1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn, dài, tiểu thuyết...

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi Nguyenthiquynhnga, 10/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn, dài, tiểu thuyết...

    Thấy Box mình cũng có vẻ yêu văn thơ nên tớ lập thêm Topic này cho mọi người cùng post lên những tác phẩm mình yêu thích, cho người khác cùng đọc, cùng bình luận...
  2. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Tớ post một truyện ngắn của một người bạn ở phương Nam. Hy vọng mọi người thích.
    Căn hộ ở tầng 8
    Truyện ngắn: Vũ Đình Giang
    Chung cư nhìn về sông. Sông dài nhưng hẹp. Buổi sáng nước lên, mặt sông trải rộng thoáng đãng, sóng tung tăng chơi trò cút bắt. Gió ùa về lả lơi trên ngọn cây dầu mới vài năm tuổi. Nhưng đến chiều nước rút, sông biến thành cái cống lộ thiên, hôi hám đến ngạt thở, làm hỏng những buổi chiều ráng vàng rực rỡ phối hợp với mây trắng phiêu bồng.
    Ðêm thì thể nào cũng thấy trăng. Ðầu tháng trăng non cong cớn treo mình vào dây điện cao thế, cuối tháng trăng già oằn lưng mỏi mệt cũng mắc vào dây điện cao thế. Như thể dây điện cao thế là "đặc sản" xứ này, trông đâu cũng có, nhìn đâu cũng vướng! Ðô thị mùa này ngổn ngang như một siêu công trình xây dựng đang vào mùa thi công cao điểm với tưng bừng cát đá cùng mịt mù khói bụi. Trước đây sông còn là kênh rạch, lổm ngổm nhà ổ chuột, giờ dòng chảy đã khơi thông, bờ sông đã đắp kè, phút chốc nhà ổ chuột trở thành mặt tiền. Giá đất giá nhà tăng nhanh đến nỗi người không cao huyết áp cũng thấy chóng cả mặt. Ai nấy thèm khát được một chỗ ở nhìn ra sông để hứng tí gió trời.
    Chung cư rộn ràng suốt ngày đêm. Nhất là buổi chiều, mấy ông trung niên may ô - quần cộc - giày bata, chẳng ngại ngùng khoe những ngấn thịt chảy xệ rung rung theo nhịp bước, chậm rãi đi dần xuống mặt đất mong tiêu vài gram mỡ bụng. Có ông hứng chí chạy bộ dọc bờ sông, nhưng khi ngang qua bãi bia, gặp bạn thân vẫy tay liền tấp vào, tự an ủi rằng thôi thì cứ nhâm nhi vài ly lấy sức để... leo cầu thang trở về. Sôi động nhất là lũ chíp hôi, rủ nhau từng đàn chạy uỳnh uỳnh xuống khoảng sân con tha hồ tung bắt bóng. Ðám nam thanh nữ tú nhướng mắt nhìn theo khinh mạn. "Nam thanh" bây giờ khối anh trông "đĩ" không chịu nổi, tóc nhuộm không hung thì vàng, ăn mặc thì cứ na ná nhau: áo body quần phi bóng, có đứa còn lủng lẳng khuyên tai, nhìn không đoán được đâu là pê-đê thật đâu là pê-đê nhái. "Nữ tú" thì triệt để hơn, quyết liệt đua đòi theo trào lưu với áo rút lên quần trễ xuống, mặc kệ rốn lồi hay sẹo lồi nổi cục trên bả vai. Chiều chiều các "nữ tú" vừa ngồi sơn lại móng tay vừa bàn tán về mấy anh trai Hàn đẹp một cách bơ sữa trên tivi.
    Nhà tít tầng tám, vậy mà "cày" bao nhiêu năm vẫn không đủ tiền mua, rốt cuộc phải vay mượn tứ tung mới có được căn hộ tạm gọi là tươm tất. Ðể mùa nắng lẫn mùa mưa mở cửa sổ nhìn ra sông xem gió líu ríu đùa cùng ngọn cây dầu non tuổi như lũ trẻ con, xem nước mải miết chơi trò cút bắt, xem trăng non trăng già thay phiên nhau vướng vào dây điện, thế cũng gần như giảm được stress.
    Cậu trai tuổi còn trẻ, nhưng nếu có sử dụng máy scaner quét hình đưa vào vi tính, dùng chương trình 3D xử lý rồi xoay đến ba chiều vẫn chỉ thấy ấp ứ nét buồn. "Cô gái rốn lồi" phòng đối diện hay thập thò trước bậu cửa, sáng tác ra liền một biệt danh: "anh trai u sầu" , sau thấy không hay bèn sửa lại: "gã sầu" và tiện thể đặt luôn cho căn hộ ấy là: "không gian sầu". Mỗi sáng "gã sầu" quáng quàng bóp ổ khóa cái "tách", vác ba lô bổ nhào xuống cầu thang; tối lờ đờ kéo lê ba lô trở về, áo xống không "cắm thùng" cứ phất phơ như cư dân âm phủ, lập cập tra chìa vào ổ đánh "tách" . Tiếng "tách" vang như âm thanh digital, đôi lúc làm ông hàng xóm đi ngang giật bắn mình, tự hỏi ổ khóa ấy quốc gia nào chế tạo mà ồn thế nhỉ?
    Tuy ấp ứ nét buồn nhưng "gã sầu" chẳng chịu nghe nhạc sầu bao giờ. Vì mỗi lần "gã sầu" bê xô rác đem đổ, cửa vừa mở hé thì những âm thanh giậm giựt tuôn nhau chạy thoát ra ngoài. "Cô gái rốn lồi" nghe được, mắt nghi ngại kết luận: "Xem thế chứ không phải thế" . Vừa hay cô bạn thân cùng dãy đi ngang qua, liền kéo tay lại, lườm mắt hất cằm sang căn hộ đối diện, khẽ thầm thì: "Xem cái gã hàng xóm ấy, người đâu mà..." và bỏ lửng câu nói, khiến kẻ kia nhíu mày chẳng hiểu ý gì, nhưng vẫn cố gật gật đầu ừ à khe khẽ, như sợ rằng nếu mình không gật sẽ bị bạn cho là tối dạ.
    Bên trong "không gian sầu" , gã trai trẻ ngồi bần thần trước máy vi tính. Bản vẽ 3D lập lờ trên màn hình, mới chỉ hiện ra bộ khung trống hoác vì chưa kịp "đắp" vật liệu vào. Nhạc dù mở ầm ầm nhưng vẫn không gợi chút hứng thú. Ngày mai đến hạn duyệt bản thiết kế, vậy mà gã vẫn chưa vẽ xong. Chợt nhớ đến chất giọng cao vút của "sếp nữ" , ngày mai hẳn phải là một ngày dài và nặng, rất dài và rất nặng! Khi chất giọng "cao vút" ấy thoát lên, tất cả đám nhân viên đột nhiên bị dựng thẳng lưng như có luồng điện chích vào. Bao giờ cũng thế, "sếp nữ" quản lý thật chặt chẽ và khoa học đến tức thở. Ðơn cử trường hợp một nhân viên nam mới hai mươi ba tuổi, dù bẩm sinh vô tư đến mấy có lần cũng phải bỏ dở bữa ăn trưa vì uất giận. Họp triền miên, sáng nào cũng mất mười lăm phút nhằm "phổ biến kế hoạch công tác trong ngày", khiến đám nhân viên phát ngấy như bị ăn sáng bằng bánh đúc bảy bữa trong tuần. Ai cũng thở dài ngao ngán.
    Bây giờ gã ngồi trong căn hộ của mình cũng thở dài ngao ngán. Chưa bao giờ gã bị công việc dồn đuổi như lúc này. Hệt như tình trạng của bác thợ săn về già bị chính con gấu mà mình bắn trượt quay ra săn đuổi lại. Nhớ năm nào mới bước chân vào nghề, gã hăm hở lắm. Ngày đêm miệt mài vẽ vẽ phác phác. Rồi theo đuổi hết lớp Anh văn này đến lớp vi tính kia. Hai - ba giờ sáng vẫn còn mọ mẫm đi pha đến hai gói Vinacafé vào một tách, để đủ tỉnh táo mà "rèn luyện kỹ năng" và "truy lùng tri thức" . Nhưng khi công cuộc "rèn luyện - truy lùng" đã đạt đến mức ổn định thì gã giật mình nhìn lại tuổi đời ngấp nghé ba mươi. Ba mươi, thế mà tuyệt nhiên chẳng hề có mảnh tình sâu đậm nào để nhớ nhung quay quắt. Nói "tuyệt nhiên" là nói quá. Thật ra cũng có vài lần hẹn hò, nhưng vì nóng vội, gã lại thuộc dạng người mất kiên nhẫn, nên cuối cùng chẳng đi tới đâu. Dù thời hiện đại, con gái đôi lúc cũng "Okay" nhanh chóng, nhưng thường thì các cô thích "vờn" . Càng "vờn" lâu càng hứng thú. Thế mới gọi là "tìm hiểu" chứ? Dạo đó, "vờn" nhau khoảng mươi lần trong vòng non hai tháng thì tới "tiết mục": "Về nhà anh chơi nhé!" . Dĩ nhiên trước đó là từ "Okay" của cô gái và những nụ hôn ngọt lịm kéo dài bất tận trong quán cà phê. Khi "đối tượng" về đến nhà, mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Như kịch bản đã viết kỹ từng phân đoạn, đến phân đoạn thứ ba, lúc cô gái đứng lên xách ví đầm chuẩn bị ra về, thì bất ngờ "nhân vật nam" ôm chầm lấy "nhân vật nữ" từ phía sau, kèm câu nói bất hủ trong hầu hết các bộ phim tình cảm tâm lý của Hollywood: "Ở lại với anh đêm nay!" ... Trong không gian thoang thoảng mùi nước hoa Chanel tỏa ra từ cô gái, gã nhắm tịt mắt lại. Theo "kịch bản", tới đoạn này chắc chắn "nhân vật nữ" sẽ nghiêng gương mặt một góc ba phần tư, rồi nàng sẽ vòng tay ra sau ôm lấy đầu chàng, khẽ run run vuốt ve mớ tóc rối, rồi nàng sẽ quay hẳn lại đối diện chàng, gương mặt đắm đuối yêu đương sẽ ngước lên trong một tư thế mời gọi, để lộ chiếc cổ thanh tao trắng ngần, mắt môi mấp máy đồng tình. Hai người ghì siết quay cuồng... Và... "Bốp" " nhân vật nữ" bỗng dưng phá hỏng đường dây kịch bản, khiến "nhân vật nam" sững sờ tỉnh ngộ. "Ngủ với anh à? Anh tưởng tôi là loại người nào? Quên đi, đừng có giàu trí tưởng bở". Và "rầm" - cửa đóng sầm cực mạnh! Thế là hết. Kể từ đó, gã mất hẳn mọi hứng thú yêu đương và bước hẳn vào đời sống độc thân với tất cả vẻ cam chịu thầm lặng. Kể từ đó, gã vĩnh viễn mang gương mặt sầu. "Gã sầu" sống trong một "không gian sầu" tít tầng thứ tám của một chung cư nhìn ra sông.
    Ðến tháng thứ tám kể từ ngày gã sở hữu căn hộ chung cư tít tầng tám này, đột nhiên "cô gái rốn lồi" gõ cửa. Hơi ngượng vì đang vận may ô - quần cộc để lộ ra nhiều đốt xương, nhưng vì lười nên chẳng buồn trau chuốt lại, gã dè dặt ra mở cửa, đôi mắt lờ đờ như cá mắc cạn. Người hàng xóm đứng đó, khe khép trong bộ áo quần lửng thoải mái nhưng trông "mỹ thuật" hẳn chứ không kéo lên trễ xuống như mọi khi. Cô gái mấp máy môi... Bao nhiêu tháng thấy "hình" mà chưa nghe "tiếng" , bỗng dưng hôm nay cô gái nói, giọng nhẹ và có vẻ hơi điệu đà quá mức cần thiết: "Hôm nay... hôm nay... (cô gái ngừng lại giây lát như để "diễn" tâm trạng bối rối cho đúng kỹ thuật), ý em muốn nói là... là... (tới đây "diễn" tiếp, sáng tạo thêm chi tiết chớp mắt ngoài kịch bản), thế này nhé, hôm nay nhà em có buổi tiệc nho nhỏ (cô gái đột ngột lên giọng khiến chữ "nhỏ" phát âm thành ra nghe như "nhõ"), bố em bảo em sang mời anh qua chung vui để gọi là... Dù sao cũng là hàng xóm với nhau. Bố em..., ông ấy vẫn hay quan tâm đến anh đấy (bố em quan tâm hay em quan tâm nhỉ?). Vậy nhé, anh nhớ qua liền nhé!" . Sau hai cái "nhé" , cô gái khẽ mỉm cười, khẽ vuốt đuôi tóc mới duỗi mềm óng và khẽ xoay gót trở về.
    "Gã sầu" bàng hoàng. Bất ngờ này, ngạc nhiên này, lo lắng này, nghi ngại này, bối rối này, sau cùng là... vui vui này!
    Sau hơn hai tiếng đồng hồ "vui vui" bên nhà hàng xóm, gã trai loạng choạng ra về. Ngây ngất hơi men, nồng nàn tiếng cười, rộn ràng nhịp tim đập... Gã trai đổ vật xuống giường, quên đi màn hình máy tính lẫn kim đồng hồ chẳng biết chỉ vào vạch số mấy. Chỉ nhớ âm âm trong đầu câu nói của vị chủ nhà về cô con gái: "Khổ, nó học kinh tế kinh tiếc gì mà giờ này vẫn thất nghiệp, đi làm dăm bữa nửa tháng lại lăn vạ ra than cực nhọc, một mực đòi ra chợ lượm bạc cắc cùng mẹ nó. Thanh niên thời đại gì mà kém chí quá. Phải chi được như cháu. Ðấy mày xem anh đây mà học hỏi nhé, người ta gốc tỉnh lẻ, vừa học vừa làm nhé, giờ đã tự mua được nhà, bước ra là được việc nhé. Thanh niên chí hướng phải thế chứ. Này thằng út, mày xem gương anh đây mà soi nhé. Soi cho kỹ vào, nhé!" . Ðến đây thì có thể kết luận được rằng cô gái bị ảnh hưởng nặng phong cách của bố, bằng chứng là cả hai dùng quá nhiều từ "nhé" khi đối thoại. Không khí dồn nén lại, môi má nóng ran, không biết vì bia hay vì ngượng, hay vì vừa ngượng vừa thích? Bây giờ về nhà mình rồi, yên ổn rồi, bỗng giật mình tự hỏi trong bữa tiệc "nho nhỏ" ấy, mình đã nói cái gì nhỉ? Mà làm sao nhớ hết, vì nói nhiều quá. Trong khi đó thì cô hàng xóm tròn xoe mắt, á à, "xem thế nhưng không phải thế" , hóa ra cũng sôi động, hài hước lắm đây. Rõ là dân có học, nói ra toàn là "net" lẫn "mạng" với thằng em trai, cũng nhận xét thời sự sát sườn với ông bác, rồi bình luận thể thao khá "lập trường" với bố, chỉ còn mỗi tiết mục góp ý với mẹ về bí quyết nấu ăn nữa là "hoàn tất chương trình". Nhưng thôi, đến đây thì tiệc đã tàn, ai nấy mỉm cười vui vẻ, tiệc cuối năm kiêm tiệc kết nghĩa láng giềng vậy là hoàn hảo rồi. Cô gái bận rộn dọn mâm bát, không thể tiễn anh hàng xóm ra cửa được. Bọt xà phòng đầy ứ trong bồn rửa, cô gái nhúng ngón tay vào, khẽ viết lên mớ bọt con số 10. Tiếc là chàng trai lúc này bận ngủ mê, không thể nào biết mình được cho điểm tuyệt đối. Nếu biết, e rằng chàng ngủ luôn đến ba ngày sau. Lúc đó thì có mà bị đuổi việc, nhé!
    Nhà vẫn tít tầng tám, buổi sáng và tối muộn vẫn đều đặn vang lên tiếng "tách" nghe như âm thanh digital. Chủ nhân căn hộ vẫn độc thân, hơi gầy gò vì làm việc nhiều mà không có bàn tay phụ nữ chăm sóc. Có lấy máy scanner quét lên máy tính, dùng chương trình 3D xoay ba chiều vẫn thấy gầy. Nhưng tinh thần chung là trút bỏ được phần lớn nét u sầu, thảng hoặc còn hát một bản nhạc trẻ vui nhộn nữa. Mỗi chiều cuối tuần đã biết về sơm sớm để chờ một ông trung niên may ô "quần cộc " giày bata ở phòng đối diện, rồi rủ nhau chạy bộ dọc theo bờ sông. Một người muốn giảm vài gram mỡ thừa ở bụng còn người kia muốn tăng vài gram cơ bắp cho cặp đùi có vẻ "thể thao" tí chút. Chỉ có người thứ ba là mỉm cười suốt. Tối tối cô siêng năng cắp vở đến trung tâm để ôn luyện lại Anh văn và vi tính, ngong ngóng chờ kết quả xin việc xem ông giám đốc "Yes!" hay "No!" . Bận rộn là thế, cô vẫn dành thời gian mua vải may những bộ áo quần mới, không phải cô thích diện hay đua đòi, mà chỉ vì cô thấy không nên mặc mấy kiểu y phục "kéo lên - trễ xuống" nữa, trông có vẻ không xứng. Mà xứng với ai, chỉ có cô tự biết.
    Chung cư vẫn nhìn ra sông, vẫn rộn rộn ràng ràng. Sông vẫn dài mà hẹp. Ngày hai buổi nước vơi rồi đầy. Nhưng lòng người bỗng dưng sao cứ đầy mãi, đầy mãi...





