1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thương nhớ hoa đào

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Thieu_iot, 02/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Thương nhớ hoa đào

    Thương nhớ hoa đào


    Những ngày cuối năm tôi chạy xe lên Nhật Tân, Phú Thượng - hối hả như chạy đến cuộc hẹn hò cuối cùng với người tình yêu dấu, để sau đó là vĩnh viễn biệt ly. Bạn biết vì sao không? Chẳng là một người bạn văn bảo tôi: Hãy lên nhìn mặt vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng lần cuối. Ðây là mùa đào cuối cùng. Sắp tới trên những vườn đào này sẽ mọc lên một khu đô thị nguy nga. Ðề án đã được duyệt... . Trong lời người bạn, tôi nghe một bùi ngùi ngân ngấn nước mắt. Nước mắt ngân ngấn ấy lây sang mắt tôi: Thật thế ư...?

    Ôi hoa đào - người có phải là thứ hoa mang ẩn ức một Thăng Long hào hoa, dịu dàng và lịch lãm? Có phải chỉ đất Thăng Long mới cho ra đời những cánh đào bích, đào phai nở một cách riêng cho những thành quách đền đài Thăng Long thêm màu cổ kính và những thiếu nữ Hà Nội thêm sự dịu dàng, u uẩn? ở một góc khác, đào hoa Hà Nội là lịch sử, là văn hóa. Chuyện cũ kể rằng: hoa đến xứ sở này từ một vùng đất xa xôi, bắt đầu từ tình yêu của một kẻ tình nhân lãng mạn, muốn gây giống hoa lạ làm đẹp lòng người tình. Rồi hoa trở thành hoa đặc sắc cho mùa xuân kinh thành. Hoa để tiến vua, để người con hiếu thảo dâng tặng cha mẹ mỗi độ xuân về, để thờ cúng ông bà tổ tiên bên mâm ngũ quả ngày tết. Chuyện lại kể, cách đây vài thế kỷ, hoa đã theo người đi sứ, hoa theo những con tàu đến những bến bờ xa lạ để nói về một xứ sở con rồng cháu tiên có giống hoa đào đặc sắc, tiếng còi tàu vẫn u u ngoài bến sông Hồng, gợi nhớ một thời quá vãng xa xăm. Lại nữa là câu chuyện tình lãng mạn giữa nữ sĩ tài hoa của kinh thành - Ngọc Hân công chúa với người anh hùng áo vải tài hoa, độc nhất vô nhị - vua Quang Trung, cũng liên quan đến cái màu hồng cổ điển của hoa đào.

    ý`nghĩ tôi lang thang với hoa đào như thế khi chân tôi bước trong những vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng đang ủ mùa hoa cuối cùng. Những người nông dân Nhật Tân, Phú Thượng đang chăm cây, cái cách chăm âu yếm như mẹ chăm con. Một nông dân khi được hỏi chuyện, bỗng mắt đỏ hoe, bùi ngùi: Có lẽ đây là mùa hoa đào cuối của Phú Thượng chúng em, các bác ạ. Xã có hơn 240 héc-ta đất nông nghiệp, chủ yếu trồng hoa đào. Nghe đâu dự án khu đô thị lấy của chúng em hơn 200 héc-ta, chỉ còn hai chục héc-ta trong chỉ giới cấm xây dựng, chúng em đang xin lại để giữ giống đào truyền thống cho Hà Nội, chẳng biết có được không. Rồi đây, chúng em lo đào Nhật Tân, Phú Thượng tiệt giống. Mà mang trồng ở nơi khác, chất đất khác, khí hậu khác, cách chăm khác, làm sao ra được cành đào Thăng Long hả các bác? . Nghe giọng người nông dân, tôi muốn khóc theo. Ôi cái tình người trồng đào - đó cũng chính là văn hóa Thăng Long...

    Tôi đã đọc ở đâu đó cái dự án về khu đô thị mới Phú Thượng. Có nghĩa là chuyện những cánh đồng hoa đào Nhật Tân, Phú Thượng sẽ mất là chuyện không thể đổi thay! Còn kịp không để giữ những góc Hà Nội riêng biệt chất Thăng Long kinh kỳ một thuở...

