1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao học sinh Singapore đứng đầu thế giới trong các kỳ thi test trong truong nhưng lại ít kẻ thàn

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Tại sao học sinh Singapore đứng đầu thế giới trong các kỳ thi test trong truong nhưng lại ít kẻ thành công trên thế giới sau này ?

    Hôm trước bịnh, đi bác sĩ gia đình xin thuốc, vô tình đọc đuoc bài báo đăng hồi tháng truoc trong một tạp chí rất nổi tiếng bên này ! Bài báo mang đề tựa đại khái như title của chú đề này !

    Thực vậy, từ mấy chục năm nay, các truong học ở Singapore vẫn nổi tiếng khắp thế giới vì học sinh từ các truong này bao giờ cũng đứng đầu trong các kỳ thi cả . Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy, 10 năm hay 20 năm sau đó, những học sinh giỏi của Singapore chỉ có những cuộc sống bình thuong mà thôi ! Nguoc lại, bên Mỹ này, dù không đạt đuoc điểm cao như học sinh hay sinh viên bên Singapore, bên Mỹ lại đào tạo ra rất nhiều nguoi nổI tiếng trong đủ mọi lãnh vực !

    Tại sao vậy nhỉ ?

    Tác giả bài báo đó đã đi tìm câu trả lời, không chỉ ở những nhà lãnh đạo giáo dục ở Bắc Mỹ này, mà còn ở chính các nhà lãnh đạo giáo dục ở Singapore .

    Vấn đề tuy nhắm ở Singapore, nhưng thật ra, câu trả lời của vấn đề đã underline sự khác nhau quan trong giữa hệ thống giáo dục của Đông và Tây, của Âu Mỹ và Á !

    Có rất nhhiều quốc gia Á Châu, thuong nhìn vào Singapore hay Nhật Bản để tiến lên , nhưng thật ra, cũng cần nên nghiên cứu thêm về giáo dục ở Bắc Mỹ này .

    Các xứ nghèo ít có tài nguyên thiên nhiên, lại đông dân số, con nguoi chính là một tài nguyên của các nuoc đó vậy . Thật vậy, phát triển đất nuoc , thật ra, chỉ cần phát triển trình độ và sức độ efficiency của dân chúng , chính là sức mạnh phát triển của nuoc nhà ...

    Vậy tại sao Singapore đang bị hiện tuong đó ?

