1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn (mục lục tra cứu: trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ATC, 02/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Ngỡ ngàng, nước đục bụi trong
    Nam Dao
    Sau trăm năm, gạn đục và khơi trong không phải là chuyện của người đã nằm xuống. ở chốn về vĩnh cửu chỉ còn im lặng. Trong và đục là chuyện nơi chốn trọ của những kẻ còn đang ở trọ. Là chuyện để nói với những lữ khách còn xuôi ngược bước trần gian. Và trong trường hợp Trịnh Công Sơn, xin nói ngay, trong là bụị Đục là nước.
    Nước đục!
    Ghê rợn và kinh hoàng, đục ngầu một màu máu đỏ. Đau xót hơn, máu của anh, của em, của chị, của mẹ. Có người chết hai lần, thịt da nát tan. Trong từng vùng thịt xương có mẹ có em, anh đã hát, tiếng hát đến thẳng từ trái tim. Giữa tiếng đại bác đêm đêm dội về thành phố và bên cạnh người phu quét đường dừng chổi đứng nghe, anh đã nhắc đến gia tài của mẹ. Còn gì? Một bọn lai căng! Một lũ bội tình. Tôi có hỏi Sơn, Sơn không sợ à? Phản chiến giữa khi người ta hò hét đâm chém nhau là cách hành xử của một tên tử tội, nhát dao thường bổ xuống từ hai phíạ Sơn cườị..lúc đó mình sẵn sàng. Chết, như tự tử. Nhưng rồi sống... và bây giờ chỉ muốn quên thời gian đó đị Quên là quên cả những bài hát? Không! Tôi thì không quên. Lời những bài trong Ca khúc da vàng là tiếng nói của lương tâm. Trước cái chết của một người, kẻ còn sống động lòng thương thân. Trước cái chết của một xã hội, thì thương mọi người để cất giọng tìm cách hồi sinh, bất kể thân thế của mình. Giữa hai lằn đạn thuở đó, Sơn là một hạt bụị Một hạt bụi trong ngần.
    Nước vẫn đục. Sau 75, Sơn tiếp tục ...đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng và kể tâm sự những cây cành, giờ giới nghiêm. Sơn nhớ. Và với những kẻ lưu vong, Sơn hỏi Em còn nhớ hay em đã quên? rồi dặn dò Em ra đi, nơi này vẫn thế. Vẫn có em, trong tim của mẹ... Nơi này vẫn thế. Thế là thế nàỏ Vẫn thế, là không đổị Không đổi được! ơ, chẳng nhẽ Cách Mạng rồi mà thế ử Và Sơn lại có vấn đề. Hỡi những ai đã ồn ào gọi Sơn bằng thằng khi anh đã nằm xuống, xin hãy nghĩ lạị
    Nước vẫn cứ đục. Sơn hát, Sống có trăm năm, vui vui buồn buồn, người người ngợm ngợm. Chữ ngợm này có lẽ là chữ ngợm đầu tiên trong ca khúc Việt Nam. Và nước đục, vì ngợm? Để sống chết trăm năm như thân cỏ hèn mọc đầy núi sông. Núi sông ở bản đầu, khi Sơn hát cho tôi nghe, lâu rồị Sau này, núi sông thành núi non. Dĩ nhiên thế là nhẹ đi, nhẹ đi nhiều lắm... Nhưng xin nói, Sơn không làm chính trị. Anh hát điều anh cảm nhận. ở chỗ này, nhà chính trị thập thò nhìn người nghệ sĩ, nửa hoài nghi sợ sệt, nửa lại cơ hội đòi nắm bắt cái cảm nhận kia để dùng nó mà giữ ổn định. ở đây, ổn định đồng nghĩa với quyền lực của mình (và phe phái ).
    Người người ngợm ngợm!
    Cuối năm 98, tôi ở với Sơn một tốị Sau khi cả hai chúng tôi từ chối dự một bữa cơm thân mật với lãnh đạo, có tiếng điện thoạị Sơn bắt máỵ Tôi chỉ có thể kể những gì tai nghẹ Có một đoạn, Sơn nói Thôi, mấy cái mẫu đất ấy dân người ta còn ở... Im lặng ( không phải đầu dây bên kia im lặng ). Không anh, cám ơn anh... Tôi không lấy đâụ Tôi chẳng biết lấy đất làm gì cả. Im lặng ( không phải đầu dây bên kia im lặng ). Thôi.. ai lấy cứ lấy, anh cho ai thì cho...
    Người không tham, nhưng ngợm? Người thì... đôi khi cho tôi tiếng nói vui tươị Còn ngợm... cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùị.. Anh ngậm ngùi kể, lần đầu ra Hà Nội, anh có một buổi thật vui với Bùi Xuân Pháị Hai người vẽ nhau trong một cuốn sổ tay thì phảị Vẽ suốt đêm, và Phái tặng hết cho Sơn. Bạn anh mượn. Aỉ Anh không kể tên. Rồi có tiếng phao lên là anh định hiếp con gái bạn. Sơn bảo, xì-căng-đan thế là nhằm xí xóa sạch. Tập tranh Sơn-Phái hóa thành bụi, đòi không được! Khi tôi nóị.. chắc là hiểu nhầm thì Sơn thở dàị.. xin moa, moa chọ Đặt điều thì... Thuở đó, tranh Phái đang lên giá. Một bức nhỏ bằng ba bàn tay cũng năm, bảy nghìn USD. Tôi lại ba phảị..tranh Phái giữ được không bán cho ba Tầu ở Singapore thì trong tay ai cũng thế! Lần này, Sơn cười, cười rất buồn. Nhưng Sơn im lặng. Những bức tranh đó nay đâủ Trời biết!
    Nói chuyện ngườị Chênh chếch Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn cách đây trên hai mươi năm có một cô gái bán nước dừạ Tôi có cái duyên ghé uống, vội đến háo hức lôi Sơn đị Cô ta độ đôi mươi, áo bà ba đen, quần cũng đen, chít một cái khăn rằn. Dưới ánh nắng Sài Gòn, da cô rám hồng, cặp mắt thăm thẳm màu nước, và trời ơi, trên mép cô những hạt li ti mồ hôi óng ánh kim cương. Hai thằng điên đội trời nắng rát trầm trồ thì thào, trời ơi, đẹp quá, như phép lạ. Rồi cứ dăm ba ngày, lại đúng giữa trưa, đến uống để ghé thăm những giọt mồ hôi bên trên cái khóe mép đã nhếch lên cười khi thấy khách không còn lạ mặt. Tôi bảo, để tôi làm quen nhé. Sơn can, chớ, thế là quen rồi, từ xa thì giữ được cái đẹp. Từ xa là cái khoảng cách giữa những người đàn bà và Sơn. Oái oăm thay, anh lại là tác giả một số lượng những tình khúc đẹp nhất trong âm nhạc của chúng tạ Trong các tác phẩm đó, nhiều là chỉ có môi hôn ngọt, bờ vai nhỏ, ngón tay gầỵ.. lãng đãng. Những người tự nhận là người yêu (của) anh vênh vang giữ vẹn tiết trinh. Ai lòng nào rêu rao buộc anh vào những thô bạo khó hiểủ Thôi, thây kệ!
    Chuyện người đối với anh, trước hết là gia đình. Anh yêu mẹ, như một đứa trẻ. Có lần ở xa, anh thốt lên ...moa nhớ mạ moa quá. Rồi anh cười khoe ...mỗi khi làm xong một ca khúc, moa hát cho mạ moa nghẹ Cái mạ bảo được, thường là ai cũng thích. Nếu không, moa sửạ.. lắm khi bỏ luôn. Sau là các em anh, đặc biệt với Vĩnh Trinh, anh cứ tội cô em nhỏ này sinh ra là mồ côi chạ Cái tình anh san sẻ cho gia đình không nhỏ.. Em dâu em rể anh quí anh như ruột thịt. Các cháu anh coi anh còn hơn chạ Phải chăng bống bồng, bống bồng ơi! là tiếng lòng anh đến con trẻ? Hồn nhiên, anh hát, vì thực sự anh vẫn giữ được trong sâu lắng con người anh tâm hồn một trẻ thơ.
    Chuyện người với anh, sau gia đình là bè bạn. Với bạn, Sơn chân tình và rộng lượng. Moa chơi với ai, là chỉ moa với người đó. Dẫu có kẻ nói này nói nọ, moa cũng mặc... Nhà Sơn lúc nào cũng rầm rập khách. Khách đến uống rượu của anh, lê la vài câu văn nghệ vui vẻ tìm chút tự tin. Khách đến, khoe cái này, chê cái nọ. Từ bốn phương. Từ Tây, từ Mỹ, từ Úc, Canadạ Rất ồn và hỗn tạp. Nhưng bạn khác khách. Cô bé người nhà tên Síu ê a Cậu Sơn ơị.. có cậụ..đến chứ không phải, như khi gặp người lạ mặt, nói máy móc ...Dạ thưa, cậu Sơn con đi vắng! Nghe riết, một số chúng tôi thành cậu tuốt. Có cậu Đinh Cường. Sơn có lẽ yêu nhất cậụ Có một lần Sơn chép miệng ...Nó tròn quá, đầy quá. Chứ nó góc cạnh một chút thôi thì nó là grand maitre đấy! Ê, Sơn! Toa có thấy mấy bức họa vài năm sau này của Cường chưả Góc cạnh đấy chứ! Có cậu Lữ Quỳnh. Cậu hiền lành nhỏ nhẹ hết lòng tận tụy với bạn. Có cậu Trịnh Cung. Cậu này là cái cậu kêu ...ừ thôi em về để cậu Sơn phổ nhạc (có lẽ là lần duy nhất?). Cậu ăn lẻ được thì cậu lỉnh đi ăn một mình nhưng xong lại hồn nhiên kể lạị Thỉnh thoảng vào chơi, có Bửu Ý, người Sơn rất quí mến tin cậỵ Vài năm cuối, có cậu Quế. Sơn nói với tôi Toa bảo xừ lũy cho moa nghỉ, moa mệt lắm. Tôi biết là Quế yêu Sơn, lại rất dai sức, lúc nào cũng cặp kè chuyện thơ văn. Nhưng đôi khi yêu nhau lại chẳng bằng mười phụ nhau..
