1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MLC - Thác Bản Giốc 4/4-6/4 (10/3 AL) - Tìm bạn đồng hành. Trang 81

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi jarreau, 14/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dien_bk

    dien_bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2005
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
  2. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12
    Đã có kinh nghiệm đi bão lũ, chỉ đưa ý kiến nhỏ cho các bác tham khảo. Sao ko nghỉ lại tại Phố Ràng rồi giãn lịch của mấy ngày sau ra cho phù hợp hơn nhỉ? Chạy HN-LC là khá vất vì đường đang làm mà có những đoạn vẫn còn dấu tích của lũ nữa. Cho nên, mọi ng cân nhắc
  3. sfs

    sfs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    up phát
    Được sfs sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 19/12/2008
  4. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Bọn em đang cân nhắc phương án này:
    Sáng thứ 5: Từ Hà Nội theo đường 32 đi Sơn Tây, Nghĩa Lộ Tú Lệ - Mù Cang Chải. Tổng cung 300Km. Nghỉ đêm thứ 5 tại Mù Cang Chải.
    Thứ 6: Mù Cang Chải - Than Uyên - Sa Pa - Lào Cai - Mường Khương. Nghỉ đêm Mường Khương
    Thứ 7: Từ Mường Khương chạy về Cán Cấu dự phiên chợ rồi chạy về Bắc Hà. Nghỉ đêm thứ 7 ở Bắc Hà
    Chủ Nhật: Chợ phiên Bắc Hà. Chiều chạy về LC, nghỉ ngơi chơi bời đến đêm nhảy tàu về HN.
    Đi cung này thì đường đẹp nhưng có sợ hơi dài không. Ngày 1, ngày 2 đều cỡ 300Km.
  5. skyoverstone

