1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật 10/59

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi altus, 27/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Giai đoạn 1954-1957 ĐCSVN chủ trương đấu tranh chính trị ở Miền Nam cho đến sau khi nghị quyết 15 (1-1959) ra đời ĐCSVN mới chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ tranh.

    Một ông Duẩn không có quyền quyết định đánh hay hòa. Tuy nhiên, ông ta có vai trò lớn trong việc thúc đẩy và thuyết phục Trung ương quyết định tiến hành vũ trang cách mạng để chống Mỹ. Trung ương gởi ông ta vào trong Nam là để thị sát tình hình, ông ta ra Bắc báo cáo và cho biết tình hình như dầu sôi lửa bỏng, không thể ngồi yên chờ bọn giặc đến giết hết người này đến người khác, không thể để Mỹ - Diệm tiếp tục dồn dân vào trại tập trung, không còn cách nào khác ngoài dùng vũ lực để tự vệ.

    Trung ương đọc báo cáo, tài liệu, hồ sơ, nghiên cứu các vấn đề, họp bàn và đi đến quyết định. Trong đó "Đề Cương Cách Mạng Miền Nam" của Lê Duẩn có sức thuyết phục rất lớn và đóng vai trò lớn trong cho quyết định lịch sử này. Ông Duẩn cho rằng không thể để người kháng chiến cũ đào vũ khí lên và chiến đấu tự phát được. Với luật 10/59, có hay không có lệnh từ Hà Nội thì xung đột vẫn sẽ xảy ra, do vậy, ông Duẩn đề xuất chủ trương ủng hộ người Kháng chiến cũ và lập tức đưa người từ Bắc vào để chủ trì cho cuộc chiến mới này.

    Thế nhưng tại sao lại có những đề xuất của ông Duẩn?

    Lý do là, theo Ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến, chính quyền của Diệm, ngay từ ngày đình chiến, đã quyết định tung ra một chiến dịch được gọi là chiến dịch "tố Cộng" bao gồm một loạt biện pháp khác nhau. Trước hết là kiểm kê và điểm mặt những người kháng chiến cũ.

    Sau một cuộc điều tra kéo dài và khó khăn, vì vấp phải những trở lực do chính quyền Nam Việt Nam gây ra cho những hoạt động của mình, Ủy ban quốc tế kiểm soát, trong một thông báo đề ngày 6 tháng 2 năm 1959, đã vạch ra rằng:
    Ở Việt Nam thời kỳ trước năm 1954, thật khó mà tìm được một ai đã không ít thì nhiều tham gia vào công cuộc Kháng chiến chống Pháp, và thế là toàn thể dân chúng trở thành đối tượng của một cuộc đàn áp, bất cứ lúc nào cũng có thể giáng xuống đầu của bất cứ một ai.

    Để cố tìm cách tách những phần tử "cứng đầu" ra khỏi đám đông dân chúng luôn luôn bị đặt dưới ách ********, những cuộc họp nhằm tố giác những người Cộng sản đã được tổ chức. Cả những người công giáo tị nạn, vốn được coi là những phần tử nồng nhiệt nhất đứng về phe của chế độ, cũng không thoát khỏi những cuộc họp tố Cộng này.
    (Trích từ báo Aux Ecoutes du Monde).

    Nếu đến như những người tị nạn công giáo mà còn phải chịu một chế độ như thế, thì người ta có thể tưởng tượng số đông còn lại trong dân chúng còn phải chịu đựng đến đâu, trong suốt hàng nhiều ngày trời, những đám đông hàng vạn người bị quây lại, phơi nắng, dầm mưa, để buộc phải tuyên thệ niềm tin ********** sản, để tố cáo những ai mà mình cho là "Cộng sản". Những vụ bắt bớ, tiếp theo là tra tấn, giết chóc nhiều không sao kể xiết ngay từ năm đầu tiên của chế độ. Nhiều vụ đã được Ủy ban kiểm soát quốc tế điều tra, như trường hợp của ông Trần Thâm chẳng hạn.
    (Biên bản số ICSC FB 55-2-4569 ngày 20 tháng 7 năm 1955).

