1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tặng các bạn yêu thích nước Nhật.

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi NoZoMi, 17/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Tặng các bạn yêu thích nước Nhật.

    TẬP QUÁN SINH HOẠT VÀ KINH DOANH
    Dù gần đây có ít nhiều thay đổi nhưng cho tới trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, các gia đình Nhật Bản rất khắt khe trong việc dạy dỗ con cái cách ứng xử, trước hết là trong việc ăn uống như cách cầm đũa, cầm bát rồi cách đóng mở cửa, cách nói năng, chào hỏi. Cách ứng xử thể hiện nét đẹp nội tâm, sự lịch lãm, tạo cảm giác dễ chịu cho người tiếp xúc với mình. Phép cư xử được kết tinh trong một loạt các nghi lễ Trà đạo- một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản với tinh thần ?ochỉ một lần gặp mặt cũng đối xử ân cần?.

    Những phép tắc, nề nếp được giáo dục ở gia đình cứ thế lưu lại thành tác phong của người Nhật khi trưởng thành. Sau khi rời ghế nhà trường để trở thành nhân viên công ty, mọi người đều phải trải qua kỳ thi tuyển. Nhiều Công ty, xuất phát từ quan điểm cho rằng phong cách của nhân viên thể hiện bộ mặt của công ty, nên coi việc có biết ứng xử theo đúng những phép xã giao cơ bản hay không là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để tuyển chọn nhân viên.

    LỐI SỐNG THƯỜNG NGÀY

    Thể hiện tình cảm

    Kiềm chế bản thân, tế nhị, khiêm nhường và nhã nhặn? là những đức tính mà xưa nay người Nhật tôn trọng. Nói chung, việc bộc lộ thẳng tình cảm ra được coi là ấu trĩ, không phù hợp với cách ứng xử của người lớn và không được coi là thanh nhã lắm. Đặc biệt, người Nhật không thể hiện tình yêu trước mặt người khác. Cũng có xu hướng hết sức tránh va chạm, xung đột, gây mếch lòng.

    Có lẽ vì thế mà người ta cho rằng khó dò biết được tình cảm và suy nghĩ bên trong của người Nhật bởi cách cư xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra ngoài của họ. Nhưng khi đã quen, bạn sẽ hiểu được những tình cảm với sự khác nhau rất tinh tế chứa đựng trong từng cử chỉ giao thiệp.

    Nhiều người khi được khen cũng không thể hiện niềm vui mà ngượng nghịu trả lời ?ođâu có được như thế? hay tỏ vẻ bối rối ?ođừng đùa nữa? Người Nhật không kiềm chế bản thân, họ không dễ dàng sung sướng khi nhận được những lời khen ngợi.

    Người nước ngoài hẳn ngạc nhiên thấy ở một đám ma của Nhật, gia quyến mỉm cười khi có khách đến chia buồn, tất nhiên không phải là kiểu mỉm cười sung sướng. Đó là cách thể hiện thái độ như muốn nói với khách ?okhông sao đâu, xin đừng lo lắng như vậy?. Ở Nhật Bản, nếu chứng kiến những cảnh như vậy người ta sẽ đánh giá cao gia chủ, coi đó là người có nghị lực, biết kiềm chế nước mắt, thể hiện vẻ đẹp nhân cách làm xúc động người xung quanh.

    Về tính khiêm nhường, có thể ví dụ như tặng quà, người Nhật thường nói ?ochỉ có món quà nhỏ?? Người phương Tây nghe câu này chắc hẳn ngạc nhiên. Thực ra, đó là cách diễn đạt tế nhị dù quà tặng luôn được chọn hết sức cẩn thận. Đó cũng là sự nhã nhặn, khiêm tốn thực sự đúng kiểu người Nhật.

    Tuy nhiên, có sự khác biệt trong suy nghĩ giữa các thế hệ, ngày càng nhiều quan điểm cho rằng nên bộc lộ rõ tình cảm của mình. Ngày nay có thể nhìn thấy nhiều đôi thanh niên Nhật nắm tay hay khoác vai nhau trên tàu điện và ngoài đường phố. Bản tính khiêm nhường, nhã nhặn vốn có của người Nhật có lẽ sẽ không còn được bảo tồn lâu nữa chăng?

