1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NẤM RƠM, CÁC LOẠI NẤM, VÔ ĐÂY HỌC TẬP NHÉ

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi luccanloi, 26/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luccanloi

    luccanloi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    NẤM RƠM, CÁC LOẠI NẤM, VÔ ĐÂY HỌC TẬP NHÉ

    E ĐANG MUỐN SẢN XUẤT NẤM RƠM CÁC BÁC CO KINH NGHIỆM CHIA SẺ NHÉ. E DÂN NGOẠI ĐẠO, K BÍT J CNSH. MONG CAC MOD GIÚP ĐỠN CHUYÊN MÔN
  2. pelonton88

    pelonton88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Sóc Trăng cho biết, sau khi thử nghiệm thành công trồng nấm từ bịch phôi nấm tại Công ty mía đường và vài chục hộ dân của tỉnh, người dân trong tỉnh bắt đầu mua bịch giống nấm về trồng.
    Sóc Trăng là tỉnh có truyền thống trồng nấm nói chung và nấm mộc nhĩ nói riêng từ lâu. Nhưng đến nay, địa phương này vẫn chưa có một cơ sở sản xuất giống nấm. Nông dân thường mua meo nấm qua các cơ sở bán meo giống, vừa không bảo đảm chất lượng, có khi lại bị mất trắng hoàn toàn.
    Từ thực tế đó, công trình thiết lập phòng nuôi cấy phân lập và xác định các giống nấm thuần chủng đầu dòng trong đó chủ yếu là nấm mộc nhĩ" được kiểm tra bằng các trang thiết bị hiện đại thuộc dự án "Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nấm hàng hoá có năng suất và chất lượng cao tại tỉnh Sóc Trăng" là một nhu cầu bức thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn quan trọng đối với kinh tế xã hội của tỉnh.
    Công trình được thực hiện tại Công ty mía đường Sóc Trăng từ năm 2001 đến 2003 do Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ chủ trì dưới sự quản lý của Sở khoa học-công nghệ tỉnh. Bước đầu cho kết quả khả quan: nấm bào ngư cho 60 - 80%/kg nguyên liệu khô, nấm mộc nhĩ tươi đạt 70-90%/kg nguyên liệu khô, nấm rơm từ 12-15%/kg nguyên liệu khô, nấm linh chi là 12%/kg nguyên liệu khô.
    Theo phương pháp trồng nấm truyền thống, người dân tập trung rơm thành đống lớn, tưới nước, dẫm đạp rồi ủ năm ngày. Sau đó, đảo đống ủ và sau năm ngày mới trồng nấm thành luống 40-45cm, cao 25-30cm, còn chiều dài thì tùy thuộc diện tích đất. Phương pháp này có nhược điểm là rơm chín không đều, khả năng diệt các loại nấm bệnh không cao, nên hiệu quả sử dụng rơm trồng nấm không cao. Vì vậy, người trồng thường sử dụng thêm các chất kích thích nấm phát triển.
    Ông Ong Tài Thuận, người chủ trì công trình này cho biết, việc ứng dụng công trình có thể giúp tiết kiệm được chi phí, vừa cho năng suất cao mà lại không dùng chất kích thích, chỉ cần dùng nước sạch tưới nấm giống. Chẳng hạn, đối với nấm rơm, phương pháp mới là dùng nước vôi có pH = 12 - 13, ủ rơm giúp rơm mau chín, rút ngắn thời gian ủ từ 12 ngày xuống còn 5-7 ngày. Đồng thời, tận dụng hết lượng rơm rạ ủ để trồng nấm. Đối với nấm mèo, nhiều hộ cho rằng trồng trên thân so đũa thì tốn nhiều công và đòi hỏi diện tích lớn để đặt các khúc gỗ. Nay với công trình này, người dân có thể trồng nấm trong bịch rất thuận tiện vì nó ít tốn diện tích và công chăm sóc dễ dàng. Hiện tại, trung tâm tập huấn cho gần 300 cán bộ tỉnh nhà lẫn tỉnh bạn như Cà Mau, Bạc Liêu... về kỹ thuật trồng nấm theo phương pháp này.
    Khác với cây trồng khác, nấm là loại có nhiều ưu điểm: cho năng suất cao trên diện tích nhỏ, đầu tư thấp, vòng quay nhanh nên khi gặp thiên tai hay biến động thị trường, vẫn kịp dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác. Nguyên liệu trồng nấm rẻ và dồi dào, chủ yếu là các phụ phế phẩm nông lâm nghiệp như rơm rạ, mạt cưa, bã mía, thân bắp, bông phế thải..., vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa tạo nên sản phẩm mới. Hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm được xem là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao: nấm rơm, nấm mỡ giá xuất khẩu năm 2003 là 1.200 - 1.300 USD/tấn nấm khô; nấm mèo khoảng 12.000-20.000 USD/tấn nấm khô. Không chỉ thế, xét về mặt xã hội, nghề trồng nấm góp phần giải quyết lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn trong các khâu: gia công chế biến meo giống, chất mô, xếp mô, thu mua và chế biến nông phẩm.
    Sóc Trăng vốn có truyền thống trồng nấm, nhưng đối với nấm linh chi và nấm bào ngư, theo Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ cho biết, thì chưa có hộ nào ở đây biết đến hai loại này nhưng họ rất muốn trồng thử. Hiện nay trung tâm bán ra 1.000 bịch phôi nấm mộc nhĩ, vài trăm bịch nấm sò, những hộ trồng có kết quả tiếp tục đặt mua phôi nấm.
    cần jì vào đây nữa nè:http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=129
  3. sjmxjnh

    sjmxjnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0

    Nhà em đang thử trồng Nấm,thấy cũng gian nan
  4. chminh

    chminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    to sjmxjinh: bạn mua bịch meo nấm ở đâu vậy? chỉ với.
  5. HansBrinker

    HansBrinker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    http://agriviet.com/home/showthread.php?t=2917
    bạn vào đó coi thêm
    Hans
  6. bonguyen1

    bonguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Công ty Giaan chuyên sản xuất, cung cấp các loại nấm, Cung cấp các loại meo giống nấm và giống như: linh chi, bào ngư - nhật - việt nam, Nấm mèo, Nấm đùi gà, hương, dơm...
    Tư vấn, chuyển giao công nghệ làm nấm các loại - cung cấp từ máy móc thiết bị làm nấm, làm giống cho đến làm meo giống các loại(từ A > Z)
    Bà con nào có nhu cầu mở xưởng làm giống, meo giống, trồng nấm các loại xin liên hệ với công ty chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế cho bà con theo ý muốn của mình và tùy theo năng lực của mình.
    Xin liên hệ Anh Nguyên mobile: 0946146565 - 01695245085 - 1B Hoàng Hoa Thám Đà lạt - Lâm Đồng
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trồng nấm thì khâu quan trọng nhất là làm meo giống .
    Nó đòi hỏi phải thật sạch, đong đếm thật chính xác, đúng là
    công việc trong phòng thí nghiệm, người làm ẩu và người không
    có kiến thức khoa học thường thức thì không làm được . Thiết
    bị cũng phải tốt, tốn tiền, và chuyên môn, chứ không tuỳ tiện
    như làm bún làm phở .
    *
    Khi có meo giống rồi, còn phải có mồi trồng nấm nữa, chứ
    không tuỳ tiện lấy vỏ bào mùn cưa, bã mía, thân ngô, mà làm
    được. Ví dụ thân ngô phải mới chừng nào chứ cũ quá thì không
    được, vỏ bào mủn đen rồi cũng không được, hay rơm rạ thì cũng
    phải còn chất lượng, không mủn, và phải cắt ngắn chừng nào,
    rồi trộn với tỷ lệ nào, và tưới ẩm mức độ nào, nước phải sạch,
    và buồng nuôi nấm không được quá nóng ra sao . Ví dụ nhiệt độ
    20 độ thì 1 tấn mồi được 7 tạ nấm, nhưng 30 độ thì chỉ 1 tạ
    thôi, hay chẳng được kilô nào.
    *
    Các mánh bán công nghệ trồng nấm chỉ quảng cáo bán cho được,
    chứ chẳng bao giờ nói các khó khăn kể trên, nên ai muốn làm
    nấm nên cẩn thận, coi họ có lòng tốt giúp mình, đôi bên đều
    có lợi hay họ chỉ cần phủi tay bán xong thì thôi? Lại còn chuyện
    có hàng tấn nấm thì bán cho ai nữa ? Nó đòi hỏi phải có kiến
    thức kinh doanh. Làm nấm thành công mà không có kiến thức kinh
    doanh (chào hàng, bán khỏi ế nấm thối ra, thu tiền về khỏi thất
    thoát, khỏi đòi nợ, vân vân) thì có thể thành công nửa chừng,
    nhưng phải đóng cửa, vì chưa kịp thu hồi vốn về, kiệt sức không
    tiếp tục kinh doanh được nữa.
    *
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Còn nấm Linh Chi để bán làm thuốc, chứ có bán ngoài chợ để nấu ăn đâu?
    Linh Chi bán ở Trung Quốc thì đắt lắm, vì Linh Chi ngày xưa chỉ để bậc
    vua chúa hay thánh nhân (Tây Vương Mẫu) mới có, nhưng ở ViệtNam thì
    không biết để làm gì, bán với giá bèo, chưa chắc có người mua.
  8. hura13

