1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thoát Á Luận (bản dịch nháp thứ 2)

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi Kamome, 30/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kamome

    Kamome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Thoát Á Luận (bản dịch nháp thứ 2)

    Xin chào các bạn,

    Lần trước anh bạn tôi Genhitsuu đã gửi bản dịch nháp lần thứ nhất của bài Thoát Á Luận (Fukuzawa Yukichi) tới các bạn. Bản dịch nháp đó vẫn còn một số chỗ chưa ổn. Hôm nay sau khi đọc lại tôi gắng sửa lại bản dịch lần trước sao cho tốt hơn, xin gửi cho các bạn bản dịch nháp lần thứ hai để các bạn đọc và cho ý kiến nhận xét về bản dịch này. Rất cám ơn các bạn dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến. Các bạn có thể gửi thư về địa chỉ:

    seagulllover@yahoo.co.jp

    Thân mến,
    Kamome

    Thoát Á Luận
    (Phiên bản 2)
    (Phần I - Chủ Trương Từ Bỏ Châu Á)

    Tác giả: Fukuzawa Yukichi
    Dịch và giới thiệu: Nguyễn Đức Hùng và Kuriki Seiichi

    Lời người dịch: Bài xã luận "Thoát Á Luận" được nhà tư tưởng và nhà giáo dục người Nhật Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát, 1835-1901) viết năm 1885, trong bối cảnh Nhật Bản đang sôi nổi phát động phong trào Minh Trị Duy Tân dưới triều đại của Thiên Hoàng Minh Trị. Bài xã luận này được công bố trên tờ "Thời Sự Tân Báo" (Jiji Shimpo) ngày 16 tháng 3 năm Minh Trị thứ 18 (1885). Nội dung bài xã luận thể hiện quan điểm tiến bộ tiếp thu nền văn minh phương tây và đánh giá tình hình thế giới sáng suốt của một tầng lớp trí thức Nhật Bản trước bối cảnh thế giới đang tiến nhanh vào giai đoạn hiện đại. Sau hơn một thế kỷ, chúng ta đọc bài Thoát Á Luận chúng ta vẫn thấy được nguyên giá trị của nó và phần nào hiểu được sự thành công của dân tộc Nhật Bản trong công cuộc cải cách và xây dựng nước Nhật Bản thành một cường quốc kinh tế và kỹ thuật.

    Nhờ vào phương tiện giao thông tiện lợi trên thế giới, làn gió của văn minh phương tây đang thổi vào phương đông, và không có cây cối nào có thể ngăn chặn được làn gió văn minh này. Mặc dù những nhân vật phương tây không thay đổi nhiều lắm nhưng hoạt động của họ ngày xưa chậm trễ thì ngày nay nhanh chóng chính là vì họ lợi dụng phương tiện giao thông, dựa trên thế mạnh của nó mà thôi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng những người làm việc quốc gia nếu tích cực có thể phòng chống lại với xu thế văn minh đang dần dần lan tràn mạnh đến phương đông này thì cũng được. Nhưng tôi là một người đã từng đi tham quan tình hình thế giới hiện nay rồi, và đã biết được thực tế là không thể nào chống lại được xu thế văn minh đó thì chúng ta phải làm gì đó để có thể cùng bơi nổi trên biển văn minh, phải cùng tạo ra làn sóng của một nền văn minh riêng, cùng nhau chia sẻ những khó khăn và thuận lợi (nguyên văn: khổ lạc) trên đường xây dựng văn minh riêng cho chúng ta.

