1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Đến với cô nhi viện Vinh sơn-Kontum cùng Vòng Tay Yêu thương"

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi beocena, 29/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. beocena

    beocena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    "Đến với cô nhi viện Vinh sơn-Kontum cùng Vòng Tay Yêu thương"

    Kontum - by La An

    Chúng tôi đến Kontum lúc 6g sáng sau 12 giờ ngồi xe. Thị xã vẫn còn ngái ngủ trong cơn mưa rả rích. Chuyển quà tặng lên xe tải nhỏ xong, chúng tôi đến một tiệm tạp hóa để mua các nhu yếu phẩm như sữa, dầu ăn, đường, muối, nhang muỗi...sau đó lại đến tiệm gạo mua gạo. Lúc đó dường như cũng chẳng để ý là vẫn còn sáng sớm, chỉ muốn mua xong thật nhanh để đến nơi mà mình chỉ mới biết qua những tấm hình của các cô chú từng đến chụp

    [​IMG]

    Chú Phú, chủ nhà xe đã nhận chở hàng miễn phí cho chúng tôi từ SG lên Kontum

    [​IMG]


    Đường phố Kontum lúc sáng sớm

    [​IMG]


    Chuyển hàng lên xe tải nhỏ

    [​IMG]

    Mua gạo

    Cô nhi viện Vinh Sơn 4 nằm cách thị xã Kontum khoảng 12 km, được sơ Ya Liêng (mà người Kontum gọi chệch là Yáo Liêng) lập ra để đón nhận những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa hoặc bố mẹ quá khó khăn. Yáo kể có đứa trẻ hồi nhỏ mẹ địu sau lưng rồi vào rừng treo cổ tự tử. Mấy ngày sau người ta mới tìm thấy nó đang khóc thét sau lưng người mẹ đã tắt thở! Đứa bé bị cha tìm mọi cách giết chết, cho nó uống rượu, ép nó hút thuốc, nhưng con ma làng vẫn không chịu bắt nó đi. Khi nó được đưa vào cô nhi viện, ngày nào nó cũng đòi hút thuốc, uống rượu vì thèm. Khi hay tin bố nó mất vì đói, nó nói với sơ: "Nếu ông ấy còn sống, tôi sẽ đi tìm ông ấy để trả thù".

    Đó chỉ là một mảnh đời trong 56 mảnh đời mà sơ đang cưu mang như con ruột ở cô nhi viện này.

    [​IMG]

    Chi phí ở đây chủ yếu đến từ những nhà hảo tâm, và tiền công làm rẫy của sơ. Cô nhi viện là một khu nhà nằm lọt thỏm giữa một lô đất ven đường cái. Dãy nhà chính là nơi để học tập sinh họat, trên lầu là phòng thờ và phòng nghỉ dành cho khách. Dãy nhà kế bên là nơi tập văn nghệ hoặc dành cho các họat động tôn giáo. Theo Yáo Liêng, dãy nhà đó được xây từ tiền công lột vỏ khoai mì của các em ở đây.

    [​IMG]

    Phía trước dãy nhà chính

    Mé sau là nhà bếp, nhà ở của các em...Nhìn chung, cơ sở chính ở đây đã được hòan thiện, chỉ có khu bếp ăn và khu ở của các em là còn ọp ẹp, ẩm thấp.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hôm chúng tôi đến, các em trai đang dựng chuồng nuôi heo ở phía gần con suối sau nhà.


    [​IMG]

    Yáo Liêng rất vui khi chúng tôi đến. Sơ nói tiếng Kinh không rành nhưng luôn miệng cám ơn chúng tôi đã có lòng nghĩ đến các em nhỏ. Sơ cho biết ở đây có 56 em, cộng với các sơ nữa có tổng cộng 60 người.


    [​IMG]

    Yáo Liêng đang kể chuyện

    Sơ mộc mạc từ cách ăn mặc, suy nghĩ cho đến cả cách kể chuyện. Một ngày ở Vinh Sơn 4 được sơ kể bắt đầu từ...buổi tối. Tối các em xem ti vi từ 8g đến 9g, sau đó đi ngủ. Buổi sáng 4-5g dậy ôn bài. Em nào học buổi chiều thì buổi sáng đi rẫy, em nào học buổi sáng thì buổi chiều đi rẫy. Chủ nhật thì tất cả cùng học giáo lý. Cuộc sống đơn giản, ít bị ảnh hưởng của môi trường sống hiện đại đến nỗi các em ở đây hầu như vẫn giữ những nét hoang sơ của núi rừng cao nguyên, chẳng hạn như...đầu có rất nhiều chí và móng tay có rất nhiều đất!

