1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sáng kiến : hệ thống ... tiên đoán vé số trúng !

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 15/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Sáng kiến : hệ thống ... tiên đoán vé số trúng !

    Xin chào các bạn,

    Đáng lý ra, post này Thuyền để trong ý tưởng, nhưng vì muốn brainstorming với các bạn dự án vui vui này để cho thấy cái dân kỹ sư bọn mình "điên khùng" cỡ nào nha ...

    Ai mà chả mong được làm giàu chứ , đúng hông ? Hông biết dân ngành nào chứ dân ngành kỹ sư, thủa còn đi học, tên nào cũng lăm le ước mơ là triệu phú là tỷ phú (USD) cả !

    Làm tiền dễ nhất ư ? Nếu thủa xưa tiền bối kỹ sư của chúng ta thường mơ uớc làm ra một cái máy biến kim loại thường thành vàng thì thời nay, giấc mơ đó thường là những giấc mơ đảo lộn kết quả người trúng trong sòng bài hay các cuộc sổ xố !

    Thật vậy, xin kể cho bạn nghe câu chuyện có thật, 100% có thật, vì nhân vật chính ... là Thuyền đây ! Kể dạo đầu để motivate mọi người tí xíu rồi sẽ đi vào các chi tiết kỹ thuật cũng như toán học nha .. (nhưng khi đi vô chi tiết kỹ thuật, Thuyền đành phải dùng tiếng Anh đó, vì không biết các từ tương ứng bên tiếng Việt) .

    Hồi xưa khi Thuyền mới chập chững đi làm ở BNR (Bell Northern Research) như là một học sinh co-op (vừa học vừa làm), dạo đó là năm thứ 2 đại học computer engineering . Nhóm của Thuyền khi đó nghiên cứu các phương pháp để có thể speed up data and address bus của các CPU . Thời đó, clock speed rất chậm và dân bên Physics không thể làm nhanh hơn được nữa . Vì vậy, thiên hạ nghĩ đến cách pre-fetch các address & data từ memory để khi cần dùng đến là có sẵn rồi . Nói nôm na, là chúng ta biết vì các software program thường thì sẽ có các quy trình nhất định nên rất dễ dàng doán trước CPU sẽ cần data hoac address nào, load sẵn vô CPU thì sẽ tạo nên effective bus speed cao .

    Khi Thuyền vô làm chung với các bậc tiền bối trong team, Thuyền chợt nảy ra một ý nghĩa vui vui kỳ quặc . Đó là, nếu chúng ta nhìn address bus của CPU như một cái lò sổ xố, nếu ta có thể tiên đóan trước được address mới mà program sẽ cần dùng là gì thì mình cũng có thể đoán trước được sổ xố vậy ?

    Và thế là suốt cả tuần lễ, Thuyền hì hục gom suốt cả 10 ngàn kỳ sổ xố trước đó, đánh vào computer, và viết các program để chứng mình được là ... CÓ THỂ ĐOÁN ĐƯỢC SỐ TRÚNG trong tương lai ! Chỉ là chúng minh thôi nha . Chứng minh là đoán được thôi chứ không phải là đoán luôn được số trúng .

    Phương pháp chứng minh đơn giản lắm . Nói ra thì chả ai tin, nhưng các lý thuyết có sẵn trong lãnh vực voice recognition và ngay trong basic calculus Thuyền học năm 1 rồi . Sau này THuyền mới biết cai Thuyền muốn chứng minh nguoi ta cũng tìm ra được tương tự trong voice recognition . Tức là khi Thuyền diễn thuyết cho các bậc thầy khác trong sở làm thì họ mới cho Thuyền biết . Dạo đó, Thuyền chỉ là năm 2, hihih điếc không sợ súng, có ý tuởng là hỳ hục làm luôn .

    Nói sơ sơ phuong pháp chứng minh . Ta chỉ việc tập trung các dãy số trúng của sổ số (theo thứ tự thời gian của mỗi kỳ sổ) và lập phương trình cho chúng (Taylor series) . Hãy gọi đó là phuong trình f(t) . Nếu muốn chính xác đến bao chữ số thì dùng bấy nhiêu term trong cái Taylor series hén . Thật ra thì lúc đó Thuyền dùng 4 term vì giới hạn process của các computer còn rất chậm so với bây giờ ...