    Và lần cuối gặp, tôi hiểu là Sơn đã rất mệt, mệt nhoàị Thường Sơn ngồi trong ghế bành, mím miệng, mắt nhìn xuống đăm chiêu, có cái nét nghiêm nghị của một người kiệt sức. Anh ngồi, ai muốn nói gì thì nóị Anh có mặt, nhưng anh ở đâủ Những người khách quanh anh cứ thế, ô nhiễm ồn àọ Bạn anh, sợ khách, lảng và tìm những phút anh chỉ có một mình. Hiếm hoi làm sao những phút ấỵ Hệ quả tất nhiên, anh cô đơn.
    Bấy giờ, muốn gặp Sơn như bạn thì không thể gặp ở nhà Sơn. Tôi hẹn anh ở nhà Trần Long ẩn. Hôm đó, anh đi taxi lại, đầu chụp nón, dáng một chàng đạo sĩ lênh khênh xuống núị Anh cườị Chỉ có ba chúng tôi, anh lại hồn nhiên như ngày nàọ Sơn vui ra mặt, ăn được đến nửa bát phở ở cái quán nổi tiếng trong ngõ cạnh nhà ẩn. Bức tranh trên vách anh vẽ vợ ẩn đẹp lạ lùng, là một bức vẽ dang dở. Anh nóị Dở dang thế mà lại đẹp. Nắn nót, đâm hỏng... Một hai tiếng sau, Sơn nhìn giờ. Anh bắt đầu cau có Moa phải về, có tay X, Việt kiều luật sư ở bên Mỹ nó hẹn. Nó lo chuyện copyright cho moa.. Tôi can ...thôi, lâu mới có một buổi sáng nhẹ thế nàỵ Toa gọi điện thoại hẹn lạị.. Sơn ngần ngừ. Rốt cuộc, anh vẫn về. Mặt anh lại nghiêm, mắt đăm chiêụ Chúng tôi đưa anh ra con lộ chính. Người đạo sĩ vẫy taxi lên lại núị Cái núi cao kia thành nơi ồn ào danh lam thắng cảnh. Thành một địa điểm du lịch cấp caọ Ôi hệ lụy! Danh vọng dẫn nhau đến chỗ ấy saỏ Mệt ghê, mệt chết người.
    Ngoài bạn bè, còn tình yêu trai - gáị Tôi đã thấy nhiều người đàn bà yêu Sơn. Một người đã định làm vợ Sơn than ....anh ấy yêu chai rượu hơn em! Có kẻ đến từ ngoài khơi, ở đâu đất Phù Tang xa lắc, đeo đuổi đến cảm động. Sơn nhận. Và cái anh cho lại, hình như là cái gì khác với tình yêụ Như anh - em. Đôi khi như bè - bạn. Với Khánh Lỵ Với Hồng Nhung. Có lẽ chỉ trừ một lần. Anh đã sắm xe hơi và định lấy vợ thật. Lần này, a ha, vui được rồi đâỵ Nhưng không. Mối tình đó vuột đị Chuyện lại xảy ra hình như sau sự ra đi vĩnh viễn của mạ anh, và có điều gì gần như niềm tuyệt vọng... Gần như thôi, chứ chưa phải là...Anh viết :
    ...May thay trong cuộc đời này vừa có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có một khuôn mặt thật hơn tình yêụ Sự bội bạc trong tình bạn cũng có nhưng không nhiềụ Tôi thấy tình bạn quí hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không tái tạo được nữa.
    Ru tình à ơi!
    Viết về Sơn, không thể không nói nghệ thuật Sơn. Phần này, tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ nói, còn nóị Tôi có thêm thắt, cũng là thêm thắt thôị Với ca khúc, Sơn đi từ hình thức lãng mạn, sang siêu thực, mang mang chất Thiền để rồi cuối đời anh trở về với nỗi lòng anh một cách trực tiếp, giản đơn, không chút phù phiếm chữ nghĩạ Bàn với nhau về thơ, cách đây đâu mười năm, Sơn chủ trương không chơi chữ, viết ngắn (hai câu), chỉ một hình ảnh để dẫn đường cho một tư tưởng. Đó là những câu lục bát khi anh lang thang ở Paris, tôi giữ và đã trao lại Vĩnh Trinh. Đó là những câu lục bát khi anh lãng đãng ở Montréal. Anh không muốn phổ biến, anh cẩn thận, và anh không bao giờ nhận là nhà thợ Mặc dầu, có lẽ anh là một nhà thơ lớn.
    Nhà thơ lớn? Là thế nàỏ Tôi có nói với Sơn về một số hình tượng trong ca khúc của anh, dẫu cùng một cung bậc rung, vẫn là những hình tượng mới so với thơ Đường. Nhưng ngoài hình tượng, còn ngôn ngữ.
    Sơn là người đầu tiên nói với tôi rằng cách phân chia động từ, tĩnh từ, danh từ đều phần nào giả tạọ Anh cố ý đảo, chẳng hạn như viết em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh. Bình minh không còn là danh từ mà thành tĩnh từ.
    Anh thường sử dụng tính mơ hồ của ngôn ngữ, như ru ta ngậm ngùị Ta ngậm ngùi, hay ru ngậm ngùỉ Cả haị Và mơ hồ nhân lên nhiều lần lượng thông tin trong ca từ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều thí dụ như tôi vừa nêu rạ Anh giầu là vì vậỵ
    Sơn cũng là người có những cách ghép ngôn từ hết sức bất ngờ. Sóng lao xao bờ tôị.. chẳng hạn. Sóng mà lao xaỏ Bờ, không phải bờ biển, bờ sông, bờ vực mà bờ tôị Hoặc đêm gội mưa trong. Ghép chữ độc đáo tạo ra những kết hợp hình ảnh rất lạ. Như Chim... ngậm hạt sương baỵ Như vuốt mái tóc bạc mà thành chập chờn lau trắng trong taỵ Hoặc những câu hỏi siêu hình, hỏi ta xô biển lại, sóng về đâủ
    Đếm tên ca khúc, ta thấy có ru và tình. Ru ta ngậm ngùị Giọt lệ ru ngườị Ru em. Ru đời đã mất. Ru em từng ngón xuân hồng. Ru đời đi nhé. Ru tình. Tôi ru em ngủ. Tình thì bài nào cũng nhắc, nhưng tựa có Tình xót xa vừạ Tự tình khúc. Tình khúc ơ Baị Tình nhớ. Tình xa, Tình sầụ Tình yêu tìm thấỵ.. Nếu chịu khó đếm từ trong toàn bộ trên tám trăm ca khúc Trịnh Công Sơn, có lẽ ở bài nào cũng có chữ tình. Và về thân phận con người, rất nhiều hư vô, tuyệt vọng, tàn phai, mong manh... Tám trăm ca khúc? Bỗng nhiên tôi muốn làm một so sánh ( mặc dầu thấy mình lố bịch ). Với J Brel, G Brassen, với B. Dylan... Sơn của chúng ta có một độ dày so những kẻ nòi tình vừa kể trên. Đó, có lẽ vì Sơn trả giá để cho và chúng ta có cái may được nhận.
    Hình tượng, ngôn từ...đến từ tài hoạ Điều kiện cần, nhưng chưa đuủ để thành một nghệ sĩ lớn. Sơn lớn, theo tôi nghĩ, là vì Sơn dâng caủ trái tim để vẫy gọi chúng ta, những con ngườị
    Bụi trong...
    Trong 128 ca khúc in ở Tuyển tập những bài ca không năm tháng của Sơn, tự nhiên có những cái tựa rất lạ. Bống không là bống, Bống bồng ơi và Thuở bống là ngườị Trong ba ca khúc này, Bống ở nơi naỏ Đi đâu mà vộỉ là những câu hỏi đi hỏi lạị.. Và ngỡ ngàng, Em đi bống về, em về bống đi, Tìm tình trong nắng. Em gặp cơn mưạ Tìm tình giữa ngọ. Buồn lưa thưa về. Rồi Ngày bống, mẹ bồng. Nhẹ quá tơ tằm, lay nhẹ bống bồng bông để kết cục Ngày xưa ngần ngại, xõa tóc trên vaị Hư vô bỗng về, câu thề đã baỵ.. Tôi có cảm nghĩ Sơn hát bống bồng là hát cho riêng mình. Rất ngỡ ngàng, như trẻ thợ
    Ngỡ ngàng bởi nước đục, như chẳng thể khơi trong. Ngỡ ngàng, người với ngợm. Ngỡ ngàng bởi mong manh. Bởi chia ly, bởi phụ bạc. Ngỡ ngàng, với vinh quang tung hô, ca tụng trần trụi và những cuộc đời hết sức ngây ngô.
    Ngỡ ngàng, anh nhận. Ngỡ ngàng, anh chọ Phải nói Sơn cho rất nhiềụ Ngày Sơn chia tay đời, một người chị ******* cho tôi, bảo Sơn là người tình của cả triệu phụ nữ Việt Nam. Khi hôn mê giữa dở dang, bội bạc, sống chết, họ lắng nghe lòng và rồi họ hát Trịnh Công Sơn. Những tiếng hát về thân phận. Và về tình yêụ Nhưng dẫu ngỡ ngàng, Sơn không ngần ngại rủ chúng ta:
    Hãy yêu như đang sống và sống như đang yêu. Yêu để sự sống tồn tại và sống cho tình yêu có mặt
    Bởi thế, tôi xin với Tố Như rộng lòng cho phép đổi hai chữ lỡ làng của Người thành ngỡ ngàng cho Sơn. Và còn hai con mắt, tôi dành một con khóc ngườị Con kia, để tôi còn nháy với hư vô, vì bầy vạc ( í a ) bay qua, hát lời ( ối a ) mệnh bạc, từng giọt (í a) vô biên, trôi chìm ( ối à ) tiếng tăm.
    Sơn suốt một kiếp ngỡ ngàng nước đục bụi trong. Và chắc Tố Như cũng đồng tình với kẻ hậu sinh này rằng hạt bụi trong ngần kia, như một nghệ sĩ lớn, đã trăm năm để một tấm lòng từ đâỵ Đó là cách duy nhất, như Sơn từng hát, tạ ơn người tạ ơn đời.
    Nam Dao
    Nguồn: www.vmdb.com
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi?
