1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tức ai cứ tông chết chỉ bị 2 năm tù và thu giấy phép lái xe có 1 năm hà

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi SAM2_AK47, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Khó phân biệt thì cũng phải phân biệt cho ra. Nếu không thì đừng đi làm điều tra nữa. Đã không biết người ta phạm tội mà cứ đòi xử thế này thế kia sao được???
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 15/07/2008
  2. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Bấm nhầm... sorry
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 15/07/2008
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    hai năm theo tôi trong trường hợp này là nhẹ chứ sao lại phán linh tinh hả bác "khối kỉm sát" ? . Tai nạn giao thông ở trên rõ ràng là do lỗi cố ý vi phạm quy tắc an tòan giao thông của chủ thể. mà chắc bạn cũng thấy ở đây là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng rồi phải không ? tức là làm chết 2 người ( tôi cho rằng cái bào thai kia cũng là một người).
    Thảm họa giao thông gây hậu quả thật sự nặng nề, có thể nói mức độ thiệt hại của nó chỉ sau chiến tranh mà thôi, hàng năm có gần 2 triệu người chết, và gần 20 triệu người bị thương trên tòan thế giới. Nhiều gia đình hết sức thương tâm cũng vì tai nạn giao thông. Nếu mức phạt nhẹ thì chưa đủ sức răn đe. bác khói làm kiểm sát mà phát biểu như vậy thiệt là trái chiến tuyến quá rồi.
  4. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    đứng ở vị trí người phạm tội mà nghĩ xem là nhẹ hay nặng?
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Kính tưa cụ Chiên xù da Hình sự và di trú, bệnh phát biểu linh tinh của cụ có vẻ không thuyên giảm. Trong y học, người ta bảo đó là ?oTiên lượng xấu?. Nó sẽ càng xấu hơn, nếu cụ đọc và hiểu hết những gì tớ sẽ víêt ra đây:
    1. Khi đã truy cứu TNHS một con người nào đó về điều 202, người ta phải xác định đó là lỗi VÔ Ý (hành vi/hậu quả). Cái cố ý như cụ nói, chỉ tồn tại trong nhận thức chiên xù da của cụ mà thôi. Người ta cố ý vi phạm LUẬT GTĐB (chứ không phải quy tắc an tòan giao thông, nhé!) - giả sử nếu có - cũng chỉ là lỗi cố ý trong hành chính. Một khi đã đưa vào điều 202 BLHS, thì đương nhiên không chứng minh được cố ý tông (hành vi), cố ý mong muốn gây ra cái chết (hậu quả). Nếu có, mời cụ qua xơ khỏan 1 Điều 93. Kết luận về vấn đề này, chiên da phải xem lại Điều 9, 10 BLHS.
  6. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    2. Trích: ??omà chắc bạn cũng thấy ở đây là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng rồi phải không??
    Câu trả lời là: Tớ không thấy. Bởi lẽ không phải ai cũng có được cái trình chiên da của cụ. Theo quy định tại khỏan 3, Điều 8 BLHS, phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng phải là phạm tội mà tội phạm đó có khung hình phạt là trên 15 năm, chung thân hoặc tử hình. Mà ở đây, nếu mút khung của 202 cũng chỉ ở mức 15 năm. Cụ làm ơn xem lại giùm rồi phán.
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    3. Vấn đề xem bào thai là một con người? Vâng, cụ đã đúng. Nhưng là đối với quan niệm tôn giáo. Mà ở ta thì không mang tôn giáo vào lĩnh vực pháp lý. Điều đó có nghĩa cụ lại nhầm nhọt sang trồng trọt, khi chưa được sinh ra, con người ta chưa được coi là có năng lực pháp luật. Nôm na cho cụ dễ hiểu: chưa được xem là một công dân để được xem là một khách thể bị xâm hại. Việc xẩy thai cũng chỉ được ghi nhận tổn hại cho sức khỏe của thai phụ, chứ không được kết luận là tổn hại cho thai nhi. Cụ nhớ lấy để lần sau có đứng trước tòa cũng đừng phán: cái thai là một người.