    Ngày 10 tháng 7 năm 1955, cảnh sát bắt bà Nguyễn Thị Diệu, giáo viên ở Sài Gòn, trong thời gian kháng chiến đã từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ, sau chiến tranh, bà tiếp tục trở lại nghề dạy học ở một trường trung học tại Sài Gòn. Chỉ mấy ngày sau, người ta tìm thấy bà Diệu đã chết, với một giấy chứng nhận y tế: "Sọ dập vỡ, chảy máu ở bên trong tai, vết bầm dập ở hai cổ tay vì bị còng, thận, bàng quan bị bầm dập vì bị đá." Những trường hợp cá nhân như vậy nhiều không sao kể xiết. Chiến dịch tố Cộng do Ủy ban hành động công dân chỉ đạo, ngoài ra còn có các cơ quan của cảnh sát dân sự, của dân quân và của lính bảo an ở các làng xã để truy lùng những người phản đối. Các tổ chức thanh niên cộng hòa cũng được tổ chức.
    (Thành tích trang 301).

    Quân đội huy động vào những cuộc hành quân càn quét thật sự chống nhân dân, và các sĩ quan không ngần ngại nổ súng vào những đám đông không hề bạo động. Cần ghi nhận rằng trong những năm 1954-1955, bộ chỉ huy quân đội Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về những vụ tàn sát này. Cuốn "Thành tích sáu năm hoạt động của chính phủ" do Bộ thông tin xuất bản cung cấp những chi tiết sau đây về sự đàn áp:

    1. Thành tích hoạt động của các cơ quan hành động dân sự: 893.219 buổi "huấn luyện" về chủ nghĩa nhân vị với 18.759.111 người tham dự. 3.250 cán bộ Cộng sản đã quay về với chính phủ "quốc gia", đã vạch mặt 516 cán bộ Cộng sản hoặc những kẻ nuôi dưỡng họ trong các buổi họp tố cộng; xử bắn 2 **** viên Cộng sản, (trang 66).

    2 Số lượng những cán bộ Cộng sản bị cảnh sát bắt: 25.700 người.

    3. Số lượng "kẻ địch" bị dân quân Bảo An "loại trừ": 1955: 2.400, 1956: 6.900, 1957: 2.700, 1958: 900, 1959: 4.700, 1960: 4.900.

    4. Số "**** viên Cộng sản" bị dân vệ bắt: (trang 392)

    5. Tháng 5 năm 1956, hội nghị tố cộng toàn quốc nêu con số 6.531 phần tử "Cộng sản" đã yêu cầu rời khỏi **** sau các buổi tố Cộng, (trang 393)

    6. Về quân đội, đã tham gia các cuộc hành quân sau đây:

    - Chiến dịch "Tự do" từ ngày 8 tháng 2 năm 1955 đến ngày 12 tháng 3 năm 1955 trong vùng Cà Mau.

    - Chiến dịch "Giải phóng" từ ngày 9 tháng 4 năm 1955 đến ngày 1 tháng 6 năm 1955 trong khu vực Bình Định - Quảng Ngãi.

    - Chiến dịch chống quân Bình Xuyên, tháng 3 năm 1955.

    - Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng từ ngày 5 tháng 6 năm 1955 đến ngày 28 tháng 12 năm 1955 ở miền Tây Nam Bộ.

    - Chiến dịch ***********từ ngày 21 tháng 9 năm 1955 đến ngày 21 tháng 10 năm 1955 trong vùng Rừng Sát.

    - Chiến dịch Nguyễn Huệ từ ngày 11 đến ngày 31 tháng 5 năm 1956 trong vùng U Minh.

    - Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu từ ngày 8 tháng 6 năm 1956 đến ngày 31 tháng 10 năm 1956 ở biên giới Campuchia.