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 05/07/2003
  2. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Trịnh Công Sơn: Đôi nét chấm phá
    Trúc Chi
    Tình yêu như trái phá...con tim mù lòạ.. Lúc gặp câu hát ấy lần đầu tiên khi lật một tập nhạc Trịnh Công Sơn trong một tiệm sách ở Huế vào những ngày khá bận rộn với tin tức chiến sự trong nước, tôi đã để mắt tôi dừng lại khá lâu trên trang giấy in bài nhạc có lời ca do chính tay anh viết và tôi cũng đã suy nghĩ khá lâu về hình ảnh mới mẻ này trong ngôn ngữ của tình yêụ Một hình ảnh rõ rệt, mạnh bạo, cho thấy tác giả có óc tưởng tượng phong phú. Trước khi trái phá được Sơn khai sinh, người Việt chúng ta cũng đã quen thuộc với một từ ngữ khác, cũng chát chúa không kém, tả được cái sửng sờ, cái tình trạng ngơ ngẩn, ngẩn ngơ mà ai cũng đã sống qua sau một lần yêu thành thật và do đó đắm đuối, si mệ Và đó là tiếng sét tình yêu (le coup de foudre) trong lối nói của người Pháp.
    Tiếng sét này, cả nhân loại nghe được, cảm nhận được. Tiếng nổ này, lọt vào kinh nghiệm sống của một người đã thấm được, mà thấm sâu sắc, cảnh chết chóc, tang tóc do chiến tranh gây ra, nó thành ra tiếng đinh tai của trái phá. Thời bình người ta xửng vửng vì tiếng sét tình yêụ Sống với khói lửa mịt mù, bom đạn chập chờn ngày đêm, âm thanh của trái phá mới lọt một cách hết sức tự nhiên vào suy tư, vào ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Thật ra, có tưởng tượng nào mà không thoát thai, phát tích từ kinh nghiệm sống. Vào những năm đầu của thập niên 70, sau Tết Mậu Thân, sau Mùa Hè Đỏ Lửa, không có ai bị một cú sốc vì cái bạo, cái trực diện của trái phá, dù rằng trước đó mọi người vẫn thân thiết hơn với những hình ảnh khác của tình yêu, nhẹ nhàng hơn như tình trong như đã mặt ngoài còn e hoặc dịu dàng hơn như đứng ngẩn trông vời áo tiểu thợ
    Lời trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn nhan nhản những hình ảnh chiến tranh, đầy rẫy những khổ hận của chiến thời như vậỵ Lọt vào những bộ óc bị chính trị điều kiện hóa, chúng có thể được đem ra làm lợi khí cho một luận điệu tuyên truyền nào đó, tùy theo chỗ đứng - tôi cố ý tránh từ ngữ lập trường - của người phát biểụ Nhưng nếu chỉ có những thảm cảnh chiến tranh, nếu chỉ có ngần ấy thì toàn bộ tác phẩm của anh - non 600 bài chứ không ít - đã và sẽ không để lại cái lay động thấm thía mà chúng ta vẫn cảm nhận mỗi khi ngẫm nghĩ về ý nghĩa của một câu hát, một bài cạ
    Chúng ta còn có một người nghệ sĩ. Một nghệ sĩ rất giàu tình cảm và nhạy cảm. Một nghệ sĩ bị ám ảnh bởi những thắc mắc về ý nghĩa cuộc đờị Những thắc mắc, những ray rứt bắt nguồn từ một nhận thức rất rõ ràng về tính cách phi lý của bạo động, của chiến tranh, dù là trong tất cả mấy trăm ca khúc đó, theo chỗ tôi biết, không có câu nào anh nói trắng ra như vậỵ
    Anh không ngả hẳn về một vũ trụ quan của một tôn giáo hay tín ngưỡng nàọ Lý do giản dị là nếu anh hoàn toàn tin tưởng vào một tôn giáo nào thì hẳn anh đã ngưng thắc mắc. Điều tôi tạm gọi là cái loay hoay siêu hình của anh nó lướt qua nhiều niềm tin được nhắc đến qua thuật ngữ của Phật giáo, Thiên Chúa giáo , Lão Trang mà Sơn đã sử dụng trong ngôn từ của anh.
    Cát Bụi mệt nhoài chăng? Thượng Đế của Thiên Chúa đã chẳng tạo ra con người từ một nắm đất là gì? Cái phù du của đời người nó nhắc nhở rằng một ngày nào đó ai cũng trở về với cát bụị Dấu chân địa đàng chăng? Đặt câu hỏi đó là nghĩ ngay đến Thiên đàng của chúa Ki-Tộ Ta thấy em trong tiền kiếp, có nghĩa là thấy người yêu trong luân hồi vô tận. Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh... Thì đó, tiền kiếp và vô thường lại là những đóa hoa đượm hương giải thoát luôn hé nụ trong vườn Tứ Diệu Đế của Đức Thích Cạ Không có cái chết đầu tiên..mà cũng không có cái chết sau cùng...hình như nhuốm chút vô thủy vô chung của vũ trụ Trang Tử. Một Cõi Đi Về ...loáng thoáng hình bóng của sinh ký tử qui, của sống gửi thác về trong tín ngưỡng cổ truyền.
    Nhưng mà về đâủ Chính vì anh vui chơi giữa đời, biết đâu nguồn cội, chính vì ý thức được cái bé bỏng của con người giữa vũ và trụ, tức là thời gian và không gian trong triết học Trung Quốc, rồi không biết về đâu cho nên anh cô đơn vô cùng. Vì cô đơn nên anh khát yêu và khát được yêụ Vì khao khát tình yêu nên trái tim của anh, khối tình của anh, anh trải rộng ra cả và thiên hạ, nói như Hàn Mặc Tử. Anh yêu từng ánh mắt không kịp bắt, từng tà áo vụt thoáng hoa, từng tia nắng, từng giọt mưa, từng viên sỏi, từng chiếc lá. Tôi nghĩ điều anh yêu nhất chính là cái mong manh của từng phút giây hoan lạc trong cuộc sống. Anh khuyên tất cả mọi người hãy yêu, hãy yêu nhau bởi vì sẽ có lúc mà đời đốt nến chia phôi dù nhớ thương cũng hoàịVì anh thường bận lòng với cái phù du của một nụ cười, cái chớp mắt của một sợi nắng, cái vụt thoáng của một giọt mưa, cái hối hả của ngày tháng, nên ca khúc của anh thường là buồn.
    Nhưng cái buồn trong con người Trịnh Công Sơn không chỉ dừng lại ở những nhớ thương tiếc nuối không có đối tượng như cái buồn vơ vẩn, cái nhớ vẩn vơ thường thấy trong cảm xúc của những tâm hồn lãng mạn trữ tình, nó đi xa hơn chút nữa, nó đi sâu hơn chút nữa, có mở đường cho những chuyến lên đường đi vào thế giới sầu của những quả tim, những khối óc đã ý thức được điều mà chúng ta thường nhắc đến như là thân phận con ngườị
    Từ ngữ thân phận con người thường vẫn hàm một cái ý cam chịu, có phần tiêu cực trước sự sắp xếp của định mệnh, của số kiếp. Cái sầu về thân phận con người trong thi ca Trịnh Công Sơn, có thì có đấy thật, nhưng chính cái sầu đó lại là động cơ thúc giục anh nên yêu chính mình, yêu người, yêu đời, yêu tình yêu, nó không bợn một mảy may yếm thế.
    Cái tích cực của Trịnh Công Sơn không vùng lên mà phản kháng điều không thể tránh được. Kiếp người đã ngắn ngủi, thêm đó là cảnh con người giết con ngườị Vạn vật là vô thường, thêm vào đó là sức tàn phá của chiến tranh. Trịnh Công Sơn nhập cuộc - cuộc đây là cuộc đời, cuộc sống - giữa cái màn ấy của của một tấn bi kịch, nếu không hẳn là thảm kịch. Đừng bắt anh yêu đời với cái vô tư của tuổi thơ mà hãy nhìn anh yêu đời với cái bó tay của một người đứng trước điều tôi tạm gọi là cái như-vậy-rồi-đó của nhân sinh, cái yêu đời thoáng đôi chút ngậm ngùi, ngậm ngùi mà không chua chát, của một cái đầu đang cúi xuống trước khổ lụy của tâm giới, nhưng trí tuệ lại ngẩng lên mà hướng về viễn tượng của cái thoáng, cái thoát, cái độ lượng, cái đạt.
    Trước mặt tôi, bây giờ, treo trên tường là bài Cõi Tạm do chính tay Sơn chép tặng vợ chồng tôi lúc chúng tôi ghé thăm Sơn vào tháng hai năm 1975 ở Huế. Bài lục bát ấy có hai câu:
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Riêng đây là chốn chưa nguôi máu đàọ
    Trong những ấn bản về sau này của bài đó, tôi thấy vắng bóng hai câu trên. Tôi không nghĩ rằng chính Sơn đã tự ý bỏ điều nhận xét khách quan ấy, vì lúc ấy chiến cuộc chưa chấm dứt. Dễ gì mà một người mẹ lại rứt được một đứa con của mình.
    Nhưng mà có vắng hai câu thơ kia thì toàn bộ thi ca của anh cũng vẫn không vì thế mà giảm giá. Con người nghệ sĩ lang thang dưới vòm trời này, dưới vùng trời Việt Nam ấy, con người nghệ sĩ này nặng nghìn cân vì cái suy tư của mình mà cũng nhẹ tênh trong tâm trạng của một tên hát rong, con người ấy đã xâu một viên ngọc lưu ly vào chuỗi trân châu kia của thơ và của nhạc Việt. Tôi nghĩ cái lóng lánh của viên ngọc ấy còn mãi sưởi ấm niềm cô đơn và xoa dịu nỗi khắc khoải của bất cứ ai biết ngắm nó với một cái nhìn phóng thẳng từ trái tim mình.

    Trúc Chi

    Nguồn : www.vmdb.com
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi?