    Hậu quả của TNGT là hết sức nặng nề, đúng hàng thứ 2?. cái này là hòan tòan chính xác, và là duy nhất trong tập hợp các quan điểm của cụ. Cũng nói thêm rằng, hàng ngày VTV cũng đều đều đưa mấy cái này lên. Lần này, may thay cụ và VTV đều đúng, nên tớ không phải vất vả phân tích.
    Chào thân ái, nhớ lần sao cụ đứng lôi nghề nghiệp vào trong diễn đàn. Thật sự, tớ không ưa cái nghề KS
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa bác ?okhói kỉm sát? bệnh phát biểu của em đã chữa khỏi nhưng thấy bác khói lung tung thì bệnh em lại tái phát đấy ạ. Chắc bác khói cũng thừa hiểu tai nạn giao thông xâm hại đến các quan hệ xã hội đều được pháp luật bảo vệ. đại khái là các quan hệ về nhân than phi tài sản ( nói rõ ra là tính mạng và sức khỏe ?) và các quan hệ nhân than gắng với tài sản. các quan hệ này không những được pháp luật hành chính về luật giao thông bảo vệ.
    Mà trong các trường hợp người gây tai nạn làm thiệt hại đến tài sản sức khỏe của người khác thì theo quy định của pháp luật dân sự người đó còn phải đền bù dân sự. hay là như trường hợp ở trên topic này người vi phạm các quy tắc an tòan giao thông gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong các tội phạm về trật tự công cộng và an tòan xã hội do lội vô ý, thì các quan hệ xã hội đó còn được pháp luật hình sự bảo vệ, người gây tai nạn giao thông lúc này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    Tuy nhiên dưới góc độ tội phạm học thì trong những trường hợp này rất cần phải điều tra để biết kết quả và xử lý theo quy định của pháp luật về Tố tụng hình sự và Luật hình sự.
    Mà thưa bác ?okhói kỉm sát? tôi cũng thừa biết đối tượng gây tai nạn giao thông chỉ có thể là lỗi vô ý tức là lỗi ở đây là thái độ tâm lý của một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý..? tất nhiên tai nạn giao thông chi phối bởi các họat động ý thức của các bên có liên quan đến tai nạn. Thông thường khi 1 vụ tai nạn giao thông xảy ra trừ trường hợp thuộc tình thế cấp thiết người thực hiện hành vi trực tiếp gây tai nạn thiệt hại cụ thể trong vụ tai nạn đó do sự chủ quan, cẩu thả, không chấp hành luật lệ giao thông . Những người này nhận thức được không chấp hành giao thông là hành vi nguy hiểm nhưng chủ quan câu thả hoặc quá tự tin.
    Việc xác định một người gây tai nạn giao thông gây hậu quả và đưa ra mức hình phạt với họ, tất nhiên phải căn cứ chính xác phải hòan tòan không có động cơ, mục đích gây tai nạn. chứ không thì mức hình phạt sẽ được tính theo mức khác được quy định trong luật Hình sự à.
    Sẵn đây xin bác khói kỉm sát đọc lại 1 số văn bản liên quan đến việc phân lọai tai nạn giao thông để biết nhé, chứ bác nói khỏan 1 Điều 93 hay là Điều 9, 10 BLHS mình đã xem qua từ hồi còn cửi trần tắm mưa chứ không đợi bác nhắc nhở đâu nhé.
    Bác có thể tìm đọc các văn bản từ cổ chí kim hết hiệu lực hay còn hiệu lực và sẽ có hiệu lực đại khái là - - Thông tư 02/TTLN giữa NKSNDTC-TANDTC ngày 07/11/1995 ( cái này hết hiệu lực nhưng cũng coi như tham khảo nhé).