    Văn minh hình như là bệnh sởi đang lây lan. Hiện giờ bệnh sởi này đang lan truyền từ vùng miền tây ở Nagasaki đến phía đông vùng Tokyo, hình như bệnh sởi này đang làn tràn dần dần như tiết trời ấm áp của mùa xuân. Nếu thời điểm này người ta sợ bệnh dịch này thì phải tranh thủ ngăn ngừa, vậy liệu có cách nào hay không? Tôi công nhận rằng là không có một phương pháp nào cả. Thậm chí bệnh dịch chỉ gây nên một thiệt hại nhỏ cũng khó có thể nào chống lại được. Làm sao có thể chống lại được với nền văn minh, nền văn minh có cả lợi lẫn hại song song nhưng lợi luôn nhiều hơn hại. Không những chúng ta không tránh khỏi nền văn minh đó mà chúng ta sẽ góp sức và giúp đỡ cho sự lan truyền của nền văn minh đó, giúp cho người dân trong nước (quốc dân) thấy được không khí của nền văn minh đó càng sớm càng tốt, và đó là sự nghiệp của những người trí thức. Nền văn minh phương tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Dần dần người dân biết đến những giá trị nào nên đi theo và phong trào đang sôi nổi đi lên, nhưng con đường tiến bộ này đang bị trở ngại chắn ngang của chính phủ già nua lỗi thời (nguyên văn: cổ phong lão đại), không biết cách hành động như thế nào.

    Nếu ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì văn minh cận đại không thể song song tồn tại được cùng với truyền thống Nhật Bản, nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi truyền thống cũ kỹ đó thì đồng thời chúng ta cũng phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự sôi động của nền văn minh thế giới không cho phép vùng đảo Đông Á (nguyên văn: Đông Dương cô đảo) tiếp tục cứ ngủ trong cô độc được nữa.

    Trong tình hình hiện nay (theo đánh giá của tôi) thì những sĩ phu Nhật Bản chúng ta dựa trên cơ sở đại nghĩa hãy coi trọng quốc gia (đất nước) và coi nhẹ chính phủ, thêm nữa chúng ta may mắn được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định đả đảo chính phủ cũ và thành lập một chính phủ mới, không phân biệt triều đình và thần dân, hãy áp dụng văn minh cận đại phương tây trong cả nước. Nếu chúng ta làm như vậy, không những chúng ta thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kỹ của nước Nhật Bản nói riêng mà chúng ta còn đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á, chủ trương của tôi nêu ra chỉ gói gọn trong hai chữ ?oThoát Á?.

    Mặc dù đất nước Nhật Bản chúng ta nằm tại cực Đông Châu Á, nhưng giá như chúng ta có tinh thần dân tộc (nguyên văn: quốc dân) thoát ra khỏi những thói quen xấu của Châu Á thì chúng ta đã hòa nhập với (nguyên văn: di chuyển sang) nền văn minh phương tây rồi. Tuy nhiên, thật đáng rủi cho chúng ta là bên cạnh chúng ta tồn tại hai nước láng giềng: nước thứ nhất là Chi Na (Trung Quốc), nước thứ hai là Triều Tiên. Nhân dân hai nước này cũng đều được bồi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hy giống như nước Nhật chúng ta, nhưng chắc vì lý do nhân chủng khác nhau, hoặc là trong phong tục tập quán giáo dục và chính trị giống nhau đó có sự khác nhau về giáo dục từ xa xưa, cho nên ba nước đang đối lập nhau, và những gì giống với Trung Quốc với Triều Tiên cũng là những gì gần gũi hơn so với ở Nhật. Người của cả hai nước chỉ coi đất nước mình riêng biệt mà không biết đường lối cải tiến.

    Sống trong thế giới phương tiện giao thông tiện lợi, chúng ta không thể không nghe không nhìn thấy những biểu hiện của văn minh, nhưng những điều mắt thấy tai nghe giống như thế thôi chưa đủ để gây ra cảm xúc trong lòng (động tâm). Suốt hàng nghìn năm chúng ta vẫn câu nệ đối với những tập quán cũ kỹ bảo thủ, mặc dù văn minh mỗi ngày mỗi phát triển nhưng nếu chúng ta bàn luận về giáo dục trên diễn đàn hoạt động mới ở Nhật về nền văn minh đó thì chúng ta thường lên tiếng giữ gìn chủ nghĩa nho giáo, nói về chủ trương của trường học thì kêu gọi nhân nghĩa lễ trí và chỉ coi trọng trang trí ngoại hình từ đầu đến cuối. Nói về thực tế thì chúng ta không có trí tuệ chân lý nguyên tắc, còn đạo đức thì cũng bị đặt dưới đất đai trong trạng thái thê thảm, và chúng ta thì như những người kiêu căng tự phụ.