    hura13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    mình thấy nếu bạn ở hà nội tới viện di ruyền học,đăng kí khoá học. nói chung trồng nấm quan trọng nhất là nấm dễ nhiễm bệnh,gây thiệt hại thui!!!
  9. tanhhs

    tanhhs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    (theo www.vn.360plus.yahoo.com/tuananhhoasinh)Nuôi cấy mô nấm
    Chọn mô nuôi cấy
    Cấy chuyển từ môi trường PDA sang PDA
    Nuôi cấy mô nấm
    1. Chuẩn bị nguyên liệu:
    Khoai tây: 200 gr.
    Đường Dextrose: 20 gr.
    Thạch Agar: 20 gr.
    Nước: 1 l.ít
    Bông không thấm nước
    Ghi chú:
    - Nếu không có đường Dextrose thì mua đường mía, sacharose thay thễ cũng được.
    - Thạch và bông mua ở siêu thị chú ý loại Agar nguyên chất.
    - Khoai tây chọn loại không bị thối, ...
    [​IMG]
    2. Khoai tây rửa sạch và cắt thành hình khối một cm;
    [​IMG]
    3. chọn và rửa sạch chai lọ để dùng (có thể dùng chai whiskey hoặc chai coca, sữa đậu nành - thủy tinh trắng).
    [​IMG]
    4. Cho khoai vào nồi, thêm nước vừa đủ một lít, đun sôi khoảng 15 đến 20 phút;

    [​IMG]
    5. Gạn lấy dịch trong (nước chiết khoai tây), thêm nước đến 1 lít

    [​IMG]
    6. Mang vào bếp. thêm đường, Agar - khuấy đều tay và đun nhỏ lửa cho tan hết agar


    [​IMG]
    7. Chia vào các chai, mỗi chai 5 - 10 mm môi trường.
    [​IMG]
    8. Đậy bằng bông không thấm nước.
    [​IMG]
    9. Khử trùng ở121oC trong 20 - 30 phút. Để đồng hồ áp suất trở về 0 mới mở ốc nồi, lấy môi trường ra

    [​IMG]
    10. Đặt nghiêng (như hình) các chai để môi trường lan đều sao cho môi trường không chạm vào nút bông. Khi môi trường trong chai đã đông hẳn, cất vào nơi khô ráo, sạch sẽ để dùng dần.
    [​IMG]
    11. Để một vài bình ra ngoài môi trường để kiểm tra. Nêu sau một thời gian thấy các nốt, hoặc đốm trên bề mặt thạch là môi trường chưa hoan toàn được tiệt trùng

    [​IMG]
    Chọn mô nấm để nuôi cấy
    1. Chuẩn bị nguyên liệu:

    • Dao mổ chuyên dụng, kẹp ... đã khử trùng
    • Đèn cồn
    • Cồn 70 độ
    • không thấm nước
    • Bật lửa
    • Các chai đã có môi trường PDA
    • Tủ cấy
    • Đèn UV
    [​IMG]
    2. Chọn mô nấm khỏe mạnh để nuôi cấy.