    Ôi mùa xuân đang đến rồi kìa trong sắc hồng của dòng sông hoa chảy vào thành phố, thế mà tôi đang thương nhớ hoa đào...
    Hà Nội, ngày cuối năm 2003

    Phạm Hồ Thu





    Nhất nhật vi nô, bán nhật vi nô
  2. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Thế là mùa xuân sắp đến và hoa đào cũng bắt đầu nở, đã 10 năm chưa được cảm nhận cái lạnh và đón Tết ở ngoài Bắc
                          Trăm năm trong cõi người ta
                     Có tiền cưới vợ mới là đàn ông
     
                                 Trên đồng cạn dưới đồng sâu
                             Chồng cày vợ cấy con trâu (nhe) răng cười
  3. summer_HN

    summer_HN Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    and more.................
    http://www.aucocenter.org/sangtac/truyen_ngan/canh_dao.htm
    chuối thật không thể upload picture lên được,
    "Bạn không thể upload file vào thư mục của người khác, hành động này và IP của bạn đã được ghi lại để xem xét! "
    Lỗi thông báo cái kiểu gì vậy ????????????????????????
  4. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Có mấy hình cho mọi người xem chơi ..
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tương lai có cái không xem được ..
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  5. Oya_Yubi

    Oya_Yubi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Đào Hà Nội di cư...
    [​IMG]
    (VietNamNet) - Hơn chục năm nay, cây đào Nhật Tân âm thầm ''''di cư'''' sang Đông Anh. Cây đào đã trở nên thân thiết và là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình nông dân bao đời lầm lụi với cây lúa. Sau chuyện ''''di cư'''', sẽ là chuyện của ''''thương hiệu'''' đào Đông Anh?
    "Nhổ lúa trồng đào''''

