1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao có Tên Hà Nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi StevenSoma, 23/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Tại sao có Tên Hà Nội

    Kg. Các Bạn tại Hà Nội :

    Tôi mong được sự giúp đỡ của quý bạn . Nếu ai đó biết nguồn gốc của hai chữ "Hà Nội", làm ơn chỉ dùm . Tại sao có chữ Hà Nội ? Có nghĩa gì ?

    Cám ơn
    Steven
  2. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Bác click vào đây:
    http://203.162.130.221/forum/topic.asp?TOPIC_ID=30681&vvtmode=prev&FORUM_ID=196&T_LAST_POST=20020115174539
  3. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Cám ơn Bạn Tamock .
    Link Bạn chỉ giúp tôi nhiều . Hy vọng sẽ có cơ hội gặp lại Bạn trên diễn đàn này .
    Cám ơn nhiều
    Steve
  4. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Kg. Bạn Tamock :
    Tôi biết Hà Nội qua sách vở của Tự Lực Văn Đoàn và báo chí miền nam. Cách đây không lâu, tôi có v ề Việt Nam và ở Hà Nội hai ngày . Hà Nội mặc dù không vĩ đại như trong trí tôi t ưởng tượng, nhưng có nét đẹp riêng, và hình như có cái gì bí ẩn, nghĩ mãi chẳng bao giở ra, làm tôi thổn thức nhiều .
    Tiện miệng, xin hỏi Bạn luôn thể : Chả Cá Lã Vọng nằm ở đường nào, khu nào trong Hà Nội vậy, thưa Bạn ?
    Sẽ hầu chuyện Bạn khi rảnh rang .
  5. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, tớ không nghĩ là Hà Nội lại có thể được tưởng tượng như một thành phố "vĩ đại" bao giờ. Người Việt Nam hồi xưa không có ý xây nhà cao to mấy, kể cả vua chúa cũng thế.
    Chả cá Lã Vọng là tên riêng một món... chả cá của một gia đình làm nghề này (nói về chả cá nói chung bây giờ tớ thấy người ta hay nói đến chả cá của Hải Phòng, nhưng cahr cá Lã Vọng lại là một nét văn hoá riêng) Về chả cá Lã Vọng, ở Hà Nội có gia đình họ Đoàn hàng trăm năm nay sống bằng nghề làm chả cá. Người xưa ưa thích chả cá của gia đình họ Đoàn tới mức gọi phố Hàng Sơn nơi có nhà hàng chả cá Lã Vọng là phố Chả Cá. Cái tên chả cá Lã Vọng xuất phát từ lý do trong nhà hàng của gia đình họ Đoàn luôn bày bức tượng ông già Lã Vọng một tay cầm cần câu, một tay xách xâu cá tượng trưng cho sự đàng hoàng, sự giàu sang và thư thái. Thực khách đến thưởng thức chả cá gọi lâu thành quen. Phố Chả Cá nằm gần khu phố cổ Hà Nội.
    [​IMG]
  6. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Kg. Bạn :
    Hiện giờ là 12 giờ đêm bên này . Việt Nam chắc là 12 giờ trưa . Tôi có đến ăn ở tiệm ăn này một lần với một người bạn đồng nghiệp ngoại quốc . Nhìn anh ta bưng bát mắm tôm lên miệng húp tôi lấy làm hãnh diện lắm . Nhìn tép chanh dính hai bên ria mép nhắp lên nhắp xuống thấy tứuc cười nhưng sợ ảnh mắc cở. Chúng tôi cũng được đi ăn bánh tôm Hồ tây nhưng không ngon như trong sách vở tả. Ở bên này người ta không có nhiều món ăn cầu kỳ như bên mình . Ấy là chưa kể đến các hàng quà gánh đi bán rải rác khắp nơi . Tôi đâm phát ngượng vì không biết nhiều để kể cho anh ta nghe . Có một điều tôi nhận thấy là Hà nội sạch sẽ hơn Sài gòn và thanh lịch nhẹ nhàng hơn nhiều .
    Tôi mới kiếm đuợc chỗ bán rau thì là. Không biết họ dùng cá gì để làm chả cá. Dùng cá basa có được không ?
    Hẹn gặp lại
    Thân chào
  7. heocon2008

