người cày! Mà sao mấy vị này khoẻ nha, "cày" hơi nhiều!
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Bác SongGianh còn biết nhiều hơn nhà tớ đấy bác ợ! [:D]
  6. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0

    Tình trạng KB lan tràn toàn miền Nam trong giai đoạn 57-59 trườc khi bộ luật 10/59 được ban hành có khởi thuỷ từ đề cương 'Đường lối Cách mạng Miền Nam' soạn thào bởi cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tháng 8/1956 và được thông qua tại Hội nghị Xứ uỷ Nam bộ tháng 12/1956. Trong đề cương, ông Lê Duẩn nhận định đấu tranh Cách mạng vũ trang tại miền Nam là tất yếu.
  7. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    CCRD ở miền Bắc thì có đạo luật không nhỉ? Có ai có văn bản pháp luật vụ này không?
  8. haiCANSA

    haiCANSA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
  9. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    XXX, sao lại XXXX đi so sánh một luật chủ trương giết người với một chính sách sai lầm gây chết người thế nhỉ.
    Mà đây là topic về 10/59 kia mà
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề là nhiều người không hiểu rõ CCRD rốt cuộc là chính sách gì. Chính vì vậy tôi mới hỏi xem ai có văn bản pháp luật qui định / hướng dẫn không. Việc thực thi CCRD rõ ràng dẫn đến chết người. Về mặt hình thức thì giông giống như là luật 10/59 - phiên toà xử lưu động một hành vi nào đó. Xử xong thì án cao nhất là tử hình - thi hành án ngay sau khi xử.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cám ơn haicansa nhé. Tôi vẫn chưa đọc được toàn văn.

Chia sẻ trang này