1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Carbon Fiber ở ViệtNam

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 01/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Carbon Fiber ở ViệtNam

    Có bạn nào làm Carbon Fiber (Sợi Than) không? Ra tiền đấy . Nhiều lắm.

    Chất này nổi tiếng làm cành câu cá bằng nhựa, thường màu đen bóng. Ở Mỹ, giá mỗi cành câu khoảng chục đôla. Ở Trung Quốc, giá mỗi cành câu chỉ 2 đôla thôi. Cành câu bằng chất này rất nhẹ, mỏng manh, rất bền, có sức bật ở ngọn rất tốt, câu cá Quả (cá Lóc) kiểu nhử mồi rất tiện.

    Gần đây, người ta làm Cần Kéo Đàn Violin bằng chất này, thay cho chất Fiber Glass đã có từ lâu trên chợ đàn Giây (Violin, Viola, Cello, Double Bass), vì nó nhẹ hơn và bật nẩy hơn, đồng thời lại làm cho tiếng đàn vang hơn và hay hơn.

    Theo truyền thống, Cần Kéo Đàn Violin làm bằng gỗ Braxin thì tiếng đàn mới vang to và hay. Cần kéo đàn bằng gỗ hay có thể bán cả nghìn đô la một chiếc. Từ mấy năm nay, sáng kiến làm Cần Kéo Đàn Violin (CKDV) bằng Sợi Than đã làm hạ bệ CKDV bằng gỗ. Những CKDV nổi tiếng hay mà bằng Sợi Than đã bán đến vài trăm đôla một cây, trong khi một cần câu chỉ bán được 10 đôla. Bí quyết ở chỗ là phải tìm được công thức các chất độn cho vào để cần đàn cho tiếng vang to và hay.

    Nếu có bạn nào dám nghĩ dám làm, thì có thể thành công, chỉ cần vài đô nguyên liệu, bằng nguyên liệu làm một cành câu, có thể bán hàng trăm đôla. Nếu bạn bán được với giá 40 đôla một cây, tôi có thể giúp bạn bán được vài nghìn cây và còn có thể hơn nữa, hàng triệu cây.

    Chưa hết . Carbon Fiber lại còn có thể làm mặt đàn thay cho mặt đàn bằng gỗ nữa kia. Sáng kiến này đã được đăng ký quyền phát minh không biết bạn có thể nghiên cứu cạnh tranh với chủ bản quyền phát minh được không? Cho đến nay, Carbon Fiber mới chỉ làm mặt đàn Cello mà thôi. Bạn có thể tìm tòi ra cách làm mặt đàn, và cả đàn Violin nữa. Các đàn Violin nổi tiếng có giá hàng triệu đôla . Đàn Cello có mặt Carbon Fiber có giá mấy trăm đôla một chiếc, coi là không lãi mấy, nhưng ta năng nhặt thì bị cũng đầy, phải không?

    Bạn có cần biết cách làm đàn Giây thì cứ hỏi . Tôi sẽ trả lời.

    Tôi không tìm đâu được chỗ đăng bài này để tìm người cùng làm ăn. Mong các bạn tha lỗi, và giúp đỡ tìm người cho tôi .
  2. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    hoan nghinh bạn CoDep tham dự diễn đàn ...
    Cùng là chất liệu mà cần cây thì lại rẻ, đàn thì lại mắc ! Hình như, cứ dính vô nghệ thuật là giá càng mắc thì mới càng có giá trị hay sao đó ! Gì thì hông biết chứ Thuyền biết mỗi lần move đàn piano, kêu người lại chỉnh đàn, chao ôi, họ tính giờ mắc ôi là mắc ! Mà họ cả có làm chi cả, chỉ đánh mỗi phím vài cái, nghếch tai lắng nghe và chỉnh chỉnh vậy thôi ...
    Anh bạn CoDep chắc là một cây đàn ..... thùng rồi ! Ở VN, hình như con chai ai cũng biết đánh đàn guitar hết đó ! Giống giống dân Mễ bên Mỹ này ...
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn Thuyền đã góp chuyện.
    Tôi đã chơi classical Violin và Piano từ nhỏ trước khi đến Mỹ đã lâu. Sau khi định cư, trong tay không một trinh một cắc, nên phải đợi học xong, đi làm rồi mới bắt đầu chơi nhạc lại. Mua được cái Violin người ta bỏ đi (vì vừa túi tiền), rồi sửa lại, rồi gần đây mới mua cây digital Piano, chứ không có tiền mua Stainway thứ thiệt.