    skyoverstone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Đi như cung của totochan thì nên đi ngược lại, như vậy đỡ bị ảnh hưởng bởi điều kiện khách quan hơn (tàu xe).
    Thời gian này đi Mù Cang Chải thì ko được ngắm lúa đâu.
    Nếu các bạn quá vì chợ phiên Cán cấu hay Bắc Hà mà sắp xếp lịch thì e ... hơi tiếc đấy
  6. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    MCC đẹp không chỉ vì mỗi lúa mà anh
    Nếu chúng ta đi đường này có thể thấy được không khí đón Tết của người Mông đấy:
    Lên Mù Cang Chải đón Tết cùng người Mông
    [​IMG]
    Cái lạnh ở những vùng núi cao - nơi người Mông sinh sống dường như có quanh năm nên Xuân về sớm hơn. Mùa Xuân như một ân nghĩa của trời đất ban cho con người và vạn vật. Với người Mông, mùa Xuân còn là mùa chim làm tổ, trai gái tìm nhau, trẻ già dòng tộc quên đi hận thù để cùng sum vầy nhìn tới tương lai, hướng tới cái thiện. Họ ăn Tết rất đặc biệt, bắt đầu từ 30.12 dương lịch, kéo dài mươi, mười lăm ngày và có khi đến cả tháng.
    Trên đỉnh Khau Phạ mù sương
    Sáng cuối năm, sương giăng giăng trắng xoá cả mặt đường. Tôi có mặt trong Đoàn công tác của tỉnh Yên Bái lên huyện Mù Cang Chải chúc Tết đồng bào người Mông. Trái với suy nghĩ của tôi rằng sẽ phải đối mặt với chặng đường vô cùng gập ghềnh, gian nan vất vả, gần 200km đường lên Mù Cang Chải đã được trải nhựa, nối từ thành phố Yên Bái đến tận trung tâm huyện. Thật khó có thể hình dung nổi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và huyền diệu của miền sơn cước nếu bạn chưa một lần đặt chân đến nơi đây. Qua thị trấn Tú Lệ (thuộc huyện Văn Chấn) - nơi có đặc sản gạo nếp nức tiếng, càng thấy không gian mênh mông của núi non điệp trùng. Người ưa cảm giác mạnh sẽ thật thích thú khi xe ô tô như quay tròn trên vô số khúc cua. Đến đoạn có cột mốc ghi "Mù Cang Chải 70km", cả đoàn dừng chân trên một đỉnh dốc cao chót vót. Đó là đèo Khau Phạ. Đứng trên đỉnh đèo, mây là là sát đầu khiến tôi như thấy bầu trời thấp đến mức chỉ một cái với tay. Mọi người trong đoàn thoắt ẩn thoắt hiện trong làn mây. Những dải núi nhấp nhô phía dưới trở nên bé nhỏ, lúp xúp như những cái lều tranh và lẫn khuất trong sương mù. Tôi có cảm giác tất cả túi gió của trời đang dồn hết về nơi này. Mà lạ thật, dù gió thổi rất mạnh nhưng không ai cảm nhận thấy cái lạnh tái tê.
    Khoảng 10h, sương mù dần tan, nhỏ giọt trên những tán lá. Lúc này Khau Phạ bỗng chuyển sang một không gian mới. Thay cho từng đám sương mù dày đặc ban nãy là những lớp mây xốp bồng bềnh trôi trên nền trời xanh êm ả. Nắng hồn nhiên xuyên qua những áng mây và toả hồng rực rỡ. Đàn ong mật làm tổ đâu đó trên vách đá bay ra vần vũ, xoay tròn như cơn lốc rồi toả đi tìm hoa còn long lanh sương sớm. Đàn chim cu cũng hối hả bay lên. Chúng khoan khoái gù trong nắng sớm rồi ngẩn ngơ nghe tiếng vọng của chính mình. Trên đỉnh đèo Khau Phạ, tôi cảm nhận thật rõ không gian êm như mộng trong từng bước nhẹ nhàng của mùa Xuân. Đoán được sự tò mò của tôi, bà Hoàng Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái bảo: Khau Phạ là sừng trời, đỉnh cao nhất vùng núi Mù Cang Chải. Nơi đây quanh năm mây phủ, gió lạnh như mùa đông đồng bằng. Người Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng, có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ kéo nhau tới Khau Phạ khấn Giàng.
    Nơi đồ vật cũng được ăn Tết
    Vừa đến xã Púng Luông, cách thị trấn Mù Cang Chải gần 40 km, chúng tôi đã nghe xa gần thậm thình tiếng chày giã gạo, giã bánh dày vọng xuống từ các triền núi cao. Ven bờ suối, náo nức từng tốp phụ nữ Mông áo váy sặc sỡ rửa lá dong, vo gạo nếp chuẩn bị nồi bánh chưng đón Tết. Buổi chiều Mù Cang Chải bừng lên những chớp sáng rồi dần dần ngả màu tím sẫm. Và sương chiều, khói chiều lan toả. Tất cả như cùng lúc hoà nhập vào mùi thơm của rơm rạ, mùi thơm của bánh dày, bánh chưng, cơm nếp và loại rượu đặc biệt được cất từ men lá. Một cảm giác thật gần gũi với ngày Tết ở đồng bằng, lại cũng có cái gì đấy như không phải thế, khiến tôi chộn rộn. Bà con người Mông chờ sẵn chào đón chúng tôi trong tiếng hú, tiếng cười, tiếng hò reo...
