1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Võ Thuật Việt Nam (Võ sĩ Cung Lê giao lưu võ giới Sài Thành - Trang 25)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 25/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhlv

    dhlv Guest

    Lễ khai mạc Asian Indoor Games III:
    Đêm quyện tỏa của Rồng

    29/10/2009
    (VTC News) - Rồng của 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Rồng của châu Á phát triển năng động. Đó sẽ là những biểu tượng, hình ảnh xuyên xuốt lễ khai mạc Asian Indoor Games III, chính thức diễn ra vào chiều 30/10/2009 tại SVĐ QG Mỹ Đình.
    Hà Nội là địa phương được giao làm Tiểu ban tổ chức lễ khai mạc, bế mạc của đại hội. Với kinh nghiệm từng thực hiện lễ khai mạc, bế mạc SEA Games 22, lễ kỷ niệm 990 năm Thăng - Long Hà Nội và nhiều lễ kỷ niệm có quy mô Quốc gia, Hà Nội nhanh chóng hoàn thành xứ mệnh quảng bá hình ảnh một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa truyền thống, giàu tinh thần thượng võ và giàu lòng mến khách tới bạn bè quốc tế thông qua lễ khai mạc và bế mạc của Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ III này.
    Kịch bản văn học của lễ khai mạc được xây dựng bởi nhà văn Nguyễn Khắc Phục sau đó được chuyển thể sang kịch bản nghệ thuật cách đây gần 1 năm. Tất cả được đi vào dàn dựng, luyện tập từ tháng 8/2009 và sau 2 tháng tập luyện miệt mài, tới nay kịch bản đã sẵn sàng cho lễ hợp diễn vào đêm 30/10.
    [​IMG]
    Chú gà làng Hồ, linh vật của Đại hội trong buổi tổng duyệt lễ khai mạc (Ảnh: Quang Minh)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Biểu diễn võ thuật Vovinam (Ảnh: Quang Minh)
    Sẽ có khoảng 5.000 học sinh, sinh viên, diễn viên đến từ các trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, trường Múa Việt Nam và các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn Hà Nội tham gia vào các màn biểu diễn trong lễ khai mạc và bế mạc Đại hội.
    Theo kịch bản, lễ khai mạc vẫn bao gồm 2 phần chính. Phẫn lễ được diễn ra theo thông lệ quốc tế và những nghi lễ quốc gia. Phần hội được chia làm 3 chương. Chương 1: Asian Indoor Games III - Ngày hội thể thao của tuổi trẻ. Chương 2: Văn hóa Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội. Chương 3: Hội nhập và khát vọng Châu Á. Khán giả sẽ lần lượt băng qua các vùng miền của dải đất hình chữ S thông qua các màn biểu diễn nghệ thuật, nột tả những hệ giá trị văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn là của cả nhân loại từ. Đó là sự có mặt của các hình thức diễn xướng Quan họ Bắc Ninh, múa hát Cung Đình Huế, không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên...
    Bạn bè quốc tế cũng sẽ được chiêm ngượng những màn biểu diễn Vovinam, một trong những môn võ học mang tinh hoa của dân tộc Việt. Qua đó thấy được một tinh thầy thượng võ, chuộng hòa bình và hết sức chung vai xây dựng mái nhà chung Á châu của Việt Nam.
    Điểm nhấn của lễ khai mạc không chỉ nằm ở những màn biểu diễn khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong lòng một châu Á đa dạng sắc màu văn hóa mà đây cũng là dịp để Hà Nội, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về một Thủ đô đang hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1000 tuổi. Bởi lẽ ấy, hình ảnh con Rồng sẽ được hiện hữu, xuyên xuốt trong lễ khai mạc như một sự hòa quyện của hai biểu tượng riêng - chung. Rồng của 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Rồng của một châu Á hòa bình, phát triển đầy năng động.
    Hà Thành
    vtc.vn
  2. borin1705