    Thuở còn ở ViệtNam, tôi đã lên giây Piano nhiều, vì đàn nhà tôi cũ rồi, phải lên giây luôn luôn. Có người mời tôi lên giây đàn Piano, nhưng tôi không nhận làm. Lý do là mỗi lần lên giây được 70 đôla, cũng khá tiền, dề dà ra cho đến một tiếng đồng hồ để chủ nhà khỏi xót ruột, nhưng phải lâu năm mới có nhiều khách hàng. Quanh đây cũng đã có nhiều người làm nghề này lâu rồi. Đàn tốt thì chỉ chỉnh "vài giây đàn" thôi, không phải "vài phím" đâu, mỗi 6 tháng thì chỉnh giây một lần. Đàn cũ hoặc đàn mới rebuilt thì phải chỉnh cả vài trăm giây đàn, mất vài ngày để chờ cho đàn settle lại, mỗi ngày vài giờ, mà ngày đầu tiên có thể cả 10 giờ. Nếu làm tất cả như thế mà được 70 đô thì lỗ vốn.
    Ngày xưa Violin làm ra cho đến nay có đến hàng triệu cây, mà chỉ có vài trăm cây là hay mà thôi. Vì thế nó mới có giá cao, lại là đồ cổ mà. Không phải cứ động vào nghệ thuật là giá cao đâu. Violin học sinh học xong rồi bỏ đi, chỉ bán với giá dưới 100 đô thôi, mặc dầu họ có thể mua 200-300 đô. Cũng như sách đại học sinh viên bán lại lúc cuối học kỳ ấy mà. Cây đàn Violin cũ của tôi cũng mua hơn trăm đô, nhưng giá trị của nó bằng đàn 1 ngàn đô, không vì nó antic, mà vì tiếng nó khá vang và khá hay. Chỉ vì chủ nó chỉ là sinh viên, không biết lắp ráp sửa chữa đàn, chứ không phải thợ như tôi. Vào tay thợ đàn, ít nhất phải vài chục đôla mồi lần động đến.
    Trong các đàn Piano, chỉ có đàn Mỹ Stainway ở New York City là đắt tiền, vì tiếng nó vang to và hay. Mỗi cây có thể hơn 100 ngàn đôla. So với Violin thì giá này quá rẻ hơn bèo. Vì túi tiền mà tôi không mua nổi đàn khoảng 20-30 chục ngàn đô mà chơi, nên đành phái xài Digital Piano, thỉnh thoảng xách đi chơi trên đường phố cũng tiện, mà khỏi phải lên giây. Digital Piano chỉ cần hơn một ngàn đôla là nghe được rồi, mà phải là loại có bàn phím thật (weighted key) ấy nhé, không phải loại sensitive keys nhưng nhẹ bỗng đâu.
    Theo ý tôi, các loại đàn sáo ngày nay sẽ được chia làm 2 loại: loại thứ thiệt giá hàng chục hàng trăm nghìn hoặc triệu đôla một chiếc, và loại nhân tạo, giá chỉ một ngàn đôla, vừa đủ tốt cho thày giáo dạy nhạc chơi ở các trường học, và cho nhạc sỹ lang thang trên đường phố. Các loại đàn sáo mấy ngàn đôla một chiếc sẽ bị tuyệt diệt không còn chỗ đứng, vì đắt quá, mà không đủ hay. Bạn đừng buồn ví thuyết "dính vô nghệ thuật thì càng mắc" nhé. Trong tương lai, nghệ thuật sẽ affordable cho người nghèo. Ai cũng có thể mua được đàn tốt mà chơi.
    Bước đầu tiên chúng ta làm, là tìm cách làm đàn Giây và các cây cung kéo đàn bằng nhựa nhân tạo Carbon Fiber, cạnh tranh với vài hãng mới ló mặt ra trên thị trường.