    Người Mông chuẩn bị rất chu đáo để đón Tết, bởi theo họ, cả năm làm việc vất vả rồi, tháng Tết là dịp để nghỉ ngơi và thăm hỏi nhau. Từ con lợn Tết, con gà Tết, bộ váy áo, chiếc khăn quàng cổ đến những bó củi, đồ mèn mén... đều được chuẩn bị từ vài tháng trước. Người Mông rất quan trọng ngày giờ ăn Tết (tức là cúng tổ tiên). Gia đình nào đã chuẩn bị đầy đủ, chọn được ngày lành thì thông báo với bản làng ăn Tết trước. Nhà nào lùi lại hàng tuần để chọn giờ tốt cũng không ai lời ra tiếng vào. Sáng 30 (hoặc 31) tháng 12 dương lịch, các dòng họ lớn như Giàng, Thào, Sùng, Hầu, Ly, Vàng, Lùng, Tấn, Tráng, Hán... tụ tập anh em trong nhà để thông báo ăn Tết. Họ đặt một chảo nước to ngoài trời, xúm lại chọc tiết con lợn to nhất, sau đó lấy mỗi thứ một ít bầy lên bàn thờ cúng tổ tiên. Cũng trong ngày cuối cùng của năm cũ này, mỗi gia đình mổ bốn con gà, hai trống, hai mái. Hai con cúng tổ tiên, hai con cúng hồn gia đình và con vật, cầu mong mọi điều tốt lành. Đúng 0h, cả nhà dậy đi múc nước mới về sử dụng. Họ lấy hai cốc nước, một mới và một cũ đem cân lên. Họ quan niệm cốc nước của năm nào nặng hơn thì năm ấy được mùa hơn. 3 ngày đầu năm, người Mông cúng gà, ăn toàn thịt gà, tiết canh gà. Những con gà trống thiến béo nức, luộc trong chảo lớn, lúc vớt ra vàng óng như bôi mật ong. Xôi nếp nương thơm lựng, rượu đựng trong ống bương uống bằng bát. Những ngày sau cúng đầu lợn, ăn toàn thịt lợn. Mỗi gia đình có thể mổ 1-2 con lợn tạ. Mỡ rán đựng trong chum hoặc ống bương vừa ăn, vừa làm nhiên liệu thắp sáng. Thịt lợn cắt khổ ướp muối, xâu lạt treo từng dãy trên xà bếp ăn dần hết mùa làm nương vẫn không hề thiu thối.
    Những phong tục ăn Tết của người Mông có lẽ không giống với bất cứ nơi nào và nếu không cất công tìm hiểu, chúng ta không thể đánh giá được những nét văn hoá đặc sắc cũng như sự nhân văn của nó. Tối tất niên, các gia đình đều nấu rất nhiều cơm, cháo để sáng Mồng 1 cho trâu, bò, lợn, gà ăn. Người Mông cho rằng, súc vật quanh năm vất vả thì cũng phải được ăn Tết như người. Họ lấy hai cái bánh dày thật to cắm lên sừng trâu, bò để động viên nó là con vật vất vả nhất. Chưa hết, người Mông còn tôn vinh cả những vật dụng lao động khi họ rửa sạch cày, bừa, cuốc, xẻng, đồ gánh gồng... rồi đeo nơ đỏ cho từng thứ, dựng trước cửa để mỗi khi ra vào mọi người phải chào các vật dụng đó. Với người Mông, các vật dụng lao động chính là những vị thần đã giúp họ làm ra của cải, nuôi sống họ từ đời này qua đời khác. Thông thường, từ Mồng 1 đến Mồng 3, nhiều gia đình cắm lá trước cửa, không cho người khác vào nhà để mọi người và con vật, đồ vật ăn Tết yên tĩnh. Ma của gia đình về ăn Tết cũng không bị quấy rầy. Những ngày này, bếp của gia đình người Mông không được tắt lửa, nếu chẳng may bị tắt thì không được thổi, vì thổi là có gió bão mất mùa. ăn cơm, mọi người không được chan canh, không ăn rau, ăn khoai hoặc bí đỏ vì sợ năm mới việc cày cấy mưa gió không thuận hoà, dẫn đến đói kém.
    Sau ngày cúng ma, khắp các nẻo đường trên triền núi cao còn ướt đẫm sương mai bắt đầu rục rịch những bước chân trảy hội Xuân. Con người hoà cùng cảnh vật thiên nhiên, bởi những dải khăn, áo váy đủ màu. Ngoài tham gia những trò chơi ném Pao, đánh quay, đẩy gậy, múa gậy, kéo co, hát đối... bà con người Mông bản trên bản dưới đến thăm nhau, chúc nhau những lời mộc mạc từ đáy lòng: "Chúc nhà mày năm mới có nhiều điều vui; lúa, ngô, đậu, bầu, bí đầy nhà; trâu, bò, dê, lợn chật chuồng". "Chúc nhà mày năm mới may mắn từ trẻ tới già, thiếu con trai - có con trai, thiếu con gái - có con gái...". Chủ và khách tìm những lời tốt đẹp nhất chúc tụng nhau, chuyện vui râm ran về dự định trong mùa tới, sau đó mời nhau vào mâm cỗ Tết. Từng bát rượu trong vắt cất từ men lá hay rượu mật ong vàng sóng sánh được chuyền tay nhau đến khi say mềm. Trai gái tuổi cập kê thì đến hội vui tìm bạn. Những tiếng khèn lá, đàn môi gọi ********, những câu hát đối vang lên để rồi sau đó từng đôi, từng đôi dập dìu tìm nơi tình tự...
    .....
    Chúng tôi rời Mù Cang Chải khi những tiếng khèn lá, sáo ống, đàn môi vẫn liên tục cất lên, tạo thành những âm thanh bay bổng, tưởng chừng như nối liền cả đất trời, khiến mùa Xuân thêm rạo rực. Những cành lê, cành đào ngày thường vốn ủ ê gầy guộc, nay cựa mình bung nở những bông hoa gọi mùa Xuân, gọi đàn chim lửa từ hang núi bay về, thêu dệt cho bầu trời bản Mông thêm đẹp. Chạm dốc Khau Phạ, tôi vẫn nghe văng vẳng trong gió: "Cá ở dưới nước. Chim bay ở trên trời. Chúng ta sống ở vùng cao. Người Mông ta có bạn..."
  7. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Mọi người cân nhắc đoạn Hà Nội - Lào Cai nhé:
    Phương án 1: Đi đường Mù Cang Chải:
    Tổng cung: 500Km
    (Hà Nội - Mù Cang Chải: 300Km, Mù Cang Chải - Sa Pa: 160Km, Sa Pa - Lào Cai: 40Km). Đường đi sạch đẹp, cảnh đẹp.
    Phương án 2: Đi đường Hà Nội ?" Sơn Tây - Cổ Tiết (Theo đường 32) ?" Sông Thao ?" Yên Bái (Theo đường 32C)?" Cổ Phúc ?" Mậu A ?" Trái Hút - Đồng Tâm ?" ngã ba Tôn Phố (Theo đường 151) ?" Phố Ràng (Theo đường 279) - Phố Lu - Lào Cai
    Tổng cung: 350Km.
    Đường xấu, bụi, sạt lở. cảnh sắc chán, chả có gì để ngắm.
    Nếu nghiêng theo P/a 1 thì mua đường thêm cỡ 150Km nhưng bù lại đi còn được relax tí, đỡ phải hít bụi. Tớ là tớ ghét đi đường xấu lắm.
  8. chuoichuoiwa