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:28 ngày 28/06/2003
  3. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Trịnh Công Sơn: Đôi nét chấm phá
    Trúc Chi
    Tình yêu như trái phá...con tim mù lòạ.. Lúc gặp câu hát ấy lần đầu tiên khi lật một tập nhạc Trịnh Công Sơn trong một tiệm sách ở Huế vào những ngày khá bận rộn với tin tức chiến sự trong nước, tôi đã để mắt tôi dừng lại khá lâu trên trang giấy in bài nhạc có lời ca do chính tay anh viết và tôi cũng đã suy nghĩ khá lâu về hình ảnh mới mẻ này trong ngôn ngữ của tình yêụ Một hình ảnh rõ rệt, mạnh bạo, cho thấy tác giả có óc tưởng tượng phong phú. Trước khi trái phá được Sơn khai sinh, người Việt chúng ta cũng đã quen thuộc với một từ ngữ khác, cũng chát chúa không kém, tả được cái sửng sờ, cái tình trạng ngơ ngẩn, ngẩn ngơ mà ai cũng đã sống qua sau một lần yêu thành thật và do đó đắm đuối, si mệ Và đó là tiếng sét tình yêu (le coup de foudre) trong lối nói của người Pháp.
    Tiếng sét này, cả nhân loại nghe được, cảm nhận được. Tiếng nổ này, lọt vào kinh nghiệm sống của một người đã thấm được, mà thấm sâu sắc, cảnh chết chóc, tang tóc do chiến tranh gây ra, nó thành ra tiếng đinh tai của trái phá. Thời bình người ta xửng vửng vì tiếng sét tình yêụ Sống với khói lửa mịt mù, bom đạn chập chờn ngày đêm, âm thanh của trái phá mới lọt một cách hết sức tự nhiên vào suy tư, vào ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn. Thật ra, có tưởng tượng nào mà không thoát thai, phát tích từ kinh nghiệm sống. Vào những năm đầu của thập niên 70, sau Tết Mậu Thân, sau Mùa Hè Đỏ Lửa, không có ai bị một cú sốc vì cái bạo, cái trực diện của trái phá, dù rằng trước đó mọi người vẫn thân thiết hơn với những hình ảnh khác của tình yêu, nhẹ nhàng hơn như tình trong như đã mặt ngoài còn e hoặc dịu dàng hơn như đứng ngẩn trông vời áo tiểu thợ
    Lời trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn nhan nhản những hình ảnh chiến tranh, đầy rẫy những khổ hận của chiến thời như vậỵ Lọt vào những bộ óc bị chính trị điều kiện hóa, chúng có thể được đem ra làm lợi khí cho một luận điệu tuyên truyền nào đó, tùy theo chỗ đứng - tôi cố ý tránh từ ngữ lập trường - của người phát biểụ Nhưng nếu chỉ có những thảm cảnh chiến tranh, nếu chỉ có ngần ấy thì toàn bộ tác phẩm của anh - non 600 bài chứ không ít - đã và sẽ không để lại cái lay động thấm thía mà chúng ta vẫn cảm nhận mỗi khi ngẫm nghĩ về ý nghĩa của một câu hát, một bài cạ
    Chúng ta còn có một người nghệ sĩ. Một nghệ sĩ rất giàu tình cảm và nhạy cảm. Một nghệ sĩ bị ám ảnh bởi những thắc mắc về ý nghĩa cuộc đờị Những thắc mắc, những ray rứt bắt nguồn từ một nhận thức rất rõ ràng về tính cách phi lý của bạo động, của chiến tranh, dù là trong tất cả mấy trăm ca khúc đó, theo chỗ tôi biết, không có câu nào anh nói trắng ra như vậỵ
    Anh không ngả hẳn về một vũ trụ quan của một tôn giáo hay tín ngưỡng nàọ Lý do giản dị là nếu anh hoàn toàn tin tưởng vào một tôn giáo nào thì hẳn anh đã ngưng thắc mắc. Điều tôi tạm gọi là cái loay hoay siêu hình của anh nó lướt qua nhiều niềm tin được nhắc đến qua thuật ngữ của Phật giáo, Thiên Chúa giáo , Lão Trang mà Sơn đã sử dụng trong ngôn từ của anh.
    Cát Bụi mệt nhoài chăng? Thượng Đế của Thiên Chúa đã chẳng tạo ra con người từ một nắm đất là gì? Cái phù du của đời người nó nhắc nhở rằng một ngày nào đó ai cũng trở về với cát bụị Dấu chân địa đàng chăng? Đặt câu hỏi đó là nghĩ ngay đến Thiên đàng của chúa Ki-Tộ Ta thấy em trong tiền kiếp, có nghĩa là thấy người yêu trong luân hồi vô tận. Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh... Thì đó, tiền kiếp và vô thường lại là những đóa hoa đượm hương giải thoát luôn hé nụ trong vườn Tứ Diệu Đế của Đức Thích Cạ Không có cái chết đầu tiên..mà cũng không có cái chết sau cùng...hình như nhuốm chút vô thủy vô chung của vũ trụ Trang Tử. Một Cõi Đi Về ...loáng thoáng hình bóng của sinh ký tử qui, của sống gửi thác về trong tín ngưỡng cổ truyền.
    Nhưng mà về đâủ Chính vì anh vui chơi giữa đời, biết đâu nguồn cội, chính vì ý thức được cái bé bỏng của con người giữa vũ và trụ, tức là thời gian và không gian trong triết học Trung Quốc, rồi không biết về đâu cho nên anh cô đơn vô cùng. Vì cô đơn nên anh khát yêu và khát được yêụ Vì khao khát tình yêu nên trái tim của anh, khối tình của anh, anh trải rộng ra cả và thiên hạ, nói như Hàn Mặc Tử. Anh yêu từng ánh mắt không kịp bắt, từng tà áo vụt thoáng hoa, từng tia nắng, từng giọt mưa, từng viên sỏi, từng chiếc lá. Tôi nghĩ điều anh yêu nhất chính là cái mong manh của từng phút giây hoan lạc trong cuộc sống. Anh khuyên tất cả mọi người hãy yêu, hãy yêu nhau bởi vì sẽ có lúc mà đời đốt nến chia phôi dù nhớ thương cũng hoàịVì anh thường bận lòng với cái phù du của một nụ cười, cái chớp mắt của một sợi nắng, cái vụt thoáng của một giọt mưa, cái hối hả của ngày tháng, nên ca khúc của anh thường là buồn.
    Nhưng cái buồn trong con người Trịnh Công Sơn không chỉ dừng lại ở những nhớ thương tiếc nuối không có đối tượng như cái buồn vơ vẩn, cái nhớ vẩn vơ thường thấy trong cảm xúc của những tâm hồn lãng mạn trữ tình, nó đi xa hơn chút nữa, nó đi sâu hơn chút nữa, có mở đường cho những chuyến lên đường đi vào thế giới sầu của những quả tim, những khối óc đã ý thức được điều mà chúng ta thường nhắc đến như là thân phận con ngườị
    Từ ngữ thân phận con người thường vẫn hàm một cái ý cam chịu, có phần tiêu cực trước sự sắp xếp của định mệnh, của số kiếp. Cái sầu về thân phận con người trong thi ca Trịnh Công Sơn, có thì có đấy thật, nhưng chính cái sầu đó lại là động cơ thúc giục anh nên yêu chính mình, yêu người, yêu đời, yêu tình yêu, nó không bợn một mảy may yếm thế.
    Cái tích cực của Trịnh Công Sơn không vùng lên mà phản kháng điều không thể tránh được. Kiếp người đã ngắn ngủi, thêm đó là cảnh con người giết con ngườị Vạn vật là vô thường, thêm vào đó là sức tàn phá của chiến tranh. Trịnh Công Sơn nhập cuộc - cuộc đây là cuộc đời, cuộc sống - giữa cái màn ấy của của một tấn bi kịch, nếu không hẳn là thảm kịch. Đừng bắt anh yêu đời với cái vô tư của tuổi thơ mà hãy nhìn anh yêu đời với cái bó tay của một người đứng trước điều tôi tạm gọi là cái như-vậy-rồi-đó của nhân sinh, cái yêu đời thoáng đôi chút ngậm ngùi, ngậm ngùi mà không chua chát, của một cái đầu đang cúi xuống trước khổ lụy của tâm giới, nhưng trí tuệ lại ngẩng lên mà hướng về viễn tượng của cái thoáng, cái thoát, cái độ lượng, cái đạt.
    Trước mặt tôi, bây giờ, treo trên tường là bài Cõi Tạm do chính tay Sơn chép tặng vợ chồng tôi lúc chúng tôi ghé thăm Sơn vào tháng hai năm 1975 ở Huế. Bài lục bát ấy có hai câu:
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Riêng đây là chốn chưa nguôi máu đàọ
    Trong những ấn bản về sau này của bài đó, tôi thấy vắng bóng hai câu trên. Tôi không nghĩ rằng chính Sơn đã tự ý bỏ điều nhận xét khách quan ấy, vì lúc ấy chiến cuộc chưa chấm dứt. Dễ gì mà một người mẹ lại rứt được một đứa con của mình.
    Nhưng mà có vắng hai câu thơ kia thì toàn bộ thi ca của anh cũng vẫn không vì thế mà giảm giá. Con người nghệ sĩ lang thang dưới vòm trời này, dưới vùng trời Việt Nam ấy, con người nghệ sĩ này nặng nghìn cân vì cái suy tư của mình mà cũng nhẹ tênh trong tâm trạng của một tên hát rong, con người ấy đã xâu một viên ngọc lưu ly vào chuỗi trân châu kia của thơ và của nhạc Việt. Tôi nghĩ cái lóng lánh của viên ngọc ấy còn mãi sưởi ấm niềm cô đơn và xoa dịu nỗi khắc khoải của bất cứ ai biết ngắm nó với một cái nhìn phóng thẳng từ trái tim mình.

    Trúc Chi

    Nguồn : www.vmdb.com
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi?
