1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► QUÁN ĐỐI 2012 (Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ - Box ư bách nick log in tiên)

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi luc_thao, 13/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    BỏĂn Gà dỏằ<ch giúp 'i !
  2. SaharaSign

    SaharaSign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0

    "Thời chân tác giả, chân viết giả
    Xứ hữu vi vô, hữu toàn vô"
    Trò dịch rùi thầy
  3. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Lão Đồ thâm thế, treo cái câu đó lên, chả phiên âm, chả dịch dọt gì cả, làm cho thiên hạ cứ loạn hết cả lên.
    BẠn SaharaSign lại cố tình dịch thoát để trêu lão Đồ. Quả là quán đối là chỗ đáng gờm.
    Theo như những gì tớ học được, tớ nhìn thấy thì tớ đọc câu này là:
    Giả tác chân thời chân diệc giả
    Vô vi hữu xứ hữu hoàn vô
    (Giả là chân mà chân cũng là giả
    Vô chính là hữu mà hữu lại là vô)
    Nếu dịch cục mịch ra thì là:
    Giả làm như là chân, thì chân cũng là giả,
    Vô là hữu thì có khi hữu lại trở thành vô.
    Đại loại thế, search anh Gấu gù cái là một loạt. Nhưng mà để hiểu câu này thì lại phải hiểu mấy cái phạm trù Giả, Chân, Vô, Hữu. Mà cái Chân nếu hiểu thành Chân...Gà thì tèo.
    Đôi câu đối này đại loại là ảnh hưởng của câu: "Sắc thị không không thị sắc". Đến đoạn này thì phải mời bác Đặng vào đây giảng giải tiếp, còn em
  4. lililil

    lililil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2008
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Em chả biết gì chân giả chân thật gì nhưng em thấy đã dịch thì dịch luôn thành thật - giả, có - không có phải hay không?
    Em nghĩ "Sắc thị không, không thị sắc" nó hơi ngược nghĩa với 2 câu trên, thầy kọ cho ý kiến luôn hén
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    thật và chân không trùng hết các lớp nghĩa.
    Trêu đùa nhau là giả, nhưng quá chút là thành giận nhau thật. Như thế là giả hóa thật.
    Yêu nhau mãi, cuối cùng thấy chẳng phải là yêu. Như thế là thật hóa giả.
    Đức tin trong tôn giáo đi từ giả sang chân, đi từ cái hữu hình đến cái vô hình, đi từ cái vỏ vào trong cái lõi. Nhưng cái chân khi đã đạt rồi mà không dưỡng, thì lại trở về cái giả. Chân- giả không ranh giới rõ rệt.
    Hữu- vô là hình; chân - giả là chất. Đều diễn tả chung một sự việc là đan xen, biến hóa. Chính vì không phân biệt mà sự việc, sự vật, con người vốn khó nhận thức. Biết là khó nhận thức thì thận trọng khi phán đoán. Phán đoán xong rồi cũng chỉ là giả tạm.
    Vài lời dông dài quê mùa chắp vá.
  6. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Bạn này, tự nhận không biết chân giả chân thật gì, thế mà xuống bút dịch thật - giả, có - không kể cũng quá táo bạo. Những cái gì người ta không dịch toạc ra như bạn nói, là cũng có lý do đấy. Nhiều cụ đã dịch câu đối này,(tớ cũng chỉ là bọn hậu sinh học đòi), nhưng phải khẳng định là: không phải các cụ tiếng Việt kém đâu bạn ah. Chỉ vì có những thứ Việt hoá giản đơn quá thì sẽ mất nghĩa, nên người ta phải dịch là Giả, là Chân là Hữu, là Vô, và chú thích ở dưới. Cũng giống như Sắc và Không ấy, không thể dịch toạc ra Sắc là gì, Không là gì (hehe, nhưng xin đừng ai hiểu Sắc này giống với Sắc trong Tửu - Sắc nhé, phải tội chít). Nói chung, chúng đều là những phạm trù triết học đối lập nhau: tồn tại và không tồn tại, bản nguyên và biến thiên, v.v...Và đúng như thầy Kọ nói, em diễn đạt lại, tất cả chỉ là trạng thái tạm thời, sự vật và sự việc luôn luôn biến thiên, chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, đúng hay sai cũng là do đứng ở góc độ nào mà đánh giá.
    Còn về vụ Sắc - Không: không biết bạn hiểu Sắc - Không thế nào? Nhưng tớ cũng hơi ngỡ ngàng khi bạn cho rằng nó ngược nghĩa với câu đối trên. Cái này thầy Kọ có thể thể theo yêu cầu của bạn ấy mà giải thích rõ. Hoặc nếu không, xin bạn cũng nói rõ. Biết đâu, hiểu biết của tớ về nó lệch lạc, cần phải chỉnh đốn???
    P/s: @ thầy Đồ: cụ này thâm thật.
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Câu này vốn là của cụ Tào Tuyết Cần, người viết Hồng Lâu Mộng,
    Đôi vế đối vốn là:
    Giả tác chân thời chân diệc giả
    Vô vi hữu xứ hữu hòan vô
    Nguyên văn:
    (Bản dịch của Vũ Bội Hoàng:
    Giả bảo là chân, chân cũng giả;
    Không làm ra có, có rồi không.)
    Câu đối này trong Hồi 1, khi Chân Sĩ Ẩn mơ đến Thái Hư Ảo Cảnh như sau: "...cùng đạo sĩ đến một tòa nhà bia lớn, trước mặt có đề bốn chữ: "Thái Hư Ảo Cảnh", hai bên lại có đôi câu đối: Giả bảo là chân, chân cũng giả; Không làm ra có, có rồi không....
    Được luc_thao sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 07/04/2009
  8. lililil