    Theo nhận xét của tôi trong tình hình văn minh đang tiến sang phía đông hiện nay, hai nước không thể giữ được nền độc lập của họ. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những người kiệt xuất, tiến hành một cuộc đại cách mạng cải cách chính phủ như phong trào duy tân của chúng ta để bắt đầu cải tiến nhà nước, cải lương chính trị, đổi mới nhân tâm và đổi mới cách suy nghĩ, nếu không làm được như vậy thì hai nước chắc sẽ không còn trong vòng mấy năm nữa, đất đai của họ sẽ bị phân chia bởi các nước văn minh khác trên thế giới. Nói cách khác là mặc dù tiếp xúc với phong trào văn minh khai hóa đang lân lan như bệnh sởi như thế nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên chống lại sự lan truyền tự nhiên của nền văn minh đó, khép kín trong một phòng hạn hẹp cố gắng tránh ảnh hưởng của phong trào văn minh thì khác nào sẽ bị ngạt thở vì không có sự lưu thông không khí.

    Chúng ta có câu tục ngữ ?omôi hở răng lạnh? nghĩa là các nước láng giềng giúp đỡ lẫn nhau, nhưng Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm này không những không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho chúng ta cả, mà còn có khả năng người phương tây đánh giá ba nước Trung Hàn Nhật này giống nhau, nghĩa là họ đánh giá nước Nhật chúng ta như đánh giá hai nước Trung Quốc và Triều Triên vì ba nước cùng giáp biên giới. Lấy ví dụ như chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên cũ kỹ chuyên chế và không có hệ thống pháp luật nên người phương tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín không biết đến khoa học là gì thì học giả phương tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quôc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.

    Nói một cách khác, trong thôn xã có một gia đình sống gần với những gia đình ngu ngốc vô pháp và thảm khốc không nhân ái thì chính bản thân gia đình này dù có là người đúng đắn lương thiện đi chăng nữa cũng bị nhiều người xung quanh vây hãm không người nào ở bên ngoài có thể nhìn thấy được, chẳng khác gì ?ocá mè một lứa? (nguyên văn: không khác gì vật bị chìm khuất). Ảnh hưởng này thực tế đã và đang nảy sinh rồi, nhiều khi trở ngại gián tiếp về mặt ngoại giao của chúng ta, có thế nói đó là đại bất hạnh cho nước Nhật Bản của chúng ta. Vì vậy, nhằm thực hiện mưu lược của chúnng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự tiến hành cải cách (nguyên văn: khai minh) của các nước láng giềng để vùng lên khỏi khu vực Châu Á cùng nhau mà chúng ta hãy thoát khỏi các nước Châu Á này và đuổi kịp và đi theo (nguyên văn: tiến thoái) cùng các nước văn minh phương tây, chúng ta không có cảm tình đặc biệt với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên, chúng ta hãy đối xử với họ như là thái độ của người phương tây đối với họ. Nếu chúng ta tiếp xúc với bạn ác thì bản thân chúng ta cũng trở thành người ác. Chúng ta từ chối các bạn ác vùng Đông Châu Á theo suy nghĩ trong lòng tôi là như vậy.