    • Cây nấm khỏe.
    • Không quá già, không quá non.
    • Không quá ẩm (ít nhất 2-3 giờ sau khi tưới)
    • Thân cứng
    • Không nhiễm các loại nấm khác.
    [​IMG]
    3. Làm sạch phòng và tất cả các dụng cụ cần thiết, bên trong và ngoài tủ cấy bằng cồn. Chuyển các chai môi trường PDA, dụng cụ cần thiết vào khoang.
    [​IMG]
    4. Đặt tất cả dụng cụ và đồ dùng cần thiết vào khoang. Bật đèn tia cực tím, quạt thông gió tủ cấy . Sau 10-15 phút, tắt đèn UV, để lại quạt thông gió suốt thời gian sử dụng.
    [​IMG]
    5. Rửa hai tay bẳng cồn.
    [​IMG]
    6. Giữ dao cắt bằng hai ngón tay, nghiêng 45o trên ngon lửa đèn cồn cho đến khi lưỡi dao hồng lên.
    [​IMG]
    7. Trong khi chờ nguội, (15-20 giây - giữ cho dao không chạm vào bất kỳ bề mặt nào - có thể cắm ngước cán vào cốc đã chuẩn bị trước).
    [​IMG]
    8. Dùng tay xé cây nấm theo chiều dọc - không dùng dao

    [​IMG]
    9. Dùng dao cắt một mẩu nhỏ (2 mm x 2 mm) mô nấm - vị trí giữa mú nấm và thân nấm. lấy ở giữa, để chắc chắn mẫu sạch và không nhiềm các loại vi sinh vật khác

    [​IMG]
    10. Hơ miệng hcai quanh ngọn lửa đèn cồn. Dùng tay khác mở nút bông trước đèn cồn

    [​IMG]
    11. Đưa mẫu vừa cắt vào giữa bề mặt môi trường PDA trong chai - không chạm mẫu vào thành chai

    [​IMG]
    12. Hơ miệng chai một lần nữa và đậy nút bông lại- vẫn để gần ngọn lửa
    Chú ý: Đáy chai luôn để thấp hơn miệng chai và gần ngọn lửa trong suốt quá trình thao tác.
    [​IMG]
    13. Dán nhãn: Ngày tháng, tên loại nấm.
    [​IMG]
    Cấy chuyển từ môi trường PDA sang PDA
    Khi cấy vào môi trường PDA, hệ sợi phát triển khoảng 15 ngày . (Tùy thuộc vào loài).
    9. Dùng dao cát một mẩu nhỏ (5 mm x 5 mm) hệ sợi nấm trên môi trường thạch PDA .
    10. Hơ miệng bình, tháo nút bông (giống hình).
    [​IMG]
    11. Đưa miếng thạch có chúa hệ sợi nấm vào giữa bề mặt thạch trong chai
    [​IMG]
    12. Đậy nút bông ở gần ngọn lửa.
    [​IMG]
    13. Dán nhãn, ghi đầy đủ thông tin như trên.
    [​IMG]
    14. Thời gian nuôi cấy khoảng 10 - 15 ngày, tùy loại
    [​IMG]
    15. Để các chai có sợi nấm phát triển nơi khô ráo, sạch sẽ. Kiểm tra sự phát triển hàng ngày
    [​IMG]
    16. Khi sợi nấm lan kín môi trường, lưu giũ trong ngăn mát tủ lạnh.
    [​IMG]
    17. Kiểm tra các chai đối chứng để xác định nguyên nhân gây nhiễm, phòng các tác nhân này ở những lầ sau.
    [​IMG]
    18. Ghi chép lại đầy đủ các thông tin quan sát được

    [​IMG]
    Bản dịch của bạn Dêcon
  10. thanhmai3009

    thanhmai3009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang nghiên cứu về nắm ăn và nấm dược liệu. Bạn nào có tài liệu hay thì post lên cho mọi người xem với nhé.
    Cảm ơn các bạn.

Chia sẻ trang này