    Kính ngữ
    Trong tiếng Nhật, kinh ngữ được sử dụng rất đa dạng và phức tạp. Kính ngữ trong tiếng Nhật có ba lối nói: lối nói lễ phép, lối nói kính trọng và lối nói khiêm nhường tự nhún mình để thể hiện sự tôn trọng. Chương trình giáo dục bắt buộc ở bậc tiểu học và trung học có đưa vào nội dung giảng dạy quốc ngữ một số tiết học về kinh ngữ nên thanh thiếu niên có sự hiểu biết nhất định, tuy nhiên chưa phải họ đã sử dụng thành thục được kính ngữ trong đời sống hàng ngày. Nhiều người lớn tuổi phàn nàn thế hệ trẻ ngày nay sử dụng kính ngữ lung tung. Thực tế, kính ngữ rất phức tạp. Chẳng hạn, khi nói với cấp trên của mình ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng khi nói với người ngoài công ty về người ấy lại phải dùng lối nói khiêm nhường. Nếu không biết dùng kính ngữ phù hợp với đối tượng mình giao tiếp thì sẽ bị coi là thiếu giáo dục, không hiểu biết lễ nghi, vì thế có thể nói rằng kính ngữ là một kiến thức cơ bản không thể thiếu được đối với người Nhật. Có những công ty đưa việc sử dụng kinh ngữ cùng với cách ứng xử qua điện thoại, cách giao tiếp với khách vào trong chương trình đào tạo giáo dục nhân viên mới..

    Ngồi quỳ trên chiếu ?" nếp sinh hoạt trong ngôi nhà kiều Nhật
    Tại Nhật Bản, trước khi bước lên nhà phải cởi giày để ở thềm. Sàn nhà ở được làm từ những tấm chiếu đan bằng cói gọi là tatami. Trong phòng, người ta để trên chiếu những cái đệm ngồi mỏng (gọi là zabuton) và ngồi quỳ lên trên. Ngồi quỳ là cách ngồi nghiêm chỉnh nhất, nhưng nếu được người cùng ngồi cho phép thì có thể để cho chân được thoải mái. Khi đó nam giới ngồi xếp vòng tròn, còn nữ giới hoặc ngồi quỳ như cũ hoặc dịch hông sang bên.

    Trong ngôi nhà truyền thống của Nhật, các phòng được ngăn bởi các cửa kéo được gọi là shoji và fusuma, tường nhà rất ít. Khi vào phòng có khách đang chờ thì phải vừa quỳ vừa mở hay đóng cửa và giữ nguyên tư thế ngồi quỳ lúc cúi chào. Khi được mời đến nhà ai và được dẫn vào phòng khách, ngồi rồi mà chủ nhà vào sau thì phải rời khỏi đệm ngồi, sau đó mới được cúi chào. Người Nhật rất nhạy cảm về vị trí ngồi cao thấp. Trên đệm ngồi, dù chỉ nhỉnh hơn vài xăng-ti-mét cũng đã được coi là cao hơn rồi, d9ể mình ở vị trí cao hơn người khác sẽ bị coi là thất lễ.

    Ngoài vị trí ngồi cao thấp, người Nhật còn rất để ý đến thứ tự ngồi được gọi là kamiza (ngồi trên) và shimoza (ngồi dưới). Lúc ngồi trên xe cũng như khi ngồi trong phòng, thứ tự ngồi được ngầm quy ước . Trong phòng, ?ochỗ ngồi trên? là chỗ xa cửa vào phòng nhất, dành cho người trên hay cho khách. Khi dẫn khách vào, phải mời khách ?o
    chỗ ngồi trên?, tiếp đến người bề trên ngồi ở phía trong, rồi theo thứ tự lần lượt ra phía cửa. Điều này liên quan mật thiết đến lối kiến trúc Nhật Bản. Trong phòng khách của những ngôi nhà Nhật Bản từ thời Edo (bắt đầu từ thế kỷ XVII) có một khoảng trống được gọi là tokonoma. Đó là khoảng trống lõm vào phía trong tường và cao hơn sàn nhà một chút, trên vách có treo tranh và bày biện lọ hoa hay đồ tranh trí. Chỗ ngồi phía trước tokonoma là ?ochỗ ngồi trên?.