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:28 ngày 28/06/2003
  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    VÌ SAO TÔI ĐẾN VỚI TRỊNH CÔNG SƠN
    Frank Gerke - Trịnh Công Long

    Tôi đã say mê âm nhạc từ khi là một đứa bé chưa hề biết chữ cái nào, và âm nhạc đã luôn luôn đóng một vài trò rất quan trọng trong đời sống của tôi cho đến nay. Hồi tôi là một thư sinh ngây thơ mới lên 17 tuổi, học lớp 11 trung học phổ thông, tôi rất thích âm nhạc Elvis Presley, dường như bài nào cũng thuộc lòng hết. Thời đó, tôi có một người bạn Việt Nam tên là Vinh, và tôi đã bắt đầu học tiếng Việt với anh ấy. Nhưng Vinh không những dạy tiếng Việt mà còn giới thiệu âm nhạc Việt Nam cho tôi. Có một ngày anh Vinh đã tặng cho tôi một băng cát-sét mang tên là ?zSơn ca 7?o. Tôi mở lên và lần đầu tiên nghe được nhạc Trịnh Công Sơn qua giọng hát của Khánh Ly. Khi đang nghe những bài như Nhìn những mùa thu đi, Mưa hồng, Tuổi đá buồn v.v. tôi hoàn toàn im lặng, người như tê dại vì chưa bao giờ có thứ âm nhạc nào có sức lực thu hút tôi đến mức quên tất cả những gì đang diễn ra chung quanh tôi như âm nhạc lạ lùng, lại đẹp đẽ vô cùng này. Thật ra, tôi mới học được tiếng Việt chỉ một vài tháng thôi, cho nên chưa hiểu hết về ý nghĩa của những lời hát, nhưng vẫn hiểu được tư tưởng của tác giả qua nốt nhạc và cách trình bày của ca sĩ. Sau đó, tôi đi bất cứ chỗ nào, luôn luôn mang theo băng cát-sét này. Chỉ có một điều là tôi không ngờ sẽ có một ngày tôi gặp chính tác giả của những bài hát đó.
    Năm 1996 Hội Chợ Sách Frankfurt đã tổ chức hai cuộc triển lãm sách Đức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tôi được mời tham gia với tư cách là tư vấn. Ở Đại Sứ Quán Đức tại Hà Nội cùng với đối tác phía Việt Nam, đã chuẩn bị cuộc triển lãm cũng như chương trình văn nghề Đức kéo dài hai tuần lễ rất sinh động và chu đáo. Ngày lễ khai mạc có rất nhiều nhân vật tên tuổi trong giới lãnh đạo cũng như văn nghệ sĩ Việt Nam đến dự. Nhưng khi bay vào TP. Hồ Chí Minh để lo việc tổ chức triển lãm, tôi nhận thấy tại đây chưa chuẩn bị được gì. Hồi đó ở Sài Gòn tôi chỉ biết duy nhất một nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Khi tôi ngỏ ý anh Sáng đã nhận lời mời đến dự lễ khai mạc triển lãm ngay. Vậy thì ít nhất là có một nhân vật quan trọng đến dự.
    Một buổi trưa, ba ngày trước ngày khai mạc, trời nóng bức nắng ối chang chang, tôi đang ngồi ở nhà bạn tri âm tri kỷ uống bia hơi cho nó mát. Sau khi hai người bạn đã uống hết hai lít thì bắt đầu nói nhiều: Rượu vào lời ra! Lúc đó tôi đã nói với bạn mình, tên là anh Hùng, như thế này:
    ?zHùng ơi! Mình chỉ mời một nhà văn duy nhất là anh Sáng không đủ đâu. Mình phải mời thêm một vài người văn nghệ sĩ nữa chứ!?o
    Hùng hỏi lại: ?zMầy còn muốn mời ai nữa? Mình đâu có biết văn nghệ sĩ nào nữa đâu!?o
    ?zTao muốn mời Trịnh Công Sơn!?o, tôi trả lời nói.
    ?zMầy xỉn chưa? Trịnh Công Sơn quá nổi tiếng, làm sao mời được! Nếu mình gởi lời mời cho Trịnh Công Sơn, chưa chắc anh ấy sẽ nhận lời mời của mình. Vả lại tao cũng không biết nhà Trịnh Công Sơn ở đâu cả. Quên cái đó đi!?o, Hùng đáp lại.
    Nhưng tôi chưa chịu đầu hàng: ?zHùng, tao vẫn muốn mời Trịnh Công Sơn. Bây giờ mầy đừng có uống nữa, suy nghĩ đi, thử xem làm sao làm quen được với Trịnh Công Sơn!?o
    Sau khi suy nghĩ một vài phút, Hùng bảo: ?zChỉ có cách duy nhất là mình phải lên Hội Âm Nhạc Thành phố, xin địa chỉ của Trịnh Công Sơn.?o
    Vậy, hai thằng vớ vẩn leo lên xe, phóng xe đến Hội Âm Nhạc. Xin được địa chỉ của Trịnh Công Sơn là 47C Phạm Ngọc Thạch, Quận III, hai thằng đến đó ngay. Đứng trước cổng nhà anh Hùng muốn gõ cổng, nhưng tôi kêu anh đừng làm cái đó vì bên phải ở góc bức tường có bảng nhỏ để: ?zXin bấm chuông!?o Bấm chuông xong, có người giúp việc ở nhà mở cửa cổng hỏi tôi: ?zAnh muốn gặp ai??o
    ?zDạ, cho tôi xin gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!?o, tôi bảo.
    ?zCậu Sơn đang ngủ trưa. Xin anh nhắn tin lại, vào buổi chiều lúc năm giờ rưỡi ghé lại đây gặp cậu Sơn.?o, người giúp việc trả lời nói giọng Huế đặc sệt.
    Tôi làm theo lời nói của người giúp việc, móc ra một tờ giấy nhỏ ghi như sau:
    ?zThưa bác Trịnh Công Sơn, cháu tên là Frank Gerke, tên tiếng Việt là Long. Cháu là người Đức rất mong muốn gặp được bác để trao đổi về văn học Việt Nam. Buổi chiều, năm giờ rưỡi, cháu sẽ ghé lại. Xin cảm ơn rất nhiều.?o
    Ký tên xong tôi đưa tờ giấy ấy cho người giúp việc, về sau mới biết được người con gái Huế ấy mang tên là Tí.
    Buổi chiều hôm ấy, đúng năm giờ rưỡi, tôi lại có mặt trước cổng nhà Trịnh Công Sơn, bấm chuông và được mời lên phòng của nhạc sĩ. Đứng trước cửa tôi tự kiểm tra mình ăn mặc cho đủ lịch sự, sau đó gõ cửa, mở cánh cửa ra bước vào phòng, đứng đó như con nít khoanh tay đàng hoàng: ?zChào bác!?o Tôi lễ phép chào anh. Trịnh Công Sơn cùng một số người bạn đang ngồi trước bàn trọn có một vài ly rượu. Anh đang ngồi một tay để trên bành ghế, một tay cầm một điếu thuốc, nhìn tôi hơi lâu như nhìn một nhân vật lạ lùng, sau đó phì cười. Và mọi người trong phòng đều cười theo. Tôi giật mình nghĩ thầm: ?zChết rồi, mình đã phạm sai lầm gì đậy??o Sau đó, Trịnh Công Sơn nói:
    ?zLong qua đây ngồi ghế kế bên mình. Nhưng, đừng kêu mình bằng bác nữa, vì Long kêu bằng bác làm mình cảm thấy già quá!?o Vậy là lần đầu tiên tôi được ngồi với anh Sơn. Anh rót rượu mời tôi, sau đó hỏi thăm trăm thứ về đời tôi.
    Từ năm 1996 đến 1999, tôi đã đi làm cho một dự án hợp tác phát triển được thực hiện trên Buôn Ma Thuột, thành phố mà anh Sơn hay gọi là ?zBuồn Muôn Thuở?o. Trong suốt thời gian tôi làm việc ở Việt Nam tôi đã được dịp gặp lại anh Sơn nhiều lần, cùng anh đi la cà, vui chơi, ca hát...
    Lần đầu tiên tôi hát cho anh Sơn nghe là ngày quốc khánh năm 1996. Buổi chiều đó một số anh em văn nghệ sĩ tổ chức liên hoan ở Câu Lạc Bộ Nhạc Sĩ. Hai vợ chồng tôi đã đến đón anh Sơn ở tại nhà riêng, đi cùng với anh trên một ciếc xe taxi. Hôm ấy còn có một chương trình văn nghệ, và dù trời mưa tầm tã vẫn rất đông khán giả đến nghe. Khi ngồi cạnh anh Sơn, tôi đã đề nghị với anh cho phép tôi đóng góp vào chương trình một tiết mục cho vui. Anh Sơn bảo: ?zLong chờ một tí.?o Anh ngồi hút điếu thuốc suy nghĩ một vài giây xong hỏi tôi: ?zLong hát bài nào??o ?zEm sẽ hát Diễm xưa, được không anh??o, tôi trả lời. Anh gật đầu.
    Anh Sơn dẫn tôi đi phía đằng sau sân khấu. Trước khi người giới thiệu chương trình lại kịp giới thiệu ca sĩ Cẩm Vân lên sân khấu, anh Sơn ra cầm micro, nói một vài lời chúc quốc khánh với khán giả, sau đó tự hát tặng cho người ta nghe một bài. Hát xong anh giới thiệu tôi:
    ?zHôm nay có một người bạn của tôi ở đây tên là Frank Gerke (Ngạc nhiên thay, mặc dù không biết tiếng Đức, không có tập trước gì hết, anh phát âm tên tôi quá chuẩn!), là người Đức, tên bằng tiếng Việt là Long, vì anh ấy sinh ra năm rồng. Anh Long xin hát một bài của tôi tặng cho các bạn.?o
    Rồi anh kêu tôi ra sân khấu. Lúc đó tôi cũng hơi run, vì mình thật sự phải hát, không còn cách thoát nào nữa... Nhạc sĩ Bảo Phúc cùng tôi ra sân khấu đệm organ, tôi cầm micro và bắt đầu hát ?zMưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...?o theo kiểu slow rock, phối hợp với những động tác như Elvis Presley trình diễn trên sân khấu! Ban đầu anh Sơn vẫn đứng trên sân khấu xem để nếu cần thiết, có thể ra tay giúp tôi, vì trước đó anh chưa bao giờ nghe tôi hát. Tôi phỏng đoán như vậy. Nhưng sau đó, khi mọi việc đã diễn ra tốt đẹp, anh mới bước về chỗ của mình giữa bạn bè. Rất may, tôi được khán giả vỗ tay tán thưởng. Sau khi rời sân khấu, trở lại chỗ ngồi. Anh Sơn đã thốt lên bằng tiếng Anh: ?zIt?Ts wonderful, it?Ts wonderful! (Tuyệt vời, tuyệt vời!)?o, ôm chặt lấy tôi. Có lẽ, anh đã nói bằng tiếng Anh, vì nghĩ rằng bà xã tôi chưa biết tiếng Việt. Hôm đó vợ tôi có chụp ảnh. Một vài ngày sau tôi chọn một trong những hình ảnh của buổi ?ztrình diễn?o đầu tiên của tôi ở Việt Nam, phóng lớn, đóng khung và mang đến nhà tặng anh Sơn làm kỷ niệm. Bức ảnh ấy anh treo trên bức tường trong phòng làm việc - tiếp khách của anh. Trên tấm ảnh, anh đã ghi: ?zDiễm xưa ?" ROCK?o! Sau này tôi vẫn hát nhạc của anh, nhưng tôi đã thay đổi phong cách, không hát kiểu nhạc rock và cũng không múa nữa trên sân khấu.