    14 năm trước. ông Nguyễn Hồng Minh, một nông dân chân đất bao đời bám cây lúa ở thôn Cầu Tre (xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) là người đầu tiên phát hiện và thực hiện ý tưởng thay cây lúa bằng cây đào.
    Ngày ông quyết định nhổ lúa, chính gia đình ông cũng ngỡ ngàng. Cả thôn hoài nghi. Ngày ấy, thôn Cầu Tre không ai dám nghĩ tới chuyện trồng đào. Làm sao có thể cạnh tranh được với những làng đào đã nổi tiếng từ lâu như Nhật Tân, Phú Thuợng? ''''Đói thì đầu gối phải bò'''' - ông Minh nói với dân làng. Ông suy tính nát óc rồi mới quyết định gắn với cây đào. Ông cặm cụi sang học tập kinh nghiệm trồng đào từ một người bạn chiến đấu cũ bên Nhật Tân. Và khi đã tích lũy được những ''''ngón nghề'''' cơ bản nhất của việc trồng đào, ông Minh nhổ lúa, thay bằng cây đào trươc sự... tò mò lẫn trông đợi của cả thôn Cầu Tre.
    Năm đầu, ông Minh thất bại bởi thời tiết xấu, đào không chịu nở hoa. Không nản. Lại cặm cụi. Lại tất tả với cây đào. Ông ngụp lặn ngoài cánh đồng bất kể nắng gắt mưa dầm. Một vài vụ đào tiếp theo tuy vẫn không được mùa nhưng thu nhập đã cao hơn cây lúa nhiều. Nụ cười bắt đầu xuất hiện trên khuôn mặt khắc khổ của người nông dân ''''tập sự'''' trồng đào.
    Cứ thế, năm sau ông trồng nhiều hơn năm trước và thu nhập từ đào cũng cao lên. Nhưng ông bảo, cơ bản nhất là mình đã học được cách ''''nhìn trời, ngắm mây, xem đất'''' để đối phó với cây đào vốn... õng ẹo! Vậy là đã hơn chục năm, gia đình ông Minh gắn bó với cây đào, gia đình ông và dân làng đã xoá được đói, làm giàu và đã tạo được nghề mới ổn định. 7 sào đất trồng đào với sức lao động của hai vợ chồng già là quá vất vả, nhưng thu nhập 50 - 60 triệu đồng/năm là sự ''''hấp dẫn'''' lớn nhất khiến ông Minh ngày càng chung thuỷ với nghề.
    Vào những ngày giáp tết Nguyên đán này, cả thôn Cầu Tre như rộn hẳn lên. Những cánh đồng đào bắt đầu nhú nụ giữa giá rét cuối năm. Trước kia cả thôn chỉ thuần nông, ngoài ra chẳng còn một nghề phụ nào khác. Ông Nguyễn Văn Phú (Bí thư thôn Cầu Tre) cho biết dân Cầu Tre giàu lên rất nhiều nhờ trồng đào. Từ khi ông Minh mang được nghề về làng, mọi người cứ dần dần học theo nhau. Nhiều người dân Cầu Tre nói vui: ''''Một sào đào đánh ngã mẫu lúa'''' !
    Hiện thôn Cầu Tre có 120 hộ thì tất cả đều trồng đào. Vào Cầu Tre bây giờ như có cảm giác như đang đi vào khu đô thị mới. Nhà tầng san sát nhau. Đường làng, ngõ xóm được lát gạch sạch sẽ. Cả thôn không còn hộ nghèo.
    "Thương hiệu" và chuyện ''''gà mượn áo công''''?
    Đông Anh có lợi thế là những làng đào đều nằm sát ven đường quốc lộ, thuận tiện cho nhiều doanh nghiệp, tư thương các tỉnh lân cận về đây mua đào. Khách buôn có thể đánh cả xe ôtô vào tận cánh đồng đào mà không lo CSGT phạt. Nghề trồng đào ở Cầu Tre đang phát triển mạnh. Đây là thực tế tốt đẹp, nhưng người dân trồng đào thôn Cầu Tre và nhiều làng đào khác trên đất Đông Anh còn có những nỗi niềm riêng...
    Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân bắt đầu tỏ ra lo xa... Lo ''''cái dớp'''' của Nhật Tân, Phú Thượng sẽ đến với các làng đào Đông Anh. Đó là quá trình đô thị hoá sẽ ''''gặm nhấm'''' và ''''nuốt chửng'''' những làng đào non trẻ của Hà Nội. Thực tế cho thấy, quá trình đô thị hoá ở Hà Nội nói chung và Đông Anh nói riêng đang diễn ra rất nhanh. Đào sẽ dạt về đâu khi chỗ nào cũng nhăm nhe nỗi sợ hãi đô thị hoá?
    Thời điểm này, đào Đông Anh có vẻ như đã tạo được ''''thương hiệu'''' riêng cho mình. Ông Minh bảo, thế mạnh nhất của Nhật Tân, Phú Thượng là truyền thống và chất đất đậm phù sa sông Hồng. Vì thế, người dân Đông Anh khi trồng đào phải thuê xe chở phù sa nơi khác về. Chất lượng đào Đông Anh không kém chút nào so với đào Nhật Tân, Phú Thượng. Những năm gần đây các tỉnh phía Bắc mua đào Đông Anh nhiều. Không chỉ ''''di cư'''' sang thôn Cầu Tre, cây đào Nhật Tân còn được người dân các nơi khác trồng như thôn Nghĩa Lại, làng Phúc Lộc (xã Uy Nỗ, Đông Anh), xã Vân Nội (Đông Anh)...
    Vẫn có những nỗi lo trong lòng người dân trồng đào Đông Anh. Đó là vấn đề ''''thương hiệu'''' hay chuyện ''''gà mượn áo công''''. Những người chủ của làng đào ''''di cư'''' vẫn chưa hết băn khoăn về cái tiếng của đào Nhật Tân đã ăn sâu vào thú vui chơi đào Tết của người dân cả nước. Đào Đông Anh khó vượt qua!
    Tuy nhiên, có một điều lâu nay nhiều người chơi đào không biết đó là nhiều khách buôn mua đào Đông Anh nhưng khi mang bán họ lại lấy thương hiệu đào Nhật Tân, Phú Thượng. Mặc dù, trên thực tế, đào Đông Anh cũng khởi nguồn từ đào Nhật Tân và Phú Thượng (từ khâu giống đến kinh nghiệm chăm sóc) nhưng dân trồng đào không thể chấp nhận chuyện này. Nhiều hộ trồng đào muốn được công nhận là một làng hoa mới của Hà Nội, như một sự thay thế tất yếu các làng hoa truyền thống đang dần dần bị biến mất bởi quá trình đô thị hoá.
    Làng đào truyền thống về đâu?
    ''''Chẳng còn đất nào mà về nữa!'''' Nhiều người dân trồng đào Nhật Tân và Phú Thượng than thở như vậy. Họ bảo điều này đã được cảnh báo từ 4-5 năm rồi. Cả hai làng đào truyền thống của Thủ đô với diện tích hàng trăm hecta cứ mất dần mất dần qua từng năm. Mới năm ngoái, phường Phú Thượng vẫn còn trên 200ha đất trồng đào nhưng bước sang năm nay, chỉ còn lại 137ha. Diện tích trồng đào cứ nhỏ dần còn các đô thị mới cứ mọc lên ngày càng nhiều giữa các cánh đồng đào. Người dân Nhật Tân và Phú Thượng nhẩm tính, chỉ một hai năm nữa những cánh đồng đào sẽ mất hẳn, chẳng còn chỗ mà về. Các làng đào truyền thống của Hà Nội sắp sửa tồn tại trong hoài niệm? Thực tế phũ phàng được báo trước, người dân trồng đào buồn, người dân cả nước lo nhưng đành chấp nhận...
    Làng đào truyền thống về đâu? Thực tế cho thấy hơn chục năm nay, cây đào đang được ''''di cư'''' sang Đông Anh và Gia Lâm. Hai làng đào nổi tiếng dần được thay thế bằng những làng đào mới chưa có ''''thương hiệu'''', chưa được biết tiếng nằm rải rác ven đô. Hôm chúng tôi đến cánh đồng đào Phú Thượng, ông Mai Văn Cường, một người đã trên 30 năm trồng đào than thở: ''''Tiếc lắm! Chỉ có ai gắn bó với cây đào mới thấy được. Nó không chỉ là thu nhập của chúng tôi mà còn là truyền thống của Hà Nội. Nay mai chỗ này sẽ là khu đô thị Nam Thăng Long...!''''. Ông Cường ngậm ngùi nhìn cả vườn đào mấy sào của mình đang hé nụ rồi lại nhìn xa xăm về phía mấy toà nhà cao tầng mới mọc sừng sững xung quanh.
    Nỗi buồn của một người dân trồng đào hay nỗi buồn chung cho Hà Nội?