    Cách xếp chỗ như thứ này khiến người ta liên tưởng tới chế độ gia trưởng có ở Nhật Bản từ thời Minh Trị (1868-1912). Trong gia đình, người cha là trưởng gia ngồi ở vị trí cao nhất, kế đến là con trai cả rồi đến ccác con trai thứ ngồi phía dưới và con dâu ngồi dưới cùng. Điều này thể hiện lối suy nghĩ trọng nam khinh nữ, song phảo chăng một phần do con dâu là người phục vụ cơm nước nên sắp xếp như vậy cũng tiện hơn. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nếp sinh hoạt vẫn từng được tuân thủ trong các gia đình Nhật Bản này đã dần trở nên thoáng hơn. Ngày nay, khi hình thức sinh hoạt dùng bàn ghế thay chiếu ngày càng phổ biến thì số trẻ em không ngồi quỳ cũng tăng lên.

    Các kiểu cúi người khi chào
    Cúi người cũng là tập quán đặc biệt của người Nhật. Khi chào hỏi, khi nhờ vả, khi xin lỗi, cũng như khi cám ơn, người Nhật đều cúi người. Thậm chí như khi nói chuyện điện thoại, biết rằng mình và người đối thoại không nhìn thấy nhau, song nhiều người vẫn bất giác cúi người để biểu thị sự tôn trọng hoặc biết ơn. Có ba kiểu cúi người khi đang đứng, phân chia căn cứ vào mức độ quan hệ giữa bản thân người chào và người đối diện, vào địa điểm, thời gian và hoàn cảnh.

    Trước hết là kiểu ?ochào nhẹ? thường dùng khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào. Kiểu cúi người thứ hai là kiểu ?ochào bình thường?, cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu ?ochào lễ phép?, cúi người thấp hẳn xuống, dùng khi chào một khách trịnh trọng như chào khách. Bất kể thế nào cũng không cúi đầu mà phải để thẳng lưng và hơi gập người ở chỗ thắt lưng mới đúng kiểu cách.

    Ngoài ra, khi cúi chào, cách để tay của nam và nữ cũng khác nhau. Thường thì nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới để tay phía trước người.

    Bắt vốn không có trong tập quán chào hỏi của người Nhật nhưng khi chào hỏi người nước ngoài, người Nhật cũng tường bắt tay đúng như câu tục ngữ ?oNhập gia tuỳ tục?. Có thể nói đây là ví dụ tính linh hoạt trong lối ứng xử của người Nhật.

    CÁCH ỨNG XỬ TRONG CÔNG VIỆC VÀ TẬP QUÁN KINH DOANH

    Cứ vào tháng tư hàng năm, các công ty lại tiếp nhận nhiều nhân viên mới, sau đó giáo dục họ, tiến hành bước đầu tiên cho việc đào tạo thành nhân viên thật sự của công ty. Hầu hết nhân viên mới vào, vừa tốt nghiệp vào tháng ba năm đó, còn chưa hề có kinh nghiệm. Chính vì thế việc giáo dục nhân viên càng được tiến hành một cách triệt để kèm theo nhiều quy định chặt chẽ, nhất là ở những công ty lớn có truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, từng công ty có thể có cách giáo dục riêng mang sắc thái của công ty đó.

    Trong nền kinh tế Thị trường, các công ty hoạt động với mục đích sinh lợi và thông qua lợi nhuận thu được đó cống hiến cho toàn xã hội. Để duy trì mặt thống nhất của tổ chức, có ý thức vì mục đích chung và tiến hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh, các công ty dù lớn hay nhỏ cũng ban hành rất nhiều quy định cụ thể từ cách quyết định vấn đề, phạm vi trách nhiệm,quyền hạn, cách thực thi cho đến đạo đức của một nhân viên, giờ làm việc, trang phục, cách ứng xử giao tiếp với khách, v.v.

    Trong ngành sản xuất, vì phương pháp quản lý chất lượng là yếu tố quyết định uy tín đối với khách hàng nên nó được quy định đến từng chi tiết về tiêu chuẩn. Đương nhiên theo thời gian và sự thay đổi môi trường như khi phát triển ra nước ngoài chẳng hạn, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhưng phương phap kinh doanh và sản xuất là vốn kinh nghiệm và trí tuệ quý báo được đúc kết qua quá trình lịch sử ở từng công ty.