    Theo ?oThời Sự Tân Báo? (Jiji Shimpo) ?" Ngày 16 tháng 3 năm Minh Trị thứ 18 (1885)

    ----------------------------------------------------------------------

    Lời cảm tạ: Các dịch giả xin cám ơn thày Võ Việt Nhật (Nagoya) cùng các thành viên Câu Lạc Bộ Tiếng Nhật (Japanese Club: http://ann.phys.wani.osaka-u.ac.jp/~an/jclub/) và Nhóm Dịch Trẻ (http://www.vn2k.org/vn-book) đã tạo điều kiện giúp đỡ, trao đổi những thông tin bổ ích và bình luận cho việc sưu tầm và dịch thành công bài văn tiếng Nhật cổ này.

    Đóc đọc Phần II - Các ý kiến về chủ trương "Thoát Á Luận"


    Kamome
  2. Kamome

    Kamome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Thoát Á Luận (Bản tiếng Nhật)
    (Source: website của Đại học Keio - .o大学)
    Chú ý: Có thể do lỗi người gõ, từ - (khí) được thay thế bằng từ o (mộc) theo mạch văn (ND).
    "o-^.-??
    ??
    ??'~~.年"o^'--?福沢諭?O?OT,-ど,,?.,ど?"伴ふて常に^>Ssき-?~Zに-て,',"?,.に,て.""延,'S'?o-,?,,"Y?-?~Zは決-て.,T-ど,,?.人種の"?,'SにT,對-?"とY"と>似,-,のz-?s,,.獨Sく,ZT,,?,きof?<にSばs?正に西<人O<にZT,<の風にzてT.^?T可きのみ?,f<,'親-,??.は.にf<,'.<,<可,?s?,^'はfに-てz細z東-の,,<fと,,<,'謝絶T,<,,のな,S?,
    ?ZT,<-報?1885^~Z治18?年"o^16-
    Kamome
  3. alpha_au

    alpha_au Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Hoan hô bác Kamome, ko biết bác học được mấy năm tiếng Nhật mà dịch hay quá, cho 10 điểm, hì hì. Em đọc bài này, vừa tra tiếng hán muốn đau cả đầu, nhưng công nhận là hay thật. VN ngày xưa mà cũng có vài cụ như cụ Phan Bội Châu thì nước mình bây giờ chắc cũng giàu lắm rồi mấy bác nhẩy

    Nắng mưa là bệnh của trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

    ,,? > "O" ">>な"
  4. Morning_Star_new

    Morning_Star_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2001
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0

    Ý alpha_au là VN mình hồi xưa mà theo Nhật thì bây giờ giàu to á? Bác học lớp mấy rồi mà ăn nói thế nhỉ? Quên hết sử VN rồi à?
    N.T.M.
  5. Kamome