    __(````````````)__(    ~     ~      )         o         x
  6. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    Đào Nhật Tân đang phai
    [​IMG]

    Thời tiết đánh đổ đào, quất lại lên ngôi.
    Ông Mão ngồi bệt xuống bên thửa đào còi cọc của mình. Năm nay, đào không "ngọt" bằng mọi năm. Có nghĩa là số tiền bán cành ít ỏi vào dịp Tết này sẽ phải được chi tiêu dè xẻn trong 12 tháng tới. Nhưng một điều khiến ông buồn hơn là chỉ 1-2 năm tới, rất có thể cái tên "đào Nhật Tân" của Hà Nội sẽ bị xóa sổ.
    Cách đây 10 năm, khi cơn lốc xây nhà biệt thự ở khu vực Hồ Tây lắng xuống, diện tích trồng đào ở Nhật Tân vẫn còn tới hàng trăm hécta. Mỗi độ xuân về, đào nở hồng thắm cả một vùng ngút tầm mắt. Tết đến, người Hà Nội lại về đây để vãn cảnh, hòa vào thiên nhiên và được tự tay mình chọn gốc đào ưng ý về bày. Ông Mão kể lại: "Người từ khắp nơi đổ về khác gì trẩy hội. Chẳng cần biết ai mua ai bán, đào đưa ra Bắc hay vào Nam, chỉ cái không khí đó thôi cũng làm người trồng đào cảm thấy hạnh phúc rồi".
    Tương truyền nghề trồng đào có ở Nhật Tân từ xuân Kỷ Dậu, năm 1789. Lúc đó, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã sai người đến Nhật Chiêu (thuộc quận Tây Hồ ngày nay) lấy một cành đào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa, báo tin thắng trận. Làng đào từ đó phát triển dần và định hình ở bốn xã Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La, Xuân Đỉnh - nay đều đã lên phường.
    Dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long ra đời năm 2002 là bước ngoặt của cả 4 phường chuyên trồng đào gồm Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân Đỉnh, Xuân La. 1/3 diện tích đất ruộng cạn còn lại sau cơn lốc xây biệt thự, khách sạn đã chính thức bị san phẳng. Phần còn lại cũng nằm trong diện sẽ giải tỏa, giá đền bù đã được đưa ra. Với các công trình của dự án, năm 2008 mới hoàn thành, nhưng các vườn đào, muộn nhất đến 2005 đã phải dọn sạch. Có nghĩa là chỉ còn một vụ đào nữa, nghề trồng đào truyền thống của cư dân Hồ Tây sẽ không còn. Làng đào Nhật Tân bắt đầu có tên trong sách sử từ năm Dậu (Kỷ Dậu 1789) và trong vòng quay lịch sử, nó sẽ biến mất cũng vào năm Dậu (Ất Dậu 2005).
    [​IMG]