  4. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Cố nhín nhịn mãi, nhưng không được . Thôi thì xin phép cho Thuyền chọc ghẹo anh bạn CoDep 1 tí nha ! hihih
    Ahem ahem ... (hắng giọng cho nó serious 1 tí)
    Đàn khó chỉnh nhất trong các loại đàn, chả phải là đàn piano loại rebuild đâu .. hhihi Khó chỉnh nhất là đàn ... là đàn ... đàn bà á ! kekeke
    Loại đàn này, càng cổ xưa tra***ional là càng khó chỉnh . Mấy vài chục năm chỉnh được vài giây đàn là chuyện bình thường . À, anh nói đúng, đàn này không có phím !
    Thế gian làm ra hàng mấy tỷ đàn từ thủa khai thiên lập địa tới nay, nhưng thử nhìn vào tự điển danh nhân thế giới, chỉ có được vài chục cái là loại mắc tiền cao sang quý báu thôi . hihih
    Thửa xưa khi Thuyền biết về đàn này, nghèo quá, Thuyền cũng ráng xin được về một cái đàn ... cũ ! hihihi (Dzạ, hông có tiền mua như mấy chàng công tử nhà giàu khác) Tuy là đàn cũ, nhưng thật mê ly ! hihih (tại bi giờ hông có đàn nào cả nên cứ nhớ đến cái đàn cũ là nhớ lại tiếng đàn mê ly thủa đó)
    Giờ thì Thuyền có tiền rồi . Có khả năng mua đàn mới . Nhưng lại hông biết nên mua ở đâu cho kiếm được đàn tốt , đàn ra tiếng thủy chung lẫn mê ly như thủa xưa .. hihih
    Ôi ... kinh doanh nghề đàn này , khối kẻ giàu lên sang cả một đời đến tận con tận cháu . Cũng lại khối kẻ trắng tay tan nát ly thân một bóng một đời xế chiều ... Khẩm ta thế sự cái cây đàn ... bà !
    Ối thôi , có cô nào mắng Thuyền, xin cứ anh CoDep mà la vì anh ta bày nêu chuyện bàn về đàn trước . Thuyền bỏ chạy cho lẹ tự kứu lấy cái thân còm xứ xa của mình đây ! hihih
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 01/09/2005
  5. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Thông tin và ý tưởng của bạn CoDep rất thú vị. Cho tôi được thắc mắc vài câu:
    Tôi cũng đã biết chuyện những cây vilon cổ của Italia có giá hàng triệu USD, do một nghệ nhân (Stradivarius thì phải) chế tác từ mấy thế kỷ trước. Nhưng tôi không ngờ rằng chiếc cần kéo đàn bằng gỗ (cho dù gỗ đặc biệt) lại có thể tới giá hàng ngàn USD! Đúng là nếu cần kéo đàn được làm bằng vật liệu vững chắc và đàn hồi tốt thì ta có thể vặn căng các dây cước trên cần kéo, khiến tiếng đàn vang và giúp diễn tấu linh hoạt hơn. Vật liệu sợi carbon dùng ở đây có lẽ rất thích hợp. Vậy thì để chế tạo ra những chiếc cần đó, phải dùng thiết bị gì và công nghệ ra sao? Có triển khai sản xuất ở Việt Nam được không?
    Về việc chế tạo mặt đàn bằng sợi carbon, cũng là thông tin lần đầu tôi được biết. Tôi có đọc một cuốn sách, được biết rằng trước Thế chiến II, tại Liên xô, có một nhóm nghiên cứu bí quyết tạo nên âm thanh tuyệt vời của những cây violon nổi tiếng của Italia. Một trong những đặc điểm của những cây đàn này là được chế tạo từ một loại gỗ thông ở Italia, chúng mọc trên những đỉnh núi cao nên rất thẳng, cằn cỗi và có vân gỗ rất nhỏ. Loại gỗ này rất cứng và lại rất nhẹ do ít dầu, bởi vậy rất đàn hồi. Sợi carbon còn cứng, nhẹ và đàn hồi hơn nhiều, nên tôi tin có thể dùng để làm mặt đàn có chất lượng tốt. Ngoài yếu tố về tính chất cơ học của vật liệu, nhóm nghiên cứu còn tìm ra những công thức tương quan hình học phức tạp của hộp cộng hưởng nhằm tạo ra ?omàu sắc? phong phú cho âm thanh của đàn. Hóa ra, các cây đàn cổ, là tác phẩm của cùng một nghệ nhân, lại không hoàn toàn giống nhau cho dù âm thanh đều tuyệt vời. Với từng đặc tính chất liệu mỗi miếng gỗ, nghệ nhân có những tính toán gia giảm thế nào đó, chứ không hề dập khuôn theo một khuôn thước cố định. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã chế tạo (chứ không phải là chế tác) ra hàng loạt cây đàn violon mà âm thanh của chúng rất đáng ngưỡng mộ. Trong số đó, có vài cây mà ngay đến cả các bậc đại nghệ sĩ vĩ cầm như David Oistrach cũng không thể phân biệt được âm thanh của chúng so với những cây đàn cổ, khi họ diễn tấu thử các cây đàn cả cũ lẫn mới theo số thứ tự trong một phòng hòa nhạc bị tắt hết ánh sáng (nhóm nghiên cứu sợ rằng khi nghệ sĩ nhìn thấy cây vĩ cầm cổ, họ sẽ xúc động và vô tình chơi hay hơn những cây đàn ?ocông nghiệp? kia). Đồng thời với những thành công này, nhóm nghiên cứu còn đưa ra những công thức chế tạo hàng loạt đàn guitare với âm hưởng tuyệt vời nhưng làm bằng chất dẻo. Họ nói đùa rằng tương lai, họ sẽ đúc đàn hàng loạt như sản xuất chậu nhựa! Không rõ vì lý do gì, công trình nghiên cứu hấp dẫn này lại bị xếp xó và chìm vào quên lãng. Cũng có thể do sự phản đối của các viện sĩ nhạc viện quốc gia, họ cho những mưu toan công nghiệp hóa một lĩnh vực thiêng liêng như vậy là vô cùng bất kính đối với nghệ thuật âm nhạc cao quý. Nhưng qua đó, tôi rất tin những cây đàn làm bằng sợi carbon là hoàn toàn hiện thực và đầy đủ điều kiện để cho ta chất lượng âm thanh tuyệt hảo.
    Thật lãng mạn, khi mà vật liệu kỹ thuật mới là sợi carbon, vốn được dùng để chế tạo ra những cỗ máy hoặc xe công nghệ cao, lại được nghiên cứu (và chắc là thành công) để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật là các nhạc cụ! Rất mong được bạn cung cấp thêm những thông tin thú vị như vậy, nếu chưa có điều kiện áp dụng ngay thì ít ra cũng làm cho chúng ta thêm hiểu biết và thi vị hóa lĩnh vực kỹ thuật vốn nổi tiếng là khô khan.
  6. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Gặp bác Codep ở nhiều nơi quá Nếu chuyện bác nói là nghiêm túc thì sẵn sàng tham gia với bác. Bác có thể giúp thêm ít thông tin sau không:
    + Bác định tổ chức SX ở VN hay elsewhere?
    + Nguyên liệu có sẵn ở VN hay phải nhập?
    + Đầu tư cho thiết bị & công nghệ khoảng bao nhiêu?
    + Quy mô của cơ sở sản xuất cỡ nào?
    + Thành phẩm (cần câu, mặt đàn...) mục đích chính là tiêu thụ ở VN hay xuất khẩu?
    + Ngoài các ứng dụng bác nói còn có thể dùng trong SX gì khác (đặc biệt là cho thị trường VN) không?
    Nếu bác định làm ở ngoài VN thì coi như chỉ xin bác ít thông tin. Còn nếu bác có ý định nghiêm túc ở VN thì sẵn sàng cộng tác với bác.
    Cheers
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Thuyền ơi, tớ thấy cậu tán chuyện mà mắt mũi cứ nhắm tịt thế kia thì làm sao phân biệt được người đứng trước mặt mình (CODEP) là male hay female?
    Tớ xin cấu mông cậu một cái để lưu ý Codep là yểu điệu thục nữ đấy nhé. Liệu mà ăn nói giữ mồm giữ miệng. Codep thuộc loại đầu gấu của TTVNOL đấy.
    Thôi phắn đi cho lẹ!
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn eskimot09 và những bạn thích bàn về làm ăn:
    Tôi có máu mạo hiểm làm ăn, nhưng vốn có hạn .
    Vốn khó nhất mà chúng ta có lợi thế hơn nước ngoài
    là chất xám . Nói một cách khác, thì chất xám ở VN rẻ,
    khiến cho làm ăn ở VN đỡ vốn hơn.