    --------------------------------------------------------------------------------
  3. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Người Lạ Vừa Đến
    Truyện ngắn: Phan Hồn Nhiên
    Thùng thư ở bên kia đường. Theo thời gian, màu sơn vàng sậm phủ lớp này sang lớp khác, khiến đường nét sắc sảo của cái thùng thư cổ dần lu mờ. Một sự tính toán thông minh nào đó khiến người ta trồng ngay cạnh đấy cột đèn đường, lại đặt thêm một băng ghế lượn sóng dành cho việc chờ xe bus. Những chiều muộn, từ cổng trường đại học nhìn sang, cái thùng thư trông như bóng người đứng trong vùng sáng phẳng lặng của ngọn đèn. Thi thoảng, anh bưu điện tới, loay hoay mở khóa vét vài cái thư rồi bỏ đi. Cái ghế xem ra hữu dụng hơn, nhiều người tìm nó để ngồi, dù đón xe bus hay không. Hạo và Minh cũng hay hẹn nhau ở trạm chờ xe.
    Chàng trai vẻ ngoài rất đẹp nhưng giản dị và cô gái gầy gò để kiểu tóc người da đỏ ngồi hai đầu ghế, nói với nhau mấy câu vu vơ về việc học, và cười. Nhưng thường, họ im lặng, cùng nhìn xa xăm những con đường tỏa đi khắp nơi cho tới khi cô gái leo lên chuyến xe cuối ngày. Hạo còn một mình. Không phải sự bỏ rơi nhưng cảm giác vắng vẻ đôi khi khiến anh bồn chồn. Anh quay sang nhìn mãi thùng thư cổ quen thuộc mà xa lạ. Giá như anh có thể gửi đi một lá thư rồi chờ đợi điều gì sẽ đến.
    Mưa lất phất. Những người vừa ra khỏi cổng trường nhảy lên xe phóng đi vội vã. Minh cầm cái ô như cầm một mảnh trời nhỏ màu xanh băng vội qua đường, nơi Hạo đang đợi. Ánh mắt họ gặp nhau từ xa. Sự giao cảm ấm áp, dịu dàng... Thảng hoặc Hạo tự hỏi vì sao Minh đồng ý hẹn hò với anh, một anh chàng nhà tận tỉnh xa, nghèo, học ngành thiết kế cũng chẳng mấy tiếng tăm trong khi cô là dân thành phố chính hiệu, quen biết rộng, lại sắp sửa lấy hai bằng đại học ngoại ngữ ? Vài người đầu óc đơn giản bảo hẳn cô gái ưa vẻ ngoài đặc biệt của anh - lãng tử, hiền dịu và trông bơ vơ thế nào. Thế nhưng Hạo tự biết thật ngu ngốc nếu tin như vậy. Minh thuộc về rất ít các cô gái không để ý gì sất những điều thuộc về bề ngoài.
    Ngay lần gặp nhau đầu tiên, trong hội thảo về lĩnh vực đồ họa hiện đại ở một cao ốc ngoại quốc, anh lập tức bị người phiên dịch đẩy vào trạng thái lơ lửng. Cô gái để kiểu tóc kỳ quặc, đôi mắt to màu xám tro, giọng nói bình thản đứng hơi lùi phía sau diễn giả. Cô dịch chính xác và khúc chiết. Tuy nhiên, giữa những khoảng dừng, cô ta nhìn đâu đâu xuống cuối khán phòng, nơi Hạo ngồi thu mình với nỗi lo ngại bị phát hiện không có giấy mời. Một khoảnh khắc nào đó, anh cảm giác cô ấy thoáng mỉm cười với anh. Sau buổi hội thảo, Hạo loay hoay chờ dưới cổng tòa nhà, đoán chừng sẽ trông thấy cô thêm một lần nữa. Trái những gì anh dự đoán, Minh không quá khó bắt chuyện. Cô trả lời mấy câu hỏi vấp váp của anh một cách nhã nhặn và hiền dịu. Cô đi bộ. Ðó là lý do duy nhất khiến Hạo vững tin đề nghị đưa cô về. Sau này, anh vẫn thầm cảm ơn cô đã không cười phá lên lúc ngồi trên cái yên xe han gỉ. Anh hơn cô một tuổi. Cô am hiểu nhiều hơn anh. Khi anh hỏi: ''''Thi thoảng, anh qua trường chờ em nhé?'''', cô nói giản dị: ''''Thế cũng được!''''. Từ ngày thành người lớn, hiếm khi anh hạnh phúc đến vậy.
    ... Hạo vẫn không ngừng nhìn Minh ngay cả lúc cô đã ngồi cạnh bên anh. Những hạt nước nhỏ dính trên mái tóc và vai áo bắt đầu thấm vào cô, ấm áp, tỏa mùi thơm mát cuối xuân. Trời không còn sáng nhưng cũng chưa tối. ánh sáng tím thẫm ánh lên giữa vô số sợi mưa mảnh khảnh. Mặt đường nhựa ẩm ướt loang loáng bóng người vội vã ngược chiều. Túi áo khoác Minh in hằn hình dáng một bức thư. Cô rút ra, xoay trở chiếc phong bì màu xanh nhạt trong những ngón tay mềm mềm, lưỡng lự. Hạo băn khoăn :
    - Em sắp gửi thư đi đâu đó ư ?
    - Vâng. Nhưng chắc cũng chẳng mấy quan trọng...
    - Dù sao em cũng nên gửi đi. Chúng ta ngồi cạnh thùng thư kia đã lâu, nhưng chưa bao giờ có việc gì nhờ vả nó cả - Hạo mỉm cười.
    Cô gái gật đầu, hơi rùng mình đưa anh lá thư chưa dán. Hạo đọc lướt mảnh giấy đánh máy. Ðó là tờ đơn đăng ký tham dự một cuộc thi trình diễn tiểu phẩm tiếng Anh. Cô từng nói về nó như một tình cờ. Thoạt đầu anh cũng chú ý bởi những hứa hẹn phần thưởng hậu hĩnh - tiền, chuyến du lịch và nhất là một chỗ làm ở cái văn phòng ngoại quốc tổ chức cuộc thi. Tuy nhiên, sau đó màu sắc mơ hồ lại phủ lên các dự định chớp nhoáng. Suy cho cùng, Hạo chẳng hề biết kỹ thuật biểu diễn ngoài vài lần bị ép buộc chạy cờ cho tiết mục văn nghệ của khoa. Tiếng Anh của anh cũng tồi tệ vậy thôi - chỉ ở mức đọc hiểu làng nhàng, có khi nghe ai phun trong điện thoại vài từ lạ tai, anh còn tối tăm mặt mũi... Thế mà bây giờ, anh đang đọc lõm bõm tờ đơn dự thi của chính mình, do Minh viết. Lá đơn nhẹ nhàng trở lại tay Minh. Cô nhấm ướt mép phong bì bằng đầu lưỡi hồng hồng, dán lại.
    - Em gửi nó đi đây! - Minh nói khẽ.
    - Nhưng anh không biết nói tiếng Anh. Anh sợ đám đông tới phát sốt, đừng nói gì đến đi lại trên sân khấu hay diễn xuất ! - Hạo thốt lên.
    - Anh sẽ làm được thôi, không quá ghê gớm như anh nghĩ đâu. Cho đến khi kết thúc, chưa ai nói được người nào là kẻ thất bại. - Giọng nói của Minh lành lạnh hệt như khi cô phiên dịch trong các môi trường xa cách - Em ngờ ngợ công ty J. mất công tổ chức cuộc thi để tìm ra những người như anh.
    Minh cầm ô bước đến gần thùng thư vàng. Con tem vuông trên góc thư như một con mắt mở to lo âu và hy vọng trước khi biến hút trong khoảng tối. Cơn mưa nhỏ sắp vãn. Ngọn đèn đường bật lên dù mới sắp 6 giờ. A''nh đèn vàng thoạt tiên hơi co lại, rồi từ từ lan tỏa, hắt thứ ánh sáng êm dịu của nó xuống nóc ô xanh, vào những tia nước mưa đang yếu ớt dần. Vài người đi đường ngoái lại, nhìn sững khoảnh khắc gương mặt cô gái tóc da đỏ chìm trong màu xanh kỳ dị của cái ô, và nụ cười cô ta với chàng trai đẹp đẽ ngồi trên cái ghế khuất tối kia cũng kỳ dị nốt.
    Xe bus chuyến cuối ngày đỗ xịch tới. Minh nhảy lên, thò đầu qua ô cửa nói to: ''''Thế nhé!''''. Hạo vẫy tay nhẹ. Trạng thái mất đi sự bình ổn đã xâm chiếm anh. Minh khác. Cô luôn nhìn thấy trong các cơ hội, dù nhỏ nhặt, niềm hy vọng thay đổi. Anh gắn bó với cô vì thế. Giống như con tàu to lớn vất vả tin vào ngọn hải đăng, nó có thể chao đảo nhưng tự biết sẽ sống sót một khi trông thấy đốm sáng nhỏ báo hiệu bờ.
    o0o
    Cuối tháng Tư ấy Hạo bắt đầu trở thành một người nổi tiếng. Anh không giành hạng đầu trong cuộc thi thể hiện tiểu phẩm bằng tiếng Anh, nhưng các chuyên viên làm phim quảng cáo của công ty J. nhìn thấy ở Hạo một gương mặt và vóc dáng lý tưởng để thể hiện hình ảnh mẫu người trẻ hiện đại đang trên đường thành đạt. Nhờ 50 ngày Minh tập trung biến anh thành một kẻ khác. Cô luyện phát âm cho anh - cách nói năng của người thành thị thượng lưu lẫn giọng Mỹ chuẩn của dân doanh nghiệp. Cô đề nghị những lúc một mình, anh vẫn phải ngồi cứng vai, ánh nhìn thẳng và sâu vào mắt một kẻ vô hình trước mặt. ''''Không ai biết tường tận bên trong ta. Thế nên không việc gì anh phải phơi bày sự thiếu tự tin của anh cả. Anh hãy tin là anh có thể. Và anh sẽ hoàn tất bất kể vai trò nào...''''. Cô thường vừa cười vừa nói như vậy trong các buổi tập tiểu phẩm tại căn phòng trọ ngột ngạt của Hạo. Cô chọn cho anh trích đoạn ngắn trong một vở kịch của H. Miller. Một vai diễn kỳ quặc - Hạo nghĩ. Anh chỉ việc mặc bộ vest đen, mang ra sân khấu một cái ghế, ngồi vắt chân và than thở bằng giọng nói thì thào, sau đó thì đứng dậy bước vòng quanh cái ghế, hét tướng lên về nỗi chán ngán nào đó. Nhiều lúc anh thấy mình lố bịch và muốn bỏ cuộc. Nhưng Minh tỏ vẻ ngạc nhiên về cảm giác ấy nơi anh. Cô nói anh đã làm rất tốt. Cứ như thế, cô gái gầy gò đẩy anh đi, như đẩy một con thuyền to lớn trống trải xuống mí nước.
    Hình ảnh Hạo xuất hiện trong quảng cáo. Có ảnh thì Hạo cầm điện thoại di động - thứ mà anh cũng chưa biết cách sử dụng. Ảnh khác anh ngồi sau chiếc bàn lớn, mỉm cười với đối tác và ký văn bản với cây bút ngòi vàng anh cầm thờ ơ trên tay mà có lẽ phải đi dạy kèm đồ họa ban đêm vài tháng anh mới có thể mua được. Chung quanh mau chóng nghĩ về Hạo theo hình ảnh anh tạo ra. Nhiều người xa lạ mỉm cười với anh ngoài phố. Một số khác ngạc nhiên đến độ cười vang lên khi thấy anh chạy cái xe cũ kỹ. Không thấy phiền, Hạo chỉ tò mò với ấn tượng bên ngoài mà anh gây ra. Tiền kiếm được từ những buổi chụp hình hay đóng phim quảng cáo không nhiều, nhưng đủ để anh mua thêm vài bộ trang phục mới hợp thời và đưa Minh đến những quán lịch sự, nơi trước kia anh chỉ nghĩ về chúng với chuỗi hình dung lơ mơ. ở đó người ta nhận ra anh nhiều hơn. Một vài tiếng thì thào cố ý nhận xét người đi cùng anh thật tầm thường. Hạo dần nhận ra người đời nhìn nhận sự việc bằng lớp vỏ hào nhoáng bề ngoài. Khi anh nói điều ấy, Minh nhìn sâu vào mắt anh, theo đúng cách cô buộc anh phải làm để gột bỏ sự thiếu tự tin cố hữu:
    - Anh ''''phán xét'''' cuộc sống sắc nhọn hơn trước nhiều. ít nhất, va chạm bên ngoài, trong các môi trường cạnh tranh cũng làm anh thay đổi.
    - Em không khó chịu khi cái ''''môi trường cạnh tranh'''' ấy đầy rẫy những đánh giá ngu ngốc về mình ư ? - Hạo cầm tay Minh, bàn tay mềm và lạnh.
    - Chỉ xảy ra khi em đi với anh thôi. Tức là em tạo cho họ cơ hội so sánh - Cô gái hơi so vai - Nhưng rốt cuộc, nó chứng tỏ cố gắng của chúng ta thành công.
    Một cảm giác khó chịu len lỏi trong Hạo. ở khía cạnh nào đấy, anh hài lòng với hình ảnh bên ngoài mới mẻ của mình. Nhưng sâu thẳm, anh căm ghét nó. Nó không là anh. Nó thuộc về một tham vọng thầm kín và xuẩn ngốc mà sau khi ra đời, anh không thể kiếm soát nó toàn vẹn. Hạo nói to, bực bội:
    - Ta sẽ không tới mấy quán máy lạnh nữa. Thế thôi!
    Ðôi mắt rộng của Minh đột nhiên tối sầm, như người ta đóng lại những cánh cửa. Cô nở nụ cười nhợt nhạt :
    - Phải như thế ư ? Em và anh đâu cần bắt mọi sự quay về chỗ cũ. Cứ sống theo những gì chúng ta có thể chạm tới. Như thế khôn ngoan hơn...
    Hạo im lặng. Những buổi chiều sau đó anh trở lại đón Minh trước cổng trường đại học. Sắp hết mùa xuân rồi. Những vòm cây bên kia đường thôi xanh non, màu lá thẫm và mùi thơm nồng của mùa hè sắp đến gần. Những cơn mưa lâu hơn, to hơn. Trời muộn tối. ánh sáng tỉnh táo khiến các câu chuyện trên băng ghế trạm chờ xe bus rời rạc. Dần dần, Hạo thưa đến chờ Minh. Anh bận rộn những buổi quay phim mới. Công ty J. ngỏ lời nhận anh về làm P.R sau tốt nghiệp. Hạo kiếm nhiều tiền, đổi xe, thuê một căn hộ chung cư mới. Hình ảnh của anh trên các phương tiện truyền thông sát với những gì anh có. Chừng như mọi việc đã lăn theo con đường Minh dự định. Thế nhưng vẫn có một điều gì chuệch choạc mà Hạo không thể gọi tên. Khuya, đứng bên cửa sổ nhìn xuống vô số xe bus chạy về các con đường xa xăm, anh thầm cảm giác không nắm giữ nổi một điều gì quan trọng đang bỏ mình trôi đi.
    o0o
    Nhân viên bưu điện mở thùng thư vàng buổi chiều. Không có lá thư nào. Anh ta bỏ đi. Hạo gạt chống xe, ngồi xuống băng ghế sóng quen thuộc. Một chiếc xe bus ngang qua, người lơ đập thùng xe ầm ầm. Minh hiện ra từ cổng trường. Theo thói quen, Minh nhìn sang bên đường. Ðôi mắt to màu tro đặt lên anh đăm đăm. Rồi cô rảo bước nhanh hơn.
    - Anh lại đến đón em sao ? - Giọng nói Minh không giấu vẻ mừng vui.
    - Hơn hai tuần rồi em không gọi điện cho anh. - Hạo nhắc.
    Ðột nhiên, gương mặt Minh lại như khép kín. Hạo nhận ra tay Minh cầm một phong bì xanh . Minh ngồi xuống bên anh nhẹ nhàng. Chừng như cô muốn nói thật nhiều. Nhưng rồi cô chỉ thở nhè nhẹ :
    - Em đang định gửi anh một bức thư đây. Thế mà tình cờ anh lại đến. Trước sau gì cũng đến ngày ta không hẹn hò nữa. Em đã muốn anh thay đổi. Nhưng anh thay đổi, em lại không thể làm quen con người mới nơi anh. Nhưng đành vậy, sống mà...
    Họ nhìn lá thư nhẹ tênh trên những ngón tay Minh run rẩy. Mưa. Cô gái mở cái ô nhỏ, bước tới cái thùng thư vàng cũ xưa. Những hạt nước từ nóc ô văng ra chung quanh, xanh li ti. Một cái xe bus khác lại đến. Cô bước lên xe, ngoái nhìn Hạo : ''''Cứ thế, anh nhé...''''.