    lililil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2008
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    "Sắc thị không, không thị sắc".
    (Nghĩa là: sắc là không, không là sắc)
    ------------------------------------------coi như lời Phật dạy
    Không khí ở trước mắt ta, ta có nhìn thấy không? Không. Nhưng khách quan thì không khí luôn ở trước mắt ta, chung quanh ta, luôn tồn tại. Đó là "không thị sắc".
    Một người đàn ông thành đạt bên ngoài xã hội, luôn bận rộn vì công việc, chính vì điều đó ông ta lơ là với gia đình mình dẫn đến vợ ngoại tình, con hư hỏng. Đó là "không thị sắc"
    Phật ngồi dưới gốc bồ đề, ngày này qua ngày khác không làm gì cả, nhưng thời gian đó, ông chiêm nghiệm cuộc sống trước mắt và ngộ ra nhiều đạo lý. Đó là "sắc thị không"
    Một người mẹ luôn la mắng con, hay đánh đòn nó, nhìn vào, người ta có thể bảo rằng bà ta không thương con, nhưng vì thương con, sợ nó hư hỏng bà mới có hành vi như thế. Đó là "sắc thị không".
    "Sắc thị không, không thị sắc" là một đạo lý về nhận thức, nói rằng: nhiều cái có mà nhìn như không có, không có mà nhìn như có, ghét mà trông như thương, thương lại ngỡ là ghét, được mà hóa ra mất, mất lại thành ra được. Do đó, ta không thể chỉ nhìn mà biết được.
    ---------------------------------------------------------
    "Giả tác chân thời chân diệc giả
    Vô vi hữu xứ hữu hoàn vô"
    (Nghĩa là:
    Giả mà nói là thật thì cái thật đó bản chất vẫn là giả
    Không mà làm ra có thì cái có đó cũng sẽ trở về không)
    -----------------------------------------Tào Tuyết Cần
    Đây lại là một đạo lý về nhân quả, nói rằng không có gì có thể giấu được mãi, không có gì tồn tại mãi. Nếu ta có thể trong một phút từ tay trắng trở thành tỉ phú thì hoàn toàn có thể trong một phút từ tỉ phú hóa ra tay trắng. Nó dạy rằng khi ta tạo ra, tức đã chấp nhận nhân thì khi nhận quả không nên oán trách.
    Tại sao nói là ngược nhau? Một cái từ bản chất bộc lộ ra, một cái do ngoại cảnh tác động mà thành thì há lại không ngược.
    ==============================================
    Ở Tàu, vô - hữu, giả - chân, sắc - không được xem như có tính triết, nhiều tầng ý nghĩa. Không - có, giả - thật ở ta chả lẽ lại kém hơn. Nếu chỉ nhìn và hiểu không - có, giả - thật là không - có, giả - thật thì đúng là kém thật.
  9. gachip4mat