    borin1705 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    19
    là một môn sinh Vovinam khi xem Indoor games em rất vui khi Vovinam được vào 1 giải cấp châu lục. nhưng em rất nản với "trình" quá "lùn"của mấy bác "cây cao bóng cả" của Vovinam. mấy điều luật thì toàn làm lợi cho đội nhà. chuyện thi 8 nội dung lấy 8 HCV thì Vovinam đi theo vết xe đổ của đá cầu rồi.Theo em biết thì sau cái HCV thứ 6 thì đã có lệnh của bác Thái bỏ 2 cái còn lại rồi nhưng mấy bác " cây cao bóng cả" lại còn ép đội bạn để lấy cho hết HCV mới pro chứ. Cái HCV thứ 8 là cái nên bỏ nhất nhìn VDV Iran tức đến phát khóc mà em ái ngại cho tượng lai của Vovinam trong khu vực.
    nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Bệnh thành tích này nó thâm căn cố đế ở nhiều môn, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng miền!
    Muốn truyền bá cái gì của mình ra khỏi địa phương, ra khỏi biên giới thì tư tưởng phải phóng khoáng, không quá khắt khe.
    Xem như môn Silat, ông Việt Nam thích huy chương vàng thì cứ OK mà phấn đấu. Người Indo nói chung và các HLV, võ sư Silat nói riêng họ chả buồn là người VN vô địch môn Silat của họ mà có khi ngược lại sẽ rất mừng vui nếu họ biết phong trào Silat ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ VN.
    Nói chung qua cái AIG này cá nhân tôi chỉ thấy đc là góp phần tuyên truyền cho đông đảo người Việt biết Vovinam là cái gì, còn huy chương thì không nên lấy làm hãnh diện. Tự hào kiểu đấy đó là tự sướng, thủ dâm tinh thần mà thôi.
    ===================================================
    Tình trạng võ cổ truyền cũng thê thảm không kém, vào cái website của liên đoàn võ cổ truyền cứ bí rì rì, nó ảm đạm ngay từ cái màu nền chưa nói cứ có topic nào có hơi hướng tranh luận là bị "bịt miệng" ngay . Muốn xây dựng căn nhà mới từ nền cái cũ dĩ nhiên sẽ phải đập phá chỉnh sửa một số hạng mục. Còn nếu cứ xây cố, tương lai sẽ không khác cái áo vá của Chị Dậu thời 1945.
  4. mfriend

    mfriend Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    thật tuyệt vời
  5. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    ==================================================
    Bác thông cảm với các Cháu, ngoài đời dễ gì có điều kiện bịt miệng Bác mà không bị ăn bạt tai .
    Bác tha cho chúng nó ...
  6. dhlv

    dhlv Guest

    Vovinam được đưa vào thi đấu tại SEA Games 26
    01/06/2010
    [​IMG] - Tại cuộc họp Hội đồng thể thao ĐNÁ ngày 30/5, các đại biểu đã nhất trí đưa Vovinam (quốc võ của Việt Nam) vào chương trình thi đấu của SEA Games 26 năm 2011 tổ chức ở Indonesia.
    Sau chuyến công tác của Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) Võ Danh Hải, đại diện lãnh đạo Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) gồm Chủ tịch Nguyễn Danh Thái, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hoàng Vĩnh Giang, Phó Tổng cục trưởng TC TDTT Lê Quý Phượng đã đến Jakarta (Indonesia) từ 28 đến 30/5, họp bàn với các thành viên của Hội đồng thể thao Đông Nam Á về các công tác chuẩn bị cho SEA Games 26 vào năm sau 2011.
    [​IMG]
    Có Vovinam, thêm cơ hội giành huy chương cho TTVN tại SEA Games 26. Ảnh: Hồng Long
    Trong cuộc họp này, cùng với một số môn thể thao khác như thể hình, Muay Thái..., Vovinam đã được các quốc gia thành viên của Hội đồng thể thao Đông Nam Á giới thiệu vào chương trình thi đấu của SEA Games 26.
    Ban đầu, Philippines và Malaysia phản đối sự xuất hiện của Vovinam ở SEA Games 26 nhưng sau khi Việt Nam có cuộc vận động hành lang và nhận được sự ủng hộ từ phía nước chủ nhà Indonesia, quyết định sau cùng đã được đưa ra.
    Với việc Vovinam được đưa vào chương trình thi đấu của SEA Games 26, Đoàn TTVN có điều kiện để gia tăng số lượng huy chương, cải thiện vị trí trên bảng tổng sắp.
    Đây cũng là cơ hội để Thể thao Việt Nam ngày càng hòa nhập với thể thao khu vực, châu lục cũng như thế giới.
    Vovinam - Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai, trên cơ sở võ học cổ truyền Việt Nam, đồng thời ông đề ra chủ thuyết "Cách mạng Tâm Thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
    Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
    Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam Việt Võ Đạo được phát triển quy mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,?
    Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,? và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng dài,? Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.
    Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ,?), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược,?) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu,?). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.
    Chí Lâm
    http://vietnamnet.vn/thethao/thetha...duoc-dua-vao-thi-dau-tai-SEA-Games-26-913481/
  7. dhlv