  4. ChuyenDaQua

    ChuyenDaQua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện này mình thấy rất hay, Post lên cho cả nhà cùng đọc( nếu có thể xin vài lời n/x nhé)
    Câu chuyện bát mì


    Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây 50năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
    Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
    - Xin mời ngồi!
    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
    - Có thể... cho tôi một? bát mì được không?
    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
    - Đương nhiên? đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
    - Cho một bát mì.
    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. ?oNgon quá? - thằng anh nói.
    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: ?oThật là ngon! Cám ơn!? rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
    - Có thể? cho tôi một? bát mì được không?
    - Đương nhiên? đương nhiên, mời ngồi!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
    - Cho một bát mì.
    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
    - Vâng, một bát mì!
    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: ?oTrông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!?
    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
    - Thơm quá!
    - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
    - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

    Hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
    Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9h30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10h, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là ?o200đ/bát mì? và thay vào đó giá của năm ngoái ?o150đ/bát mì?. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy ?oĐã đặt chỗ?. Đúng 10h30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
    - Làm ơn nấu cho chúng tôi?hai bát mì được không?
    - Được chứ, mời ngồi bên này!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy ?oĐã đặt chỗ? đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì?
    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.
    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
    Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?
    - Thầy giáo ra đề bài: ?oChí hướng và nguyện vọng của em là gì?? Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: ?oBa bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc?. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: ?oVào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn?. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: ?oCố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!?
    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: ?oCám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được? Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.?
    Chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi.
    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
    Lại một năm nữa trôi qua.
    Bắc Hải Đình vào lúc 9h tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy ?oĐã đặt chỗ? nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
    Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
    ?oViệc này có ý nghĩa như thế nào?? Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai ?ocũ? trở thành ?ocái bàn hạnh phúc?, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
    Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
    Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9h30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn? Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
    Đến 10h30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
    Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
    - Làm ơn? làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
    Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái.
    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
    - Các vị? các vị là?
    Một trong hai thanh niên tiếp lời:
    -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
    - Ồ phải? Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
    - Có ngay. Ba bát mì.
    -------
    Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
    Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

