1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kể chuyện ăn Tết Síp Xí của người Thái, ngắm lúa non Tú Lệ, Mù Cang Chải, chinh phục đỉnh Ô Quy Hồ h

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tottochan81, 07/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Kể chuyện ăn Tết Síp Xí của người Thái, ngắm lúa non Tú Lệ, Mù Cang Chải, chinh phục đỉnh Ô Quy Hồ huyền thoại- khám

    Cung đường:

    Hà Nội ?" Sơn Tây ?" Thanh Sơn ?" Thu Cúc ?" Đèo Lũng Lô ?" Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Cang Chải -Than Uyên - Bình Lu - Ô Quy Hồ - Sapa - Lào Cai - Tối thứ 7 vất xe lên tàu về Hà Nội, Chủ Nhật ở nhà nghỉ ngơi lấy sức thứ 2 đi làm




    Được tottochan81 sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 08/08/2008
  2. blackhill

    blackhill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Cách đơn giản nhất để đi Tú Lệ, MCC là xe bus CLC Hanoi Lai Chau xuat phat 5g30 o My Đình, đến Tú lệ 11g30 cùng ngày, chỉ mất 5-6 tiếng là đã tới Nghĩa Lộ, Tú Lệ, MCC...
  3. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Lý do tớ chọn xuất phát tối 13 là vì không muốn bỏ qua cơ hội chứng kiến lễ cúng vía trâu được người Thái tổ chức vào sáng sớm 14/7 âm lịch (tức 14/8 dương). sau đây là bài viết giới thiệu về phong tục này:
    Cúng vía trâu của người Thái Mường Lò
    [​IMG]
    Cúng vía trâu là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Thái Mường Lò, Văn Chấn, Yên Bái. Tục lệ này có từ lâu đời và được các thế hệ của người Thái Mường Lò duy trì đến ngày nay.
    Lễ được tổ chức trọng thể vào sáng sớm Tết "xíp xí", tức 14 tháng 7 âm lịch. Ðây là Tết rất quan trọng của người Thái. Theo lịch Thái cổ, đây là Tết rằm tháng giêng, bà con ăn trước một ngày khi mặt trăng đang tới độ hoàn thiện. Ðây là thời điểm đã cấy xong, trâu đã giúp người hoàn thành một vụ cày bừa vất vả, cần được nghỉ ngơi chăm bẵm để có sức cho vụ tới.
    Cũng như nhiều dân tộc có cùng phương thức canh tác lúa nước, người Thái Mường Lò dùng trâu làm sức kéo. Con trâu gắn liền với nhiều mặt đời sống sinh hoạt và tâm linh của người Thái Mường Lò.
    Trong lễ "Xên bản - Xên Mường" - tức cúng bản, cúng mường, trâu là lễ vật không thể thiếu. Trong đám ma, trâu được cúng như một lễ vật giúp người chết có điều kiện "sống" tiếp ở một thế giới khác. Ngày nay dưới chân dòng thác "Nặm tốc tát" thuộc xã Thạch Lương - huyện Văn Chấn vẫn còn bãi đá thiêng gọi là "Ðông quái hà" - tức là rừng trâu chết, tương truyền đó là phần xác của những con trâu dùng làm vật tế trong các đám ma của người Thái Ðen hóa thành, còn phần hồn đã cùng chủ lên mường trời.
    Trên nóc nhà người Thái Ðen có biểu tượng "khau cút" là hình hai thanh gỗ đóng chéo nhau hình chữ X mà một trong những ý nghĩa chính là cặp sừng trâu cách điệu.
    Con trâu đồng hành với người Thái Mường Lò từ thế giới này sang thế giới khác.