    Kamome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Để hiểu thêm bài Thoát Á Luận và ông Fukuzawa (người được in hình trên tờ 10.000 yên Nhật), tôi xin gửi một số ý kiến về chủ trương "Thoát Á" của Dụ Cát tiên sinh mà tôi đã trao đổi trong mấy năm trước với anh bạn khi học môn "Chính sách Ngoại giao của Nhật Bản" (-oの-交"--) ở đại học. Theo anh bạn tôi (nhà sử học quan hệ Nhật Việt) thì:
    Về ông Fukuzawa này và tư tưởng "Thoát Á" của ông thì nên tìm sách Nhật mà đọc thì hay hơn (sách viết về ông này thì nhiều lắm). Tại sao ông chủ trương "Thoát Á" thì có thể nói vắn tắt như sau:
    1) Nhật cũng đứng trước nguy cơ bị thực dân hoá như các nước Châu Á khác. Nhật đã tiến hành cải cách, nhưng dưới con mắt của phương Tây, Nhật vẫn là một nước mang tính chất Châu Á (chuyên chế, trì trệ). Sau khi Pháp đánh thắng Mãn Thanh (1883-1885), dưới con mắt phương Tây đó là thắng lợi của châu Âu đối với Châu Á. Trung Quốc là nước tiêu biểu của Châu Á bị đánh bại thì Nhật cũng sẽ bị đánh bại. Nhật bị đe dọa xâm lược.
    2) Trong "Thoát Á Luận", Fukuzawa nói rằng: Khác với Nhật, Trung Quốc và Triều Tiên rất bảo thủ, không thể cải cách được, không văn minh hoá được, để các nước phương Tây không coi Nhật như các nước Châu Á khác "cần phải đoạn tuyệt với các bạn Châu Á" tiến bước vào hàng ngũ các nước văn minh. Ông hô hào: Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây.
    3) "Thoát Á" ở đây không phải là "thoát" về địa lý mà thoát "chất Châu Á" (đương thời được coi là bảo thủ, chuyên chế).
    4) Một trong những biện pháp mà Fukuzawa đề nghị để thực hiện "Thoát Á" là "không đối xử với các nước đó (Châu Á) như đã đối xử mà phải đối xử như người châu Âu đã đối xử. Ðó chính là việc cổ vũ tiến tới chiến tranh với Mãn Thanh (Chiến tranh Nhật-Thanh 1894-95), thôn tính Triều Tiên. Ðiểm này bị phê phán nhiều.
    Tuy vậy, đối với Nhật, nhờ có chủ trương "Thoát Á" đó mà họ là nước duy nhất ở Châu Á công nghiệp hoá thành công, trở thành cường quốc.
    Trong XH Nhật bây giờ vẫn còn ảnh hưởng sâu nặng của tư tưởng thoát Á này. Chẳng hạn người Nhật vẫn tự hỏi mình có phải Châu Á hay không? (Không phải hỏi về địa lý).
    + Tại sao ông Fukuzawa lại đưa ra chủ trương "Thoát Á"
    (unknown source):
    Why did Fukuzawa advocate the "Datsuaron"?
    1) At the age of Fukuzawa, Japan met a risk of being colonized as the same as other Asian countries. Japan made a reformation but was regarded as an Asian country by the West, i.e. Japan was a sluggish Asian country with the despotic policy. In Asia, that France invaded China in 1883-1885 was the victory of the West against the Asia. China was a representative Asian country which was taken over so it was thought that Japan would be defeated by the West. Japan was in a threat of being invaded.
    2) In the "Asia Escaping Theory", Fukuzawa wrote that China and Korea which were different from Japan were conservative and it was impossible for them to be reformed and civilized. He added that it was necessary for Japan to break off relations with other Asian countries and Japan should step into the group of the civilized countries in order to avoid from being regarded as other Asian countries. He appealed people "Let's learn the West, catch up the West and overcome the West."
    (to be continued)
    Kamome
    (Xin đón đọc Phần II - Các ý kiến...)
    Kamome
  6. Kamome