    - Cái hiện nay đang xài là công văn số 38/C11 Ngày 06/01/200 của tổng cục trưởng Cục CSND hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 1251/CT-BCA ngày 27/9/1999 của BCA ở đây họ cũng nêu rất rõ chia ra làm 3 giai đọan rõ ràng : thế nào là tai nạn ít nghiêm trọng, tai nạn nghiêm trọng, và tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
    - họ ghi rất rõ về thế nào là: - Va quẹt giao thông: ?
    - Phạm tội trong trường hợp nghiêp trọng: làm chết một người ?.
    - Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng : làm chết 2 người?
    - Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng : làm chết 3 người trở lên ,??
    - Như vậy các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra được xác định dưới hình thức là các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản vật chất với các mức độ thiệt hại khác nhau mà xác định được ( trừ trường hợp quy định tại khỏan 4 điều 202)
    - Thực ra quy định trên không riêng cho điều 202 BLHS mà nó thường áp dụng chung cho các tội xâm phạm trật tự an tòan giao thông có lỗi vô ý, chỉ trừ các tội phạm xâm phạm ATGT có lỗi cố ý như tội đua xe và tổ chức đua xe trái phép quy định tại điều 206, 207 BLHS 1999.
    À còn vấn đề bào thai có được xem là con người hay không thì bác xem lại từ điển tiếng việt, Tđ luật học, hay hỏi các chị bán mắm tôm hàng thịt ngòai chợ xem thử coi họ nói thế nào nhé, Việc gây tổn hại sức khỏe cho thai phụ tất nhiên đó là một việc khác, còn việc gây hư thai làm cho thai chết, thì bác có thể xem lại 1 số án lệ trước của tòa tối cao nhé, xem thử coi khi đó cái thai có phải là người không. tranh cãi việc này tôi thấy tôi hơi ngớ ngẩn.

    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 22:44 ngày 16/07/2008
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ======================
    Chiên da, bệnh của cụ có xu hướng di căn và chuyển sang nan y mất rồi.
    Nguyên cái đọan lê thê mà tôi lược bỏ, chứng tỏ cụ chả có chút lập trường nào trong tranh luận. Chỉ vòng vo, sau đó lại khẳng định một lần nữa những gì người khác đã nói.
    Thế nên, tớ coi như tờ giấy nháp của cụ vậy.
    Cụ cho rằng các Điều 8, 9, 10? là từ thời uổng trờ tắm mưa - đối với cụ? Xem ra có vẻ tớ đang phải tranh luận với một cậu bé thích tắm mưa mất thôi! Bởi lẽ, nếu nắm vững phần chung LHS, cụ (hay cậu nhỉ?) hẳn phải biết phân biệt các trường hợp phân lọai tội phạm ít-nghiêm-rất- đặc biệt nghiêm trọng chứ? Đằng này:
    1. Tớ buồn vì cụ viện dẫn công văn số 38/C11 để kê toa cho cái bệnh nan y của cụ. Bởi lẽ:
    - Về nội dung, cụ chưa hiểu được trong CV kia họ chia các trường hợp nêu trên theo khái niệm dựa trên HẬU QUẢ. Điều này hòan tòan khác biệt với việc chia các khái niệm phân lọai tội phạm (thế nào là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng). Nghĩa là theo KHUNG HÌNH PHẠT.
  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    - Về hình thức, Tổng cục Cảnh sát không có quyền hướng dẫn luật. Cái này chỉ quy định thẩm quyền của các lực lượng trong bộ máy CSND khi tiến hành xử lý các trường hợp tai nạn giao thông mà thôi.
    - Về nhận thức, bản thân cụ đang mâu thuẫn với quan điểm mà mình đang bảo vệ. Vì trong bài viết ở trên, cụ đang làm một bài toán: 1 nạn nhân chết + 1 thai nhi chết = hai người. f Đây là PHẠM TỘI TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG. Thế nhưng giờ cụ viện dẫn:
    ?o - Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng : làm chết 3 người trở lên ,???
    Cụ giải thích ra sao với các luận cứ của mình???

Chia sẻ trang này