    Sáng sớm trâu được tắm rửa sạch sẽ. Người nhà chuẩn bị một mâm lễ vật gồm có: Một con gà nhỏ luộc chín, một bát cơm, một bát gạo, một đĩa muối, nến, hương, có bao nhiêu trâu thì rót bấy nhiêu chén rượu.
    Nhà có điều kiện mời bà mo - "một nhính", còn lại do chủ nhà tự tổ chức.
    Bà mo khấn rằng: "Trời làm nên con trâu / Trâu cái đen đến trước / Trâu cái trắng đến sau / Trâu mộng trâu đực đen / Trâu quế, trâu cái trắng".
    Lời khấn chân thành mộc mạc như nói lên một tất yếu ngẫu nhiên, nhưng mang một ý nghĩa sâu xa: Kiếp trâu vất vả là do trời sinh, mong trâu có sự thông cảm với người. Người cũng dành tình cảm đặc biệt với trâu cái, bởi ngoài cũng vất vả như trâu đực, thì trâu cái còn có thiên chức sinh sản, nuôi con để có đàn trâu đông đúc giúp người.
    Tiếp theo lời khấn kể về nỗi vất vả của trâu: "Mưa rơi mày xuống cày ruộng mạ / Sấm sét mày xuống bừa ruộng sâu".
    Người luôn yêu quý trâu. Song có lúc do sức ép của mùa vụ, của cuộc sống, người đối xử với trâu không được như ý: "Trâu ơi xuống ruộng nhé / Nhưng nếu không ngoan ngoãn / Vai cày ta đeo vào cổ / Cây cong ta đeo vào gáy / Mang vai cày xuống thửa dưới / Mang cây cong đến thửa trên / Cây ngắn ta nện, cây dài ta đập / Bùn đất đầy mông, đầy chân đầy cổ / Mang nặng quá ngã lăn xuống bùn".
    Việc làm ấy của người dù là bất đắc dĩ, ngoài ý muốn thì cũng "Làm sai vía trâu non đang vực / Sai vía trâu làm trâu bực bội".
    Người chân thành mời trâu hưởng những thành quả lao động trâu đã giúp người làm nên: "Mời vía của trâu / Mời trâu ăn nhé /... Rượu cái ăn rất ngọt / Rượu nấu uống rất ngon /... Ăn cơm ruộng thơm dẻo trắng nõn / Ăn cơm gạo sạch sẽ trắng ngần / ... Nhờ có công mày đã cày bừa cho người được ăn cơm / Mới được thóc ngàn gánh về kho / Mới có lúa mang về đầy bịch / Cả gia đình vợ chồng con cái đều được ăn nhờ vào đó / Có miếng cơm trắng ngon no đủ gia đình mới được ấm cúng trâu ơi !".
    Khấn xong, bà mo đổ rượu, xoa muối vào mồm trâu, rồi bón cơm, thịt gà, cỏ non cho trâu cái trước rồi mới bón cho các con trâu khác. Lúc này mỗi người đều bón cho trâu cỏ, cơm, gà, vỗ về trâu, trẻ em trèo lên lưng trâu vuốt ve âu yếm. Người lớn gói xôi, thịt gà để trẻ em mang trâu ra đồng chăn. Mọi người lên nhà làm lễ cúng tổ tiên, ăn uống vui vẻ và đi chơi thăm thú họ hàng, bè bạn.
    Ngày hôm sau, ở những nơi không có bãi chăn thả, mọi người mang trâu đi gửi trên các bản người Mông, Dao.
    Lễ cúng vía trâu của người Thái Mường Lò mang đậm dấu ấn văn hóa của một nền văn minh lúa nước, đậm đà bản sắc dân tộc. Người Thái có câu: "Thóc lúa đặt ngôi trên". Lễ cúng vía trâu vào ngày tết lớn không chỉ coi trọng công sức của trâu đã vất vả nhọc nhằn giúp người có được thực phẩm quý hơn cả vàng ngọc, mà còn có ý nghĩa tôn vinh công sức lao động nói chung, chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
  4. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15

