1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kĩ sư liên ngành thì thế nào?!

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Jeno, 22/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jeno

    Jeno Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Kĩ sư liên ngành thì thế nào?!

    Jeno đôi khi rất thắc mắc chuyện một kĩ sư nên biết chuyên sâu về lĩnh vực của mình hay cần phải biết thêm vào những lĩnh vực khác.

    Trong tình hình hiện giờ ở Việt Nam (Jeno học ở VN nên chỉ biết ở đây) rất nhiều công ty tuyển dụng nhân viên phù hợp với ngành nghề của công ty và sau đó bố trí cho làm ở các lĩnh vực khác nhau. VD một công ty sản xuất hoá phẩm thì tuyển sinh viên hoá (đa số thôi, không phải 100%) và cho làm việc ở các bộ phận kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, thậm chí cả nhân sự và marketing...

    Đứng trước tình hình như thế, vấn đề đặt ra là người sinh viên đó không chỉ biết mỗi chuyên môn của mình mà còn buộc phải biết thêm kiến thức về sản xuất, kinh doang, nhân sự, marketing. Điều này cũng đúng đối với những người tốt nghiệp nhưng làm không đúng chuyên môn của mình. Tất cả chỉ bắt đầu từ kiến thức đại cương trong các lĩnh vực khác để phát triển.

    Jeno thắc mắc là giả sử mình học một ngành, sau này làm việc ngành của mình có liên quan đến các ngành khác. Vậy thì kiến thức mình cần bổ sung sẽ tới mức nào.

    Như một kĩ sư cơ khí, khi làm việc ở hệ thống sản xuất hoá chất, vậy cần phải có kiến thức về hoá ở mức độ nào. Tức kiến thức cơ bản đề bảo đảm làm việc tốt như thế nào? Tương tự, các ngành cơ khí, xây dựng, điện,... thì khi liên quan đến công việc của mình, mình sẽ phải bổ túc thế nào?