    (Thuyền sẽ đăng câu trả lời ngày mai)
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề Thuyen đưa ra quá lớn nên nói chuyện này ở đây cho vui là chủ yếu.
    Vấn nạn này tôi tạm gọi là hiện tượng SÀI ĐẸN có nguồn gốc xã hội. Còn bản thân từ SÀI ĐẸN là từ dân gian của các cụ gọi hiện tượng chậm phát triển sinh học hoặc không phát triển sinh học của con người.
    Đối với sinh vật nói chung (động thực vật, bao gồm con người) môi trường sống có ý nghĩa dặc biệt quan trọng trong sự phát triển sinh học. Đối với cây cỏ động vật thì môi trường sống có ý nghĩa quyết định mặc dù vạn vật còn có thể phát triển theo cơ chế tiến hoá mà nhà khoa học Darwin đã tìm ra để phù hợp với điều kiện sống nhưng đó là cả một quá trình rất lâu dài, phải cần tới hàng ngàn năm trở lên. Đối với con người thì tính chất quyết định của môi trường sống mất đi nhưng vẫn mang ý nghĩa tối quan trọng bởi vì con người còn có khả năng thay đổi môi trường ở phạm vi mà họ thấy là tiện nghi nhất.
    Đối với cây cối và động vật cái gọi là môi trường sống chỉ mang yếu tố sinh học. Môi trường sống của con người thì khác, ngoài mặt sinh học, một môi trường sống của con người chỉ được gọi là như thế khi nó có cả các yếu tố xã hội. Ví dụ nhiệt độ, độ ẩm, mưa gió, ánh nắng là các tính chất thuộc về đời sống sinh học. Còn các yếu tố xã hội của môi trường sống (dành cho con người) thì bao gồm nền văn hóa, nếp nghĩ, cách tư duy, sự phát triển kinh tế, cách tổ chức xã hội, mức độ tự do của các cá thể và nền dân chủ của xã hội mà các cá thể được hưởng?
    Tuy nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố xã hội của môi trường sống lên sự phát triển của con người là vô cùng phức tạp và không giống như ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự phát triển của các loài sinh vật khác.
    Tôi có nhiều đồng nghiệp là dân Mỹ chính hiệu nhưng tôi không hiểu rõ lắm về xã hội Hoa Kỳ nhưng tôi tin đó là một xã hội mà trong đó sự cạnh tranh cá nhân là rất cao. Chính vì thế nó khơi dậy được tiềm năng của cá nhân mà ở những xã hội khác, ví dụ Singapore, những tiềm năng ấy còn ngủ vùi. Tôi biết Singapore là một đất nước rất phát triển. Đó là một đất nước ở ngã tư thế giới, các nền văn hóa giao thoa ở đó nhưng đây là một đất nước phương đông, nếp tư duy hẳn khác với dân Mỹ vốn tổ tiên họ là dân trốn tù, trộm cướp, vỡ nợ? nên cá tính của họ rất mạnh mẽ. Ngoài ra, mô hình dân chủ ở đấy khác với Mỹ. (Nói vậy tôi không ưa dân chủ kiểu Mỹ lắm)
    Việt Nam cũng có vấn nạn ấy như Singapore. Rất nhiều học sinh đỗ giải quốc tế nhưng theo thời gian các tài năng ấy không phát triển tiếp lên được?
    Nếu các tài năng này được sống và học tập tại các nước phát triển, ví dụ, tại Mỹ, tôi tin họ sẽ phát triển hơn rất nhiều.
    Từ đây xem ra việc chảy máu chất xám cũng có mặt tích cực của nó.
  3. DLT