  5. tolian_hoang

    tolian_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn đọc truyện ngắn của tác giả ''''nhí'''' (15 tuổi) hay:
    Cô gái đi tìm hạnh phúc
    Bà cụ ngồi ở băng sau chiếc xe mui trần đang băng băng trên xa lộ, ghì chặt bịch nilông trên áo như sợ một cơn gió đến cuỗm mất. Bà không quen với tốc độ cao như thế.
    Cánh tay run run siết lại chiếc dây an toàn, song bà vẫn lưu ý không để các ngón tay sần sùi chạm vào chiếc ghế da bóng lưỡng. Con gái bà đã dặn bà đừng làm bẩn ghế: ?oMá à, trên nền màu trắng dấu tay coi lộ liễu lắm đó?.
    Con gái của bà, Bee Choo, vừa lái xe vừa tuôn vào chiếc điện thoại di động màu bạc mảnh mai những từ ngữ to tát mà một bà cụ già giỏi lắm cũng chỉ hiểu được lờ mờ: ?otài chính?, ?othanh toán?, ?otài sản?, ?ođầu tư?.
    Giọng nói của cô đanh, trầm và nghe là lạ. Bee Choo của bà ăn nói cứ như các cô gái nước ngoài trên truyền hình. Nó nói bằng giọng Mỹ cơ đấy. Bà cụ tặc lưỡi, vẻ phật ý.
    ?oTôi dứt khoát không lấy. Bán quách nó đi!? - con gái bà giận dữ thốt lên, chân nhấn ga tăng tốc. Những móng tay cắt tỉa hoàn hảo bồn chồn bấu chặt vào tay lái.
    ?oKhông giao dịch gì hết!? - cô quát lên, tắt máy di động rồi giận dữ quẳng nó ra băng sau. Chiếc điện thoại đập trúng trán bà cụ rồi trượt xuống vạt áo. Bà cụ lặng lẽ nhặt lên, chìa trả cho con gái.
    - Con xin lỗi má - cô ta nói, bỏ hẳn giọng Mỹ, chuyển sang giọng Quan Thoại - con có một khách hàng lớn ở Mỹ. Có nhiều chuyện lộn xộn lắm.
    Bà cụ gật đầu vẻ am hiểu. Con gái bà làm ăn lớn và rất quan trọng.
    Bee Choo nhìn mẹ qua kính chiếu hậu, tự hỏi không biết bà cụ đang nghĩ gì. Bộ mặt nhăn nheo của mẹ cô luôn mang cái vẻ khó hiểu nào đó.
    Chuông điện thoại lại reo. Một âm thanh nhân tạo vui nhộn kiểu kỹ thuật số làm vỡ tan sự im lặng nặng trĩu.
    - Beatrice hả! Đúng rồi, Elaine đây.
    Elaine. Bà cụ nhăn mặt. Mình đặt tên nó là Elaine hồi nào đâu? Bà sực nhớ con gái bà có nói rằng một cái tên Anh là rất quan trọng cho việc ?ohòa mạng?, tên Trung Quốc người ta hay quên lắm.
    - Ồ, trưa nay tui gặp bồ không được đâu. Tui phải đưa bà cốt đi chùa làm mấy cái thủ tục lễ bái lẩm cẩm của bả.
    Bà cốt. Bà cụ hiểu rõ lắm chứ, ấy là nói về bà. Con gái bà cứ tưởng rằng bà không nói ra thì có nghĩa là bà không hiểu gì.
    - Ừ, biết rồi! Đệm xe tui sẽ lấm đầy tàn nhang chứ gì?
    Bà cụ dán mắt vào cặp môi cô con gái, tay bà bấu lấy bịch nilông đầy vẻ phòng thủ. Chiếc xe êm ả rẽ vào sân chùa. Trông nó có phần lòe loẹt bên sắc thái nhợt nhạt của nóc chùa cổ kính.
    Bà cụ bước ra khỏi băng sau, thả những bước không vội vã về phía chính điện. Con gái bà cũng bước ra khỏi xe trong bộ y phục doanh nhân và giày cao gót. Cô rảo bước theo mẹ, vừa quệt lại son môi.
    - Má, con đợi bên ngoài nhe. Con phải gọi điện thoại, có chuyện quan trọng lắm - cô nói, chẳng buồn che giấu sự ghê tởm mùi khói nhang.
    Bà cụ rón rén bước vào chùa, châm nén nhang. Bà cung kính quì xuống, lẩm nhẩm những lời cầu nguyện hằng ngày mà giờ đây bà đã thuộc làu làu.
    - Tạ ơn Trời Phật phù hộ độ trì cho con gái con mấy năm qua. Con cầu xin gì nó cũng đều được toại nguyện. Trẻ như nó mà đã có đủ mọi thứ trên đời.
    - Nó có một căn nhà lớn với cả bể bơi, còn có cả người giúp việc nữa vì nó hay vụng về lắm, chẳng khâu vá, cơm nước gì được cả. Chuyện tình duyên của nó cũng sáng sủa nữa. Nó đang yêu một ang moh (phương ngữ, chỉ người Kavkaz) giàu có và đẹp trai lắm.
    - Công ty của nó nay là công ty tài chính hàng đầu. Ngay đến đám đàn ông cũng phải tuân lệnh nó. Nó đang sống một cuộc đời hoàn hảo. Trời Phật đã ban cho nó mọi thứ, chỉ thiếu có mỗi hạnh phúc mà thôi.
    - Con cầu xin Trời Phật tha thứ cho nó dù nó có hơi mất gốc do mải mê chạy theo công danh.
    - Điều Người trông thấy không đúng chút nào đâu. Nó rất có hiếu với con. Nó cho con một căn phòng trong ngôi nhà lớn của nó. Nó cũng chu cấp đầy đủ cho con. Nó hơi hỗn với con là vì con làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của nó. Phụ nữ trẻ không muốn bị mẹ già quấy rầy. Đó là do lỗi của con mà ra.
    Bà cụ cầu nguyện thành khẩn đến mức nước mắt bà ứa ra.
    Cuối cùng, bà cúi đầu lạy rồi cắm nén nhang cháy phân nửa vào chiếc lư chứa đầy tàn. Bà cúi lạy thêm một lần nữa.
    Bà cụ đã cầu nguyện cho con gái suốt 32 năm nay rồi. Khi bụng bà tròn lẳn như trái dưa, bà đã đến chùa cầu xin một đứa con trai.
    Rồi khi ngày sinh đến, đứa bé trượt ra khỏi bụng của bà. Nó khóc ré lên trông thật đáng yêu với những bắp chân bù bụ, đôi má hồng hào, nhưng... đó là một bé gái, không lầm lẫn vào đâu được nữa rồi.
    Chồng bà véo bà, đấm bà vì bà đã sinh ra một đứa bé vô dụng, không thể làm việc cũng như bảo tồn dòng họ. Thế rồi người phụ nữ vẫn cứ trở lại chùa cùng với bé gái mới sinh bọc trong chiếc xà rông đeo trước ngực. Bà cầu nguyện cho con gái bà lớn lên sẽ có đủ mọi thứ mà nó muốn. Chồng bà đã bỏ bà và bà cầu nguyện cho con bà về sau sẽ chẳng bao giờ phải lệ thuộc vào đàn ông.
    Mỗi ngày bà cầu nguyện cho con bà trở thành một phụ nữ tuyệt vời, một phụ nữ mà chính bà không bao giờ vươn tới được do quá nhu mì và ít học. Một phụ nữ nengkan, tức có khả năng làm tất cả những thứ gì mình dự định. Một phụ nữ áp đặt sự ngưỡng mộ vào tận trái tim của mỗi người đàn ông. Khi con bé mở miệng nói, trân châu sẽ tuôn ra theo, và đàn ông sẽ phải lắng nghe nó. Nó sẽ không giống như mình, bà cụ vừa cầu nguyện vừa đắm đuối ngắm cô con gái đang ngày một lớn lên và tách xa khỏi bà, thường nói bằng một thứ ngôn ngữ mà bà khó khăn lắm mới hiểu nổi.
    Bà ngắm nghía con gái của bà chuyển từ một bé gái ngoan ngoãn thành một cô gái công khai thách thức bà, gọi bà là laotu (cổ hủ). Nó muốn mẹ nó phải ?ohiện đại?, một từ quá mới không có trong tiếng Hoa. Giờ thì con gái bà đã trở nên quá thông minh đối với bà và bà cụ tự hỏi cớ sao bà lại cầu xin như thế.
    Trời Phật đã luôn dễ dãi trước những lời cầu xin dai dẳng của bà nhưng của cải và công danh chảy vào như nước đã chôn đi cả cội nguồn của cô gái, và giờ đây cô đang đứng đó không khuôn mặt, không bản sắc, chỉ còn dính vào mảnh đất của tổ tiên bằng một sợi chỉ mong manh.
    Con gái bà đã quên mất các giá trị của người mẹ. Những điều nó muốn thật quá sức phù du... Những ước muốn của phụ nữ hiện đại. Quyền lực, của cải, các cửa hàng thời trang cao cấp... Thế mà con gái bà vẫn chưa thể tìm thấy được hạnh phúc thực thụ. Bà cụ biết rằng không cần có nhiều thứ như thế người ta vẫn tìm được hạnh phúc.
    Khi con gái bà từ giã cõi đời, tất cả những thứ mà nó có sẽ chẳng còn là gì nữa. Người ta sẽ nhìn lại những thành tích của nó và nói rằng nó là một phụ nữ tầm cỡ nhưng rồi nó sẽ bị quên lãng khi cơn gió đầu tiên lùa qua... giống như tro tàn còn lại của những chiếc xe mui trần và biệt thự bằng hàng mã.
    Bà cụ mong sao nó sẽ quay đầu lại. Bà mong sao có thể xóa đi tất cả những hoài vọng lớn lao của mình và những lời cầu nguyện dành cho nó. Giờ đây bà chỉ còn mỗi một ước nguyện: làm sao cho con gái bà được hạnh phúc.
    Bà nhìn ra cổng chùa. Bà thấy con gái bà đang nói chuyện điện thoại, chân mày nó nhíu lại vì giận dữ và lo lắng. Trên đỉnh cao cũng chẳng phải tốt lành gì, bà cụ thầm nghĩ. Từ trên đỉnh thì chỉ có một con đường để đi: đi xuống. Bà cụ tỉ mẩn tháo bịch nilông rồi đổ ra trước bệ thờ một bịch bee hoon (mì bột gạo).
    Con gái bà thường chế nhạo bà chuyện cúng bái các vị Phật bằng sứ. Sao bà có thể khấn vái thành khẩn như thế và chờ đợi những mảnh sứ ấy bay đến giúp đỡ?
    Nhưng bản thân con gái của bà cũng có những vị thần của nó: những thần tượng của giàu sang, thành đạt và quyền lực mà nó lệ thuộc và thờ cúng mỗi ngày trong cuộc đời. Mỗi ngày là một sự truy tìm các thần tượng, và những thần tượng mà nó tôn thờ lại chẳng là gì cả so với vĩnh hằng. Tất cả những thứ mà con gái bà mong ước sẽ dần dần hút lấy sự sống bên trong nó, bỏ lại cho bà một chiếc vỏ sò vô hồn và rỗng tuếch trước bệ thờ.
    Bà cụ lặng ngắm những que nhang. Hơi nóng bốc lên những xà cột ọp ẹp có nguy cơ sụp đổ bất cứ giây phút nào.
    Phụ nữ hiện đại ngày nay, bà cụ thở dài nhẫn nhục khi cúi lạy lần cuối cùng về hướng đông để kết thúc buổi cầu nguyện. Phụ nữ hiện đại ngày nay muốn quá nhiều thứ đến mức đánh mất cả linh hồn rồi lại tự hỏi tại sao mình không tìm được nó.
    Que nhang của bà tan ra thành lớp tro xám mịn. Bà gặp lại con gái ở ngoài cổng chùa. Vẻ bồn chồn, thất vọng vẫn nguyên vẹn trên khuôn mặt nó. Một biểu lộ rỗng tuếch, cứ như nó đang đào xới mảnh đất của những thèm muốn để tìm kiếm hạt mầm của hạnh phúc.
    Hai mẹ con lẳng lặng leo lên chiếc xe mui trần, rồi cô gái đưa xe ra xa lộ, lần này không phóng nhanh như lúc đến.
    - Má à, - Bee Choo mở lời - con không biết nói sao với má đây. Mark và con đã bàn chuyện này rồi, tụi con định bán nhà lớn. Thị trường nhà đất đang có ăn thành thử tụi con muốn kiếm người bán nhà, cỡ 7 triệu (đôla Singapore - ND) là được. Tụi con định kiếm một căn hộ khang trang nào đó. Có một căn ở phố Orchard hạp ý con lắm. Khi nào về đó, tụi con sẽ cho con bé làm nghỉ việc để có chỗ rộng rãi hơn...
    Bà cụ gật gù vẻ am hiểu. Bee Choo khó nhọc nuốt nước miếng.
    - Tụi con sẽ mướn người tới dọn dẹp và ăn uống ở ngoài, thế là ổn. Nhưng con bé làm nghỉ rồi thì không có ai chăm sóc má. Má ở nhà một mình chắc là buồn dữ lắm. Với lại căn hộ cũng chật chội nữa.
    - Tụi con suy nghĩ chuyện này lâu lắm rồi. Tụi con nghĩ tốt nhất là má đến sống ở chỗ mới. Có một căn nhà gần Hougang, một căn nhà của Giáo hội Công giáo. Nhà này tốt lắm, má à. -Bà cụ không hề ngước mặt. - Con đã đến đó rồi. Bà quản lý nói bả sẵn sàng nhận má. Nhà này vừa đẹp vừa có vườn tược, lại có cả đống người già để làm bạn với má! Con đâu có nhiều thời gian để gần gũi má, ở đó thế nào má cũng vui hơn.
    ?oỞ đó má vui hơn thật mà,? cô gái lặp lại như để khẳng định với chính mình.
    Lần này bà cụ không còn bịch nilông đựng thực phẩm nào để mà ghì chặt trên áo nữa rồi. Bà bặm môi siết lại dây an toàn, cứ như nó bảo vệ được bà trước cô con gái đang muốn tống khứ bà đi.
    Bà ngồi ngập vào trong chiếc ghế da, mặc cho đôi vai thõng xuống và các ngón tay in dấu trên lớp bọc ghế trắng muốt.
    - Má? - con gái bà cất tiếng gọi, tìm kiếm bà qua chiếc kính chiếu hậu - Má ổn không vậy má?
    Điều gì phải đến đã đến.