    Mọi người ai có kinh nghiệm chia sẻ với Jeno nhé!
  2. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Các nước giàu mạnh trên thế giới hiện nay, bá chủ trên công nghệ chính là nhờ đội ngũ ky sư chuyên gia, làm cái gì thì thật là giỏi thật là sâu về cái đó .
    Ánh sáng nếu muốn xuyên thủng màn đên, tập trung thành một tia nhỏ thì xuyên thủng được . Tỏa ra thì sẽ yếu đi mà thôi ...
    Càng về sau, khoa học càng phát triển, người ta đòi hỏi ngành kỹ sư cần phải chuyên gia sớm hơn về tuổi tác .
    Nếu bạn biết rõ, bạn muốn gì và thích gì, đi chuyên ngành từ nhỏ thì bạn sẽ có được câu: nhất nghệ tinh nhất thân vinh .
    Ở các nước chưa phát triển, để ý thấy cái giáo dục trên đại học khá ư là chung chung . Thiếu chuyên ngành đào sâu . Vì vậy, một người kỹ sư ở các nước đó, trong câu chuyện xã giao trên trời dưới đất, có thể là người đó cái gì cũng biết 1 tí cả , nhưng khi đi làm hay apply job trên mức độ thế giới thì chưa đủ competitive để được trọng dụng .
    Làm Thuyền lan man suy nghĩ đến cả trong tình yêu . Nhớ mấy cô gái VN hồi xưa, thời mấy chị lớn của Thuyền, hay khen các chàng trai của họ , "Anh ấy giỏi lắm , cái chi cũng biết cả . Đàn hát cũng biết, hội họa cũng biết, văn thơ cũng biết, toán cũng không dở, sửa xe cũng ok . Chị thấy ghê . Anh đa tài . Nhưng chắc không được may mắn nên cứ mãi mà không có công việc ." hihih Thuyền thì thấy là, tuy là cái chi cũng biết nhưng chả có cái nào thật là giỏi để mà có thể kiếm ra được đồng tiền cho vợ con nhờ cả .
    Vì vậy, Thuyền đề nghị, nếu nhìn về long term, bạn không nên ôm đồm quá nhiều mà nên biết suy xét tìm kiếm cho mình một lối đi, và tập trung sức lực tuổi trẻ, mang đam mê vào ngành đó để tìm cho mình một chỗ đứng với đời .
    Ấy là thiển nghĩ , tuy nhiên, chuyện chi cũng có mặt trái của nó cả, bạn biết không ?
    Bạn phải cẩn thận, bên Mỹ này, người ta hay có câu chế nhạo, "over qualified but ... under-skilled !", chế nhạo các người học lên tận Ph-D và không có kinh nghiệm là việc của ngành mình . Và ngành mình cũng ít job . Vì vậy, theo như Thuyền nghĩ, nếu bạn hoàn tàon say mê chuyện nghiên kứu, chỉ muốn tối ngày mài quần trong trường đại học (nghèo lă"m đó bạn ! ), thì hoan nghinh bạn học một lèo lên tới PhD . Còn nếu không, bạn nên có vài năm làm việc trong industry, định hướng đi của mình rồi hãy học lên PhD . Tuy là vậy, nhưng Thuyền cũng vẫn hoan nghinh các bạn học all the ways một lèo lên tới PhD . Nhớ là, đừng học PhD chỉ vì bạn kiê"m job không được, mà học PhD chỉ mình mình đam mê !
    Không hiếm trường hợp trong sở Thuyền, có nhiều người dấu bằng PhD đi để có job cho bằng được vì bằng PhD của họ nghiên cứu về project gì đó mà không dính dáng đến sở làm . Tuy là chuyên ngành , nhưng chính trong một ngành đó cũng rất bao la lắm bạn ơi . Lấy thí dụ ngành computer engineering thì thấy . NewGrad thì computer engineering job nào cung như nhau cả . Nhưng nếu bạn có chừng 10, 15 năm kinh nghiệm trở lên, lúc đó thì bạn sẽ thấy không cái jobs nào giống jobs nào cả dù là cùng một ngành computer engineering !
    Có một số bạn cố ý lấy trên một ngành, vì bạn ấy có thể có vision về một lãnh vực gì đó trong tương lại mà combining 2 hay 3 displines với nhau mà hiện tại vẫn chưa có . Đây là các bạn co thiên tài, chạy trước khoa học, và là pioneer của các ngành mới trong tương lại . Thủa xua xưa, ngành computer engineering trước khi ra đời, có nhiều người vừa lấy degree của electrical engineering, và vừa lấy degree bên computer science lắm . Đó là những con chim đầu đàn của ngành computer engineering sau này . Các bạn nên tự xét khả năng của mình hén ... Chỉ học thêm nếu cảm thấy mình dư sức covering cho cái thêm đó nha !
    Bản thân Thuyền, Thuyền vẫn khuyên các đàn em của Thuyền, khi còn trẻ mới ra trường thì nên đổi jobs đây đó, biết lãnh vực này lãnh vực kia trong ngành . Đến một mức độ nào đó thì phải dừng chân lại, đào sâu vô một lãnh vực gì đó mà mình chọn để trở thành một chuyên gia . Biết rộng rãi (nội trong ngành của mình) có lợi cho bước tiền đồ của mình sau này . Đó là khi mình lên chức lãnh đạo, leader của project hay department, cái nhìn của mình không bị hạn hẹp và thiển cận . Nói tóm lại, nhìn cái resumé của bạn, người ta có thể bảo : "This guy has been around !"
    Lấy thí dụ ngành computer engineering (tại Thuyền ở ngành này nên biết), biết về mọi asspect của computer, và có kinh nghiệm làm việc mỗi thứ một ít, từ digital desiging đến silicon designing, từ database programming đến embedded system programming, ... Rồi sau đó chọn một nơi nghỉ chân, bạn sẽ hài lòng và không chạy nhảy nữa . Kinh thức có cái nền tảng rộng lớn, có vậy thì vươn lên cao mới không bị .. mất thăng bằng (giống như xây cái tháp vậy đó) . Cái đế nhỏ quá, lên càng cao sẽ càng dễ bị đổ tan .
    Vậy đó bạn, mong là Thuyền viết vài kiến 2 xu 3 xu giúp bạn được gì chăng ?

Chia sẻ trang này