    Sợi than tổng hợp là một chất liệu mới, chưa được khai
    thác nhiều trên thế giới . Cho đến nay người ta mới đăng
    ký bản quyền làm cello . Cần câu thì đã trở nên quá thông
    dụng rồi . Cần kéo đàn Violin cũng thông dụng trên thế
    giới, nhưng hay dở, đắt rẻ, cũng chỉ theo anh nào mạnh
    mồm mạnh tiền quảng cáo mà thôi. Đàn Violin thì chưa
    có ai dám tuyên bố làm bằng Sợi Than thành công cả .
    Theo tôi nghĩ, thì làm đàn Violin ít có cơ hội thành công
    bằng làm cần kéo. Cần kéo (bow) đàn quảng cáo mạnh
    nhất có giá 200 đôla, trong khi cần câu cá cũng bằng ấy
    vật liệu, chỉ vài đô thôi (ở TQ, nhưng vài chục đô ở Mỹ).
    Cần kéo đàn Violin giá bán ở TQ cũng chỉ 2 chục đô, tôi
    đã có trong tay một chiếc, nhưng không dám mua cây 200
    đô ở Mỹ để so sánh, vì chưa phải lúc . Tôi tin rằng 2 cây này
    không hơn kém nhau là bao, nhưng giá cả trên chợ thì đâu
    chỉ có phụ thuộc vào chất lượng ?
    Muốn làm ăn, phải có người hiểu biết về chất Sợi Than này
    đã -- tức là người này đang làm việc với Sợi Than . Tôi không
    biết phải có tầm cỡ nào mới bắt đầu làm việc được, và phải
    nghiên cứu chừng mấy năm, vân vân, vì tôi không phải là kỹ
    sư trong nghề Sợi Than.
    Tôi chơi đàn đã lâu, nhưng không thành người biểu diễn
    chơi đàn chuyên nghiệp . Tay đàn tai đàn của tôi chỉ cho tôi
    cái ham mê tìm hiểu về tiếng đàn mà thôi . Khác với những
    người chơi nhạc Classical có tiếng bảo thủ, tôi luôn luôn
    cho rằng vật liệu nhân tạo có thể thay thế vật liệu thiên nhiên .
    Sau đây là suy nghĩ của tôi:
    Đàn Violin cũng như các đàn giây khác (Viola, Cello, Bass
    và Guitar) có mặt đàn bằng gỗ spruce (tùng bách, giống thông)
    và các bộ phận khác của thùng đàn bằng gỗ Maple (Phong,
    giốnh gồ Lát miền bắc). Gỗ Spruce không cứng, mà trái lại,
    khá mềm, xốp, có nhiều lỗ hổng trong thớ gỗ . Gỗ Maple tuy
    được coi là loại gỗ cứng, nhưng so với gỗ ViệtNam, chỉ là loại
    trung bình . Trong các loại Maple, thì loại làm đàn lại là loại
    mềm . Đàn làm bằng gỗ xốp và mềm thì tiếng ấm êm ngọt,
    nhưng kém vang to . Đàn bằng gỗ cứng thì tiếng vang to, nhưng
    chói tai, khó nghe . Gỗ cần cứng mềm chừng nào -- đó là câu
    hỏi chưa có câu trả lời cho mọi người, nhưng đã có câu trả
    lời cho những người làm đàn nổi tiếng . Họ giữ kín bí quyết,
    mà có thể họ cũng chỉ theo kinh nghiệm mà làm, chứ chưa có
    các con số đo bằng máy móc thời mới mà công bố ra cho cả
    thế giới (để được một món tiền ?) Theo kinh nghiệm, thì các
    đàn nổi tiếng làm bằng gỗ châu Âu chứ không phải gỗ Trung
    Quốc, và gỗ đã ngâm dưới nước khá lâu. Mấy người làm đàn
    TQ có tiếng cũng làm đàn bằng gỗ Âu Châu. Đàn TQ không
    bán được giá cao, một phần cũng vì gỗ của nó có tiếng hơi
    đanh .
    Ngoài chất gỗ, còn có cách cưa xẻ gỗ nữa . Nói tóm lại, gỗ
    làm đàn giây phải xẻ theo chiều chẻ gỗ từ tâm ra ngoài, như
    gỗ xẻ để đóng thùng đựng nước mắm vậy . Gỗ xẻ kiểu này
    cho thùng đàn có độ tự do đàn hồi mạnh, cộng hưởng theo
    giây đàn đang rung theo tay kéo đàn .