    DLT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam cũng có vấn nạn ấy như Singapore. Rất nhiều học sinh đỗ giải quốc tế nhưng theo thời gian các tài năng ấy không phát triển tiếp lên được?
    -----------------------------------------------
    Không như bạn nghĩ đâu, nhưng tài năng này đều tìm được cơ hội du học ở nước ngoài và sau đó đã trở thành những nhà khoa học, các giao sư tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Họ đạt được nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới, chất xám của họ có chất lượng quốc tế. Họ là giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ, cao học cho cả sinh viên người Mỹ, tham gia nghiên cứu các công trình khoa học có tính tiên phong trong lĩnh vực của họ, tham gia vào nhóm nghiên cứu cùng các nhà khoa học quốc tế và còn thậm chí là Team Leader của nhóm nghiên cứu. Họ thực sự là những Khủng Long của Việt Nam, chúng ta tự hào và ngả mũ khâm phục họ. Ví dụ như Ngô Bảo Châu ở đại học Paris Đàm Thanh Sơn ở khoa nguyên tử đại học Washington; Đoan An Hai ở khoa tin học đại học Illinois; Đỗ Nguyễn Minh khoa điện tử đại học Illinois; Nguyễn Duy Thức khoa tin học đại học Standford... và nhiều nhà khoa học trẻ khác mà tôi chưa được biết.
    Nếu cứ là người tài thì rồi sẽ được trọng dụng và săn đầu người thôi. Điều cơ bản là làm sao có nhiều cơ hội cho các bạn trẻ được du học để họ được đào tạo tốt hơn và phát triển khả năng của mình.
    Còn về Singapore họ là một nước nhỏ và dân số ít chỉ bằng một thành phố trung bình của Mỹ thì dù có cố gắng thế nào chăng nữa thì không thể nào bằng Mỹ được. Nếu so sánh với các nước khác ngang tầm họ thì thấy thành quả họ đạt được thật là to lớn và đáng khâm phục.
  4. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  5. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác DLT nói đúng đấy ạ, với lại lịch sử của đất nước sing mới chỉ hơn 3, 4 chục năm
    Bác LVT đừng lầm tưởng là ở sing không có nạn cạnh tranh cá nhân; điều ngược lại thì đúng hơn đấy ạ
    Sing phát triển theo mô hình HK, họ làm việc và tổ chức vô cùng hiệu quả, hơn xa các nước Tây âu như Pháp, Ý và ngay cả Mỹ NHƯNG ...Sing hay VN, etc . đều là những người họ trò của nền giáo dục phương tây, tuy xuất xắc nhưng vẫn là học trò, học những cái người khác phát minh ra và dạy lại cho.
    Ngược lại, người Tây Phương thường phải đi đầu khai phá vì trước họ ít có ai đã khai phá vấn đề đâu mà họ học lại được, và từ đó buộc họ phát minh ra cái mới, có lẽ cái khó bó cái khôn mà
    Trong giai đoạn này có lẽ người học trò nên học tốt và cải tiến, làm tốt hơn những ông thầy và như thế cũng là khó lắm rồi ...
  6. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Từ nay đến năm 2020, người học trò Việt Nam phải cố gắng học thật tốt và cải tiến ngày một tốt hơn và nếu được như thế cũng đã là quá khó rồi ...
    Thương quá Việt Nam ơi!
  7. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Lực bất tòng tâm, VN muốn phát triển lắm nhưng ko thể vùng 1 phát như Thánh Gióng được bác ạ. Chắc cũng do một phần đặc điểm về xã hội VN, nói đến đây thôi, nói nữa thì ko biết khi nào mới hết chuyện
    Mà em để ý là hình như Khí Hậu cũng ảnh hưởng đến 1 phần sự phát triển của 1 đất nước hay sao í! Các bác để ý đi, mấy nước G7+1, có nước nào nằm gần đường xích đạo ko
  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác lại xúi bậy con người ta rồi, từ chục thế kỉ nay hs VN đều học tốt mà đất nước có khá đâu ạ ?
  9. atd_n