    Một trong những hoạt động giải trí là...bắt chí, bao gồm:

    Ngồi bắt:

    [​IMG]

    Nằm bắt:

    [​IMG]

    Bắt ở trong nhà:

    [​IMG]

    Bắt ra tới ngoài đường:

    [​IMG]

    Nếu như sơ Liêng vui một với sự có mặt của chúng tôi thì lũ trẻ vui mười. Chẳng phải lúc nào cũng có người lạ đến đây chơi. Mà những người lạ này lại còn tặng các em bánh kẹo, sữa, lại còn cắt tóc và cắt móng tay móng chân cho các em nữa chứ (chỉ còn thiếu chưa bắt chí thôi ).

    [​IMG]

    Mỗi em 1 hộp sữa tươi Vinamilk (đảm bảo không có melamine ^^)


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Niềm vui của bé ^^


    [​IMG]

    Để chị lột bánh cho em ăn nhé!

    Con trai thì tròn xoe mắt trước cái máy làm tóc (và chí) rơi ra khỏi đầu chúng.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thợ cắt tóc là một bạn ở cô nhi viên, sau màn thị phạm thì đã có thể cắt ngọt xớt, còn sáng tạo ra nhiều kiểu rất cool!

    Before:


    [​IMG]

    After:

    [​IMG]

    Trình làng những kiểu đầu mới:

    [​IMG]

    Còn con gái thì khoái chí xòe tay xòe chân cho chú Lương "làm nail".


    [​IMG]

    Chú Lương có hai con trai cho nên hiểu cảm giác của lũ trẻ hơn chúng tôi. Tôi nhớ chú kề tai tôi nói nhỏ: "Biết sao mà tụi nhỏ thích bố cắt móng tay không. Vì tụi nó thích cảm giác của người thân, của gia đình, thích cảm giác được chăm sóc."

    [​IMG]

    Nhìn ánh mắt của bọn trẻ, tôi tin rằng chú Lương đã đóan đúng. Thiếu sự chăm sóc của bố mẹ, bọn trẻ cũng trở nên xa lạ với những cách biểu hiện cảm xúc như những đứa trẻ đủ đầy khác. Chúng không hiểu hành động của chú Lương khi chú chìa má của mình ra chỉ tay vào, ý nói con "thơm" bố Lương một cái nào! Không có nụ hôn nào cho bố Lương, nhưng chắc chắn chúng sẽ nhớ có một ông bố từ đâu đến không biết đã dành gần một ngày để quan tâm, chăm sóc và yêu thương chúng.

    Còn chúng tôi, không ai bảo ai mà đều nhủ với lòng sẽ quay lại đây lần nữa.

