1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tương quan văn hóa Việt ??" Nhật

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi kankuli, 13/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Tương quan văn hóa Việt ?" Nhật

    Mình định post bài này sang bên "Thảo Luận" nhưng mình nghĩ nơi đâu có lẽ thích hợp hơn.Nếu cảm thấy không hợp move hộ mình nha.
    Ảnh Hưởng Nhật Bản Đối Với Việt Nam

    Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế... Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hoá Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy, xe hơi...

    Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng. Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh - đàn em (tiền bối - hậu bối) của Nhật.

    Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam.

    Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt.

    Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ ?ođồng? làm đơn vị tiền tệ của mình. Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật. Về mặt nghệ thuật, từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa (ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi "bonsai" (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Đình) nổi tiếng là đẹp.

    Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: ?oĂn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt. Đó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không. Với phụ nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng và hơi phong kiến.

    Mới đây, có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ ?oOshin?, kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩa. Nguyên tác và truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Điền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK thực hiện chiếu nhiều kỳ vào năm 1982, kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thời Minh Trị năm 40 (1907) mới 5 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt. Sau đó, phim được chuyển ra tiếng Việt và đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm. Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như chưa từng có ở Việt Nam. Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1982 hay không xem ở Việt Nam thời năm 1984 thì lại không biết gì về "Oshin". Nay nuốn xem phải ra tiệm thuê băng về xem. Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau:

    - "Nhà có Oshin không?", có nghĩa là nhà có nuôi người làm không?

    - "Oshin kìa", mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam.

    - ?oĐi Oshin?, có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật.

    - Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới "Oshin", vì cũng sợ rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với "Oshin"...

    Vì "Oshin" quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Đệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là "Oshin".

    Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Đôrêmon" (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo). Gồm các nhân vật chính là con mèo Đôrêmon có phép, cậu bé Nôbita (Nobita) khờ khạo mà ham chơi may mắn được Đôrêmon giúp, cô bé Xuka (Shizuka) dễ thương, cậu bé Chaien (Takeshi, biệt danh Giant) lớn con bạn với Xêkô (Suneo) hay ăn hiếp Nobita... Đây là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Đằng Tử, mất năm 1996). Đầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt.



    Tri thức là vô tận.

    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 13/11/2002 ngày 17:56
  2. Banker

    Banker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Thế Kankuli không biết là bây giờ mà nói câu:"cơm Tàu, vợ Nhật..." với phụ nữ Nhật thì đấy là sự xúc phạm đối với họ à? Nếu không tin bạn cứ thử mà xem...
  3. linhhonchet

    linhhonchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Tôi chẳng hiểu mọi người nghĩ gì mà cứ gọi mấy người giúp việc là Oshin, ngôn ngữ dùng lung tung chả ra đâu vào đâu cả.
    The death is the beginning
    Được linhhonchet sửa chữa / chuyển vào 06:25 ngày 14/11/2002
  4. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    người Nhật bây giờ hiểu biết nhiều hơn về VN rồi. các món ăn VN bây giờ đang rất ninki ở Nhật, mùa hè năm nay hãng Ajinomoto cũng đã tung ra một loại phở gà ăn liền kiểu VN. các kênh truyền hình Nhật cũng thường xuyên có các chương trình giới thiệu về văn hoá VN ( áo dài, các trò chơi dân gian....). thỉng thoảng tạp xem tạp chí Non - no cũng thấy có bài viết về Hà nội và ảnh các cô người mẫu Nhật mặc áo dài, đứng ở Văn Miếu.
    hì hì, biết đâu vài năm nữa ở JC lại có bài " ảnh hưởng của văn hoá VN đối với Nhật Bản " nhỉ? dễ thế lắm, vì người Nhật hay chạy theo mốt muh :-))
    No man no cry, No woman no laughter
  5. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Tương quan văn hoá Việt Nhật? Điều này thì quả thực là có rất nhiều điểm tương đồng. VN và NB có rất nhiều điểm giống nhau về mặt văn hoá, xã hôi, ma chay tế lễ cũng có nhiều điểm tương đồng.
    Tôi không học tiếng Nhật cũng chưa từng đến Nhật Bản, nhưng tôi yêu phong cảnh, non nước Nhật Bản. Có lẽ trước tiên, lần đầu tiên mình có ấn tượng ấy chính là khi nhìn bức tranh núi Phú Sỹ. Thật đẹp và thân thương. Có lẽ chính vì thế mà núi Phú Sỹ là biểu tượng của Nhật Bản phải không?
    Ở bất cứ nơi đâu có niềm vui, ở đó có sáng tạo​
  6. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Thật ra mà nói, Nhật và Việt có nhiều điểm tương đồng trong văn hoá. Nó có thể qua các bộ phim của Nhật như phim Oshin mà bạn nói. Nhưng không thể nói việc dùng chữ Oshin theo những cách nói trên là sự giao lưu văn hóa Việt Nhật. Đó chỉ là một cách sử dụng tên riêng thay cho một nghề nghiệp của một nhân vật đã trở nên điển hình trong điện ảnh.
    Còn hiện nay, so sự giao lưu đã trở nên tiện lợi và thường xuyên, con số người Việt học tiếng Nhật cũng như người Nhật học tiếng Việt ngày càng tăng, nên sự hiểu biết về văn hoá cũng trở nên sâu sắc hơn. Thật ra tuy có nhiều điểm chung trong văn hoá như cách dùng đũa, cách đối xử trong gia đình giữa con cái với bố mẹ, ông bà mang nhiều đặc điểm chung của các nước châu Á, khác với các nước phươg Tây, nhưng nếu tìm hiểu kỹ ta sẽ thấy văn hoá giữa hai nước có nhiều điểm rất khác biệt và rất thú vị. Ngay tù cách sinh hoạt trong gia đình, người Nhật cũng có nhiều nguyên tắc hơn người Việt, nếu ai chưa quen có thể cảm thấy hết sức rườm rà.
    Còn việc lấy vợ Nhật, hiện nay rất nhiều phụ nữ Nhật không muốn lấy chồng hoặc sợ lấy chồng. Lý do vì các ông chồng Nhật lúc nào cũng hết sức gia trưởng trong khi phụ nữ Nhật thì đang dần dần mang tư tưởng tự do giải phóng. Vì vậy việc lấy vợ Nhật đối với người nước ngoài chắc sẽ xó triển vọng hơn đấy.

    everything happens for a reason
  7. dhnluna

    dhnluna Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Thực ra trong cuộc sống hàng ngày tại Nhật,bạn có thể tìm thấy rất nhiều nét gần gũi với cuộc sống ở VN.Việc đó có thể là một số trò chơi dân gian,một số món ăn.....vì có lẽ cả VN và Nhật cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa.Và đúng như Mít nói,trên các phương tiện giao thông đại chúng ngày nay cũng nhiều chương trình giới thiệu về VN,và VN đang là một trong những nước được ưa chuộng để chọn đi du lịch.Có lẽ vì vậy mà ngày nay,nếu thấy các nhóm đi shopping dọc đường Hàng Gai,Hàng Bông.......(Hànội)hay đường Đồng Khởi,chợ Bến Thành.....(HCMC)thì bạn thử để ý xem,phần đông số đó là người Nhật đó.Một đặc điểm nhận dạng cực dễ là họ thường kè kè một quyển guide book.
    À,hôm trước Luna có xem một chương trình về đi homestay ở VN(Ururun taizaiki-phát vào các tối CN),người ta nói cái màn chống muỗi của VN đang dùng là do người đem sang phổ cập ở VN đó.Thật sự là lần đầu tiên nghe nói,mọi người có biết không vậy?
    Learn from yesterday,live for today,and hope for tomorrow
  8. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy box các bạn nói về ngôn ngữ Nhật nhiều rồi nên làm chủ đề này cho mọi người thảo luận cho vui thôi.Có gì mọi người cứ đóng góp cho vui nha.
    Hôm nay mình muốn nói đến 1 chuyện lạ liên quan đến cả Việt Nam và Nhật Bản đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ...
    Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Đánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như ?oxì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)? của bài Tây gọi là Đánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài.
    Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.
    Đặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Giang Hộ, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật.
    Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậy.
    Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai.
    Đã có Topic về "Ảnh hưởng văn hoá Việt Nam đối với Nhật Bản" rồi đó mời các bạn vào đóng góp.
    Tri thức là vô tận.
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 14/11/2002

Chia sẻ trang này