1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa Đũa của người dân Nhật Bản!!!

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi Lissette, 31/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa Đũa của người dân Nhật Bản!!!

    Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, các nước Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc... chủ yếu sử dụng đũa làm công cụ và, gắp... trong các bữa ăn hàng ngày. Mặc dù vậy nhưng ở mỗi nước đều có phong tục dùng đũa mang nét chung va riêng nằm trong phạm trù văn hóa phương Đông.
    Đôi đũa là vật dụng dùng để và, gắp... thức ăn. Nó có thể làm bằng nhiều chất liệu như tre, gỗ, sừng, sắt... ở mỗi chất liệu, đôi đũa lại mang trong mình một giá trị khác. Xa xưa, đôi đũa bằng ngà voi chắc chắn có giá trị hơn so voi đôi đũa gỗ, tre... đôi đũa sắt chỉ là sản phẩm xuất hiện khi trình độ kỹ thuật của con người có một bước "nhảy vọt" đáng kể. Trong quá trình giao lưu văn hóa với ngừơi Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đũa vào Nhật Bản. Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình sau đó lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng thời gian từ năm 710 den 794 (Thời kỳ Nara trong lịch sử Nhật Bản). Đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua va nhung người thuộc hoàng tộc thì ngắn. Đũa của các quan lại dài hơn. Khoang thoi gian từ 1185 tro đi, đũa được dùng phổ biến trong đời sống nhân dân Nhat Ban nhưng quan niệm đũa dài, ngắn trong dân gian thì ngược lại với cung đình. Đũa của cha me phải dài hơn đũa của con cái. Dũa của chồng dài hơn đũa của vợ đũa của anh dài hơn đũa của em.

    Thời xưa muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp "quyen quy" vua, quan va nhung nguoi giau co thuong dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi va dần dần tục lệ này cung tro nen pho bien trong doi song nguoi thuong dan. Cung tu 1185 tro di, moi nam cu vao thoi diem cay lua (mua xuan) va dip thu hoach lua (mua thu) nguoi dan Nhat lai co phong tuc thay đũa mới. Ho quyết định lấy ngày 4-8 làm "ngày hội đũa" trên toàn quốc.

    So 4 trong tieng Nhat phat am la Si (Shi), so 8 phat am la Hachi (Hachi) ma HaShi lai la đôi đũa nên ngày 4-8 duoc goi la ngày hội đũa. Ngày nay, ở Nhat Ban trung bay rat nhieu loai đũa bằng các chât liệu, màu sắc khác nhau. ở khong it gia dinh co tuc le thay đổi đũa mới trong ngày hội đũa.

    So với đũa Trung Quốc, Việt Nam... đũa Nhật Bản lam bằng gỗ, ngắn hơn va dễ sử dụng hơn. Theo quan điểm của Richard Bowring (nguoi Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản cho rằng: "Đũa Trung Quốc dài va hơi to quá nên khó sử dụng". Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. ở Nhat Ban, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa... theo kiểu nguoi phuong Tay. Trên bàn ăn nguoi Nhat dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gần voi phong tục: trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương ngừơi đã khuất sau khi hỏa táng và chuyền cho nhau. Ngoai ra, ho con tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi, không cắm đũa vào bát cơm vì nó gợi lên hình ảnh chết chóc. Điều thú vji hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác. Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc, người Việt Nam ăn xong sẽ rửa sạch đũa để dùng lại. ở mỗi gia đình, mọi ngừơi có một đôi đũa riêng, khách đến nhà sau khi dùng xong bữa thfi đũa của họ ăn gia chủ sẽ vứt đi - biểu hiển sự trong sách của người dân xứ sở Mặt trời mọc.

    Nguồn: http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=XForum&file=viewthread&tid=1383



    Hỡi chiếc lá nào bay về trời.
    Có gửi lời với tôi.
    Hãy giữ lấy dùm tôi nụ cười và đức tin ở con người
  2. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Úi em ơi ,bài này anh mất công tìm tài liệu ,rồi dịch ra đó ,làm phiền em cho tên tác giả Nozomi vào hộ anh cái nhé ,ko copy rồi paste thế này thế chết bọn anh!!!!Thanks!!
    keizoku wa chikara nari!!!!
  3. ET.KODOMO

    ET.KODOMO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua ET cũng vừa đọc bài này của Nozomi bên VYSA. Hì hì..Đang thắc mắc là rất thú vị mà sao Nozomi không post cả ở JC nữa.
    Korekara mo gambare ne !
    ET.KODOMO
    Arigatou ! Aete yokatta.....

  4. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Chị Kodomo thông cảm ,tính em nó hơi bị cứng ,ở đâu cảm thấy thoải mái thì em chơi hết mình ,cho nên em ko thể post nhiều ở đây được ,chỉ như người qua đường làm chén chà trong quán JC này thôi rồi lại đi!!!!!!
    keizoku wa chikara nari!!!!
  5. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    ơ người ta để cái nguồn to đùng kia còn gì; hichic anh NOZoMi động lòng làm gì hichic Em thấy bài của anh tuyệt vời nên mới copy rồi post lại đấy chứ!!! :D

    Hỡi chiếc lá nào bay về trời.
    Có gửi lời với tôi.
    Hãy giữ lấy dùm tôi nụ cười và đức tin ở con người

Chia sẻ trang này