1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chó và quỷ - Phía tối của mặt trời Nhật Bản (Alex Kerr)

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi Kalashnikov36, 25/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kalashnikov36

    Kalashnikov36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chó và quỷ - Phía tối của mặt trời Nhật Bản (Alex Kerr)

    Đôi nét về tác giả

    Alex Kerr: Sinh năm 1952 tại Maryland (Hoa Kỳ). Năm 1964 lần đầu tiên tới Nhật Bản, sống cùng với cha cho tới năm 1966 ở một căn cứ hải quân Mỹ đóng tại cảng Yokohama. Năm 1974 tốt nghiệp đại học Yale khoa Nhật Bản học. Lấy bằng đại học hạng ưu tú nhất về chuyên ngành Nhật Bản học. Từ năm 1972 đến năm 1973 nghiên cứu về Nhật Bản theo học bổng quốc tế Rotary tại Trung tâm quốc tế Đại học Keio Gijuku. Từ năm 1974 đến năm 1977 theo học ngành Trung Quốc học bằng học bổng Rose tại trường Balliol thuộc Đại học Oxford (Anh). Lấy bằng đại học và thạc sỹ.

    Làm phiên dịch, cố vấn văn hóa, viết thư pháp, giảng bài về mỹ thuật Nhật Bản và Đông Á ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu. Hoạt động với tư cách là nhà tổ chức các chương trình tổng hợp về triển lãm mỹ thuật, múa truyền thống, trà đạo, hoa đạo, thư pháp... Ngoài ra, làm phiên dịch cho các đoàn thể tôn giáo Nhật Bản, lập kế hoạch, phiên dịch tại các hội nghị tôn giáo trong và ngoài Nhật Bản. Từng có gần 20 cuộc triển lãm thư pháp ở Nhật Bản và Hoa Kỳ.

    Từ năm 1986 đến 1993 làm đại diện tại Nhật Bản cho tập đoàn Trammel Craw (tập đoàn bất động sản lớn nhất Hoa Kỳ, trụ sở đặt tại thành phố Dallas bang Texas). Phụ trách kế hoạch đầu tư và phát triển chung giữa công ty Trammel Craw và các nhà đầu tư Nhật Bản.

    Năm 1973, mua một căn nhà dân Chiiori có từ giữa thời kỳ Edo ở làng Higashi Iyayama tỉnh Tokushima. Năm 1988 hoàn thiện công việc thay mái tranh cho căn nhà. Năm 1998, bắt đầu dự án Chiiori (tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận) cùng với nhiếp ảnh gia Mason Florence. Mục đích là "Bảo tồn nông thôn Nhật Bản, thúc đẩy tự nhiên và văn hoá" với trung tâm là vùng Iya.

    Tác giả cuốn "Hình ảnh còn lại của vẻ đẹp Nhật Bản" (NXB Shinchosha) nhận giải thưởng văn học Shincho (lần đầu tiên một người nước ngoài nhận giải). Bản tiếng Anh "LOST JAPAN" (NXB Lonely Planet, Melbourn, Australia). Năm 1999, cuốn sách được dịch ra tiếng Italia và tiếng Ba Lan.

    Bản gốc của cuốn này là "Dogs and Demons" xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 2001 (NXB Hill and Wang). Đã được xuất bản tại Hàn Quốc

    Đôi nét về cuốn sách

    Có nhiều di sản văn hoá, thiên nhiên tươi đẹp, nền giáo dục ưu việt, mức tích luỹ cá nhân lớn nhất thế giới. Với những thứ như vậy, vì sao Nhật Bản lại đi chệch hướng? Một cuốn sách luận về Nhật Bản thẳng thắn của tác giả Hình ảnh còn lại của vẻ đẹp Nhật Bản

    Cuốn sách gồm có 17 chương với các tựa đề như sau:

    1. Tự nhiên - Nhà nước xây dựng
    2. Trị sơn, trị thuỷ - Quần đảo tai hoạ
    3. Môi trường - Quá trình khai thác chất chứa steroid
    4. Thời đại kinh tế bùng nổ - Dĩ vãng tươi đẹp
    5. Thông tin - Một cái nhìn khác với hiện thực
    6. Chế độ quan trường - Thao tác đặc biệt
    7. Đài tưởng niệm - Sân bay củ cải
    8. Cố đô - Kyoto và ngành công nghiệp du lịch
    9. Đô thị mới - Đường dây điện thoại và biển hiệu treo cao
    10. Quỷ - Triết học của tưởng niệm
    11. "Manga" và "Khổng lồ" - Mỹ học của tưởng niệm
    12. Ngày tổng quyết toán - Công nợ
    13. Sự giàu có của đất nước - Phép tắc của đồng tiền
    14. Giáo dục - Theo quy chế
    15. Thêm vào với giáo dục - Ikebana và điện ảnh
    16. Quốc tế hoá - Những người vong mệnh và người nước ngoài sống ở Nhật
    17. Có thể làm cách mạng được không? - Những con ếch luộc
  2. Kalashnikov36