    Tết Xấp Xí của người Thái
    Tết Xấp Xí của người Thái ở Tây Bắc nước ta được tổ chức linh đình vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch. Tết Xấp Xí cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, xóm làng đông đúc, yên vui...
    Để chuẩn bị cho ngày tết Xấp Xí, vào những ngày trước đó, bà con vào rừng lấy lá chuối, lá dong để chuẩn bị gói bánh chưng.
    Việc chuẩn bị đồ lễ để cúng thổ địa, thần lúa, tổ tiên cũng được người dân chuẩn bị rất chu đáo từ những ngày trước. Món ăn vào ngày tết Xấp Xí không thể thiếu thịt vịt. Vì vịt vừa ở trên cạn, vừa ở dưới nước, tượng trưng cho nước và mưa, có mưa thì mới có nước, để cho cây lúa tốt tươi. Ngoài ra, người ta còn thịt một số gà giò, chừng 2 - 3 lạng, bằng số trẻ nhỏ trong nhà, mỗi trẻ nhỏ được ăn một con, phong tục này gắn với truyền thuyết từ xa xưa: Ngày Tết này, người lớn ăn uống ồn ào, quên không gọi lũ trẻ đang chăn trâu ngoài rừng, quên dành cỗ cho chúng, bọn chúng trả thù bằng cách buộc mõm tất cả lũ trâu bò, không cho ăn. Từ đó về sau, để sửa sai, người lớn phải đền lũ trẻ mỗi đứa một con gà luộc ăn cho thoải mái. Vì chúng có công chăn trâu bò, đóng góp công sức trong những ngày bình thường.
    Trong lễ Xấp Xí, người Thái mời cả thổ địa, ông Táo, tổ tiên bên nội bên ngoại về dự. Họ cũng cúng cả hồn trâu, hồn lúa. Đây là một tập tục lành mạnh của các bản làng người Thái Tây Bắc. Họ cầu cho cây ngô cây lúa nhiều hạt, nương rẫy tốt tươi, mưa thuận gió hòa, gia súc thì sinh sôi nảy nở đầy chuồng.
  5. girlforeye

    girlforeye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    òai chị Tottochan máu qua. em cũng muốn theo lắm những còn phụ thuộc nhiều cái quá. Mà chị định chạy trước à ko chờ bọn em à
  6. sonpham79

    sonpham79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bạn tách nhóm đi trước? mà kinh fí bao nhiêu vậy?
  7. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Chi phí dự kiến:
    Nghỉ 3 đêm: T4, T5, T6: 70 x 3 = 200K
    Ăn uống: 3 ngày: T5, T6, T7: 100K / 1 ngày x 3 ngày = 300K
    Vé tàu về: 100K / 1 người + 100K/ 1 xe = 200K
    Chưa kể tiền xăng, dự kiến khoảng 700K,
    Chỉ cần thêm ít người nữa là chúng ta có thể lập được đoàn đi được rồi vì cũng không cần thiết đi đông làm gì. Bạn nào dập dòm thì cứ mạnh dạn đăng ký nhé.
  8. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Đoàn hiện tại đã có khoảng 7 người chắc chắn đi. Bạn nào đi cùng được thì tối nay 19h có mặt tại bậc thềm Cung văn Hoá phía đường Trần Hưng Đạo để cùng bàn bạc thống nhất các việc cần chuẩn bị. Thời gian chúng ta không còn nhiều. Từ nay đến thứ tư còn có 4 ngày nữa thôi. Kiểu gì cũng nhất quyết đi. Tớ đã xem dự báo thời tiết 10 ngày tới rồi. Thời tiết khá đẹp và thuận lợi. Đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức nét văn hoá đặc sắc và thú vị này. Chúng ta sẽ là những người đầu tiên cung cấp những bức ảnh về cái Tết này đấy.
  9. baby_snocker

    baby_snocker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    1.733
    Đã được thích:
    0
    Máu quá 7 người là 4 xe. Thêm 1 xe nữa, một cờ một chốt là có thể chiến được rồi.
  10. sonpham13

    sonpham13 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội ?" Sơn Tây ?" Thanh Sơn ?" Thu Cúc ?" Đèo Lũng Lô ?" Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Cang Chải - đèo khaupạ - quỳnh nhai - tuần giáo - đèo fađin - thuận châu - sơn la - mộc châu - mai châu - HN
    Bạn bỏ qua sapa?
    Được sonpham13 sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 08/08/2008

Chia sẻ trang này