    chuoichuoiwa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    1.230
    Đã được thích:
    0
    ốt ơi, sao ko chạy đường Hoàng Su Phì-Xín Mần sang nhỉ, đi sang Bắc Hà rồi đi cũng đc mà...Như thế có vẻ hay hơn, Tốt nghiên cứu lại thử xem nhé. Tớ có quyển bản đồ địa chính, chuẩn hơn quyển tập bản đồ giao thông vận tải đấy, có cần thì tớ đưa cho mà dùng nghiên cứu..
  9. Ngumover1

    Ngumover1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Khớ khớ. Anh cũng đã từng rê mọi ng đi cung này nhưng ứ ai chịu. Bi h chú nói thế. :D. Chạy cung kia vừa ngon, vừa đẹp mà lại có nhiều điều để enjoy hơn. :D. Ít ra thì GHẸ trên đấy khá rẻ. :D
  10. chuoichuoiwa

    chuoichuoiwa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    1.230
    Đã được thích:
    0
    Cái đoạn HN-Lc ý, chán cực kỳ, tớ đi từ 2003, cách đây ít lâu đi lại vẫn thế, chả có qué gì, đường đang làm, có mỗi đoạn Đoan Hùng còn có tí tí ngắm, thỉnh thoảng có vài cây cọ giữa ruộng . Chán lắm, đừng đi, tốn công sức mà dễ chán, ngày đầu kiếm đường nào đi cho đẹp đẹp để lấy hứng thú Tốt ah

Chia sẻ trang này