    atd_n Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    cái đề tài này nghe hay quá, nói toàn vấn đề vĩ mô ( hay vỹ mô ???) không à, nói về căn bản của việc giáo dục, em thấy hay quá. Sự khác biệt của phương đông với phương tây nói chung vẫn căn bản ở cách giáo dục.
    Theo em quan sát được, thì dù có ở Nhật, Sing hay Việt nam học trò đều thụ động trước giáo viên, chỉ biết học cái người ta chỉ cho mình mà rất ít những cái mình tự mày mò ( vì không có thời gian thì phải, như học sinh Nhật học một ngày hơn 15 tiếng thì lấy đâu thời gian để mày mò sáng chế).
    EM thấy chỗ em ở, học sinh học có vẻ rất khỏe, học có một buổi thôi, buổi chiều tha hồ mà làm gì cũng được, đứa nào say mê khoa học tha hồ mà thí nghiệm, đứa nào thích sport thì cũng tha hồ mà chơi. Thỉnh thoảng có vài cái exposition của học sinh, nhìn lác mắt luôn, các hệ thống của tụi nó áp dụng rất thực tiễn và nhiều cái em choáng luôn, hyper complicated, chắc tụi nó mất cả mấy năm trời để suy nghĩ quá. Bởi thế em nghĩ giáo dục một cách chủ động có vẻ hay hay. (Ở nhà mình có cai robot con rất hay, thế sao không áp dụng vào thực tế để làm mấy cái ứng dụng hay hay nhỉ, mà chỉ để thi thôi, uổng ghê).
    Thêm nữa ở châu Á mình hình như không chú trọng lắm vào giáo dục cái gọi là creativity, em thấy cái này quan trọng dễ sợ luôn, quan trọng là hiểu được cái mà người ta đã làm rồi thôi.
    Học giỏi chưa chắc đã đi làm giỏi, và chưa chắc là phát minh được cái gì nếu như chỉ suốt ngày làm theo người ta. Các anh chị hãy nghĩ xem một công ty ở châu Á lâu nhất là bao nhiêu năm? Chắc từ giữa thế kỉ 20, trong khi đó ở châu Âu và mỹ các công ty đã tồn tại từ rất lâu rồi, bởi thế trong các lĩnh vực đó thì đương nhiền mình chạy theo người ta, những gì mình nghĩ hôm nay người ta đã nghĩ cả năm về trước ( và không chừng đã có solution rồi). Cái người ta làm được lập tức người ta patent, thế mình có phát hiện ra sau cũng chịu, không sản xuất công nghiệp được.
    Hôm qua mới đi họp cuộc họp đầu năm của công ty, thấy mình không chơi lại người ta là phải ( em nói riêng về mặt kỹ thuật thôi), hệ thống của người ta đã phát triển rất hoàn hảo, có căn bản, truyền từ đời này qua đời khác, và chỉ có đi lên thôi chứ không có đi xuống. Thêm nữa là đầu óc tụi nó mang tính toàn cầu dễ sợ luôn.
    Do đó kết luận của em: tấn công vào các lĩnh vực mới, mua lại các patent của tụi nó mà làm ( giống như Nhật đó, tấn công vào lĩnh vực điện tử, tự động hoá, robot), thêm nữa phải quan tâm đến chất lượng ( thằng nhật nó chơi QFD). Như thế sẽ thành công thôi.
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------
    ĐIỀU KHIỂN HỌC giải thích VIỆC DẠY HỌC
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cơ sở lý thuyết của ĐIỀU KHIỂN HỌC đã hình thành qua nhiều thế kỹ, nhưng nó mới chỉ trở thành một khoa học theo đúng nghĩa của từ nầy bắt đầu từ thế kỹ XX, các nhà khoa học của nhiều nước khác nhau đã góp phần của mình vào việc phát triển ngành khoa học mới nầy; Nhưng trước hết cần phải kể đến công lao to lớn của nhà bác học người Mỹ NORBERT WIENER, Ông chính là người đưa vào sử dụng từ ?oĐIỀU KHIỂN HỌC?, cuốn ?oĐIỀU KHIỂN HỌC HAY SỰ ĐIỀU KHIỂN VÀ MỐI LIÊN HỆ TRONG ĐỘNG VẬT VÀ MÁY MÓC? (1948) của Ông có ý nghĩa sáng lập ngành khoa học nầy;
    Và ĐIỀU KHIỂN HỌC giải thích VIỆC DẠY HỌC đã diễn ra như thế nào?
    Tôi có một số bài như "NasaStudent190.mov ..." , nhưng hiện đang mất đường link trên Internet, hôm nào có dịp đưa lên để các bạn tham khảo thêm. HiHi
    References:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Norbert Wiener (1894--1964): Wiener entered university at 11 years of age. He received his undergraduate degree in Mathematics from Tufts University in 1909 at the age of 14. He attempted graduate school in zoology at Harvard, left for Cornell, where he had a miserable year, and returned to Harvard, achieving a Ph.D. in Philosophy at age 18.
    Cybernetics: Or Control and Communication in the Animal and the Machine (1948)
    This book, his seminal work on cybernetics, has a substantial math component. A good grasp of calculus, matrix algebra, and formal statistics and probability, along with some of the basic physics of information theory would be very helpful if you want to make sense of more than half of the book. Wiener himself said it possesses a "forbidding mathematical core". He wasn''''''''t exaggerating!
    Norbert Wiener (1894--1964) http://www.everything2.com/index.pl?node_id=70879
    History of automatic control http://www.everything2.com/index.pl?node_id=1300732
    Cybernetics http://www.everything2.com/index.pl?node_id=70787
    Systems theory http://www.everything2.com/index.pl?node_id=416191
    --------------------------------------------------------------------------------
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 03:02 ngày 16/01/2006

Chia sẻ trang này