    - Ổn mà - bà cụ nói chắc nịch, giọng bà lớn hơn bà dự định - nếu điều đó làm con hạnh phúc - bà hạ giọng nói thêm.
    - Việc này là cho má cơ mà, má! Ở đó má sẽ hạnh phúc hơn. Mai má đến đó nhé! Con đã biểu con bé làm gói ghém đồ đạc cho má rồi - Elaine phấn khởi nói, chưa gì mà đầu óc đã hướng đến một đề mục mới trong lịch trình của cô.
    - Con biết mọi chuyện sẽ ổn thôi mà.
    Elaine toét miệng cười, cô cảm giác như vừa được giải thoát. Có thể việc tống khứ bà mẹ sẽ giúp cô hạnh phúc hơn. Cô đã từng nghĩ đến điều đó. Hình như bà cụ là chướng ngại duy nhất trên con đường truy tìm hạnh phúc của cô. Giờ thì cô thấy sung sướng lắm.
    Cô đã có mọi thứ mà bất kỳ người phụ nữ hiện đại nào cũng thèm muốn: tiền tài, địa vị, công danh, tình yêu, quyền lực... và bây giờ là tự do, không có bà mẹ và không có những lề thói cổ hủ khiến cô bị luôn khó chịu. Phải, cô đã tự do!
    Chiếc điện thoại reo lên, khẩn trương. Cô nhấc nó lên và đọc mẩu tin nhắn. ?oThị trường chứng khoán tăng 10%!?. Tuyệt! Với cô, rõ ràng là mọi việc đang bắt đầu đi lên...
    Và trong khi cô tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời qua ánh sáng chiếc màn ảnh điện thoại, bà cụ ngồi ở băng sau đã trở nên vô hình, và cô đã không thể trông thấy những giọt nước mắt của bà.
    AMANDA CHONG WEI - ZHEN (TRANG ANH dịch)
    ____________
    (*) Nguyên tác: Phụ nữ hiện đại muốn gì
    15 tuổi, Amanda Chong Wei - Zhen - cô bé người Singapore của Trường nữ sinh Raffles - đã nổi lên thành một hiện tượng trong làng văn chương của đảo quốc này. Cô vừa đoạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi viết truyện ngắn (bằng tiếng Anh) của Khối cộng đồng Anh sau khi vượt qua hơn 5.300 truyện ngắn dự thi từ 52 quốc gia trong khối.
    Truyện ngắn Cô gái đi tìm hạnh phúc nói về sự mâu thuẫn thế hệ và mâu thuẫn giá trị trong một đất nước Singapore đang chuyển đổi nhanh chóng thành một quốc gia phát triển.
    Xin được nhắc lại, tác giả truyện ngắn này chỉ mới... 15 tuổi
  6. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    CÕI VÔ HÌNH.
    Chưa bao giờ Phan tin rằng trên đời này có một thế giới thứ hai ngoài thế giới cô đang sống. Cõi vô hình mà bà, mẹ, và mọi người hay nhắc tới, với Phan chỉ là chuyện viễn tưởng. Là sinh viên khoa Triết, với Phan chỉ tồn tại chủ nghĩa duy vật. Còn những gì thuộc về thế giới duy tâm, Phan không bao giờ nhắc đến, và nếu có đi chăng nữa, thì chỉ để trêu một vài người bạn nhát gan và có khuynh hướng nghiêng về thế giới tâm linh?
    Nhưng rồi chuyện ấy đã xảy ra?. Chuyện mà đến bây giờ Phan vẫn còn cảm thấy như một giấc mơ, và mỗi khi nghĩ lại, lạ lùng sao Phan vẫn còn luyến tiếc nhưng giờ phút đã trãi qua.
    *
    Chuyến xe đi về quê Phan đột ngột hư giữa đồng. Nỗi nhớ nhà và bản lỉnh của cô gái đai đen nhu đạo đã khiến Phan thừa can đảm để băng đồng về nhà một mình. Con đường đồng hẹp lởm chởm ổ gà.Trăng non mới mọc. Ech nhái kêu râm ran vang dọc hai bờ. Phan đi qua mấy ngôi mộ đất khum khum quen thuộc bên đường. Gió lạnh thốc vào mặt. Phan mím môi kéo cao khoá áo khoác, xốc lại ba lô rồi mạnh dạn băng đồng. Kim đồng hồ trên tay chỉ hơn chín giờ - quãng đường còn lại khá dài. Phan ước có thêm người bạn đồng hành- không phải vì sợ mà để quãng đường ngắn lại. Mấy ngôi nhà nhỏ bên đường lần lượt tắt đèn. Gió mỗi lúc một lạnh. Phan vừa đi vừa đếm mấy đống rạ cao quá đầu ở ven đường để giết thời gian. Đôi lúc cô còn bạo gan nghĩ về mấy bóng ma ngoại thường hay kể: con ma thắt cổ trên ngọn đa, ma mẹ trên ngọn me ngay lối rẽ vào nhà, cả mấy con ma trâu hay đi trên đường ban đêm.. Phan ngó quanh quất như thể tìm kiếm chúng rồi mỉm cười bước tiếp.
    Tới cây me ngay lối rẽ vào nhà, Phan chợt khựng lại vì gặp phải một người. Phan chưa kịp nói gì, người con trai đối diện đã lên tiếng xin về chung với lý do.. sợ ma. Phan bật cười trước vẻ mặt của anh ta và gật đầu đồng ý. Như thế, Phan vừa giúp được người hoạn nạn vừa có bạn đồng hành.
    Khi tới ngôi nhà nhỏ cách nhà Phan độ trăm mét người con trai đột ngột tặng Phan bảy bông cúc vàng tết bằng giấy rất khéo, gọi là để tạ ơn và mời Phan lúc nào đó ghé nhà mình chơi. Phan nhìn kĩ người con trai trước mặt qua ánh trăng mờ ảo. Thú thật, đối với Phan, anh không để lại chút ấn tượng gì ngoài đôi mắt to, sâu và đen láy - đôi mắt đẹp như mắt con gái. Phan cũng cho rằng mình chưa bao giờ gặp anh ta, dù nhà anh cách nhà Phan chỉ non trăm mét, có lẽ do mình thường xa nhà- Phan nghĩ vậy.
    *
    Đến bây giờ Phan cũng không quên được cảm giác khi chạm vào tay anh ta, bàn tay lạnh cóng không chút hơi ấm. Lúc đó, Phan chỉ nghĩ là do trời lạnh quá và trong tâm trí Phan, không hề có hình ảnh mấy con ma không có chút hơi người. Vì thế, Phan vô tư rời nhà sau lời nói chia tay.
    *
    Phan không gặp lại chàng trai lần nào nữa dù cô đã ở nhà hơn tuần lễ. Người ta nói trái đất hình tròn, dù xa mấy cũng có ngày gặp lại. Huống chi, Phan và anh ở cùng một xã, một ấp, nhà lại cách nhau không xa. Tò mò hơn là nhung nhớ, Phan tìm đến nhà chàng trai theo hướng anh đã chỉ. Men theo mấy bờ đất hẹp, Phan đến được nơi ngôi nhà trụ dưới rạng tre. Bàng hoành khi nhìn thấy đó là một căn nhà mồ được xây rất đẹp. Phan đi vòng ngôi nhà mồ và thảng thốt nhận ra bảy bông cúc vàng - y hệt bảy bông cúc của Phan - đang được cắm trên bình hoa xây chết trên mộ, cạnh đó, là chân dung chàng trai - người có đôi mắt to sâu và đen láy - đẹp như mắt con gái?
    *
    Lần đầu tiên trong đời Phan sợ đến như vậy. Mặc kệ duy vật hay duy tâm, Phan cắm đầu chạy. Bóng nắng chếch trên bờ ruộng, bóng Phan liêu xiêu ngả dài trên mặt đất, chân Phan va vào mấy hòn đá to lăn lóc bên đường.. Phan chạy miết, đến khi về tới nhà, Phan mới thở phào nhẹ nhõm.
    *
    Phan ngắm mấy bông cúc thất kĩ và bình tâm lại. Rõ ràng.bảy bông cúc được tết rất khéo, rất đẹp và không có vẻ gì là ma cả.Phan sè sẹ sờ vàomấy cánh hoa bằng giấy để chứng tỏ là nó không vô hình. Phan không thấy có gì lạ, nhưng nỗi sợ vẫn ngấm vào cô. Lần đầu tiên trong đời, Phan "hỏi thăm" bà về "mấy con ma" trong làng và ngồi chăm chú lắng nghe.
    *
    Phan trở lại trường, mang theo bảy bông cúc. Phan không có lí do gì để bỏ nó lại, vì nó rất đẹp và bản thân Phan lại yêu hoa cúc. Phan lại băng đồng ra thị xã đón xe. Con đường đồng hẹp lởm chởm ổ gà, mấy ngôi mộ nhỏ khum khum bên đường. Phan vẫn đi nhưng không bình thản như dạo trước. Cô vừa đi vừa nhìn chừng mấy ngôi mộ như thể sợ người trong mộ sẽ ngồi dậy mà chạy theo cô. Nắng nóng trên đầu, nhưng Phan vẫn kéo cao khoá áo khoác vì cảm thấy lạnh. Phan không sao ngăn được cảm giác ơn ớn chạy dọc sống lưng dù luôn đem Mác, Ang-ghen ra để trấn an mình.
    *
    Mọi chuyện rồi cũng qua. Phan trở lại giảng đường. Mẫu chuyện ám ảnh cô phai dần. Phan lại đầy bản lĩnh, dù có ..kém hơn xưa một chút. Bảy bông cúc vẫn vàng và đẹp. Phan chưng nó trên bàn học,vẫn ngắm nó say sưa nhu thể ngày dầu Phan được tặng. Những lúc ấy , Phan nghĩ về người đã tặng cô bảy bông hoa, không bằng nỗi sợ hãi, mà bằng niềm tiếc thương là lạ.
    *
    Phan gặp lại người con trai ấy- trên giảng đường - lúc cô đang lúi húi trang trí tờbáo tường cho lớp. Đang say sưa tô, kẽ.. Phan chợt cảm giác có ánh mắt đang nhìn mình.Vừa thấy anh ta Phan hoảng hốt thực sự. Cô phải cố lắm mới ngăn mình khỏi hét lên. Người con trai như biết điều đó, anh từ tốn:
    -Cô đừng sợ- Anh nhìn Phan và tiếp lời - Tôi không phải ma đâu.
    Và để chứng tỏ điều ấy, anh chạm nhẹ vào tay cô - bàn tay ấm nóng hơi người. Phan tin, nhưng vẫn thấy sợ. Anh từ tốn tiếp:
    - Xin lỗi, vì đã làm cô sợ. Người cô thấy ở mộ là anh song sinh của tôi. Còn tôi, là người dã gặp cô ở trên đường và đã tặng cô bảy bông cúc vàng - Rồi anh kể, một câu chuyện như là cổ tích. Người anh song sinh của anh qua đời vì bệnh tim tái phát cách đây một năm- Khi hai anh em cùng đậu vào trường kiến trúc. Anh lên giảng đường với mơ ước của mình và của cả anh trai. Anh cũng học bằng sức lực của hai người, và muốn thực hiện, mọi tâm nguyện, những mơ ước của anh trai lúc còn sống...
    - Thế còn, bảy bông cúc vàng- Phan hỏi
    - Đó cũng là mơ ước của anh tôi. mười bốn bông cúc. Anh tôio làm để tặng bạn gái- Anh con trai trả lời- Anh tôi bảo, con số bảy là số may mắn của anh, nếu anh giữ bảy bông, tặng cô gái nào đó bảy bông thì chắc chắn cô gái ấy sẽ đồng ý làm bạn anh. Có điều... chưa kịp tặng ai thì anh tôi đã mất. Tội nghiệp anh tôi! Vì thế, tôi muốn nhờ cô để thực hiện điều mong ước của anh... Tôi cố tình dụ cô đến căn nhà mồ để gặp anh tội, thấy bảy bông cúc vàng. tôi cứ nghĩ- cô không sợ- ai ngờ... Chàng trai cười buồn- giá như cô bước tới chút nữa thì đã gặp tôi rồi..
    Phan lặng nhìn người con trai, bỗng nhớ đến chuyện hai anh em song sinh trong sự tích Trầu Cau. Vì sự hiểu lầm của chị dâu, không muốn ảnh hưởng đến hạnh phúc của anh trai, người em đã ra đi rồi chết hoá thành tảng đá... Tưởng chỉ chuyện xưa mới có tình anh em cao cả, cảm động vậy. Ngờ đâu...
    - Thế... tại sao lúc đó, tay anh...
    - Tôi cố tình làm cho tay mình lạnh bằng túi nước đá trong áo, để cô tin rằng, chính anh tôi đã tặng quà cho cô.
    - Tại sao anh không nói thẳng với tôi.
    - Tại, tôi chưa quen cô, và cũng không tin rằng cô sẽ giúp...
    *
    Phan nhìn người con trai. Cô đọc thấy trong mắt anh sự chân thật, và cô tin những gì anh nói. Phan hứa sẽ về viếng mộ người anh song sinh của anh với bảy bông cúc vàng... Cô tự nhủ, từ nay mình sẽ có thêm hai người bạn, một ngươi đang hiện hữu, và một người đã mất như vẫn còn tồn tại, dù rằng chỉ tồn tại trong nỗi tiếc thương và trong tâm linh của những người thật sự quý yêu anh..
  7. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    NGỔN NGANG.
    Truyện ngắn: Nguyễn Ngọc Tư
    Cái sân trước không có ai, lá bạch đàn khô se sẽ đậu trên băng đá. Nhà trên cũng không có ai, cây chổi lông gà nằm chéo trên cái bàn chữ U, nửa ngoài đã sạch bong, nửa trong bụi còn đóng một lớp dày. Con Phèn chắc cũng đi cua gái, không thấy nhẩy xổ ra, tí tởn. Có tiếng nước chảy tồ tồ ở đằng sau, chắc má tôi ở trong ấy.
    Tôi ngồi bệt xuống ngạch cửa nhìn má tôi. Lâu quá không nhìn má, sao vai má gầy đi vậy không biết. Lưng còng xuống. Vai và lưng khẽ rung. Sao nhìn giống như khóc. Thiệt tình là rất giống như khóc và thiệt tình là má khóc. Ai làm gì? Chuyện gì? Sao má khóc?