    Bây giờ, nếu bạn muốn đoán số trong tương lai thì tức là bạn cần phải chứng minh là f(t) có correlated với f(t+1) hay không ... Variable t là thời gian .

    Rốt cuộc, hệ số correlation của 2 phuong trình f(t) và f(t+1) quả là lớn hơn 0.5 . Hồi đó, Thuyền dùng gần cả 20 cái máy tính của sở để tính các matrix khổNg lồ, tìm ra được là 0.71 , tức là trên 0.5 rất xa .

    Tóm lại, khi Thuyền thuyết trình với thiên hạ trong sở Thuyền làm thì cấp trên khoái chí quá . Với lại dù sao Thuyền cũng chỉ là một sinh viên đang thực tập trong phòng lab nghiên cứu về CPU (tên department là Processor Exploretary) nên tất cả mọi người đồng ý cho THuyền bỏ hẳng 4 tháng (1 work term) để làm cái dự án điên rồ "đoán vé số trúng" của Thuyền ...

    Hì hục làm suốt 4 tháng . Rốt cuộc Thuyền được A+ kỳ workterm đó nhưng vì cá cuộc tính toán cần có hàng tỷ tỷ computer mới có thể tính ra được gần gân trên 0.5 correlation mà thôi ... Nhưng cũng may ghê, cũng nhờ cái "hạn chế" về sức tính toán của máy mà hông ai có thể biết được là kết quả công cuộc research có thật là đúng hông ? Hồi đó, tính sơ sơ dù phải dùng hết tất cả computer trên thế giới để làm . Thuyền cũng giả thiết luôn với cái computer speed của thời đó và unlimited memory (cái này là vô lý) thì cũng mất trên 100 tỷ năm mới đoán được cái vé số trúng . Ấy là chọn 6 con số trúng trong 49 con số được xổ bừa bãi (randomly picking 6 numbers among 49 numbers).

    Ấy ấy viết sơ sơ rồi kỳ tới Thuyền sẽ viết chi tiết hơn về cái system tiên đoán vé số trúng . Thật ra, nó chính là các kiến thức về neuron networks mà sau này các bạn học và làm đó ...

    Chúc các bạn 1 mai sẽ thành ... USD triệu phú !