    - Chiến dịch Trương Tấn Bửu từ ngày 17 tháng 7 năm 1956 đến ngày 15 tháng 12 năm 1957 ở miền Đông Nam Bộ. (các trang 85 và 860)


    Các cuộc hành quân được miêu tả như sau: "quân đội đã quét sạch các nhóm nổi loạn, những tay sai của Cộng sản ẩn náu trong các vùng này để phá rối trật tự." Chúng tôi đã dừng bản liệt kê những chiến dịch này vào thời điểm năm 1957, để sau đây sẽ quay lại với những cuộc hành quân càn quét chống nhân dân sẽ được tiến hành trong những năm sau đó. Chúng ta thấy rằng chính quyền Diệm, ngay từ năm 1954 đã huy động những binh chủng cảnh sát và quân đội khác nhau để tiến hành không ngớt những chiến dịch lớn vừa mang tính chất cảnh sát và tính chất quân sự, ở Nam Bộ cũng như ở miền Trung của Việt Nam. Những thông tin do chính quyền Diệm đưa ra rất phù hợp với lời bình luận sau đây của một tờ tuần báo Pháp:
    Hai tháng sau, phóng viên ở Sài Gòn cũng của tờ báo này lại ghi nhận:
    (Tribune des nations, ngày 23 tháng 9 năm 1955).

    Từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 6 năm 1955, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã lưu ý Ủy ban quốc tế về 295 trường hợp nghiêm trọng, Ủy ban này chỉ có thể tiến hành điều tra được 33 vụ trong tổng số những vụ việc này, bởi các nhà cầm quyền miền Nam Việt Nam (tức chính quyền Diệm và bộ chỉ huy quân đội Pháp) đã gây ra nhiều cản trở cho hoạt động của Ủy ban quốc tế. Trong báo cáo số 4 của mình, Ủy ban này tiết lộ:
    Về vụ Ngân Sơn - Chi Thạnh xảy ra trong những ngày 7, 8, 9 tháng 9 năm 1954, báo cáo này ghi nhận:
    Nếu đối chiếu những tài liệu chính thức của chính quyền Diệm, những thông báo của Ủy ban quốc tế, những bằng chứng do báo chí nước ngoài cung cấp, thì thấy ngay rằng những tố cáo của nhà cầm quyền Bắc Việt Nam chống lại miền Nam không có chút nào là quá đáng.

    Ngày 23 tháng 2 năm 1956, tướng Phan Trọng Tuệ, trưởng phái đoàn liên lạc của quân đội nhân dân ở Ban hỗn hợp đình chiến, đã gửi cho bộ chỉ huy các lực lượng Liên hợp Pháp, chịu trách nhiệm về việc thi hành các hiệp định ở khu vực phía nam, một bức thư mà chúng tôi trích dẫn dưới đây:
    (Những tư liệu về việc thi hành các Hiệp định Genève).

    Trích 1 số đoạn trong tác phẩm "Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ" của Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.

    Có cần thêm vài số liệu từ Cộng sản Bắc Việt không SongGianh?
  2. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    1. Bác KK nhớ sai về dữ kiện lịch sử khá quan trọng về hoạt động của bác Ba Duẩn nên đã có nhận định sai lầm khá tai hại. Bác Ba được Trung Ương phân công nằm lại miền Nam từ 1954 và đã phát động chiến tranh k.h.ủ.n.g b.ố. với đề cương CM Miền Nam cuối năm 1956. Từ 1956 tới hội nghị 15 đợt II năm 1959, toàn miền Nam đã rèn cán chỉnh quân theo đề cương này mặc dù không có sự chấp thuận của TƯ. Theo nguồn tư liệu của báo Tuổi Trẻ sau đây thì HCT còn bảo kê ngầm cho quyết định linh hoạt này của bác Ba (1) Cái quan trọng hơn là bác Ba còn nhằm vào việc phá hoại công cuộc kiến thiết hạ tầng cơ sở của TT Ngô Đình Diệm (tư liệu từ cuôc phỏng vấn của Lansdale với thư viện ************ Mỹ sẽ đề cập ở các bài sau)
    Nguồn (1): http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=435157&ChannelID=89.