    heocon2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2001
    Bài viết:
    2.305
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ là bạn có thể dùng cá bá sa cũng được, miễn là chế biến đúng phương pháp là ok
    Dưới đây là 1 số thông tin về món ăn CHẢ CÁ LÃ VỌNG, mời bạn tham khảo thêm
    Chả cá có ở một số thành phố lớn, nhưng ở Hà Nội, món này vẫn có phong cách, bản sắc riêng. "Hải vị" chả cá đất Hà thành đòi hỏi bàn tay chế biến tinh xảo.
    Chả cá tốt nhất là làm bằng cá chiên hoặc cá lăng. Hai loài cá này thường sinh sống, vẫy vùng trên sông Hồng.
    Cá chiên hoặc cá lăng cỡ từ 2 kg trở lên còn tươi, làm sạch nhớt, đặt lên thớt, người làm cá dùng tay trái giương vây ngực vuông góc với thân cá, dùng dao mỏng cắt đúng điểm gốc vây ngực cho tới xương sống, lạng phanh thịt, lọc xương sống cho đến đuôi. Lật thân cá sang bên kia, cũng làm như thế, ta được hai miếng thăn cá. Đặt miếng thăn cá lớp da cá sát với thớt, cắt từng miếng ngang thớ, bản to, mỏng. Đầu, xương và da để nấu canh chua. Còn miếng thịt cá được ướp gia vị, mì chính, hạt tiêu, nước riềng và nước nghệ, ít nước mẻ loãng (nếu không có nước mẻ thì dùng dấm bỗng). Thời gian ướp ít nhất cũng từ một đến hai giờ. Trước khi nướng, tẩm ít mỡ nước để cá khỏi xác. Cho cá vào que tre làm thành từng gắp chả, rồi nướng chả vàng hai mặt. Cũng có thể dùng vỉ nướng chả (cần phết lớp mỡ lợn vào vỉ nướng chả để cá khỏi dính). Nướng bằng than hoa đỏ hồng, miếng cá chín vàng là được. Xếp một lớp cá với một lớp thì là, hành rau thơm, rau mùi, từng lớp cho đến đầy bát to.
    Bữa tiệc bắt đầu, bát cá được bày trên bàn. Dùng mỡ nước vừa rán đun thật sôi giội lên cá (món này phải ăn nóng). Nước chấm là mắm tôm hảo hạng, vắt chanh, một chút ớt cay, dầm nhẹ phảng phất cà cuống cho dậy mùi hấp dẫn. Món rau quả thật quan trọng đối với món chả cá, những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát, đi cùng những lát khế thái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi.
    Lạc rang bùi thơm. Khay rau sống phong phú những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếng gừng vàng. Cạnh khay rau là đĩa bún. Bún lá, bún con. Bún xếp thành vỉ nhỏ, trắng muốt, mát lành cùng rau, cùng gia vị cay, cùng thịt cá thơm nướng chả. Nếu làm bữa ăn tươi ở nhà, có một cách nướng chả khác là thịt cá nướng vàng được ướp với thìa là, hành, rau thơm, rau mùi xếp vào từng bát nhỏ. Đổ mỡ đun sôi trong lẩu, từng thìa cá có rau thơm nhúng vào lẩu mỡ. Ai thích ăn béo ngậy thì nhúng lâu, ai không thích ăn béo thì nhúng mỡ vừa phải. Nước chấm cũng như trên. Ăn cùng với lạc rang, chuối chát, khế chua, rau sống.
    Cuối cùng là món canh chua. Sau khi ăn toàn món khô háo nước, thưởng thức thêm nửa bát bún canh chua sôi sùng sục, càng ngon miệng. Thế là ta đã thưởng thức đầy đủ hương vị của chả cá chiên, cá lăng.
    Ăn chả cá, phải từ từ ít một để thưởng thức vị thơm của cá nướng, vị ngọt đậm đà của cá chiên, cá lăng, vị chát của chuối, vị chua của khế, vị thơm các loài rau gia vị, mùi đặc biệt của cà cuống, mắm tôm, chanh, ớt cùng nhâm nhi chén rượu quê nhà.
    Chả cá, món ăn vừa sang trọng vừa thi vị mà dân Hà thành ưa chuộng, mà các nhà văn, nhà thơ bao thế hệ vừa thưởng thức vừa viết bao điều ca ngợi, đến muốn... thèm.