    Những bông đào nở sớm không có nghĩa báo hiệu một mùa đào Tết đẹp.
    Uống ngụm nước chè xanh, tiện tay bẻ cành đào đã chết, ông Mão nói như hướng về một nơi xa lắm: "Vài năm nữa, người ta chỉ còn nhớ đến Nhật Tân với thương hiệu thịt chó".
    Thời tiết năm nay cũng bạc với người trồng đào. Từ tháng 2 đến tháng 4, trời chẳng thả một hạt mưa. Tới giữa năm có chút mưa thì cuối năm lại hạn nặng. Đến Hồ Gươm nghìn năm lịch sử còn cạn gần trơ đáy. Vì vậy, ước chừng 1/3 số diện tích đào cỏn con còn lại sẽ hỏng, không cho ra nụ, nhánh vào dịp xuân này. Còn tháng tới, nhỡ mà có tiểu hàn hay đại hàn các vườn đào sẽ hỏng cả. Chán vì thời tiết, lại đau vì mất đất, mất cả gốc đào nên nhiều gia đình bỏ mặc vườn cho cỏ dại mọc xanh. Nhìn nhựa đào chảy tràn ông Mão đau đớn: "Chỉ còn 1-2 năm nữa là đi rồi mà trời cũng chẳng thương. Chỉ mong có trận mưa trả đất cho đào Nhật Tân đủ sức vùng lên". Hai từ "vùng lên" của ông thật nhiều ý nghĩa. Đào với cái dáng xù xì, cộc cằn của mình đã vượt qua được cái rét của mùa đông để dồn hết sức sống của mình vào nụ, vào hoa. Người trồng đào cũng đang dồn hết sức của mình để rồi mai đây còn có người nhắc đến một Nhật Tân đã từng trồng đào.
    [​IMG]