    2. Tư liệu Nguyễn Khắc Viện của bác KK không có tính trung thực cao. Cụ Nguyễn Khắc Viện khi viết tư liệu này thì đã là một đ? viên +, một bác sĩ nhi khoa đi làm chính trị chứ không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp (2); Do đó nhận định của cụ về chính quyền cụ Diệm không được khách quan cho lắm cũng như không có tính chuyên nghiệp cao trong giới sử. Tệ hại hơn nữa, cụ Nguyễn dùng tư liệu bậy bạ của một tờ báo Pháp (Le Tribune des Nations) bình phong của cơ quan tình báo Sô Viết KGB làm dẫn chứng cho các nhận định thiếu khách quan của mình về chế độ chống + Ngô Đình Diệm (3). Điều này làm chúng ta phải đặt dấu hỏi về các nguồn tư liệu mà bác KK dùng trong chủ đề này ở các bài trước.

    Nguồn (2): http://www.davifo.dk/userfiles/file/pdf/Nguyen_Khac_Vien_Obituary.pdf.

    Nguồn (3): http://books.google.com/books?id=wV...=onepage&q=la tribune des nations KGB&f=false (Theo nguồn này thì nhân viên KGB Ulman đã lập ra tờ báo này để đưa các thông tin sai lạc ở Paris; nguồn dẫn ra số tiền KGB bơm vào tờ báo này cũng như các hoạt động tung tin thất thiệt của Nga trong giới truyền thông Pháp vào thời kỳ này.)

    Bác KK là điển hình chung cho nhiều thành viên ham mê lich sử trên diễn đàn này trong đó có tôi; chúng ta có tinh thần dân tộc tốt, có nhiệt huyết rất cao khi tìm hiều về chuyện quá khứ của ông cha ta. Tuy nhiên, do môi trường học tập và tiếp thu thông tin đặc thù, chúng ta bị tiếp cận với các nguồn tư liệu không có tính lịch sử trung thực, dẫn tới chuyện có nhận định LS sai lầm. Ví dụ trên đây càng làm cho chúng ta trân trọng thêm công sức của TTVN đã tạo điều kiện cho những cuộc thảo luận đa chiều trên diễn đàn này.
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Tác giả xuất bản cuốn sách lần đầu tiên bằng tiếng Pháp, ở thủ đô nước Pháp năm 1963, trước khi tác giả trở về VN, bác SongGianh không biết đã tham khảo cuốn sách chưa mà có nhận định phiến diện như thế nhỉ?
  4. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Tôi nói SongGianh phiến diện vì sao?

    Bởi cụ Viện dùng rất nhiều nguồn trong cuốn sách, không phải chỉ 1 nguồn mà Song Gianh cho là "tư liệu bậy bạ".

    Cái ngu.y biện phổ biến của các vị chính là ở chỗ này, các vị không bao giờ có thể đặt hiềm khích sang một bên mà nhìn nhận 1 cách không phiến diện sao?
  6. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    1. Nguồn tôi dẫn ra ở trên không phải là nguồn tư liệu bẩn duy nhất mà cụ Viện dùng trong tài liệu tuyên truyền chống phá miền Nam này, bác KK ạ. Ví dụ sau về các nguồn khác tác giả dùng trong tài liệu này: Báo Le Progres de Lyon thuộc chi nhánh ly khai của D.C.S Pháp. Tương tư, báo Le Monde thời ấy bị nhóm tình báo Sô Viết xâm nhập (bí danh KGB đặt cho nhóm này trong Le Monde là 'VESTNIK') và được KGB dùng làm phương tiện thông tin chính để tạo ra các dư luận chống Mỹ và đồng minh tại Pháp.