    - Viên, má không ngờ, chuyện thằng Bảo với con...
    Cuối cùng thì má cũng biết chuyện này. Má biểu tôi kể tường tận chuyện gì xảy ra giữa hai đứa. Má vừa lau nước mắt vừa nghiêm mặt:
    - Ðâu con kể rành má nghe coi.
    Có những chuyện không thể rành rọt ừ thì một cộng một được đâu má à. Tôi lại gần, cọ mớ tóc bụi bặm vào bên vai má, ngó những giọt nước rỉ rả từ cái vòi nước đầy rêu xuống mớ cải xanh. Nên bắt đầu từ đâu hở má?
    ... Hồi đó mỗi khi có dịp, tôi cũng ôm vai má như vầy an ủi: Lo chi má, Bảo vẫn còn ở đó, mai mốt con rảnh con lấy chồng mà". Má tôi hỏi chừng nào rảnh. Con đâu biết má ơi. Tôi đâu biết. Ngày của phóng viên trẻ là một ngày vô định. Má tôi cảm thấy hạnh phúc vô ngần khi buổi sớm còn thấy tôi vùi đầu vào đống gối chăn rối bù như tổ nhện và nói được một câu: "Viên ở nhà, má đi chợ" rồi thì đau khổ phát chai đi khi đón tôi ở cửa, nhìn vũng đêm đen đặc sau lưng đứa con gái. Khổ như nhìn nồi chè khoai môn má cố công nấu hâm đi hâm lại cả tuần đứa con không về được để ăn. Ba tìm cách san phẳng quả núi trong lòng má: "Kệ nó, nó đi theo cái nghề của ba Hậu nó ngày xưa, chắc ảnh cũng hài lòng". Ba Hậu là ba trước tôi, ông đã hy sinh ở chiến trường khi tôi còn phiêu diêu ở đâu đó làm thủ tục đầu thai thành con gái kiếp này. Vốn là một phóng viên chiến trường, khi chết, trên tay ông vẫn còn cầm cái máy ảnh. Tôi yêu ông vì thường nằm mơ thấy ông với nụ cười hồn hậu như trong bức ảnh thờ. Ông không nói gì hết, không đi gì hết, chỉ cười, muôn thuở chỉ cười.
    Ông tổng biên tập già nua hay ngắm tôi, than: "Chú thèm cái nhiệt tình xông xáo của cháu, mà sợ, sợ một ngày tim cháu cũng lạnh ngắt, thờ ơ nhìn đời chạy maratông qua cũng như chú". Nhưng chú vẫn còn thương, còn ghét đấy thôi . Ừ, nhưng không dám nói ra. Còn tôi thì dám, người ta gọi tôi là phóng viên số phận. Từ nghiệt ngã, đau đớn cho đến thăng hoa nhất, tôi quan tâm đến từng ngõ ngách của đời người. Nguyên, bạn đồng nghiệp của tôi nhận xét: "Rồi có một ngày Viên sẽ viết về số phận mình". Chắc không đâu, cho tới ngày tôi hai mươi bốn tuổi, tôi chưa làm được việc gì coi được một chút, một chuyện mang hơi hướng vĩ đại như nhặt của rơi trả lại người bị mất chẳng hạn. Ðời tôi cũng được cấu thành nhiều việc vụn vặt bình thường. Ngay cả trong tình yêu, tôi cũng hết sức bình thường. Tôi yêu mà không mộng mị mơ tưởng. Tôi chỉ có một nỗi tự hào rằng mình có hai người ba, họ đều thương yêu tôi. Dù đã có người nằm xuống.
    Cái hồi tôi với Bảo yêu nhau (cho tới bây giờ vẫn chưa xa lắm), tôi hay lại đằng nhà Bảo chơi. Nhà Bảo nằm trong dãy đường bán thuốc đông và mỹ phẩm, trước nhà có bà dì ép bìa kiếng cho học sinh bằng bàn ủi. Bà dì vui tính thấy tôi lại trêu: "Lúc này cô đi đâu ít thấy, thấy tướng thằng Bảo nhớ cô quá trời". Tôi cười. Tôi giậm giày trèo lên những bậc thang. Phòng Bảo, cái ban công nhà Bảo, với tôi có cái gì đó vương vấn thiêng liêng. Nơi ngày xưa ba Hậu tôi từng hoạt động khi còn được gài ở trong thành. Mẹ Bảo là người Việt gốc Hoa, ngày ấy đóng vai vợ của ba Hậu tôi. Khi chúng tôi lớn lên, hai nhà khuyên chúng tôi yêu nhau, tôi nhận thấy mẹ Bảo với ba Hậu tôi ngày xưa hẳn có tình. Họ mong chúng tôi trả món nợ ân tình đó. Và chúng tôi hồn nhiên đến với nhau, vậy thôi. Tôi hời hợt, Bảo chu đáo. Tôi bay nhảy như chim trời, Bảo là kiến trúc sư vẽ chằng chịt những khu quy hoạch thành phố mới. ở bên Bảo, chúng tôi thường hôn nhau không quá mười giây, lúc đó tôi nghe tiếng xe chạy xuôi ngược ngoài đường dưới cái ban công lùng nhùng như những đường dây điện thoại. Tôi nghĩ, đáng lý ra mình cũng phải chạy như vậy, phải guồng chân với dòng đời như thếnày. Vậy là tôi lại quẩy túi đi. Cuộc đời mỗi giây là một sự tươi mới, một tin tức nóng.
    Thật tình thì hồi đó hai đứa yêu nhau, thỉnh thoảng tôi nghĩ ra một chuyện gì đó làm tăng thêm gia vị tình yêu. Tôi gọi điện kêu Bảo hớt tóc đi, để tóc dài giống du côn quá. Bảo hỏi: "Cái lần mà hai đứa mình gặp nhau là bữa ăn bánh xèo phải không?". Không đợi tôi nhớ lại và trả lời, anh nói luôn "Anh hớt tóc đúng tuần rồi, tuần rồi em ở đâu?". Một lần, tôi làm đợc một việc vĩ đại là nhớ được ngày sinh nhật của anh. Thế là đang làm phóng sự ở Sông Ðốc, hết đò tôi quá giang tàu dầu về thành phố. Chiếc tàu ậm ì chạy về đã đến nửa khuya. Ðến nhà Bảo thì từ đằng xa thấy Bảo ôm hôn một người ngay ở cái chỗ ban ngày bà dì ép kiếng ngồi. Lạ lùng là người con gái ấy không phải là tôi. Từ lâu tôi không biết là Bảo thích một người con gái tóc dài, trắng trẻo chứ không bụi bậm mạnh mẽ như tôi, thích một người con gái dám đứng ở hè đường hôn nhau chứ tôi thì tôi mắc cỡ cái khoản này kinh lắm. Tôi lặng lẽ về, cái ông xe ôm khi nãy chở tôi đã đi mất tiêu. Tôi phải về bằng chính đôi chân của mình. Lúc đó mấy ông dân phòng đeo băng đỏ đi tuần thấy tôi mấy ông dò xét: "Chừng này còn lang thang ở đây, băng nhóm "Phố đêm" hả? Tự dưng tôi thưa với mấy ông đó mà muốn về trụ sở dân phòng uống nước trà. Tự dưng thèm trà quá, mà phải là trà pha thật đậm. Tôi muốn thức thử coi đêm nay dài bao nhiêu...
    Cái chuyện mà má tôi muốn biết chỉ có bao nhiêu đó thôi. Tôi kể cũng nhẹ nhàng bao nhiêu đó thôi. Bà thì thấy rằng tôi dường như mất mát nhiều quá, má nghĩ mất Bảo rồi, 6 tỷ người trên hành tinh này đối với tôi không là cái đinh gì cả. Bà mong tôi có một biểu hiện gì đó, chỉ cần nhếch nhẹ một chút đau khổ thôi, má tôi sẽ ôm tôi vào lòng mà an ủi. Tôi cũng thấy buồn kinh khủng lắm, sao Bảo làm vậy mà tôi không đau đớn, vật vã gì hết. Sao tôi không ghét Bảo mà thấy thương anh hơn. Ngay cả làm một việc tương đương vĩ đại là thụi vào người anh, vào ngực anh nơi có trái tim đỏ tươi nhảy nhót để cho nó đau mà cũng là không được. Thiệt, tệ hết sức.
    Tôi lại ăn trứng cút luộc trừ cơm mỗi lần đi tàu tới một địa phương xa, lại ngoi ngóp lội bùn ra tận bãi bồi xóm Mũi coi người dân sạt sò huyết, lại đóng vai bồi bàn, bán vé số, nghiện xì ke... để thực hiện phóng sự của mình. Má kinh lắm, tưởng tôi vì thất tình mà vùi đầu vào công việc. Tôi nghĩ ra một cách an ủi má: "Con có người yêu khác rồi má à", má tôi hỏi ai, tôi chỉ Nguyên. Nguyên với tôi cùng nghề, cùng chuyên trách trang xã hội. Lần nào đi công tác chung, ăn cơm chiều ở một chỗ heo hút nào đó, chưa uống nước cho qua khỏi cơn nghẹn đã hỏi nhau, tối nay mình ngủ ở đâu. Có lần chúng tôi rủ nhau ngủ chợ, ngủ thớt thịt cho ấn tượng chơi. Thành phố về đêm như một cái lẩu thập cẩm để ớt quá tay. Hỗn độn, nóng bức. Nguyên nói với tôi "Ở đây có thể xảy ra mọi thứ, kể cả giết người". Tôi dựng tóc gáy nhưng không chịu về. Nguyên bảo: "Bên Sông ngủ đi, Nguyên canh cho" nghe chân thành như một hòn đất. Nguyên yêu tôi. Tôi trả lời tôi yêu Bảo rồi. Mà tôi có phải là đứa con gái tốt đâu". "Chưa biết tôi tốt hay không là đã thương rồi". Nguyên thấy thương thì thôi đi. Tôi bảo: "Nói theo ngôn ngữ nghề mình, hai đứa mình giống như đứng bên hai bờ sông, nhìn thấy nhau, nghe nhau nói nhưng không đến được với nhau đâu". Nguyên cãi bướng: "Nguyên có đò". Tôi cáu sườn: "Viên bắn bể xuồng".Từ lúc đó Nguyên gọi tôi là Bên Sông. Mà tôi nghi quá, nghi Nguyên là hậu duệ của nàng công chúa xưa nên lù mù yêu tôi không tương lai như nàng Mỵ Châu yêu Trọng Thuỷ. Nguyên này toàn làm những chuyện cho tôi cảm động không thôi. Ði làm phóng sự về. Ðêm. Mưa thâm trầm dai dẳng. Tôi lái chiếc xe máy màu đỏ kêu xùng xèng chở Nguyên, Nguyên rướn người cao vánh, kéo cái cổ áo sơ mi che mưa tạt cho tôi. Tôi chạy xe trong mưa bồng bềnh cảm giác, cái cảm giác lạ lùng thấy mình không chống chọi, xù xì chiến đấu với ai. Tôi thấy mình giống như hòn đất mềm, hòn đất không suy tư, hồn nhiên vỡ ra, ngửa mặt giữa trời. Một ngày nọ, Nguyên tặng tôi một cái nguyệt cầu. Nguyên cũng chẳng xấu như thằng Cuội, tôi đẹp không bằng một ly của chị Hằng nên mới thoáng qua chẳng hiểu Nguyên tặng tôi vậy có ý gì mà tôi cũng không hỏi có ý gì.
    Công việc vẫn nhiều như trước. Mới đây tôi lao vào vụ việc tai nạn lao động ở một công trường xây dựng. Nhiều người bị những mảnh gạch từ trên toa đổ xuống. Có một chị tôi quen. Chị ấy đã từng đứng đường bán thân nuôi miệng. Chị bỏ nghề đi làm phụ hồ vừa mới hơn một tháng nay. Ngón chân sơn đỏ như màu máu của chị chưa kịp tróc, chưa kịp phai thì chị đã chết. Tôi bước chân vào cái hẻm, nơi tôi đã từng cùng chị về những lúc tàn đêm, "Ði, đi cho biết nhà tao, cho biết hai đứa con tao, coi tao sống làm sao mà làm cái nghề ngóc đầu không nổi này". Bảo cũng đến đó, đến để chia tiền cho thân nhân chị gọi là "đền bù". Tôi biết nhiều chuyện hơn Bảo tưởng, hỏi Bảo tại sao hồ trộn không đủ chất lượng, toàn là cát làm sao đủ kết dính để đến nỗi tường đổ? Số xi măng lẽ ra được ngào hồ đã đi đâu? Bảo không trả lời. Bảo im lặng. Tôi nghĩ, với cương vị giám sát công trình, lẽ ra anh phải biết và đã biết. Hồi lâu, Bảo lên tiếng: "Dù sao, anh đền cho bà 10 triệu là xứng đáng rồi, bà đâu có bảo hiểm gì...". Tôi tát Bảo thật mạnh. Ðể sau đó cắn môi nhừ. Da Bảo trắng quá nên in rành rạnh năm ngón tay tôi. Bảo bỏ đi. Tôi ôm hai đứa trẻ con chị, hai đứa trẻ mũi dãi tèm lem, tôi kéo vạt ao lau cho chúng. Và bật khóc. Khóc vì yêu, Bảo đi vào con đường tội lỗi ấy khi nào, tôi vô tâm quá nên không biết.
    Má tá hoả khi hay tin Bảo bị thanh tra và Nguyên mà tôi nói đã không còn ở đây nữa. Nguyên đã định cư vĩnh viễn ở nước ngoài sau khi tặng tôi quả nguyệt cầu. Nguyệt cầu của chia xa, của thằng Cuội, chị Hằng chưa bao giờ được trông thấy nhau, được nhìn về một hướng.
    Tôi về ngồi ngay chỗ ngạch cửa nhổ tóc bạc cho má tôi. Tôi không kể chuyện xảy ra vừa rồi giữa tôi và Bảo vì sợ mình để rớt nước mắt trên đỉnh đầu đã bắt đầu trống huơ vì quá nhiều tóc bạc bị nhổ của má. Má dạy tôi, tóc suôn suôn đừng có nhổ, má tóc bạc nhiều như vậy, nhổ là trọc luôn đó. Mấy cọng xoăn mới là tóc ngứa. Rồi má kể hồi sáng nay dì Hai có lên, tôi hỏi dì Hai đi đâu. Má nói bữa nay mười sáu, ngày tốt, dì Hai đi trồng răng lại, mấy cái răng cũ chờ ăn kẹo cưới của con cháu gái, chờ tới rụng hết trơn rồi. Má bất thần hỏi:
    - Thằng Bảo lầm lạc rồi, không ra gì rồi, sao con không giữ thằng kia lại hở con?
    Ui chao, má hỏi tôi ngay lúc tôi không bình thường nhất. Tự dưng tôi thèm được yêu thương ai đó để chia sẻ, dìu dắt nhau đi trên con đường đời ngổn ngang mà vì một nỗi đam mê nào đó tôi đã đánh mất rất nhiều./
  8. thienthancodonls

