1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận bàn về các cuọc tranh luận chiến tranh tại sở làm ...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 09/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Luận bàn về các cuọc tranh luận chiến tranh tại sở làm ...

    Chào các bạn,

    Thời đại ngày nay, môi trường chúng ta làm việc hàng ngay là nơi mà tất cả mọi chuyện đều phải làm cho mau cho lẹ, nói chung là chuyện gì ở sở làm cũng đều man mát vẻ "khủng hoảng" cả .

    Đây là Thuyền muốn luận bàn môi trường làm việc bên Mỹ này . Bên VN thì hình như nghe nói lề mề hơn nhiều ...

    Trở lại môi trường làm việc bên Mỹ, vì quá nhiều stress nên có rất nhiều chuyện tuy thiệt đơn giản, nhưng chúng ta cũng sẽ dễ dàng "khó chịu" với nhau . Dễ gây nên cuộc chiến, nói một cách đơn giản là vậy ... Cuộc chiến dễ xảy ra, đơn giản vì ai cũng làm việc hăng say và đều quán triệt vấn đề để thảo luận bùng nổ .

    Trong bài viết này, Thuyền xin mạn phép viết lại vài phương pháp mà các bạn có thể chọn lựa "chiến trận" cho bạn một cách khôn ngoan hơn ...

    Thật ra, cuộc sống của chúng ta, sự nghiệp của đám kỹ sư bọn mình, là một đống các cơ hội để ta chọn lựa giữa 2 cái :

    1. Làm to chuyện lên, chiến đấu đến cùng .
    2. Thôi bỏ qua và tiến sang chuyện khác

    Nếu mà lúc nào ta cũng đi theo con đường thứ 1., người ta sẽ coi bạn là "trouble maker" (người chuyên môn gây chuyện) . Còn nếu như, bạn chỉ "challege" (thách đố) một số chuyện thật sự quan trọng cho bạn, ý kiến và sự bất đồng ý của bạn sẽ có 1 tí cân lượng hơn bình thường và mọi người có thể sẽ nghe theo ...

    Dr Richard Carlson, tác giả nổi tiếng của rất nhiều sách nói về thành công trong cuộc sống, ông có đúc kết rất nhiều điều hay trong cuốn sách "Don''t Sweat the Smal Stuff at Work" (Đừng đổ mồ hôi vì mấy chuyện nhỏ) . Dr Carlson có nói như vầy :

    "Một trong những yếu tố làm mình thấy căng thẳng tại nơi làm việc là mình hay có khuynh hướng ráng ôm lấy những cuộc chiến mà mình hầu như không có cơ hội chiến thắng được !"

    Mà ông ta nói đúng thật . Cho dù mình có chiến thắng những cuộc tranh cãi đó đi chăng nữa, mình cũng vẫn là người thua trận vì cuộc tranh cãi đó chả có lợi ích chi cho mình cả . Đáng lý ra, sức lực phải để vô chỗ khác thì dù mình có hòa, mình cũng vẫn là kẻ thắng trận nếu cuộc tranh cãi đó có ích cho sự nghiệp của mình ..

    Viết tới đây, chắc chắn ai cũng thắc mắc,

    "vậy làm sao mình biết được, cái nào nên cãi đến cùng, cái nào nên bỏ qua du di đi .." đúng hông ?

    Sau đây là một vài ý tưởng gợi ý cho các bạn:

    Khi nào thì không nên chiến đấu đến cùng:

    - Mình đang cố thay đổI nhưng đối tượng mà họ không muốn thay đổi
    - Kết quả cho mình, dù thắng hay thua, cũng chả khác là bao
    - Vấn đề chả có dính dáng đến mình hoặc không quan trọng mấy đối mình
    - Khong rành mấy vấn đề đó hoặc cảm thấy là mình có thể sai
    - Hoàn toàn không có 1 tí cơ hội chiến thắng (hihih tranh cãi với bạn gái chẳng hạn )
    - Có chuyện khác quan trọng hơn
    - Muốn cho người khác thấy là mình nice !

    Khi nào thì nên chiến đấu đến cùng:
    ....
    .......

    (Thuyền phải đi ngủ .. mai rảnh viết tiếp, sorry)