    Tháng 10 năm 1999, đúng một ngày trước khi ra khỏi Việt Nam bay về Đức, tôi cùng con gái tôi lên nhà thăm và tạm biệt với anh Sơn. Con gái tôi, tên là Melanie, tên bằng tiếng Việt là Mỹ Liên, sinh ở Bệnh viện tỉnh Đak Lak, hồi này mới 15 tháng. Anh Sơn mời tôi ăn cơm trưa: Vịt quay Bắc Kinh. Buổi ấy, gần như suốt thời gian ngồi và trò chuyện anh ôm bồng đùa chơi em bé Melanie, quên cả ăn cơm luôn. Melanie thích quá cứ cười khúc khích. May mắn thật, hôm đó tôi đã mang theo máy chụp ảnh, chụp được một vài kiểu rất đẹp. Đến giờ phút chia tay, tôi vô tình chảy nước mắt một vài giọt lệ. Anh Sơn bảo rằng. ?zToa (em) đừng nên khóc. Sẽ có một ngày moa toa (anh em mình) sẽ gặp lại vui chơi với nhau.?o Nào có ai hay, buổi ấy là buổi...
    Sau khi về Đức tôi không còn dịp gặp lại anh Sơn nữa. Chỉ một vài lần gọi điện thoại cho anh, gửi email cho nhau. Ngày 28 tháng 2 năm 2001 tôi đã gọi điện thoại để chúc mừng sinh nhật anh. Đó cũng là lần cuối cùng tôi đã nói chuyện với anh Sơn. Giọng của anh lúc bấy giờ yếu lắm rồi. Anh đã kể cho tôi rằng anh đang bị đau nặng, đau chân, đau họng, đau cả cơ thể. Tôi đã cố gắng an ủi anh, nói với anh rằng các bác sĩ sẽ có cách giúp anh. Tôi cũng đã nói với anh: ?zKhoảng mùa hè năm nay em sẽ về Việt Nam, chắc lúc đó anh sẽ hết bệnh luôn!?o Anh trả lời: ?zHy vọng như thế. Lúc Long về chắc là vui lắm!?o Đúng một tháng sau tôi được tin buồn từ Việt Nam về. Đầu năm 2002 tôi mới có dịp về Việt Nam, và tôi đi thăm lại anh Sơn, uống rượu với anh, hát lại cho anh nghe những bài không năm tháng? ngay trước chốn an nghỉ cuối cùng của anh.
    Bonn, CHLB Đức, ngày 25/02/2003
    Nguồn : http://tcs-forum.chez.tiscali.fr/
    Có nói được gì những tiếng bi ai...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:26 ngày 28/06/2003
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    VÌ SAO TÔI ĐẾN VỚI TRỊNH CÔNG SƠN
    Frank Gerke - Trịnh Công Long

    Tôi đã say mê âm nhạc từ khi là một đứa bé chưa hề biết chữ cái nào, và âm nhạc đã luôn luôn đóng một vài trò rất quan trọng trong đời sống của tôi cho đến nay. Hồi tôi là một thư sinh ngây thơ mới lên 17 tuổi, học lớp 11 trung học phổ thông, tôi rất thích âm nhạc Elvis Presley, dường như bài nào cũng thuộc lòng hết. Thời đó, tôi có một người bạn Việt Nam tên là Vinh, và tôi đã bắt đầu học tiếng Việt với anh ấy. Nhưng Vinh không những dạy tiếng Việt mà còn giới thiệu âm nhạc Việt Nam cho tôi. Có một ngày anh Vinh đã tặng cho tôi một băng cát-sét mang tên là ?zSơn ca 7?o. Tôi mở lên và lần đầu tiên nghe được nhạc Trịnh Công Sơn qua giọng hát của Khánh Ly. Khi đang nghe những bài như Nhìn những mùa thu đi, Mưa hồng, Tuổi đá buồn v.v. tôi hoàn toàn im lặng, người như tê dại vì chưa bao giờ có thứ âm nhạc nào có sức lực thu hút tôi đến mức quên tất cả những gì đang diễn ra chung quanh tôi như âm nhạc lạ lùng, lại đẹp đẽ vô cùng này. Thật ra, tôi mới học được tiếng Việt chỉ một vài tháng thôi, cho nên chưa hiểu hết về ý nghĩa của những lời hát, nhưng vẫn hiểu được tư tưởng của tác giả qua nốt nhạc và cách trình bày của ca sĩ. Sau đó, tôi đi bất cứ chỗ nào, luôn luôn mang theo băng cát-sét này. Chỉ có một điều là tôi không ngờ sẽ có một ngày tôi gặp chính tác giả của những bài hát đó.
    Năm 1996 Hội Chợ Sách Frankfurt đã tổ chức hai cuộc triển lãm sách Đức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tôi được mời tham gia với tư cách là tư vấn. Ở Đại Sứ Quán Đức tại Hà Nội cùng với đối tác phía Việt Nam, đã chuẩn bị cuộc triển lãm cũng như chương trình văn nghề Đức kéo dài hai tuần lễ rất sinh động và chu đáo. Ngày lễ khai mạc có rất nhiều nhân vật tên tuổi trong giới lãnh đạo cũng như văn nghệ sĩ Việt Nam đến dự. Nhưng khi bay vào TP. Hồ Chí Minh để lo việc tổ chức triển lãm, tôi nhận thấy tại đây chưa chuẩn bị được gì. Hồi đó ở Sài Gòn tôi chỉ biết duy nhất một nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Khi tôi ngỏ ý anh Sáng đã nhận lời mời đến dự lễ khai mạc triển lãm ngay. Vậy thì ít nhất là có một nhân vật quan trọng đến dự.
    Một buổi trưa, ba ngày trước ngày khai mạc, trời nóng bức nắng ối chang chang, tôi đang ngồi ở nhà bạn tri âm tri kỷ uống bia hơi cho nó mát. Sau khi hai người bạn đã uống hết hai lít thì bắt đầu nói nhiều: Rượu vào lời ra! Lúc đó tôi đã nói với bạn mình, tên là anh Hùng, như thế này:
    ?zHùng ơi! Mình chỉ mời một nhà văn duy nhất là anh Sáng không đủ đâu. Mình phải mời thêm một vài người văn nghệ sĩ nữa chứ!?o
    Hùng hỏi lại: ?zMầy còn muốn mời ai nữa? Mình đâu có biết văn nghệ sĩ nào nữa đâu!?o
    ?zTao muốn mời Trịnh Công Sơn!?o, tôi trả lời nói.
    ?zMầy xỉn chưa? Trịnh Công Sơn quá nổi tiếng, làm sao mời được! Nếu mình gởi lời mời cho Trịnh Công Sơn, chưa chắc anh ấy sẽ nhận lời mời của mình. Vả lại tao cũng không biết nhà Trịnh Công Sơn ở đâu cả. Quên cái đó đi!?o, Hùng đáp lại.
    Nhưng tôi chưa chịu đầu hàng: ?zHùng, tao vẫn muốn mời Trịnh Công Sơn. Bây giờ mầy đừng có uống nữa, suy nghĩ đi, thử xem làm sao làm quen được với Trịnh Công Sơn!?o
    Sau khi suy nghĩ một vài phút, Hùng bảo: ?zChỉ có cách duy nhất là mình phải lên Hội Âm Nhạc Thành phố, xin địa chỉ của Trịnh Công Sơn.?o
    Vậy, hai thằng vớ vẩn leo lên xe, phóng xe đến Hội Âm Nhạc. Xin được địa chỉ của Trịnh Công Sơn là 47C Phạm Ngọc Thạch, Quận III, hai thằng đến đó ngay. Đứng trước cổng nhà anh Hùng muốn gõ cổng, nhưng tôi kêu anh đừng làm cái đó vì bên phải ở góc bức tường có bảng nhỏ để: ?zXin bấm chuông!?o Bấm chuông xong, có người giúp việc ở nhà mở cửa cổng hỏi tôi: ?zAnh muốn gặp ai??o
    ?zDạ, cho tôi xin gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!?o, tôi bảo.
    ?zCậu Sơn đang ngủ trưa. Xin anh nhắn tin lại, vào buổi chiều lúc năm giờ rưỡi ghé lại đây gặp cậu Sơn.?o, người giúp việc trả lời nói giọng Huế đặc sệt.
    Tôi làm theo lời nói của người giúp việc, móc ra một tờ giấy nhỏ ghi như sau:
    ?zThưa bác Trịnh Công Sơn, cháu tên là Frank Gerke, tên tiếng Việt là Long. Cháu là người Đức rất mong muốn gặp được bác để trao đổi về văn học Việt Nam. Buổi chiều, năm giờ rưỡi, cháu sẽ ghé lại. Xin cảm ơn rất nhiều.?o
    Ký tên xong tôi đưa tờ giấy ấy cho người giúp việc, về sau mới biết được người con gái Huế ấy mang tên là Tí.
    Buổi chiều hôm ấy, đúng năm giờ rưỡi, tôi lại có mặt trước cổng nhà Trịnh Công Sơn, bấm chuông và được mời lên phòng của nhạc sĩ. Đứng trước cửa tôi tự kiểm tra mình ăn mặc cho đủ lịch sự, sau đó gõ cửa, mở cánh cửa ra bước vào phòng, đứng đó như con nít khoanh tay đàng hoàng: ?zChào bác!?o Tôi lễ phép chào anh. Trịnh Công Sơn cùng một số người bạn đang ngồi trước bàn trọn có một vài ly rượu. Anh đang ngồi một tay để trên bành ghế, một tay cầm một điếu thuốc, nhìn tôi hơi lâu như nhìn một nhân vật lạ lùng, sau đó phì cười. Và mọi người trong phòng đều cười theo. Tôi giật mình nghĩ thầm: ?zChết rồi, mình đã phạm sai lầm gì đậy??o Sau đó, Trịnh Công Sơn nói:
    ?zLong qua đây ngồi ghế kế bên mình. Nhưng, đừng kêu mình bằng bác nữa, vì Long kêu bằng bác làm mình cảm thấy già quá!?o Vậy là lần đầu tiên tôi được ngồi với anh Sơn. Anh rót rượu mời tôi, sau đó hỏi thăm trăm thứ về đời tôi.