    thienthancodonls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0

    Kỷ Niệm
    Phạm Sông Hồng
    Người ấy nhìn lướt qua "nó", rồi thản nhiên quay lại với đám người nêm chặt đang í ới chúc mừng căn phòng mới của cô. Dù sáu mét vuông nhưng vẫn là "ra ở riêng", hết cảnh tiếp khách chung, cười "nhãn hiệu đánh răng", chào hờ, buồn đợi đêm mới khẽ thút thít.
    Cô bỗng mong mọi người nhanh ra về...
    Cô chờ phút cuối...
    ...
    Nhưng người ấy cũng ra về cùng với mọi người, chẳng có phút cuối dành cho cô: mắt người ấy nhìn thẳng ra phía cầu thang và bước đi vội vã.
    Cô tắt đèn, nằm xuống tấm đệm trải dưới sàn.
    Thì ra người ấy tặng "nó" cho cô không mảy may một hàm nghĩa gì. Người ấy có thói quen "kỷ niệm"...
    Thế thôi...
    ...
    ở cùng một viện nghiên cứu nhưng cô và người ấy ít gặp nhau. Cô làm ở phòng máy tính, còn người ấy trên phòng thiết kế.
    Mỗi lần, dù chỉ đủ để chào nhau, cô vẫn luôn câm lặng hướng đến người ấy. Và chẳng bao giờ cô muốn tìm cách giải thích vì sao. Chỉ biết sau những lần gặp ấy, cô thấy chờ đợi nhiều hơn... chờ đợi gì... chẳng biết...
    Cô thầm mong một năm có nhiều lần sơ kết và tổng kết Viện. Ðúng là vớ vẩn...
    ...
    Rồi bỗng cô và người ấy cùng được phân công trong một đề tài của Viện.
    Trên đường về của chuyến đi công tác phục vụ đề tài, người ấy dừng lại, mua "nó" tặng cô, vật kỷ niệm bằng cói mà người ta thường tặng người nước ngoài.
    Về nhà, mãi cô mới chọn được chỗ vừa ý, một chỗ mà từ góc nào trong căn phòng, cô đều có thể thấy "nó".
    Rất nhiều đêm sau đó cô không ngủ.
    ...
    "Nó" ẩm mốc, khô cong lên, rồi nhợt nhạt đi cùng với chờ đợi.
    Nhưng chỉ lúc nãy thôi, chỉ qua cái nhìn lướt của người ấy thôi, cô chợt hiểu người ấy chẳng ký thác gì trong "nó" cả.
    Cô bật dậy và quyết định "chôn" nó.
    Không hiểu nghĩ thế nào cô thắp ba nén hương gài vào đó.
    Rồi cô tắt đèn, nằm úp mặt xuống.
    Nhưng cô vẫn nhìn thấy ba chấm đỏ day dứt trong đêm.
    Chốc nữa thôi, tàn hương, cô sẽ lấy "nó" xuống.
    Ba nén hương vẫn cháy như đưa tiễn một linh hồn về cõi lãng quên.
    ...
    Có mùi khét...
    Cô lật người và hoảng hốt kêu khẽ khi nhìn thấy cả một mảng đỏ. "Nó" đang bốc cháy. Cô vội chạy lại và hốt hoảng đưa cả bàn tay ra dập lửa.
    Lúc đưa tay bật đèn, cô mới biết tay mình bị bỏng.
    ...
    "Nó" cháy nham nhở như một đường sin số phận.
    Cô nhìn "nó", tự nhiên nước mắt cứ trào ra...
    Không, cô sẽ không cất "nó" đi nữa.
    Cái đường cháy nham nhở ấy đã thành kỷ niệm của cô.
    ...
    Vết bỏng ở tay cô đã bắt đầu lên da non, nhưng ở chỗ khác...
    ...
    Người ấy vẫn sống độc thân sau rất nhiều "kỷ niệm" tặng cho nhiều người trên đường đi.
    Cuộc đời người ấy buồn như con đò già không có bến đậu.
    Một hôm không hiểu có việc gì người ấy đến thăm cô.
    Cô đã có chồng... có con..., sống một cuộc đời yên ổn.
    Rồi bỗng người ấy nhìn thấy "nó"..., nhìn thấy những vết cháy nham nhở...
    Người ấy vội vã bước ra cầu thang như năm nào..., chỉ khác là mắt ngoái nhìn lại... nhìn lại một vật kỷ niệm chắc không còn có chỗ cho mình.