    Trong thời gian thực tập ở bộ phận chuyên trách, nhân viên mới vào được giáo dục ý tưởng và phương châm của công ty, đồng thời được chỉ bảo những quy định đối với một nhân viên. Sau thời kỳ sinh viên tự do, đây là giai đoạn giúp họ làm quen và có nhận thức mới như một thành viên của tổ chức theo chiều dọc trong công ty.

    Cách ứng xử qua điện thoại
    Các công ty Nhật Bản có quan điểm cho rằng cách ứng xử qua điện thoại của nhân viên là một tiêu chuẩn để người ngoài đánh giá công ty, điều này thậm chí còn ảnh hưởng cả đến sự thành bại trong công việc. Vì vậy, nhân viên luôn được hướng dẫn phải có ý thức rằng mình là bộ mặt của công ty khi gọi và nhận điện thoại.

    Khi có điện thoại gọi tới, nhân viên phải cầm máy ngay trong vòng một hoặc hai tiếng chuông và xưng tên công ty, không được làm khách chờ. Trường hợp do bận việc mà sau ba tiếng chuông mới nhấc máy thì đầu tiên phải xin lỗi như ?oXin lỗi đã làm quý khách chờ lâu?. Khi gọi điện thoại phải cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian người mình đối thoại khi họ đang bận. Việc ghi trước những điểm cần nói là cách sử dụng hiệu quả điện thoại ở nơi làm việc. Ngày nay, thư điện tử qua mạng máy tính dần dần phổ cập làm cho công việc không bị gián đoạn bởi những tiếng chuông điện thoại và có thể nhận thông tin tuỳ theo thời gian phù hợp với mình. Có lẽ vai trò của điện thoại ở nơi làm việc có lẽ rồi sẽ thay đổi.