    dhlv Guest

    Giải Thể Thao Đông Nam Á có thể có đến 42 Bộ Môn
    Ngày 31 tháng 5 2010
    Sau nhiều tháng trì hoãn, phiên bản thứ 26 của giải Đông Nam Á đã bắt đầu hình thành.
    Jakarta đã đón tiếp cuộc hội thảo của Hội đồng Liên đoàn SEA Games từ thứ sáu đến Chủ nhật. Tất cả các quốc gia tham dự đã đồng ý các giải thi đua sẽ diễn ra ở bốn tỉnh của Indonesia - Nam Sumatra, Tây Java, Trung Java và DKI Jakarta - và sẽ treo giải cho 42 bộ môn thể thao.
    Số lượng các môn thể thao vẫn có thể thay đổi, dù rằng một cuộc họp khác sẽ được nhóm họp vào tháng chín.
    "Bốn tỉnh sẽ tổ chức giải thể thao theo lệnh ban hành của tổng thống, với tỉnh Jakarta hoặc Palembang đưọc chọn làm điạ điểm cho lễ khai mạc và bế mạc. Chúng tôi vẫn chưa quyết định điều đó", ông chủ tịch hội đồng Rita Subowo, người cũng là chủ tịch Ủy ban Olympic Indonesia.
    Chiếu theo nghị định của Tổng thống số 3/2010, bộ Thanh niên và Thể thao đã hủy bỏ kế hoạch để chọn một trong những tỉnh này làm địa điểm chủ trì, để tiết giảm chi phí. Nghị định của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono ký ngày 27 tháng 3, trong đó ghi rằng tiểu bang Nam Sumatra, Tây Java, Trung Java và DKI Jakarta sẽ tổ chức các sự kiện cho giải thể thao này.
    Indonesia đề xuất thêm sáu môn thể thao gồm có: Bridge, Kempo, Paragliding, Roller Skating, Wall Climbing (Leo tường) và Waterskiing. Tất cả đã được phê duyệt, đưa tổng số các bộ môn lên 42.
    Paragliding, Roller Skating, Wall Climbing and Bridge sẽ tham dự giải lần đầu tiên, trong khi Waterskiing sẽ tái xuất hiện kể từ giải 1997 tại Jakarta. Kempo sẽ ra mắt chính thức sau cuộc biểu diễn tại Olympic 2007 ở Thái Lan.
    Indonesia cũng đã thoả thuận kết nạp bộ môn Petanque và Vovinam, được đề xuất bởi các phái đoàn khác. Rita cho biết Thái Lan hứa sẽ đào tạo vận động viên Indonesia cho bộ môn Petanque, một hình thức bowling của Pháp trên nền cỏ mịn, trong khi đó Indonesia giành được hai huy chương vàng trong giải Vovinam, môn võ thuật Việt Nam tại Asian Indoor Games 2009.
    "Chúng tôi sẽ tuyển dụng những vận động viên Pencak Silat tham gia Vovinam", cô nói.
    Giải này sẽ có bốn linh vật, biểu trưng cho tính độc đáo của mỗi tỉnh, và khẩu hiệu sẽ là ?oWinning As One? ("Thắng Đồng Nhất")
    Quyết định tổ chức các sự kiện trong bốn tỉnh đã thu hút khiếu nại từ các đại biểu cuộc họp. Ông Vath Chamroeun, tổng thư ký của Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia, cho biết gửi các vận động viên đến bốn tỉnh khác nhau cho cả thảy 42 môn thể thao sẽ gây tổn phí quá cao.
    "Điều này sẽ rất khó để quản lý các vận động viên của chúng tôi. Nó sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn dựa trên kinh nghiệm trước đây trong giải 2005 tổ chức tại Phi Luật Tân, nơi mà họ cũng đã tổ chức tại nhiều thành phố," ông nói.
    "Có thể chúng tôi sẽ mang ít vận động viên đến Indonesia so với giải ở Lào, khi chúng tôi chỉ phải đến đó bằng xe buýt."
    Hội nghị cũng trao quyền đăng cai Olympic 2013 cho Miến Điện sau khi Singapore cho biết cơ sở của họ sẽ không sẵn sàng trong thời gian trù liệu để đăng cai.