    Từ năm 1996 đến 1999, tôi đã đi làm cho một dự án hợp tác phát triển được thực hiện trên Buôn Ma Thuột, thành phố mà anh Sơn hay gọi là ?zBuồn Muôn Thuở?o. Trong suốt thời gian tôi làm việc ở Việt Nam tôi đã được dịp gặp lại anh Sơn nhiều lần, cùng anh đi la cà, vui chơi, ca hát...
    Lần đầu tiên tôi hát cho anh Sơn nghe là ngày quốc khánh năm 1996. Buổi chiều đó một số anh em văn nghệ sĩ tổ chức liên hoan ở Câu Lạc Bộ Nhạc Sĩ. Hai vợ chồng tôi đã đến đón anh Sơn ở tại nhà riêng, đi cùng với anh trên một ciếc xe taxi. Hôm ấy còn có một chương trình văn nghệ, và dù trời mưa tầm tã vẫn rất đông khán giả đến nghe. Khi ngồi cạnh anh Sơn, tôi đã đề nghị với anh cho phép tôi đóng góp vào chương trình một tiết mục cho vui. Anh Sơn bảo: ?zLong chờ một tí.?o Anh ngồi hút điếu thuốc suy nghĩ một vài giây xong hỏi tôi: ?zLong hát bài nào??o ?zEm sẽ hát Diễm xưa, được không anh??o, tôi trả lời. Anh gật đầu.
    Anh Sơn dẫn tôi đi phía đằng sau sân khấu. Trước khi người giới thiệu chương trình lại kịp giới thiệu ca sĩ Cẩm Vân lên sân khấu, anh Sơn ra cầm micro, nói một vài lời chúc quốc khánh với khán giả, sau đó tự hát tặng cho người ta nghe một bài. Hát xong anh giới thiệu tôi:
    ?zHôm nay có một người bạn của tôi ở đây tên là Frank Gerke (Ngạc nhiên thay, mặc dù không biết tiếng Đức, không có tập trước gì hết, anh phát âm tên tôi quá chuẩn!), là người Đức, tên bằng tiếng Việt là Long, vì anh ấy sinh ra năm rồng. Anh Long xin hát một bài của tôi tặng cho các bạn.?o
    Rồi anh kêu tôi ra sân khấu. Lúc đó tôi cũng hơi run, vì mình thật sự phải hát, không còn cách thoát nào nữa... Nhạc sĩ Bảo Phúc cùng tôi ra sân khấu đệm organ, tôi cầm micro và bắt đầu hát ?zMưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...?o theo kiểu slow rock, phối hợp với những động tác như Elvis Presley trình diễn trên sân khấu! Ban đầu anh Sơn vẫn đứng trên sân khấu xem để nếu cần thiết, có thể ra tay giúp tôi, vì trước đó anh chưa bao giờ nghe tôi hát. Tôi phỏng đoán như vậy. Nhưng sau đó, khi mọi việc đã diễn ra tốt đẹp, anh mới bước về chỗ của mình giữa bạn bè. Rất may, tôi được khán giả vỗ tay tán thưởng. Sau khi rời sân khấu, trở lại chỗ ngồi. Anh Sơn đã thốt lên bằng tiếng Anh: ?zIt?Ts wonderful, it?Ts wonderful! (Tuyệt vời, tuyệt vời!)?o, ôm chặt lấy tôi. Có lẽ, anh đã nói bằng tiếng Anh, vì nghĩ rằng bà xã tôi chưa biết tiếng Việt. Hôm đó vợ tôi có chụp ảnh. Một vài ngày sau tôi chọn một trong những hình ảnh của buổi ?ztrình diễn?o đầu tiên của tôi ở Việt Nam, phóng lớn, đóng khung và mang đến nhà tặng anh Sơn làm kỷ niệm. Bức ảnh ấy anh treo trên bức tường trong phòng làm việc - tiếp khách của anh. Trên tấm ảnh, anh đã ghi: ?zDiễm xưa ?" ROCK?o! Sau này tôi vẫn hát nhạc của anh, nhưng tôi đã thay đổi phong cách, không hát kiểu nhạc rock và cũng không múa nữa trên sân khấu.
    Tháng 10 năm 1999, đúng một ngày trước khi ra khỏi Việt Nam bay về Đức, tôi cùng con gái tôi lên nhà thăm và tạm biệt với anh Sơn. Con gái tôi, tên là Melanie, tên bằng tiếng Việt là Mỹ Liên, sinh ở Bệnh viện tỉnh Đak Lak, hồi này mới 15 tháng. Anh Sơn mời tôi ăn cơm trưa: Vịt quay Bắc Kinh. Buổi ấy, gần như suốt thời gian ngồi và trò chuyện anh ôm bồng đùa chơi em bé Melanie, quên cả ăn cơm luôn. Melanie thích quá cứ cười khúc khích. May mắn thật, hôm đó tôi đã mang theo máy chụp ảnh, chụp được một vài kiểu rất đẹp. Đến giờ phút chia tay, tôi vô tình chảy nước mắt một vài giọt lệ. Anh Sơn bảo rằng. ?zToa (em) đừng nên khóc. Sẽ có một ngày moa toa (anh em mình) sẽ gặp lại vui chơi với nhau.?o Nào có ai hay, buổi ấy là buổi...
    Sau khi về Đức tôi không còn dịp gặp lại anh Sơn nữa. Chỉ một vài lần gọi điện thoại cho anh, gửi email cho nhau. Ngày 28 tháng 2 năm 2001 tôi đã gọi điện thoại để chúc mừng sinh nhật anh. Đó cũng là lần cuối cùng tôi đã nói chuyện với anh Sơn. Giọng của anh lúc bấy giờ yếu lắm rồi. Anh đã kể cho tôi rằng anh đang bị đau nặng, đau chân, đau họng, đau cả cơ thể. Tôi đã cố gắng an ủi anh, nói với anh rằng các bác sĩ sẽ có cách giúp anh. Tôi cũng đã nói với anh: ?zKhoảng mùa hè năm nay em sẽ về Việt Nam, chắc lúc đó anh sẽ hết bệnh luôn!?o Anh trả lời: ?zHy vọng như thế. Lúc Long về chắc là vui lắm!?o Đúng một tháng sau tôi được tin buồn từ Việt Nam về. Đầu năm 2002 tôi mới có dịp về Việt Nam, và tôi đi thăm lại anh Sơn, uống rượu với anh, hát lại cho anh nghe những bài không năm tháng? ngay trước chốn an nghỉ cuối cùng của anh.
    Bonn, CHLB Đức, ngày 25/02/2003
    Nguồn : http://tcs-forum.chez.tiscali.fr/
    Có nói được gì những tiếng bi ai...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 02:26 ngày 28/06/2003
  6. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    "Có lẽ cho đến lúc giã biệt cõi đời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng không biết có một người nước ngoài say mê nhạc mình đến thế". Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với người đàn ông đặc biệt đó, anh là Frank Gerke, giáo sư trẻ người Đức
    Frank Gerke và Trịnh Công Sơn
    --- Trần Đăng Khoa ---

    [​IMG]
    Trần Đăng Khoa và F. Gerke​
    Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có rất nhiều người hâm mộ. Đi đến đâu, tôi cũng nghe người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ được người dân trong nước yêu thích mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách trong cõi tinh thần của người Việt ở hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến. Nhưng có lẽ cho đến tận lúc giã biệt cõi đời, nhạc sĩ cũng không biết anh có một khán giả ngoại quốc còn say anh cuồng nhiệt hơn bất cứ người hâm mộ nào. Đó là vị giáo sư trẻ người Đức Frank Gerke.
    Tôi biết Frank Gerke cũng rất tình cờ. Dịp tôi qua Đức, anh là người phiên dịch cho tôi. Đó là một người đàn ông cao lớn, trắng trẻo, tóc đen mướt, vai đeo chiếc ba-lô to xù, tay lại xách theo cây đàn ghi-ta. Trên ngực áo đen là mảnh băng đen. Mảnh băng khâu thẳng vào áo. Hóa ra nhà anh mới có tang. Tôi muốn nói với anh mấy lời chia buồn...
    - Tôi để tang anh Sơn đấy. Tôi là em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
    F. Gerke bắt đầu câu chuyện bằng một giọng trầm trầm. Tôi kinh ngạc khi thấy anh nói tiếng Việt rất chuẩn, lại kinh ngạc hơn khi biết Trịnh Công Sơn có người nhà ở bên này...
    - Không, anh Sơn chẳng có họ hàng gì với tôi cả. Anh ấy không chắc đã nhớ được tôi. Nhưng tôi thì rất yêu anh ấy và lúc nào cũng nhớ anh ấy...
    Con tàu đã rời ga Frankfurt từ lúc nào rồi. Bồng bềnh hai bên cửa sổ là những ngôi nhà và những vườn cây, những cánh đồng lúa mì xanh ngăn ngắt. Thiên nhiên Đức đang tự vẽ ra những bức tranh tuyệt vời của Levitan. Nhưng F. Gerke dường như không quan tâm lắm đến phong cảnh thiên nhiên trải ra suốt hai bên cửa sổ toa tàu.
    - Khi được tin anh Sơn mất, tôi đang dạy lịch sử Việt Nam ở trường Đại học Bonn. Vợ tôi báo cho tôi qua điện thoại. Nhưng tôi không tin, vì đó là ngày cá tháng tư. Ai tin được cái điều vô lý như thế? Tôi điện về Việt Nam. Hóa ra anh Sơn đi thật rồi. Thế là tôi bỏ dạy, về nhà. Tôi ốm lơ ốm lửng một tuần liền. Người sút đến ba ký...
    - Rất cám ơn anh đã hết lòng yêu mến một nhạc sĩ tài năng của chúng tôi. Tôi cũng yêu nhạc Trịnh Công Sơn lắm. Nhưng rất tiếc là chưa có dịp nào được tiếp xúc với anh ấy...