    2. Thành kiến nặng nề đến mức bất chấp sự thực của cụ Viện làm ta khó có thể nghĩ là tác giả đã có cái nhìn khách quan, hay là có đủ thông tin về những gì ông viết. Các chiến dịch hành quân bảo vệ trật tự trị an tại miền Nam dưới nền đệ nhất VNCH đã bị bóp méo trong tài liệu trên thành ra là 'chống nhân dân'(?) Trong khi đó, các chiến dịch mà tác giả liệt kê này, toàn bộ đều nhằm vào các mục tiêu là các ổ cướp thổ phỉ trong rừng hoặc vào các lực lượng ly khai như Cao Đài, Hoà Hao, Đại Việt, vân vân. Ví dụ cụ thể, chiến dịch Trương Tấn Bửu nhằm vào các nhóm thổ phỉ vũ trang tại các rừng cao su, các chiến dịch Thoại Ngọc Hầu, Đinh Tiên Hoàng,...nhằm vào các nhóm vũ trang sứ quân ly khai của các giáo phái, chiến dịch ở Quảng Ngãi nhằm càn quét quân của **** Đại Việt ly khai, các chiến dịch đánh vào rừng U Minh hay rừng Sác là nhằm tảo thanh tàn quân của cướp Bình Xuyên...vân vân

    3. Ngay khi cụ Viện bị Pháp trục xuất vì các hoạt động CM của mình về miền Bắc, cụ được TƯ giao đảm nhận trách nhiệm giám đốc NXB Ngoại Văn, làm đầu cầu nối (và kiểm soát?) các nguồn tư liệu nước ngoài với trí thức miền Bắc lúc ấy. Cái làm tôi thắc mắc là tài liệu này tại sao lại không được ta phiên dịch và xuất bản lại trong nước mà phải đợi tới 45 năm sau (như lời giới thiệu sách của ông Dương Trung Quốc)? Tài liệu này chỉ có giá trị nhất định cho một nhiệm vụ tuyên truyền chính trị cụ thể, trong một khoảng thời gian nào đó, cho đối tượng người Pháp lúc ấy, và không thích hợp cho độc giả Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng?

    Chúng ta 'mở lòng' với nhiệt tâm tìm hiểu các bậc tiền nhân nước nhà, với lương trị trong sáng, với trao đổi trung thực của đồng bào, bằng hữu ta trên diễn đàn này, chứ chúng ta không thể nào độ lượng với những tài liệu tuyên truyền chính trị đầy ác ý.
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Không những ác ý mà còn thô bỉ vô liêm sỷ, bác nhỉ![r37)][r23)]
  8. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    833
    Cho bác SongGiang nè:


    http://ttvnol.com/ThaoLuan/p-19910496#post19910496
  9. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác KK đã nhất trí với tôi về mức độ tin cậy không cao của nguồn Nguyễn Khắc Viện về chính quyền miền Nam thời đệ nhất VNCH. Tư liệu nước ngoài mà bác đưa ra của Avro về các con số thống kê nạn nhân nọ kia của chính quyền miền Nam thời 55-60 cần được xem xét lại mức độ khả tín. Ta'c giả của các con số này nổi tiếng là tay tổ nói dóc, đã từng một thời nắm một đài phát thanh bí mật tung tin thất thiệt chống phe Trục thời đệ nhi thế chiến. Ông cũng nổi tiếng là một tác giả chống Giảo hội Công giáo cực đoan. Nhà xuất bản bài viết của ông này là Chick Pub cũng nổi danh là chống Công Giáo và phát hành các tài liệu tầm xàm. Sự cẩu thả trong cách cung cấp các nguồn tư liệu dẫn chứng không cho chúng ta thấy thái độ tôn trọng độc giả chọn lọc trên diễn đàn Sử này.
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ai nhất trí với bác vậy?[-X

    Bác chẳng lẽ không đủ tri nhận để hiểu câu này?
    Noam Chomsky and Edward S. Herman viết trong cuốn "The Political Economy of Human Rights. Vol I" rằng
    Không phải ngẫu nhiêm mà Ngô Thống đốc có tên trong danh sách bạo chúa, bác SongGianh nhỉ!:-"

Chia sẻ trang này