    [​IMG]
    Người đàn ông nhanh nhất Đông Nam Á, Indonesia Agung Wibowo Suryo, hình chụp sau khi anh tiếp tục thống lĩnh giải chạy 100 mét của mình tại SEA Games Viêng Chăn, Lào, trong năm 2009. Sau nhiều tháng trì hoãn, phiên bản thứ 26 của giải thể thao Đông Nam Á tại Indonesia đang bắt đầu hình thành. (Antara Photo)
    Theo : http://vovinamvvd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2175
  8. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Các bạn Vovinam... có Clip thi đấu Asian Indoor Games 3 cho xin..tìm mãi mà không thấy ở trên đây
  9. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Già?i QuẮc TẮ Vòf CĂ? TruyĂ?n ViẶt Nam lĂ?n 2 - nfm 2010
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Lấy đâu ra thầy?
    10.8.2010
    (LĐ) - Một vấn đề được bàn luận liên quan đến giáo dục trong tuần trước, đó là Bộ GDĐT có công văn đề nghị các trường học phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam đưa môn võ này vào chương trình thể thao ngoại khoá. Dự kiến, sẽ đưa vovinam vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VIII-2012.
    Rất đáng hoan nghênh sáng kiến rèn luyện thể chất cho học sinh bằng một môn võ. Theo suy nghĩ của lãnh đạo ngành giáo dục, chọn một môn võ vovinam thuần Việt để khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về dân tộc. Còn nhiều vấn đề liên quan đến sự lựa chọn này cần phải được bàn bạc một cách nghiêm túc, khoa học, ở đây chỉ xin trao đổi một vấn đề, đó là đội ngũ huấn luyện viên.
    Nếu thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GDĐT thì các trường học sẽ triển khai học môn vovinam, vậy thì câu hỏi đầu tiên là lấy đâu ra thầy? Bộ GDĐT đưa ra biện pháp tập huấn cho các giáo viên thể dục để dạy vovinam, phương pháp tập huấn này cho thấy thiếu sự hiểu biết về võ thuật. Để đạt được trình độ của một huấn luyện viên võ thuật - cho dù là môn võ nào, phải có một quá trình tập luyện liên tục lâu năm, trui rèn công phu.
    Chưa kể, còn một yếu tố khác rất quyết định cho sự thành tựu của người học võ, đó là năng khiếu. Các giáo viên thể dục không thể đi tập huấn đôi ba đường quyền là dạy võ được, và không phải ai trong họ cũng có tố chất võ thuật để có thể tiếp thu dễ dàng, cho dù một thế tấn.
    Lực lượng võ sư, huấn luyện viên Vovinam hiện có không thể đáp ứng đủ cho các trường học. Có nhiều người có chút thành tựu, có kỹ thuật nhưng chưa hẳn đã tham gia huấn luyện được. Bởi vì, dạy võ cũng như dạy bất kỳ môn học nào khác, đòi hỏi người thầy phải có trình độ sư phạm bên cạnh trình độ kỹ thuật, dạy cho học sinh trong nhà trường đòi hỏi khắt khe về đạo đức. Phụ huynh cho con đi học một môn võ trong nhà trường thì phải có niềm tin vào những người thầy trực tiếp dạy con cái họ. Nếu như không có một đội ngũ những người thầy giỏi về võ thuật, có khả năng sư phạm, có phẩm chức đạo đức thì dạy võ tràn lan không đem lại lợi ích gì, ngoài việc mai một chính môn võ đó và có thể tạo ra những tác động tiêu cực khác trong học đường.
    Lê Thanh Phong
    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Lay-dau-ra-thay/8554

Chia sẻ trang này