    keizoku wa chikara nari!!!!
  2. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Giữ đúng hẹn.
    Nhân viên công ty luôn được yêu cầu phải giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để khách chờ. Việc đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút được coi là ý thức cơ bản đối với người đã đi làm. Có lẽ vì lý do này mà có người cố tình vặn nhanh đồng hồ đeo tay của mình khoảng 3 hay 5 phút.
    Hẹn qua điện thoại trước khi đến thăm một công ty được coi là phép lịch sự. Nếu vì lý do gì đó không thể đến đúng giờ hẹn thì phải gọi điện thoại trước.
    Tất nhiên, việc đến công ty đúng giờ là một nguyên tắc. Các nhân viên sợ bị coi là người không nghiêm túc về thời gian nên nhiều khi thậm chí phải chạy cho kịp giờ làm việc.
    Giao hàng cho khách theo đúng thời gian quy định cũng là một nguyên tắc bất di bất dịch. Công ty nào không kịp giao hàng đúng ngày quy định thì sẽ gây trở ngại cho khách hàng, đánh mất sự tín nhiệm và sẽ khó nhận được các đơn đặt hàng tiếp theo. Vì vậy, các công ty Nhật phải tìm cách khắc phục tất cả mọi khó khăn để giữ đúng hẹn.
    Coi trọng hình thức
    Sự coi trọng hình thức đượcxem là một đặc điểm thể hiện văn hoá Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Trang phục yêu cầu có phần khác nhau tuỳ theo từng ngành và từng loại công việc nhưng thường thì những người làm công việc giao dịch cần phải đặc biệt lưu ý. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của công ty.
    Trong giáo dục và đào tạo nhân viên, không ít công ty, ngay cả công ty không thuộc ngành dịch vụ còn hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cả cách để đầu tóc, móng tay.
    Một đặc điểm của xã hội Nhật Bản là việc sử dụng phổ biến com-lê và cà vạt. Ngay cả đến những người lao động không làm việc trong văn phòng hay kinh doanh cũng mặc com-lê, thắt cà vạt đi làm. Sau khi đến chỗ làm, họ thay trang phục, mặc quần áo lao động và khi công việc kết thúc, họ lại mặc com-lê trở về nhà.
    Tuy vậy, hiện nay ở một số công ty và cơ quan hành chính địa phương có đưa vào chế độ được phép mặc quần áo thải mái hơn bình thường đến nơi làm việc vào một gày quy định trong tuần gọi là ?ongày ăn mặc tuỳ ý? hay ?ongày không thắt cà vạt?. Ngay cả ở những gian hàng quần áo đàn ông trong cửa hàng bách hoá cũng có bày bán ?otrang phục thứ sáu? phục vụ cho những nhân viên cao tuổi vốn không quen mặc thường phục tại nơi làm việc.
    Cách làm của người Nhật là ?oxuất phát từ hình thức?, có nghĩa là [bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức sau đó tiếp tục cụ thể hoá dần nội dung. Người Nhậ ?ocất? công việc trong ngăn kéo cho đến khi đạt được hình thức ở mức mong muốn mới tiến hành, có lẽ vì thế mà có ý kiến đánh giá người Nhật ứng phó chậm. Nhưng thực ra có khi bên trong công việc đang được tiến hành từng bước . Trước một cuộc họp, bản tóm tắt về nội dung cuộc họp phải được phát. Đọc trước bản tóm tắt, nắm bắt nội dung chính của cuộc họp và chuẩn bị ý kiến của mình được coi là việc làm không chỉ cho người phát biểu mà cho tất cả mọi người tham gia.
    Sự coi trọng hình thức không chỉ được thể hiện qua các tài liệu giấy tờ như văn thư, sổ kế toán của công ty mà nhiều yếu tố khác cũng được thiết lập dưới những hình thức thống nhất.
    Con dấu và danh thiếp
    Cùng với sự phát triển của kỹ thuật tiên tiến, rất nhiều phương tiện phục vụ cho kinh doanh như điện thoại di động, máy nhắn tin, máy vi tính cá nhân xách tay, sổ tay điện tử,? cũng dần dần phổ cập, song cũng có những thứ luôn giữ vị trí quan trọng. Đó là danh thiếp và con dấu.
    Người nước ngoài cho rằng con dấu dễ bị làm giả hơn chữ kí bằng tay và hoài nghi không biết có cách nào để phân biệt thật giả, nhưng ở Nhật Bản quy định đóng dấu trên các văn bản chính thức, chứ không dùng chữ kí. Chữ kí không có hiệu lực pháp lý, do vậy các cá nhân cũng như công ty, các cơ quan Chính phủ đều có con dấu riêng của mình và dùng nó trong các văn bản chính thức.
    Con dấu của các cá nhân có hai loại: con dấu chính thức được đăng ký ở cơ quan hành chính, có hiệu lực pháp lý, dùng trong các trường hợp quan trọng như hợp đồng và con dấu thông thường đơn giản hơn, mang tính thường dụng. Trong cuộc sống thường ngày, con dấu thường được sử dụng khi nhận hàng gửi nhanh, hàng gửi bảo đảm qua bưu điện hoặc được dùng trong các văn bản lưu hành nội bộ. Với những họ thường gặp như Suzuki, Tanaka hay Sato thì có thể mua con dấu khắc sẵn ở những cửa hàng văn phòng phẩm ngoài phố. Trong trường hợp không có sẵn thì có thể đặt làm theo kiểu chữ, chất liệu tuỳ thích. Còn đối với con dấu chính thức vì mang tính quy ước đặc biệt nên nhiều người lựa chọn chất liệu và hoạ tiết rất kỹ càng.
    Không ít doanh nhân nước ngoài nêu tầm quan trọng của danh thiếp trong xã hội Nhật Bản. Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên bao giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp, từ đó bắt đầu quan hệ. Sau khi nhận danh thiếp, phải giữ gìn danh thiếp đó cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. Không được nhét vào túi mà phải cẩn thận cho vào sổ để danh thiếp, trong trường hợp đang nói chuyện thì người ta đặt danh thiếp đó lên bàn.
    Người Nhật nhìn danh thiếp, nhận biết ptên công ty và chức vụ của người đối thoại đề qua đó thể hiện thái độ và sử dụng kinh ngữ phù hợp với địa vị của người đó.
    Thoả thuận trong kinh doanh
    Việc trao đổi kinh doanh không nhất thiết phải tiến hành ở văn phòng. Tất nhiên, phần nhiều thoả thuận tại văn phòng, song có không ít những cuộc thoả thuận được tiến hành dưới hình thức những bữa ăn tối. Có khi người Nhật vừa chúc rượu vừa bàn bạc chuyện kinh doanh đến tận những chi tiết cụ thể, bữa ăn tối cũng còn là dịp để trao đổi thông tin.
    Những dịp như thế kéo dài từ chiều đến tối,ranh giới không rõ ràng là trong hay ngoài giờ làm việc, vậy mà không mấy người Nhật thắc mắc về điều này, tập quán này đã làm cho các quán ăn ở Nhật phát triển mạnh.
    Chi phí cho những cuộc tiếp đãi như vậy được coi là chi phí cần thiết, ghi trong mục ?ochi phí giao tiếp? hay ?ochi phí tiếp đãi?. Chi phí này cũng được Sở thuế chấp nhận không đánh thuế trong giới hạn một khoản nhất định, điều này cho thấy tập quán này được xã hội Nhật Bản thừa nhận.
    Ngoài ra, vào hai dịp hè và đông trong năm, người Nhật có tập quán bày tỏ lòng biết ơn của mình về sự giúp đỡ thường ngày dưới hình thức như quà tặng giữa năm (Chugen) và quà tặng cuối năm (Seibo). Việc tặng quà này không chỉ giữa các cá nhân mà cả giữa các công ty với nhau và chi phí này cũng nằm trong chi phí kinh doanh.
    Những nét tinh thần độc đáo hình thành qua lịch sử lâu đời được thế hệ người Nhật ngày nay kế tục, song đồng thời quá trình quốc tế hoá đã tạo nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn hoá mới cũng làm cho cả người Nhật và công ty Nhật Bản dần dần thay đổi. Nhân viên của các công ty Nhật Bản trải qua quá trình đào tạo, giáo dục và tích lũy kinh nghiệm thực tế trong công việc, khi được cử sang các chi nhánh ở nước ngoài phải đối mặt với việc thích ứng với nền văn hoá của nước đó. Vì vậy, làm sao để giữ gìn được bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc, đồng thời hoà nhập được với công đồng quốc tế là một vấn đề lớn mà mỗi một cá nhân và công ty của Nhật Bản đều quan tâm.
    ???shttp://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=XForum&file=viewthread&tid=1316
    keizoku wa chikara nari!!!!
  3. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0