    Người Nhật Tân đang cố thu hoạch vụ đào cuối cùng.
    Vườn đào còn lại khá đẹp và trọn vẹn ở vùng này là của gia đình ông Đỗ Văn Định. Tại vườn, con ông, Đỗ Quốc Tuấn đang chăm cây. Là kỹ sư nông nghiệp, anh Tuấn tưởng đã dứt ra cái nghề trồng đào để làm ở Vườn Bách thú. Nhưng cái thói ưa thiên nhiên lại kéo anh về với nghề của cha. Khi mảnh vườn nhà chính thức được định giá, đưa vào khu quy hoạch, anh tiếc ngẩn ngơ: "Dù sao đất đào Nhật Tân vẫn có cái thế riêng của nó trong đời sống người Việt Nam. Có bao nhiêu nơi trồng đào nhưng có ai dám so với Nhật Tân đâu". Chẳng chịu bỏ nghề, cả nhà anh quyết định sẽ chuyển hết đào lên Vĩnh Phúc dựng lại từ đầu. Gần 100 gốc đào già của anh bỏ đi phí là một chuyện, vấn đề ở đây là cả một niềm đam mê, cả một cái nghề.
    Đây là lựa chọn của nhiều hộ nông dân gốc Nhật Tân. Có điều kiện mua, thuê đất thì họ đánh gốc tới các huyện lân cận như Sóc Sơn, Đông Anh tiếp tục nghề truyền thống. Không thì cố chuyển vườn đào của mình ra bãi sông. UBND quận Tây Hồ đang có dự án tôn cao 100 ha đất bãi vượt qua được nước lũ. Người dân ở 4 phường có thể tiếp tục nghề trồng đào truyền thống của mình. Bà con cũng đang đề nghị thành phố để lại giữa khu đô thị một khoảng đất trồng đào, gọi là giữ kỷ niệm để đào Nhật Tân mãi không phai.
    Mạnh Tuấn
    (vnexpress.net)
  7. doihiuquanh

    doihiuquanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Chết tiệt cái thằng điên nào nghĩ ra cái dự án này.
    Cho dù dự án có tính khả thi cao hay đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn thì cũng phải giữ lại mấy hecta đào để làm kỉ niệm chứ, để người HN đi đâu mỗi khi Tết về còn nhớ đến cành đào Nhật Tân từ bao đời nay chứ??? Đằng này dẹp ráo.Chết tiệt!
    Làm ăn như fìu!
  8. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Thằng điên nào nghĩ ra cái dự án này cũng không điên bằng cái ông phê duyệt dự án. UBND TP chứ còn ai vào đây nữa. Còn cái ông soạn thảo cái dự án chết tiệt này chắc là mấy ông ở Sở quy hoạch kiến trúc Hà nội rồi. Bố khỉ. Ông mà là Thủ tướng thì Ông cắt chức hết.
    Chợ hoa Hàng Lược rồi cũng sẽ lùi vào dĩ vãng chăng? Hay chúng ta sẽ lại có một bản sao kìu đô-li của Làng đào Nhật Tân và Chợ hoa Hàng Lược nữa.
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  9. iron_monkey

    iron_monkey Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến hoa đào lại nhớ đến thi sĩ tài hoa Thôi Hộ với áng thơ tuyệt tác "Đào hoa y cựu".
    i_m chỉ nhớ hai câu cuối:
    "Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong"
    Đại thi hào Nguyễn Du đã dịch hai câu này thật tuyệt:
    "Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"

    |^.^|​
    (^_^)
  10. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23

    Ngày xưa,đi dọc từ Âu Cơ lên Bưởi,men theo Lạc Long Quân vào mỗi dịp xuân về...Thấy màu hồng của những vườn đào làm tiết xuân như đẹp hơn,lòng bỗng vui hơn.Dẫu rằng chưa bao giờ vào tận vườn chọn đào,nhưng nghĩ rằng mình vẫn sẽ hiểu được cái cảm giác khi đi len giữa những hàng đào...
    Từ năm 2005,không lẽ vườn đào Nhật Tân sẽ mất.Phía bên phải của Hồ Tây trên con đường từ Âu Cơ đến Bưởi mà mình đã từng đi sẽ là những dãy nhà cao...chẳng nhìn thấy đằng sau là gì nữa .Hồ Tây sẽ trở nên nhỏ bé với không gian cao ngất xung quanh.Rất nhiều thói quen bị lãng quên,và lịch sử cũng sẽ có những trang mới.Những người HN rồi sẽ nghĩ gì...những người HN của tương lai ấy
    Hà Nội có rất nhiều nét riêng.Hồ Gươm...Ngõ...Phố...Thành cổ...Những hàng cây...Và cả vườn đào nữa.Có thể mình vẫn luôn là người chẳng bao giờ chịu chấp nhận cái mới,khi những cái cũ đã từng là thứ không được phép quên.Vườn đào Nhật Tân đã từng là một điều gần như hiển nhiên với những người HN...Thay đổi tâm niệm của biết bao người...có dễ dàng không
    4of7

Chia sẻ trang này