    Kalashnikov36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Dogs and Demons hiện đang là một trong những cuốn sách tham khảo quan trọng của một số môn học ngành Nhật Bản học tại các trường Đại học có ngành này ở Nhật. Mình đang có ý định dịch một phần cuốn sách này, các bạn có thể tham khảo ở diễn đàn Thăng Long tại địa chỉ
    http://www.tathy.com/thanglong/topic.asp?TOPIC_ID=4571
    Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn..
  3. Kalashnikov36

    Kalashnikov36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến bạn Body Fishman, người phụ trách việc điều tra, nghiên cứu của cuốn sách này. Nếu không có sự tìm kiếm thông tin nhanh nhạy và việc kiểm tra bản thảo một cách kỹ lưỡng của anh, có lẽ tôi đã không thể hoàn thành cuốn sách này.
    MỞ ĐẦU​
    Những điều mà tôi sẽ kể ra với các bạn ở đây là những điều đáng kinh ngạc nhất cho tới ngày hôm nay, những điều bất ngờ nhất, những điều tuyệt vời nhất, mang tính kỳ tích nhất, hoành tráng nhất, không thể hiểu nổi nhất, không thể tin được nhất, không thể dự báo nhất, vừa vĩ đại nhất mà cũng nhỏ bé nhất, vừa hiếm hoi mà cũng đầy rẫy, vừa được nhắc đến nhiều nhất nhưng cũng là những điều được che dấu kỹ càng nhất.
    Phu nhân hầu tước Sevigne ("Những lá thư từ cung điện Versailles") Năm 1670
    Tôi bắt đầu có ý định viết cuốn sách này là vào năm 1996, khi đang ngồi uống cà phê cùng với một người bạn quen biết đã lâu là chị Merit Janou tại bậc thềm của khách sạn Oriental ở thủ đô Bangkok (Thái Lan). Tôi vẫn còn nhớ như in quang cảnh cái buổi hôm đó - Hai bên bờ sông, các toà nhà văn phòng và khách sạn sang trọng đan xen với những dãy nhà kho, những ngôi chùa mái ngói cong cong đúng theo kiểu Thái truyền thống, trên sông thì có đủ loại thuyền bè tấp nập lại qua: thuyền gỗ tếch chở gạo, thuyền buồm du lịch rồi lại còn cả xà lan chất đầy than đá. Vừa ngắm nhìn quang cảnh tươi vui đó, tôi chợt để ý đến những âm thanh xung quanh: ở bàn cạnh bên, mấy doanh nhân người Đức đang chuyện trò rôm rả về một hệ thống vệ tinh mới của châu Á, kế đó một anh chàng dán mắt vào tờ báo tiếng Ý, còn quá phía bên kia đôi chút, một nhóm người Thái Lan và Mỹ đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch Việt Nam.
    Merit với tôi là chỗ bạn bè từ thủa niên thiếu, cùng lớn lên ở Tokyo, Yokohama nhưng nhìn những hình ảnh đập vào mắt thế này, tôi chợt thấy rằng nó thật qúa khác xa so với hình ảnh nước Nhật hiện tại. Trước hết phải nói đến là vài năm lại đây lượng người nước ngoài đến Nhật đã không nhiều, còn người cư trú lại càng ít hơn nữa. Trong số đó những người có ý định khởi nghiệp kinh doanh ở xứ sở này quả chỉ có thể đếm được, và có thể nói rằng ảnh hưởng của họ đến Nhật Bản hầu như là con số không tròn trĩnh. Có rất nhiều khách sạn còn không có cả báo tiếng Anh, chứ chưa nói gì đến báo chí tiếng Ý.
    Quang cảnh đông vui nhộn nhịp nơi con sông này thật khác xa với cảnh đơn điệu trên những dãy phố Nhật Bản. Không thể hình dung được một hình ảnh ven sông sống động đến như thế - trong đầu tôi chỉ hiện lên những dải bờ đê xây bê tông trải dài hun hút. Tự nhiên, tôi cảm thấy dường như Nhật Bản đã trở thành một thực thể tách rời ra khỏi xã hội thế giới hiện đại mất rồi. Từ đó, tôi chợt nảy ra tựa đề cho cuốn sách của mình sẽ là "Không quan hệ - Nhật Bản". Trong suốt cả một thời gian quá dài, Nhật Bản đã không đoái hoài gì đến thế giới, nên rốt cục đã bị coi như miếng gỗ khắc để đấy, và trở nên không có liên hệ gì với dòng chảy chung của cả thế giới.
    Thế nhưng, trong khi tiến hành điều tra, nghiên cứu để viết ra cuốn sách này, tôi đã nhận thấy những vấn đề mà nước Nhật phải đối mặt còn nghiêm trọng hơn những gì tôi tưởng tượng nhiều. Không chỉ có "Không quan hệ - Nhật Bản" mà còn là một bài học lớn đối với các nước trên thế giới. Vì thế, tôi đã quyết định đổi tên sách.
    Điều làm tôi cảm thấy ngạc nhiên nhất là nước Nhật dù đã có trong tay tất thảy mọi thứ, nhưng do đâu lại trượt chân xuống hố như vậy? Nào đâu những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nổi tiếng khắp trần, những dãy núi trập trùng xanh ngát, những dòng suối mát lành uốn quanh bao vách đá ánh màu ngọc lục. Nào đâu những di sản văn hoá phong phú bậc nhất châu Á được chăm sóc hàng bao thế kỷ nay, vừa là kế thừa tất cả các tài sản mang tính nghệ thuật của Đông Á lại đồng thời cũng là cái hồn riêng có của xứ sở mặt trời mọc. Nào đâu một Nhật Bản tự hào với chế độ giáo dục ưu việt so ngay cả với các nước tiên tiến và nền khoa học công nghệ phát triển cao. Một đất nước được đắm mình trong những lời tụng ca qua tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, và bởi những lợi nhuận thu được qua quá trình đó mà có lẽ đất nước này đã trở thành nhà nước phúc lợi điển hình trên thế giới.
    Đã đến lúc xây dựng nên một nền văn minh huy hoàng mới soi đường cho thế giới này. Thế nhưng, bởi đâu mà nước Nhật của thập niên 1990 lại bị tiêu biến cái hoạt khí tràn trề đó? Thập niên 1990 mở màn là sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, nơi từng tự hào là có quy mô lớn nhất thế giới vào năm 1989, đến năm 2001 tổng giá trị giao dịch đã trượt dốc không phanh và chỉ còn bằng mức 40% giá trị giao dịch tại New York. Cùng thời gian đó, trong khi nền kinh tế Mỹ, Hoa Kỳ và Trung Quốc khởi sắc đi lên thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật lại tăng trưởng với con số âm.
    Chuyện nền kinh tế Nhật Bản vấp ngã giờ đây đã không còn là điều thu hút sự chú ý của thiên hạ nữa nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng nước ngoài vẫn hầu như không thay đổi cách tiếp cận về những vấn đề như xây dựng thành phố, môi trường tự nhiên, văn hoá, sinh hoạt cư dân,... Lấy thí dụ ngay ở các thành phố mới (newtown), là một phần của dự án "đô thị tương lai", tại sao không thực hiện một điều hết sức cơ bản là lắp đặt đường dây điện chìm? Tại sao trong các công trình xây dựng có quy mô lớn tại vùng núi, vùng sông lại để in vết chân trông rất khó coi? Tại sao Kyoto và Nara bị biến thành những rừng hoá chất vô cơ như vậy? Không ít người Nhật cũng như người nước ngoài sinh sống ở đất nước này buồn vì những điều đó, nhưng đó không phải đơn thuần là biểu hiện của kinh tế suy thoái mà nó nói lên vấn đề sâu xa hơn nhiều - hiểm nguy văn hoá nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là, một chứng bệnh đang gặm nhấm dần dần linh hồn của đất nước này.
    Được Kalashnikov36 sửa chữa / chuyển vào 00:44 ngày 25/01/2004
  4. ET.KODOMO