    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 09/02/2005
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Nguyên lý này RW cũng đã được đọc trong sách " Làm sao để mọi người yêu quí mình". Đó dường như là nguyên lý thứ nhất hoặc thứ hai trong quyển sách đó. Nguyên lý đó như sau:
    Cách duy nhất để chiến thắng mọi cuộc tranh luận là đừng bao giờ tham gia vào nó
    Quả đúng như vậy, con người không ai là không tự cho là mình đúng, lúc bị người khác chỉ thẳng ra là sai thì thường gân cổ cãi lên cho đến cùng, tuy thua ( bằng mặt ) nhưng chẳng ai tự nhận mình thua cả ( không bằng lòng ). Cuộc tranh luận nếu kéo dài cho đến cùng khi nào cũng để lại những thiệt hại to lớn cho một bên nào đó ( cảm thấy bẽ mặt / stress ....v...........v.... ).
    Như thế thì làm cách nào để người khác nhận ra là mình sai mà không làm họ mất mặt ? Nhờ anh thuyền post tiếp hộ RW nha {:D].
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Nhiều lúc tôi không hiểu, tại sao chúng ta (ở các Cty VN có dính dáng đến NN) cứ dè chừng nhau. Tôi chỉ làm kỹ thuật nên chỉ nói trong lĩnh vực kỹ thuật.
    Có người hơn 3 năm công tác nhưng cầm cái CB lên không biết nó bao nhiêu ampe, hay rất khó khăn trong việc lựa chọn dây hay cáp cho thiết bị. Nhưng cá nhân tôi đã thấy, họ vẫn được ca tụng và họ luôn gây dựng được uy tín về chuyên môn kỹ thuật của mình ở một mức độ nào đấy.
    Cá nhân tôi thì cho rằng tôi cần phải đứng ngoài tất cả các cuộc đấu đá phe phái nội bộ. Nhưng tôi lại là một người thẳng tính, tôi ít khi dấu được thái độ của mình trong công việc. Nhưng tôi nghĩ những người đi lên bằng con đường: hoặc đạp lên người khác, hoặc nịnh nọt đi lãnh đạo sau lưng anh em luôn có một thái độ sợ sệt những người đã và đang đóng góp tài năng và sức lực của mình cho tổ chức.
    Đây là hiện thực tôi đang gặp. Rất nhiều cái khó nói, có thể chuẩn mực tôi đặt ra hơi cố chấp và khắt khe. Nhưng tôi lựa chọn bỏ qua những cái "làm to chuyện, chiến đấu đến cùng" ở những chuyện không đáng nhưng sẽ bảo vệ quan điểm của mình đến cuối cùng khi quan điểm đó phù hợp với lợi ích của nhiều người.
  4. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    NN là gì vậy anh bạn ? Có phải là Nông Nghiệp không ? (Thuyền đoán mò ...)
    Tại sao những công ty có dính dáng đến NN là "cứ dè chừng nhau" ? Hay là ... tại nó vậy mà thôi ... ?
    Hello anh bạn RW, anh khiếm tốn quá nha ...
    Thuyền tính viết mục "soft skills" trong cái thread "những skills của một người kỹ sư giỏi" đó . Trong soft skills (có ai dịch thử từ nay ra tiéng Viet xem, dịch thoát nghĩa đó nha ???), sẽ có phần luận bàn đến mục trả lời câu hỏi trên .
    Tuy nhiên, sẵn tiện đây, Thuyền phang đại ra vài ý kiến 2 xu cho mọi người tha hồ chỉ trích hén...
    Muốn làm cho người khác không bị mất mặt, nhất la người đó lại là đồng nghiệp với mình, thì không bao giờ chỉ ra cho họ thấy là họ sai cả !
    Thật vậy, không có cái gì là sai, cái gì cũng đúng cả, nhưng chỉ đúng ở một số trường hợp thôi . Vì vậy, thay vì mình vạch ra cái sai của thiên hạ, mình cần phải thuyết phục họ làm cái đúng hơn . Xin nhấn mạnh, bạn chỉ nói người ta sai mà không giúp cho người ta một phương pháp khác thì đó là không có tính cách xây dựng cho tốt hơn .
    Các bạn có để ý đến các phương pháp giáo dục bên Mỹ này mà người ta dùng để dạy con cái trong nhà chăng ? Không bao giờ nói con nít sai rồi bỏ lửng ở đó . Bao giờ cũng vạch ra cái mà nó cần làm . Bố mẹ VN sang Mỹ này vẫn còn giữ thái độ bên VN, họ thường trách con cái : "Con không được làm cái này . Con không được làm cái kia" hay la` bao "Con cái hư quá". Mà không nói : "Ba mẹ nghĩ, nếu con làm cái này thì sẽ tốt đẹp hơn" hoặc là "Con cái không chịu học hành" . Tức là, phải chỉ ra cái nên làm đó bạn !
    Không hiếm các đứa bé lên NET than phiền "bậc phụ huynh tao bảo tao sao, cấm tao làm này làm nọ, nhưng mà tao thiệt tình chả biết họ muốn gì nữa"