    Kamome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Xin chào alpha_au, SM & các bạn,
    Cám ơn các bạn đã đọc bài dịch. Về phong trào Duy tân ở VN, xin gửi bài sau để các bạn đọc tham khảo. Theo tôi thì hoàn cảnh Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn khác nhau, phong trào Đông kinh Nghĩa thục vào đầu thế kỷ 20 của Phan Bội Châu và các sỹ phu khác đã hoàn toàn thất bại mặc dù các sĩ phu thời bấy giờ đã tiếp xúc với làn sóng duy tân của Nhật Bản (đã tiếp xúc với tư tưởng và chủ trương của Phúc Trạch (Fukuzawa) tiên sinh và phong trào duy tân ở Nhật qua các sách Tân Thư và phong trào Đông du). Các sỹ phu VN thời bấy giờ đã học Phúc Trạch tiên sinh mở trường Đông kinh Nghĩa thục ở Hà Nội, giống như Phúc Trạch tiên sinh mở Đại học Keio (Keio Gijyuku Daigaku, .??義塾大学?, nhưng thật đáng tiếc, phong trào Đông kinh Nghĩa thục ở VN đã chết yểu do sự đàn áp của thực dân Pháp... Theo tôi, Việt Nam ngày nay cũng cần phải có nhiều những nhà cải cách giống như Phúc Trạch tiên sinh và Phan tiên sinh.
    Kamome
    Đông Kinh nghĩa thục - nét son chói lọi năm Đinh Mùi 1907
    Sự thức tỉnh của châu Á cùng với phong trào cách mạng tư sản dân chủ ở Đông âu bắt đầu từ cách mạng Nga 1905, tạo thành một cao trào thức tỉnh của cả Phương Đông. ở Việt Nam, đầu thế kỷ 20, sau thất bại của phong trào Cần Vương do các sĩ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo, phong trào cách mạng đã mang một nội dung mới, kết hợp đấu tranh yêu nước với đấu tranh giành quyền dân chủ. Từ đó xuất hiện các phong trào mang mầu sắc mới như Đông Du (1904-1908), Duy Tân (1906-1908) và Đông kinh nghĩa thục (1907).
    Mùa xuân Đinh Mùi (tháng 3-1907), Đông kinh nghĩa thục được thành lập tại Hà Nội, do sáng kiến của hai sĩ phu tiến bộ Lương Văn Can và Nguyễn Quyền. Lương Văn Can (1854-1927), người làng Nhị Khê (nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây), đậu cử nhân năm 21 tuổi, không ra làm việc với Pháp, ở nhà dạy học. Nguyễn Quyền (1869-1941) người làng Thượng Trì, huyện Thuận Thành (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), đậu Tú tài năm 22 tuổi, từng làm huấn đạo ở Lạng Sơn, sau về hoạt động cách mạng.
    Đông kinh nghĩa thục với danh nghĩa một trường tư thục, đặt trụ sở tại số 4 Hàng Đào, được tổ chức theo một mô hình mới, khác hẳn những trường chữ nho cũ, cũng không giống các trường Pháp - Việt đương thời. Trường chủ trương dạy bằng chữ quốc ngữ là chính, kèm thêm chữ Hán, chữ Pháp. Chương trình học gồm nhiều môn: từ văn học, lịch sử, địa lý đến toán học, khoa học thường thức, có cả môn luân lý, cách trí và thể dục. Trường áp dụng một phương pháp giảng dạy mới, với nhiều hình thức sinh động: giảng sách, đọc báo, bình văn, diễn thuyết và những buổi ngoại khóa nói chuyện thời sự hoặc khoa học.