    ET.KODOMO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    0
    Mình đã xem bên TL rồi, không có bản gốc tiếng Nhật. Theo lời giới thiệu của bạn thì quyển sách này nguyên bản là tiếng Anh. Vậy làm sao để góp ý kiến với bạn bây giờ? Hay là, vừa đọc bản dịch từ tiếng Nhật của bạn, vừa đọc và dịch bản tiếng Anh?
    ...Không đòi hỏi nhau tất cả, nhưng làm sao anh thay đổi được sự việc anh không hoàn toàn thuộc về em...
  5. Kalashnikov36

    Kalashnikov36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chính vì bản gốc của nó là tiếng Anh nên mình e là khi A.Kerr dịch ra tiếng Nhật cho người Nhật đọc sẽ có một số đoạn lược bớt các khái niệm mà người Nhật nào cũng hiểu nhưng người nước ngoài khó hiểu. Bản tiếng Anh có thể sẽ giải thích cặn kẽ hơn. Những chỗ nào khó hiểu ở bản tiếng Nhật mà mình đã được cô giáo giảng cho thì mình sẽ chú thích thêm. Nếu các bạn có điều kiện đọc bản gốc và thấy chỗ nào mình dịch chưa thoát hoặc không chính xác và góp ý thì mình rất lấy làm cảm ơn và sẽ tiếp thu để có thể chuyển ngữ chính xác.
    Được Kalashnikov36 sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 25/01/2004

Chia sẻ trang này