    Heocon2008 loves MANCHESTER UNITED & CAHN

  8. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Kg. các Bạn Hà nội :
    Cách đây không lâu, tôi có đọc trong một quyển truyện xuất bản tại Hà nội nói về môn chơi tú lơ khơ .
    Câu hỏi :
    1. Tú lơ khơ có phải là một môn chơi của bài tây có tên là tiến lên không ? Tú lơ khơ chơi như thế nào ?
    2. Tiến lên có giống như chặt hẻo không ? Tại sao có tên là chặt hẻo ?
    Môn chơi chặt hẻo này lạ hoắc và mới được thịnh hành ở hải ngoại trong khoảng 5 năm đổ về đây . Môn chặt hẻo này xuất xứ từ đâu vậy ?
  9. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Về món Tú lơ khơ (hay gọi tắt là Tú) thì tớ chỉ biết theo cảm giác thôi, chứ chả mấy khi đọc thấy viết về nó. Tớ vẫn dùng cách nói chơi Tú để chỉ một cách chơi bài tây này: có thể chơi từ 2 người trở lên, một chất làm chủ, chia mỗi người 8 con, đánh theo quân trùng nhau, không đỡ được thì phải bê lên, người nào hết bài trước thắng. Đấy là tớ chơi ở Hà Nội như thế. Chơi Tú khác với chơi Tiến lên (có người còn sáng tạo chơi... Tiến xuống cho vui vui tý). Tiến lên ở miền Bắc chơi phân biệt 4 chất khác nhau, tức là không đánh sang chất khác được. Còn ở miền Nam vẫn chơi chung cả một dòng 4 chất từ bích->nhép(chuồn)->rô->cơ, tức là cơ thì cao cấp hơn rô. Những năm gần đây thì thịnh hành trò gọi là tá lả, có lẽ có nguồn gốc từ Tàu, đánh theo kiểu sắp xếp bài, luật lệ có hơi hơi khác nhau tý tẹo theo từng nơi (quy tắc gửi, ù...)
    Cái bộ bài tây này có thể bọi là bộ tú lơ khơ từ tên một trò chơi.
    Chặt hẻo, theo tớ nghĩ bắt nguồn từ câu "chặt hai". Trong món Tiến lên thì con hai là cao nhất, tức là có thể đánh vào bất kỳ chất nào (ở miền Nam hai cũng cao nhất thì phải, cho dù 4 chất chơi chung một dòng), mặc dù 3 lại là con bài thấp nhất. Vì thế người ta thỉnh thoảng ra tay đánh con bài hai ra và hô "chặt hai" (đang đánh từ thấp lên cao mà đưa hai ra thì bị chặt rõ rồi). Tớ chơi chung với các bạn miền Nam thì có người nói "chặt heo" hoặc "chặt hẻo". Vì thế thay vì nói "chơi tiến lên" thì người ta có thể nói "chơi chặt hẻo" cho vui.
  10. StevenSoma

    StevenSoma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    8
    Bạn viết vui quá, tôi mới học được nhiều từ mới do Bạn viết lên . Tôi đã hỏi và đã biết "choáng" có nghĩa là gì rồi .
    "Nhép" là con "bích" thì tôi mới đọc lần đầu do Bạn viết ra. Chữ "tồ tẹt" thì xin phép, tôi chả hiểu gì cả .
    (Quy tắc gửi ù ? ? ? cũng không biết nốt .)
    Cám ơn Bạn, và mong thư trả lời .

Chia sẻ trang này