    gachip4mat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Hehe, bạn đọc lại đi, bạn sẽ thấy mâu thuẫn đó. Bạn có thấy không, những cách hiểu về Sắc - Không, Giả - Chân, Hữu - Vô của bạn đều chỉ là những ví dụ. Sắc - Không không phải chỉ là đạo lý về nhận thức, đó chỉ là một khía cạnh nho nhỏ. Còn cái Giả - Thật, Không - Có của bạn ấy, bạn nó là quy luật nhân quả, cũng chưa hoàn toàn đúng đâu. Tớ không muốn mạn đàm thêm về cái này, vì sẽ biến quán đối thành diễn đàn tranh luận học thuật mất. Bạn khẳng định Giả - Thật, Không - Có là "không có gì tồn tại mãi" thì thực ra cũng là công nhận vạn vật luôn biến đổi. Vạn vật luôn biến đổi, mình nhìn nhận nó ở góc độ nào thì nó là như thế. Chỉ có thế mà thôi. Tớ không bảo là Sắc - Không, Giả - Chân, Vô- Hữu là giống nhau hoàn toàn, mà tớ chỉ bảo cí Giả - Chân, Vô - Hữu ảnh hưởng của Sắc - Không thôi. Xét về khái quát đại thể thì nó có điểm chung, xét về tiểu tiết thì chẳng cái nào giống cái nào. Nhưng cũng không vì thế mà khẳng định nó ngược nghĩa nhau. Vì như bạn biết đấy, bản thân Sắc chưa chắc đã là ngược nghĩa với Không, nó chỉ là hai trạng thái tồn tại trong nhận thức của chúng ta. Rõ ràng cả ba cái phạm trù đang bàn tới, đều quy về một điểm: cái nhận thức về bản thể chỉ mang tính tương đối, cái tồn tại và không tồn tại cũng chỉ là mang tính tương đối.
    Còn về cái chuyện Chân - Giả, Vô - Hữu của Tàu, và cái Thật - Giả, Không - Có của ta (theo như bạn nói) thì cho tớ hỏi: Chân - Giả, Vô - Hữu ở đây có trước hay Thật - Giả, Không - Có có trước? Rõ ràng là khi người ta muốn chuyển dịch từ cái chuyện Chân - Giả, Vô - Hữu sang tiếng Việt người ta phải tìm một ngôn từ tương đương. Tuy nhiên, có nhiều thứ trừu tượng, nhiều tầng nghĩa, đâu chỉ dịch toạc một cái là toát hết nghĩa được. Thế nên các cụ ta mới phải lạm dụng cái âm Hán Việt học được của bọn Tàu đến hơn nghìn năm nay, đến nay vẫn dùng trong tiếng Việt của mình đến cả 70%..
    Bạn thử tra từ điển xem Chân nghĩa là gì nào? Nó có phải đơn thuần chỉ là Thật không? Bạn đã khẳng định ở Trung Quốc nó nhiều tầng nghĩa, đúng không nào? Tớ chỉ ví dụ một xíu: Ví dụ bạn hiểu Chân là bản nguyên, thì bạn dịch sang tiếng Việt là Bản nguyên, bạn hiểu Chân là Thật thì bạn Thật, bạn hiểu Chân là ngay thẳng thì bạn dịch là Ngay thẳng, bạn hiểu Chân là chính thức thì lại dịch Chân là Chính thức v.v... Không hiểu bạn đã bao giờ dịch tiếng Trung chưa nhỉ? Tại sao khi người ta dịch một câu tiếng Trung lại phải dùng nhiều câu tiếng Việt? Chúng ta không thể bảo là Có - Không, Thật - Giả kém Hữu - Vô, Chân - Giả, vì thực chất nó không tương đương nhau. Hơn nữa, khi dịch một chữ có hàm nghĩa triết học thì không thể tùy tiện được, đó là chưa kể chữ Hán có nhiều chữ rất nhiều hàm nghĩa. Thế nên các cụ mới bảo bọn Tàu thâm, hehe.
    Mình nghĩ là nên khép lại chủ đề này ở đây, vì chúng ta đang bàn đến thuyết tương đối mà.
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cũ kể lại
    Một hôm Cụ "Tam Niên Nghiên Đổ" đến thăm một thím đồ dạy học ở tỉnh bên cạnh; thým đồ này thường tỏ ra là có khí tiết, biết làm thơ văn, lại thích thơ cụ. Lúc đó, thým đồ vừa pha chè vừa giới thiệu với cụ Nghiên Đổ chiếc nhà sàn thým mới dựng xong, than phiền một cách khiêm tốn rằng nhà tạm đủ ở, nhưng phải cái xây theo hướng Bắc, rồi đây lúc nóng sẽ nóng ghê, mà lúc rét sẽ rét cóng. Cuối cùng, thým đồ nói:
    - Không dám giấu gì Cụ nhớn. Nhè cháu vừa nghĩ xong một vế đối để dán nhè học mới, nhưng cũng chỉ nghĩ được có một vé, vé sau thì nghĩ mãi vẫn chưa re, nếu Cụ nhớn nghĩ nốt hộ nhà cháu để ghi làm kỷ niệm lâu dèi thì vinh dự quá.
    Rồi thým đọc:
    ?oNgười nước Nem, hỏi tiếng Têy chẳng biết Têy, hỏi tiếng Tèu chẳng biết Tèu; chỉ một nhẽ: mình luyên thuyên chi xạo nhi xẹo?
    Cụ Nghiên Đổ ung dung nhắp chén trà, xong pó tay cười mà nói:
    - Đúng là khó thật:D
    :0

Chia sẻ trang này