    (Còn nhiều hình, sẽ post trong entry tiếp theo)
  2. beocena

    beocena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tôi tưởng rằng sau chuyến hành trình đến thăm Cô Nhi Viện Vinh Sơn 4 ?" Huyện Kon rẫy -Kontum thì những hình ảnh ấm áp tại cô nhi viện sẽ lắng đọng đâu đó trong tâm trí tôi. Ấy thế mà, nó dường như càng trào dâng khi tôi gặp lại con trai tôi, cậu con trai đang được sống bình yên bên gia đình mình. Trí óc tôi lại quay trở về nơi cao nguyên xa xôi, nơi mà trước khi đến tôi cũng mường tượng được hình ảnh nào là núi, nào là rừng, là cây cối, con người ?
    Vậy rồi tôi đã tới, đã tận mắt chứng kiến và cũng đã thật xót xa cùng với những đứa trẻ mồ côi nơi núi rừng cao nguyên ấy.
    Thú thật, ban đầu khi mới tới cô nhi viện, cảm giác trong tôi cũng bình thường như bao lần đi thăm các trại mồ côi khác. Những gương mặt trẻ nhỏ háo hức vui tươi khi nhận quà, những tiếng cười chào đón chúng tôi. Khuôn viên cô nhi viện đủ để các em xếp hàng ngay ngắn và trật tự. Từng hộp sữa trao tay các em, tôi nhớ mãi những ánh mắt Bana, đen láy là hiền lành. Bọn trẻ vẫn còn sự ngây thơ nép mình sau nụ cười làm quen. Nép nụ cười khi nhìn một ai đấy thật lâu.
    Cú shock đầu tiên đến với tôi là khi tôi mang bộ đồ nghề cắt tóc ra để ủi đầu cho một chú nhóc, nhát ủi đầu tiên vừa làm lộ ra mảng đầu là cùng lúc những tiếng kêu ?ochí, chí ..? của các cô cậu nhóc đang đứng vây quanh xem tôi cắt tóc. Mắt tôi quá kém nên không thể nhìn thấy những con chí bé tí và cũng hơn 40 năm rồi tôi hầu như không thấy sự hiện diện của một con chí, nên khi một cô bé dí vào mặt tôi con chí kềnh to tướng thì tôi rùng mình ?" không phải là cảm giác ghê rợn, mà làm cảm giác ngạc nhiên và đau xót.
    Tôi đang sống ở thế kỉ 21 đây sao? Nơi tôi đang đứng chỉ cách thị xã Kontum tấp nập có 13km mà có những em bé với đầu đầy chí thật sao. Tôi còn nhớ khi nghe cuộc điện thoại từ cô bạn ở Hà Nội nói về những con chí, tôi cảm thấy rõ sự ngạc nhiên và gớm giếc ở đầu dây bên kia của cô bạn.
    Có lẽ nơi đây việc có chí là bình thường, nên bọn trẻ vẫn chỉ háo hức với công việc cắt tóc của tôi hơn là ngắm những con chí rớt lộp độp. Đến khi tôi dừng tay và hướng dẫn cho một bạn trẻ cách sử dụng tông dơ điện ủi tóc cho các em nhỏ khác. Tôi lại chứng kiến các cô bé bắt chí cho nhau như là một công việc hằng ngày không hề nhàm chán.
    Những cô bé Bana thật đáng yêu, nhất là mắt trẻ nào cũng to đen, đôi làn mi dày cong vuốt. Vì thế khi bế một bé gái dễ thương, tôi lại một lần nữa ngỡ ngàng khi cầm tay con bé. Những ngón tay đầy đất và ghét bẩn, và móng tay nhọn hoắt. Trời ạ, chúng
    không hề biết có cái bấm móng tay hiện diện (sau này tôi mới biết là chúng cắn
    móng tay thay cho việc dùng bấm móng). Nên tôi lấy bấm móng tay cắt cho chúng,
    một số nhóc nhỏ thì e dè, số khác lạ lẫm đưa bàn tay để tôi cắt!
    Tôi có một cảm xúc rất đặc biệt khi cắt móng cho chúng, bọn trẻ không những
    thích thú khi được cắt móng tay, chân. Mà chúng còn có cảm giác thích thú khi
    được người khác chăm sóc - cái cảm giác chúng vốn thiếu thốn từ khi sinh ra,
    cảm xúc mà tôi nhận ra cũng có sự đồng cảm của Trúc (cô gái trẻ đồng hành
    cùng tôi đến Vinh Sơn 4) là ở các em bé này, điều cần nhất là một vòng tay yêu thương
    Có lẽ tôi không bao giờ quên cái cảm giác những bàn chân, bàn tay nhỏ nhắn
    đặt lên gối tôi để chờ được chăm bẵm. Và tôi đã ứa nước mắt khi thấy một vết sẹo
    chẻ đôi móng tay một cô bé - tai nạn khi làm nương - cô bé cho tôi biết như vậy.
    Ở nơi này chỉ có oxy già là duy nhất cho những vết thương như vậy. Những ánh mắt
    ngây thơ của các em nhỏ mồ côi Bana làm xót xa cho các bạn tôi và cho chính tôi.
    Và vì thế tôi thầm tự nhủ sẽ quay trở lại sớm với các bé Pooc, bé Nich, cậu em tên Chú
    Các bé yêu thương ơi, tôi sẽ trở lại ...
    Vì trẻ nhỏ mỗi ngày cần mỗi yêu thương nuôi các em lớn lên,
    Vì tôi sẽ trở lại một ngày thật gần để vòng tay yêu thương trọn vẹn!
    Được beocena sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 29/09/2008

Chia sẻ trang này