    Lực lượng cộng tác viên và giảng viên của trường gồm hầu hết là những trí thức yêu nước tiến bộ đương thời, kể cả cổ học và tân học. Ngoài hai vị phụ trách chính là Lương Văn Can và Nguyễn Quyền, những sĩ phu có uy tín, còn nhiều nhân vật có tiếng tham gia, như chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, các học giả và nhà văn Hoàng Tăng Bí, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn...
    Đông kinh nghĩa thục mang danh một trường học nhưng thực chất là một tổ chức cách mạng hoạt động bán công khai, tập hợp các lực lượng yêu nước, trở thành một trung tâm vận động văn hóa mang tính chất dân tộc, dân chủ. Thông qua nội dung giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa, nhà trường đã tố cáo chính sách ngu dân thâm độc của thực dân Pháp, qua đó thức tỉnh tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của học viên, nhằm mục đích cuối cùng là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Cùng với nội dung giáo dục lòng yêu nước, nhà trường còn truyền bá tư tưởng cách tân nhằm mở mang dân trí, dân sinh, tiến tới làm cho nước mạnh dân giàu xã hội văn minh,tiến bộ.
    Chỉ trong một thời gian ngắn, Đông kinh nghĩa thục đã gây được ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước, học sinh có tới hàng ngàn. Ngoài trường chính ở Hà Nội, nhiều tỉnh lần lượt thành lập trường theo mô hình ấy và phần lớn lấy tài liệu giảng dạy ở trường Hà Nội. Nhà trường còn xuất bản sách, báo, in và phát hành những tài liệu bí mật và công khai để cổ động cách mạng.
    Mới đầu bọn thống trị Pháp tưởng Đông kinh nghĩa thục chỉ là một tổ chức có tính chất cải lương. Sau thấy đó chính là một "cái lò phiến loạn" thật sự ở Bắc Kỳ, lập tức chúng thẳng tay đàn áp. Tháng 12-1907,chúng ra lệnh đóng cửa trường và lần lượt bắt giam những người chủ trì. Cử nhân Lương Văn Can, hiệu trưởng trường, bị đưa đi an trí 10 năm trên đất Cao Miên (Cam-pu-chia). Tú tài huấn đạo Nguyễn Quyền, nhân vật số hai, bị đày đi Côn Đảo, sau về an trí ở Bến Tre, rồi mất ở Sa Đéc. Một số sĩ phu khác cũng bị giam cầm hoặc giám sát, cấm hoạt động.
    Phong trào Đông kinh nghĩa thục, một sự kiện nổi bật trong năm Mùi đầu thế kỷ 20, tuy không tồn tại được bao lâu (chỉ có chín tháng), nhưng đã ghi lại một nét son chói lọi trên trang sử cách mạng Việt Nam. Cùng với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Đông kinh nghĩa thục đã đóng vai trò quan trọng trong việc động viên lòng yêu nước, đồng thời mở đầu cho công cuộc cách tân văn hoá nước nhà.
    HỒ MẬU ĐƯỜNG
    (Báo Người Hà Nội)
    Được Kamome sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 31/05/2003
  7. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    ố"ọoốô-óăóõ?Ư ó??
    ó??ùẳ'ùẳ~ùẳ~ùẳ.ồạùẳ"ổo^ùẳ'ùẳ-ổ-Ơó?ỗƯổÂốôưồ?óOó?OổT,ọẵóđộ-áồYãỗư?óôộs>ó-ó?ó?Oó,Âó,áó,Âóđọáưóđổ-Ơổoơó?óăó"ó?óf?ófẳófzóđọáưóĐó?ổ-Ơổoơọóđó,Âó,áó,ÂóôồắóTó,óôổ"ốƯc mơnh lỏĂi vui vỏằ nhỏằƠc dỏằƠc 'Ănh rặĂi nặỏằ>c nhà.Thỏưt tiỏc cho Viỏằ?t Nam 'Ê mỏƠt 100 nfm so vỏằ>i nặỏằ>c Nhỏưt!
    keizoku wa chikara nari!!!!
  8. alpha_au