    hì hì ...mới lãnh bonus nên sảng khoái ,tặng luôn người yêu
    đây này ,ai muốn lấy không ?
    thế nào ? có bắt mắt không mấy huynh đệ
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  4. alpha_au

    alpha_au Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    He he, bác lại bắt anh em nhòm 90độ từ trên xuống thế. Mà cô này là ai thế, mới nổi ở Nhật àh.
    ------------- ​

    Mãi mãi sống chết cùng MU. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó sẽ không bao giờ thay đổi.
  5. xsa

    xsa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2001
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    ara, iine!!
    [​IMG][​IMG]
    ---change---or----die-----
    http://bizvn.com
    http://betonamu.net
  6. xsa

    xsa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2001
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    À, em tặng bác Aozola:
    http://www1.nisiq.net/~lala/idol2/yuuka22.jpg
    ---change---or----die-----
    http://bizvn.com
    http://betonamu.net
  7. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    đột nhiên quên mất tiêu tên cô em này rồi ,tệ thật ngay cả tên
    người yêu mà cũng quên nữa ,khi nào nhớ ra trả lời cho bác
  8. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    To : xsa
    Cám ơn nhiều nhe ,Yuuka cũng là người yêu của mình đấy ,
    thiệt là khổ thân ghê vì nhiều người yêu quá
    Còn nữa ,cô bé này cũng là người yêu của ta đây hehehe...
    巨乳は,"っぱ?""ね!へへへ!

    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  9. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    Cô dâu của mình đây hehehe...

    tặng luôn đó ,ai muốn lấy thì nhanh tay lên
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  10. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    còn đây là bồ nhí của ta ,không tặng mà bán đó ,bán
    đấu giá đấy hihihi...

    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ

Chia sẻ trang này