  9. tolian_hoang

    tolian_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Một chủ khá hay mà không thấy mọi người tham gia .Thôi minh cố gắng giúp chút gọi là vậy bởi văn học thuộc nghành trái ngược của mình.
  10. tolian_hoang

    tolian_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    Truyện ngắn
    Lê Thị Thanh Phương
    Một Ngày, Nhớ đời
    Người Gửi : Trần Tiến

    Tôi thất nghiệp. Tự cho phép mình nghỉ việc để rong chơi một thời gian, bù lỗ những thua thiệt ở lứa tuổi tôi đáng được hưởng.Tôi đã lao ra đứng chào hàng cho một hãng bảo hiểm năm vừa mới bước vào tuổi mười tám.Chuyện đã cũ, thôi bỏ qua.

    Ngày đầu tiên không đến sở, tôi thức dậy sớm, dù cố gắng nhắm mắt, nằm im. Lạ thật,thường ngày vào giờ này,cặp mắt tôi như dính lại với nhau bởi hai làn mi dày, nặng ứ mệt nhọc. Cơn buồn ngủ hôm nào cũng chần chừ như chưa muốn rời bỏ thân thể còn ấm hương chăn gối. Thế mà hôm nay, nhìn đồng hồ, sáu giờ thiếu năm, sớm quá. Dậy làm gì lúc này ? Tôi kéo chăn, nhẹ nhàng trùm kín đầu, trùm luôn những suy tưởng vơ vẩn đang nhởn nhơ đu bay trong não bộ. Sẽ tắm một bữa thật lâu, thật thỏa thích.Bồn nước nồng nàn tỏa hơi. Tôi trầm mình, chôn từ hai vai đến mười đầu ngón chân dưới những lọn xà phòng trắng nõn. Tôi sờ vuốt thịt da, vân vê từng cọng lông yểu điệu, mmo màng nghe khắp mạch máu trong cơ thể đang nao nức với tay giao hòa với nước. Và dường như trái tim đã ngừng đập. Tôi tuyệt vời bước vào đỉnh cao nhất của cuộc sống. Lửng lơ màu sắc quay vòng. Tôi dần dần thu mình nhỏ lại, nhỏ lại, nhỏ lại như một hạt bụi, rồi tràn lấp cả không gian.

    Và tôi chợt thức dậy tình cờ. Chiều dài của giấc -ngủ-thêm ngấp nghé đến phút thứ năm. Năm phút óng ả hạnh phúc như những tiếng chuông đang ngân, loang loáng trong từng đọt xương. Tôi nhấm nháp, nhai lại cái hương vị lười biếng còn mới nguyên. Giường nệm đồng lõa với thân thể. Thân thể đong đưa với mộng ảo. Tôi chưa rời giấc mơ, dù đôi mắt đã mở, tỉnh táo thấy tảng nắng đỏ au, táo bạo, ôm kín một góc tường đang khoe khoang nhan sắctôi trong tấm chân dung lộng kính.Không gian cùng lòng tôi trong veo. Gợn bụi cuối cùng chưa kịp tan loãng chính là hơi thở tôi tạm để yên. Sợ uống một cốc cà phê hay một tách trà sẽ hỏng một buổi sớm mai huyền diệu, tôi rón rén nhổm dậy, nhẹ nhàng mở chai Napoléon Brandy. Nửa hớp cho đôi môi, nửa hớp cho đầu lưỡi, lãng đãng hương đất trời. Không một
    tiếng chim, không mảy may hơi gío, hương rựợu xuyên vào trái tim, vỡ tràn khắp thân thể những gót giày hoa êm ái. Thèm được yêu, thèm được nhớ nhung, tôi dìu tôinhảy từng bước nhạc khiêu vũ vô tận, róc rách từ một giọt rượu vô tình vướng lên má. Tôi tuyệt vời trinh bạch, dù đã từng cuồng nhiệt giao hoan trong những năm tháng đã đứng vào cõi dĩ vãng. Cảm ơn buổi sáng. Cảm ơn rựơu. Từ thân thể của chiếc ly thuỷ tinh, tôi đã thấy, đã nghe
    những đóa thơ nở rộ. Những đóa thơ vô tự bất tận, dập dồn. Cảm ơn . Cảm ơn. Ðời đẹp quá. Ngày đẹp quá. Uổng thay,lâu nay tôi đã ngu muội, bỏ vụt ngoài tầm tay. Không hối hận nào hơn, hối hận đã tự làm hại mình khi lắng lòng đãi lọc những hạt thơ giải trí, nhưng thôi.


    Tìm được một quán phở ế ẩm nhất trong thành phố, tôi dẫn tôi vào một góc khuất sau đám cây kiểng. Không đói nhưng phải ăn, không khát nhưng phải uống. Tôi lặp lại những động tác thường nhật để bảo trì cơ thể. Chanh thì chua. Nước mắm thì mặn. Ớt thì cay...bản tính của mỗi vị lâu nay đều như thế. Còn tôi thì vẫn tiếp tục hời hợt vô tích sự. Mọi người con gái, mọi người đàn bà, ở cõi thế gian này vẫn tuyệt hão đứng ở vị trí thứ nhất của muôn loài. Dù mẫu hệ đang nhường đôi bước nhưng vai trò hệ trọng của giống cái vẫn không thay đổi. Cái sắc sảo độc đáo của nó chính là cái hời hợt, vô tích sự. Tôi khiêm nhường, tôi lập dị cùng một lúc ? Có lẽ không. Ngày nay, tôi có thể ở trong mọi tư thế, kể cả việc chủ động khi ********.Nhưng quả thật, tôi luôn luôn muốn mình gói trọn trong lòng ghế đoan trang, thuỳ mị. Tôi hoàn toàn không thấy khó khăn khi muốn biến mình thành một thi sĩ thứ thiệt, thì có khó gì khi thích làm một nhà văn, cỡ những cây bút không giàu có tưởng tượng, không thành thạo trong việv dàn dựng, hư cấu, chỉ thuần một chút tài vặt là mô phỏng đúng mức những mẫu người có sẵn trong cuộc sống, mang họ vào chữ nghĩa và bôi bẩn họ vì lòng đố
    kỵ. Xong đâu đấy lại chưng họ ra bắt quây quần quanh cái trục chính là mình, khi bắc chước ngó lại lại một chặng đường gọi là văn học...rất lửng lơ,đánh lận. Nếu phải viết vài chục cuốn sách giải trí cho thức gỉa phổ thông là thành ngay một đại nhà văn, thì tôi đoan chắc, toàn thể cơ thể mang hình tượng lá đa, đều có thể là những văn gia. Tôi khômng nói ngoa, chỉ một vài
    ba giờ ngồi lê của một cái miệng biết nói, một cái miện háu yêu, đã tuôn ra hàng trăm đề tài cho cả trăm truyện ngắn, truyện dài...Nước mắm thì mặn, chanh thì chua. Ớt thì cay...tôi thì hời hợt. Buổi trưa ngồi ở quán ế , mùi vị của quê nhà hình như càng nổi bật, đậm đà. Tôi nhìn cái bàn vuông vức, sạch sẽ, thương thật là thương. Hộp đũa nhàn hạ, thất nghiệp chắc đã lâu. Lọ tương ớt trầm tư bên thẩu đường ngái ngủ...tất cả, về hùa nhau mang tặng tôi một nỗi nhớ nhung bất ngờ, quê nhà ơi quê nhà...Màu nắng vàng quánh ngoài kia, cái hắt hiucủa một buổi trưa chừng như ở đâu cũng cùng một khuôn đúc. Thật khó ngăn mình biếnthành một nhà thơ. Thật khó ngăn mình biến thành văn sĩ. Tôi lạc đề tiếp tục. Nhưng không sao. Những con phở chui tuột vào bao tử im lặng đến độ tôi nghe cả tiếng răng mình chạm vào nhau.Nhai, nuốt và suy mộng, buổi trưa tôi rồi cũng qua, rất vội.


    Chẳng biết bóng tối đến từ lúc nào. Hình như chúng chỉ ẩn nấp tạm thời đâu đó rồi bất chợt chụp xuống tràn lan. Biển cả không bao giờ và không thể nào bao la bằng bóng tối. Ấy thế mà nó còn hẹp hơn cõi mộng du của tôi lúc này.Ðùng vội cho tôi ba hoa. Nếu bạn biết thú ước mơ thì bạn sẽ chẳng bao giờ ngạc nhiên. Giải thích cho bạn ? Không dám. Mời bạn hãy tự chọn cho mình cái chỗ nằm êm mượt đó. Bắt đầu đi.
    Tôi mở ti vi rồi tắt.
    Tôi bỏ một dĩa nhựa vào máy, nhưng không nhấn volume.
    Buổi tối nhẹ nhàng rủ rê tôi im lặng. Trải dài thân thể diễm kiều trên mặt nệm,tôi nhớ đến người yêu. Cánh tay tôi mòn một bên, dù mấy tháng nay không ai gối. Vết mònvẫn ấm. Tôi đẹp từ sợi lông măng. Tôi vói tay tắt bớt đèn. Ðêm dịu hẳn lại. Tôi nhìn quanh Cửa buồng xanh đã khép. Tủ sách dựa vào sát vách tường. Không nhìn, nhưng tôi thấy những Phạm Duy, Mai Thảo, Khánh Trường, Hồ Trường An, Nguyễn Mộng Giác, Kiệt Tấn,Luân Hoán,Ðỗ Qúy Toàn, Ngu Yên, Nguyễn Hưng Quốc, Thái Tú Hạp,Hồ Ðình Nghiêm, Lưu Nguyễn, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Trọng Tuyến, Trần Mộng Tú, Ðặng Thị Quế Phượng, Cung Vũ, Võ Kỳ Ðiền, Nguyễn Văn Ba, Phan Ni Tấn, Hoàng Xuân Sơn,Hà Thúc Sinh, Huy Lực, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Ý Thuần...và vô số văn nhân thi sĩ khác đang lặng lẽ nép vào nhau, lom khom nhìn tôi. Ðối diện với cái nghĩa địa văn học nghệ thuật trên, bên vách kia quý ông Ðinh Cường, Nghiêu Ðề, Võ Ðình...cũng nhìn tôi không chớp.Tất cả dường nhưhả hê nhìn tôi thoải mái thanh thoát. Mẩu vải thơm tho nhỏ nhất trên cơ thể tôi cũng vừa được
    lột ra, một giây thoáng ngượng. Trong diện tích tám nhân sáu ấm áp này, thật khó mà điểm danh hết những sinh vật đồng thưởng ngoạn. Tôi có khiếm nhã quá chăng ? Ðêm dịu dàngvuốt ve tôi mềm nhũn. Từ những nhớ nhung nở ra những thao thức khát thèm. Tôi khỏemạnh, bình thường, lộng lẫy tròn hai mươi. Không thể và cũng không muốn làm gì hơn. Tôi thủ dâm. Chữ dùng thô bạo, nhưng động tác cực kỳ dịu dàng, uyển chuyển. Tôi ngây ngất
    từng giây theo cử động của sự tưởng tượng và đôi tay thanh khiết. Cứ phê phán tôi. Cứ nguyền rủa tôi. Xin lỗi quý vị đạo đức vậy. Ðêm ngà ngọc. Ðêm rực rỡ. Tôi vùi tôi trong cảm giác no đầy. Một ngày, nhớ đời...

    Lê Thị Thanh Phương

Chia sẻ trang này