    alpha_au Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Em cũng ko học ở VN nhiều, nhưng về lịch sử cũng ko phải là dốt. Có thể thời Phan Bội Châu, Lương Văn Can sang Nhật thì lúc đó VN cũng đã quá sa lầy vào vũng bùn Thực Dân rồi, nhưng ý tưởng của hai cụ thì ko khác so với Fukuzawa, nghĩa là phải học theo cách của phương Tây, lấy những sức mạnh của phương Tây, bỏ đi những cái cổ hủ và bảo thủ của châu Á, của triều đình họ Nguyễn đã thối nát, thì mới làm cho đất nước lớn mạnh, mới thoát ra khỏi ánh đô hộ của Pháp được.
    Nếu lấy ví dụ sớm hơn, hồi cụ Nguyễn Công Trứ đi sứ tại Pháp, lúc đó cụ cũng đã nhận ra nền văn minh của châu Âu đang tiến nhanh đến mức nào, và điều này ắt sẽ là mối hiểm hoạ với châu Á, đặc biệt là VN. Khi về nước, cụ đã khẩn khoản xin vua Nguyễn học theo nền văn minh châu Âu, nhưng tiếc rằng hồi đó VN mình đã thiếu một vị vua anh minh như vua Minh Trị của Nhật

    Nắng mưa là bệnh của trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

    ,,? > "O" ">>な"
  9. Morning_Star_new

    Morning_Star_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2001
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    MS tự thấy mình không đủ trình độ để tranh luận về những đề tài liên quan đến chính trị hay tư tưởng như thế này. Nhưng dù sao ở một diễn đàn trên mạng như thế này thì bộc bạch một chút suy nghĩ khá là thiển cận chắc cũng k0 ảnh hưởng đến ai.
    Trước hết phải nói rằng đọc xong bài ?oThoát á luận? này, MS thấy rợn cả người. Ngoài cái mặt tích cực là nhận thấy được sự tiến bộ của phương Tây, MS thấy tư tưởng này rất lạnh lùng, ích kỷ và độc đoán. MS cũng nghĩ giống genhitsu (hay ai đó)- tư tưởng thoát á đã dẫn đến việc hình thành cái gọi là ?oPhát xít Nhật?. Bạn biết rồi đấy, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức-Ý-Nhật đã gây ra biết bao nhiêu đau thương, mất mát. Còn đối với Việt Nam, bạn biết không, khi phát xít thua Đồng minh, Nhật phải rút khỏi VN thì đã lấy hết thóc, lúa của người Việt Nam ta làm chất đốt để chạy tàu thủy về nước. Đó chính là nguyên nhân gây ra nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết.
    Nghĩ đến giai đoạn đó, MS không thể đồng ý là VN đi theo tư tưởng thoát á này sẽ tốt được. Nếu đi theo tư tưởng này, biết đâu VN đã trở thành ?oPhát xít VN??!
    Nói chút vậy thôi, MS thực sự không muốn các bạn tranh luận nhiều về đề tài này đâu. Đây là một vấn đề của quá khứ rồi, không có gì là bức xúc cả nên tranh luận cũng được cái gì đâu.
    N.T.M.
  10. alpha_au

    alpha_au Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà so sánh với tội ác của Nhật với Pháp thì quả thật là ko thể nào bằng. Và nói gì thì nói, đó cũng là chiến tranh, đừng bao giờ đổ tội lên đầu những người đi lính, mặc dù quân Phát-Xít xấu xa, nhưng quân đầu mình thời đó cũng chẳng tốt đẹp gì. Mọi người có biết những bằng chứng về sự vi phạm nhân quyền, vi phạm về tù nhân chiến tranh... mà quân đồng minh đã mắc phải thời Thế Chiến 2 ko, người ta đã giấu tiệt nó đi để bây giờ mới mang ra ánh sáng.
    Quay trở lại chủ đề cũ, đúng là bài viết này có mang những ý tưởng "đột phá" thời bấy giờ, những để xem những gì nó đã mang lại cho đất nước Nhật bây giờ, chắc ai cũng biết. Nhiều lúc người ta ko thể mạnh lên bằng chính mình được, mà phải tận dụng được thời cơ, và người Nhật đã làm theo điều này, họ ăn theo rất tốt và đã thành công. Cho mình nói câu này làm ai phật lòng thì bỏ qua nhé, thử nhìn lại Việt Nam gần 30 năm sau chiến tranh và nhìn lại Nhật Bản những năm 70 xem khác xa như thế nào. Một Việt Nam "anh hùng", đánh bại một "đế quốc" Mỹ hùng mạnh thời nào, còn Nhật?, một kẻ bại trận, một lũ đồ tể, những kẻ nhục nhã. Nhưng họ đã làm gì để được như ngày nay, câu trả lời chỉ có một: "bám theo Mỹ". Xin đừng ai giận nhưng điều này là sự thực, kẻ thắng trận ko bao giờ cũng là hay, người ta nói "ăn bám" như một điều sỉ nhục, nhưng bây giờ nhìn lại nước Nhật mới thấy đó có đúng là một điều "sỉ nhục" ko? Hay đó là bài học cho những nước khác, đừng có mơ tưởng vào cái "sỹ diện hão", dù là châu Á hay châu Âu thì thời đại nó ko phân biệt đâu, chỉ có một từ: "thời đại" mà thôi

    Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
    Để một mai tôi về làm cát bụi.

    Trịnh Công Sơn

Chia sẻ trang này