    Bây giờ xin trở lại vấn đề chính nha ...
    Nếu đồng nghiệp của mình đề ra giải pháp A, mà mình biết là giải pháp A sai , giải pháp của mình là giải pháp B mới đúng . Cách hữu hiệu nhất (và cách này là Thuyền học môn hoc "Psychology At Work", tâm lý học tại sở làm, học đàng hoàng thường xuyên mỗi năm ở sơ: làm Thuyền đó nha , mon học dành cho tang lop management), cách hữu hiệu nhất là tạo điều kiện cho đồng nghiệp có cảm tưởng là họ cùng mình nghĩ ra giải pháp B . Cả 2 cùng bàn luận và cùng tìm ra được kết luận là giải pháp B thích hợp hơn giải pháp A .
    Nói cách khác, giải pháp A cũng đúng, nhưng B được chọn qua sự hợp tác bàn luận giữa 2 người, bạn và đồng nghiệp của bạn, và cùng chọn lựa nó ...
    Bạn đừng bao giờ sợ mất công lao . CÓ nhiều ngưỜi sợ mất cre***, sợ bị cướp công , mà đánh mất đi các respect (sự nể phục) của đồng nghiệp của mình ... Đời người dài lắm bạn ạ ! Bạn giỏi thì bạn sẽ cứ nghĩ ra hoài hoài và không sợ mất phần đâu . Chỉ có người dở kém tài mới sợ mất phần mất cre*** mà thôi ...
    Sau khi giải pháp B được chọn rồi, một thời gian sau, tự khắc mọi người sẽ biết B là của bạn . Vì nếu bạn là người nghĩ ra cái đó , Thuyền bảo đảm bạn sẽ biết giải pháp B rành hơn mọi người khác mà thôi ...
    Bây giờ, Thuyền xin nói chi tiết hơn là làm sao để đồng nghiệp chấp nhận bỏ cái giải pháp A của chính hắn mà chấp nhận cái giải pháp B của bạn nha ...
    Bạn có biết là, sở dĩ một người không bằng lòng cho họ là sai, chỉ là bởi họ cho rằng bạn không hiểu họ muốn nói gì cả . Và chính họ cũng không hiểu bạn muốn gì cả . Không phải trong cuọc tranh luận, ai to mồm nhất là thắng đâu bạn ơi ... Muốn người ta chấp nhận và tìm hiểu giải pháp B của mình, trước hết, mình phải chịu khó nghe hiểu tường tận giải pháp A của họ . Đây là skill "listening & comprehesion" . Nghe giong như là cua học English, đúng kông các bạn ? Có tin là, hàng năm, tất cả các manager trong sở Thuyền đều phải học môn này hết 3 ngày để thường xuyên update khả năng "lắng nghe & hiểu" của mình không . Dù tiếng Anh tiếng Mỹ của mình nằm ngủ mơ cũng không biết là mình mơ bằng tiếng Mỹ hay tiếng Việt .
    Không dễ dàng lắng nghe mà còn chứng tỏ cho người khác biết là mình lắng nghe họ đâu . Mình phải tỏ các biểu lộ là hiểu họ tường tận . Phải biết hỏi lại những câu hỏi giúp họ có cơ hội giải bầy chi tiết hơn . Sau khi nghe hết rồi , mình phải confirm xác nhận với họ là , "Đó là tất cả bạn muốn nói rồi, đúng không ?"
    Sau khi xác nhận hết rồi thì mình mới trình bày giải pháp của mình dựa trên sự so sách với giải pháp của họ . Có vậy thì họ mới dễ dàng thấy được ý tuởng của mình . Vì đầu óc con người khi muỐn hiểu một sự việc, họ thường hay so sánh với những cái ma `họ rành rẽ nhất . Chỉ so sánh để hiểu thôi nha, xin bạn đừng vừa giải thich vừa so sánh là cái bạn tốt hơn . Bạn để dành đó cho người kia tự họ thú nhận . Có vậy, người đó mới cảm thấy là họ ... tự "phát minh tìm ra" ! hihihi Và kết quả là họ chịu dùng phuong pháp B của bạn .
    Kết quá của sự việc, chọn B mà không chọn A là đủ để moi người chung quanh biết bạn là đúng rồi . Không cần phải spell ra cho mất đi không khí thân thiện hoà đồng trong môi trường professional cúa giới kỹ sư chúng ta ... Thêm một người bạn là thêm một nấc thang tiến đến một sự thành công và một moi truong làm việc thích thú, stimulate óc sáng tạo của bạn !
    Nói tóm lại , đong nghiệp không có sai . Chỉ có là ý kiến hoac giải pháp không thich hop mấy (not applicable, not suitable), hoặc là không được chọn vì các yếu tố phụ khác (khong dú nhân luc làm, hoac risky, hoac overkill, hoac có thể thich hợp hơn cho các version sau này cúa product ...) hihih
    Mong là các bạn áp dụng được trong đời sống cúa các bạn hén ...
    Vậy đi nha ... Thuyền viết dài dòng tại tiếng Việt của Thuyền có giới hạn . Ráng viết gần 99% là tiếng Viet rồi đó ...
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 05:51 ngày 10/02/2005

Chia sẻ trang này