    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 09:49 ngày 15/05/2005
  2. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nghe hợp lý qua'', bác Thuyền post cái thuật toán lên cho anh em thao khảo một cái xem nào. Biết đâu bây giờ máy tính đã đủ mạnh để có thể đoán được số trúng rồi.
    Mà hình như trong toán học thì nếu f(t+1) = f(t) +...f(tn) thì phải dùng Markov chains chứ nhỉ?, chuỗi Taylor (Taylor series) thì bác du`ng như thế nào?, cái predict của bác có liên quan gì đến Time series không vậy?
    Bác mà chứng minh được cái correlation >0.5 là em mừng qua'' rồi, quả này nếu giàu nhất định mời bác đi xơi quà. Việtnam mình có trò đề đóm, đoán có 2 số a`, correlation mà >0.5 thì qua'' tuyệt vời, đánh 50% các con số vẫn dư ra khối tiền, êhhhe
  3. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Bây giơ? cái sô? số điện toán nó cho kết qua? bă?ng thuật toán cụ thê? thông qua phép sinh số ngâfu nhiên.
    Nếu ma? ai biết được cái thuật toán sinh số ngâfu nhiên đó đaf được du?ng cho quay sô? số điện toán thi? coi như ăn chắc rô?i.
    Theo tôi nghif, ai có tham vọng trơ? tha?nh triệu phú theo cách na?y thi? nên ti?m hiê?u vê? tất ca? các thuật toán va? các phép sinh số ngafu nhiên được du?ng trong máy tính va? các hệ thống sinh số ngâfu nhiên. Tư? đó sa?ng lọc dâ?n dâ?n va? tô?ng hợp lại thi? chắc la? sef có được các kết qua? chấp nhận được, nhất la? với mong muốn chi? trúng hai con số.
    Chúc các chiến hữu sớm thành triệu phú USD và hoàn thành giấc mơ Mỹ
  4. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Thì cái series nào đó mà dùng để interpolate & intrapolate một cái curve thành ra một f(n) đó ! hihi Lâu quá Thuyền cũng chả còn nhớ chi tiết nữa . Chắc bạn Nomadz nói đúng rồi ...
    Hình như số đề ở VN là chọn đúng một con số từ 99 con số ranging từ 1 đến 99, đúng hông ? Nếu đúng thì cũng giong giống như trò chơi Russian Rullete trong casino của Mỹ này . Tức là, họ quay cho viên bi rơi vào một trong 38 con số, từ 1 đến 36 và 2 con số 0 & 00 .
    Noi tóm lại , ta có thể xây dựng một hệ thống (software & hardware) để tiên đoán kết quả số trúng như sau ...
    1. Giả sử, cái lò sổ xố, hay ra số đề, cái lò đó là system generating những new random numbers là một "closed system" . Tức là, sau một thời gian nhất định, sẽ có những sự lập lại trên một dimension nào đó, không nhất định là dimension thời gian . Thì nhất định, các factors control tính randomness của cái lò sổ xố đó có thể được biểu diễn bằng những factors R lũy thừa i như sau (R stands for Randomness):
    O = Ro^n * X^0 + R1(n - 1) * X^1 + R2^(n - 2) * X^2 + ..... Rn^0 * X^n
    dấu ^ là dấu lũy thừa,
    dấu * là dấu nhân
    n là biến số chỉ sự chính xác của O
    O là outcome (là kết quả số ra trong tương lai)
    X là biến số chỉ các con số kết quả ra trong quá khứ
    Hãy gọi phuong trình trên là phương trình ThuyenXaXu !
    2. Chúng ta có thế dùng thật nhiều thật là nhiều số trúng trong quá khứ, tức là để biến số n tiến đến vô cực (big big number so với computer, hay là maximum number mà computer có thể represent và tính toán được), dùng nhiều số trúng trong quá khứ để tìm cho ra các hệ số R (factor controlling randomness) trong phuong trình của 1/ . Sau khi đóan được các hệ số Ri thì ta chỉ viếc giải phương trình ThuyenXaXu để tìm outcome O, tức là tiên đóan được vé sế trúng .
    3. Tuy nhiên, sau khi đóan được outcome O, ta se phải so sánh outcome O với kết quả ra thực sự . Gọi kết quả ra thức số là Real_O, chúng ta sẽ lấy cái difference giưa Real_O và O để feeback lại cái system có phuong trình ThuyenXaXu, nhằm giúp phương trình "learn" được cái sai và tự chỉnh các hệ số Ri cho đê"n khi cái difference giữa Real_O và O phải approach đến gần zero hoặc gần đê"n một con số nhỏ nào đó mà sẽ giúp ta đánh dâu thắng đó chẳng hạn .
    Sau đây là hình đồ của bí kíp võ công làm giàu đây :

    4. Tất cả hệ thống trên có thể viết hoàn toàn bằng software, tự động vô trong website của sổ xố bên Mỹ, browse và read số trúng và tự nó "learn" một thời gian sau cho đến khi nó optimize hoàn toan cái delta giữa real_O và O .
    Thuyền viết sơ sơ ra thôi . Tất nhiên là sau khi gợi ý, các bạn khác sẽ có nhiều kết quả độc đáo hơn, hay design chiến đấu và phù hợp với thời nay hơn .
    Cái phuong trình ThuyenXaXu cũng có thể các bạn cứ twist đi hay improve lên . Welcome everyone đó !
    (note: giải hệ thống phưong trình liên quan đến hàng trăm ngàn hay hàng chục ngàn, biến số n, chính là cái đau đầu nhất vì không đủ computer processing đó các bạn !)
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 02:53 ngày 16/05/2005
  5. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Giả sử tìm được n, Ri sao phương trình thuyenxaxu thoả mãn tại một thời điểm nào đó. Lúc đó ta tính được O và biết được Real_O. Nếu Real_O khác O thì la`m sao để tính diff(Real_O, O) và điều chỉnh phương trình thuyenxaxu vậy hả bác Thuyền? Còn cái Correlation nữa chứ, bác tính như thế nào vậy? Correlation(O) =diff(Real_O, O)???

Chia sẻ trang này