    Ngoài ra, tiếng đàn còn phụ thuộc vào kỹ thuật tay nghề nữa .
    Đàn có thể có nhiều hình nhiều vẻ, nhưng tay nghề khéo léo
    sẽ làm được đàn hay . Tay nghề kém thì các bộ phận bằng
    gỗ không gắn với nhau tốt, ảnh hưởng xấu đến âm thanh và
    sức vang của nó.
    Qua đó, Sợi Than thật có sức mơ làm đàn tốt . Chỉ cần tìm
    được công thức các chất độn thì sẽ làm được đàn tốt và rẻ .
    Qua bước nghiên cứu và chế tạo, thì chuyện làm và buôn bán
    khắp thế giới không có gì khó khăn cả .
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Thực ra sợi than không phải là vật liệu mới, chỉ có thể nói nó là loại sợi tương đối mới so với các loại sợi tổng hợp vẫn dùng trong đời sống hàng ngày mà thôi.
    Do một số tính chất đặc biệt của nó, ví dụ bền gấp vài lần sợi thép trong khi rất nhẹ, trơ với một số hóa chất ăn mòn mạnh nên sợi than được sử dụng trong một số ngành công nghiệp ban đầu là hàng không vũ trụ thứ đến những ngành thông dụng hơn như vỏ ô tô cũng như trong công nghiệp chế tạo dụng cụ giải trí như Codep đã nói.
    Công nghệ chế tạo sợi than là một công nghệ tốn tiền. Tức là cần kỹ thuật cao và đầu tư tương đối lớn. Giá thành 1 kg sợi than lên tới vài trăm USD và người ta chưa bao giờ có thể chế tác nó bằng phương pháp thủ công được. Để chế tạo sợi than cũng chẳng cần chất xám nhiều vì nếu Codep có chế tạo nó thì Codep đi mua công nghệ, cần gì phải làm mọi thứ từ đầu. Nhân gian nói không nên phát minh những gì người ta đã phát minh. Do vậy nếu Codep có muốn làm thì chỉ cần vốn và am hiểu thị trường là đủ. Thêm vào to mồm để quảng cáo nữa hi hi...
    Ta bàn tiếp nhé Codep, Cái này cần làm nghiên cứu khả thi (feasibility Study) giả sử ta giải quyết xong khâu công nghệ và dây chuyền chế tạo sợi carbon rồi, bi giờ ta đem sợi đó để làm gì. Làm cần câu, làm cần câu thì ô kê rồi, Làm cần câu không quá khó, ngoài ra, theo tôi hiểu người mua cần câu không quan tâm tới thương hiệu của cái cần câu như người mua đàn cần thương hiệu của cây đàn. Tức là nếu ta nghĩ tới việc và bắt tay vào chế tạo đàn có sử dụng vật liệu sợi carbon ở chi tiết nào đó, thì ta phải có thương hiệu cái đã. Điều này thì không thể có ngay được. Đây là việc cực khó. Hay ta nhận gia công chi tiết cho một hãng khác thì may ra còn được...
    Có hãng nào nhận ta gia công không?
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không hoàn toàn đồng ý với bạn .
    Thứ nhất, tôi đồng ý với bạn là ta không nên đâm đầu vào
    phát minh cái người ta đã phát minh rồi .
    Thứ hai, tôi không đồng ý với bạn là chất liệu có chứa Carbon
    Fiber là đã được phát minh rồi . Đây là một chân trời rộng mở
    cho mọi người, từ lão luyện cho đến tay mơ . Chất liệu tuy có
    chứa Carbon Fiber, nhưng bao nhiêu phần trăm ? Bao nhiêu
    các chất độn ? và mỗi chất độn bao nhiêu phần trăm ? Biết
    thành phần và tỷ lệ, rồi biết pha trộn nữa . Đó là chìa khóa chất
    xám biến thành tiền . Cần câu đã làm rất lâu rồi, mà cần kéo
    đàn mới có vài hãng biết làm . Điều đó chứng tỏ công thức và
    cách pha trộn phải có nghiên cứu chứ không phải đã phát minh
    rồi . Tiếng Anh gọi là "composite."
    Bàn về chuyện làm gia công: chỉ là một cách làm thuê thấp
    lương mà thôi . Đổ mồ hôi nhiều, mà không cần suy nghĩ .

Chia sẻ trang này