    - Thế thì đó là một thiệt thòi của anh - F. Gerke khẳng định - Khi biết anh sang đây, tôi định điện cho ông Nguyễn Quang Sáng, hỏi xem anh là một người như thế nào. Nhưng rồi thôi. Tôi muốn tự tìm hiểu, khám phá. Anh yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người giống tôi...
    - Anh gặp ông Sơn trong trường hợp nào?
    - Lâu rồi! Khi ấy, tôi còn ở Tây Nguyên, làm phiên dịch cho một công ty cà-phê của Đức đặt văn phòng ở Buôn Ma Thuột. Tôi nghe nhạc anh Sơn và thấy mê. Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Anh có để ý không? Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị. Tôi yêu nhạc anh Sơn, rồi tìm đến thăm anh ấy. Thế rồi anh em biết nhau. Đơn giản thế thôi mà...
    Nói rồi, F. Gerke ôm đàn hát. Anh hát hay lạ lùng. Đến nỗi tôi cứ tưởng là Trịnh Công Sơn đang hát.
    - Tôi có băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Chính anh Sơn đã dạy tôi hát đấy. Tôi hát theo băng mà - F. Gerke nói - Anh bảo chỉ có Khánh Ly hát mới ra Trịnh Công Sơn ư? Anh nhầm đấy. Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn.
    F. Gerke quay ra cửa sổ. Nhưng hình như anh chẳng nhìn thấy gì.
    - Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Mặc dù nhạc cách mạng của các anh rất hay. Hầu như bài nào cũng hay. Khỏe khoắn hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho số đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết nương tựa vào đâu nữa, người ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam... Nhạc Trịnh hay lắm. Hay một cách thấm thía. Lời ca của anh ấy rất đẹp. Đẹp như thơ...
    - Còn hơn thơ ấy chứ - Tôi góp thêm - Thậm chí có những lời ca của anh ấy bọn thi sĩ chúng tôi không viết nổi đâu...
    - Nhưng cũng không nên vì thế mà lại bảo anh ấy là một nhà thơ lớn. Ca từ của Trịnh Công Sơn chỉ đẹp khi nó nằm trong giai điệu thôi, tách ra khỏi âm nhạc, để nó đứng độc lập như một bài thơ thì nó đâu có phải thơ. Trịnh Công Sơn có làm thơ đâu. Anh ấy viết nhạc đấy chứ!
    F. Gerke đã thực sự hiện nguyên hình một con ma xó. Anh ứng tác thơ lục bát bằng tiếng Việt. Rồi anh hát chèo, hát dân ca quan họ và ca cải lương, ca bài chòi. Thật khó mà hình dung F. Gerke lại là một người Đức. Nếu cứ nhắm mắt nghe anh nói thì ta có thể lầm tưởng mình đang nhậu với một anh Hai nào đó ở Sài Gòn...
    - Anh biết tôi học tiếng Việt ở đâu không? - F. Gerke hỏi - Học ở quán mộc tồn đấy. Cánh bợm nhậu dạy tôi. Rồi tôi nói tùm lum tà la...
    Hôm cuối cùng tôi ở nước Đức, bạn bè người Việt ở Nhà Văn hóa Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ rồi sau đó là một bữa tiệc thịt dê. Thịt dê "đánh" từ Việt Nam sang. Tưng bừng chả kém gì Hà Nội. Trong men rượu ngà ngà, F. Gerke đề nghị mỗi người góp một câu thơ theo giọng Bút Tre để "Chào mừng nhà thơ Trần Đăng Khoa" rồi anh hào hứng mở đầu:
    - Yêu nhau, góp tí máu dê - Mừng anh Văn Khỏa từ quê sang đầy... Văn Khỏa nghĩa là Trần Đăng Khoa đấy...
    Thế rồi Phạm Kỳ Đăng, Nguyên Văn Thọ, vợ chồng Tôn Nữ Nguyệt Minh, Trương Hồng Quang..., nói như F. Gerke, mỗi người góp một tí "máu dê", thành một bài thơ khá dài, rồi F. Gerke kết thúc:
    - Ra về hãy nhớ lời thề - Yêu nhau cứ phải thịt dê tương gừng - Em tửng tưng, lão tửng tưng - Bố thằng nào dám lẫy lừng vào đây... - F. Gerke cười khục khục - Tôi cứ kết hợp cụ Đồ Chiểu với thi sĩ Nguyễn Duy- ông anh tôi cho có tính dân tộc.
    Lúc tiễn tôi ra sân bay về nước, F. Gerke nhờ tôi chuyển lời thăm của anh tới nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Nguyễn Duy và nhạc sĩ Bảo Phúc. Rồi anh đọc câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng mà anh rất khoái: Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi - Đi lên đi xuống đã đời du côn. Anh thấy tôi có "du côn" không, anh Khoa? - F. Gerke quay lại hỏi tôi bằng một giọng đặc sệt Sài Gòn - Anh Sơn bảo ở trong tôi có đến 99% là dòng máu người Việt, còn Đức chỉ có 1% thôi. Tôi thì ngờ, hình như trong tôi không có đủ 1% dòng máu Đức - F. Gerke cười khà khà - Tôi sẽ phấn đấu trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Về già, tôi sẽ đưa vợ sang Việt Nam ở. Chúng tôi sẽ mua một căn nhà lá nào đó ở một miệt vườn, rồi làm một ông già Nam Bộ như trong thơ Nguyễn Duy: "Qua nghĩ chán, sống nghĩa là xả láng - Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu - Nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía - Nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều... ".
    Trần Đăng Khoa
    (Báo Người lao động)

    http://www.saigonnet.vn/vanhoa/tintuc/jan03/09/gt2002010920.htm
    http://www.suutap.com/trinhcongson/default.asp?id=39&muc=22
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:36 ngày 06/07/2003
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    "Có lẽ cho đến lúc giã biệt cõi đời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng không biết có một người nước ngoài say mê nhạc mình đến thế". Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với người đàn ông đặc biệt đó, anh là Frank Gerke, giáo sư trẻ người Đức
    Frank Gerke và Trịnh Công Sơn
    --- Trần Đăng Khoa ---

    [​IMG]
    Trần Đăng Khoa và F. Gerke​
    Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có rất nhiều người hâm mộ. Đi đến đâu, tôi cũng nghe người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ được người dân trong nước yêu thích mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách trong cõi tinh thần của người Việt ở hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến. Nhưng có lẽ cho đến tận lúc giã biệt cõi đời, nhạc sĩ cũng không biết anh có một khán giả ngoại quốc còn say anh cuồng nhiệt hơn bất cứ người hâm mộ nào. Đó là vị giáo sư trẻ người Đức Frank Gerke.
    Tôi biết Frank Gerke cũng rất tình cờ. Dịp tôi qua Đức, anh là người phiên dịch cho tôi. Đó là một người đàn ông cao lớn, trắng trẻo, tóc đen mướt, vai đeo chiếc ba-lô to xù, tay lại xách theo cây đàn ghi-ta. Trên ngực áo đen là mảnh băng đen. Mảnh băng khâu thẳng vào áo. Hóa ra nhà anh mới có tang. Tôi muốn nói với anh mấy lời chia buồn...
    - Tôi để tang anh Sơn đấy. Tôi là em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
    F. Gerke bắt đầu câu chuyện bằng một giọng trầm trầm. Tôi kinh ngạc khi thấy anh nói tiếng Việt rất chuẩn, lại kinh ngạc hơn khi biết Trịnh Công Sơn có người nhà ở bên này...
    - Không, anh Sơn chẳng có họ hàng gì với tôi cả. Anh ấy không chắc đã nhớ được tôi. Nhưng tôi thì rất yêu anh ấy và lúc nào cũng nhớ anh ấy...
    Con tàu đã rời ga Frankfurt từ lúc nào rồi. Bồng bềnh hai bên cửa sổ là những ngôi nhà và những vườn cây, những cánh đồng lúa mì xanh ngăn ngắt. Thiên nhiên Đức đang tự vẽ ra những bức tranh tuyệt vời của Levitan. Nhưng F. Gerke dường như không quan tâm lắm đến phong cảnh thiên nhiên trải ra suốt hai bên cửa sổ toa tàu.
    - Khi được tin anh Sơn mất, tôi đang dạy lịch sử Việt Nam ở trường Đại học Bonn. Vợ tôi báo cho tôi qua điện thoại. Nhưng tôi không tin, vì đó là ngày cá tháng tư. Ai tin được cái điều vô lý như thế? Tôi điện về Việt Nam. Hóa ra anh Sơn đi thật rồi. Thế là tôi bỏ dạy, về nhà. Tôi ốm lơ ốm lửng một tuần liền. Người sút đến ba ký...
    - Rất cám ơn anh đã hết lòng yêu mến một nhạc sĩ tài năng của chúng tôi. Tôi cũng yêu nhạc Trịnh Công Sơn lắm. Nhưng rất tiếc là chưa có dịp nào được tiếp xúc với anh ấy...
    - Thế thì đó là một thiệt thòi của anh - F. Gerke khẳng định - Khi biết anh sang đây, tôi định điện cho ông Nguyễn Quang Sáng, hỏi xem anh là một người như thế nào. Nhưng rồi thôi. Tôi muốn tự tìm hiểu, khám phá. Anh yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người giống tôi...
    - Anh gặp ông Sơn trong trường hợp nào?
    - Lâu rồi! Khi ấy, tôi còn ở Tây Nguyên, làm phiên dịch cho một công ty cà-phê của Đức đặt văn phòng ở Buôn Ma Thuột. Tôi nghe nhạc anh Sơn và thấy mê. Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Anh có để ý không? Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị. Tôi yêu nhạc anh Sơn, rồi tìm đến thăm anh ấy. Thế rồi anh em biết nhau. Đơn giản thế thôi mà...
    Nói rồi, F. Gerke ôm đàn hát. Anh hát hay lạ lùng. Đến nỗi tôi cứ tưởng là Trịnh Công Sơn đang hát.
    - Tôi có băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Chính anh Sơn đã dạy tôi hát đấy. Tôi hát theo băng mà - F. Gerke nói - Anh bảo chỉ có Khánh Ly hát mới ra Trịnh Công Sơn ư? Anh nhầm đấy. Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn.
    F. Gerke quay ra cửa sổ. Nhưng hình như anh chẳng nhìn thấy gì.
    - Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Mặc dù nhạc cách mạng của các anh rất hay. Hầu như bài nào cũng hay. Khỏe khoắn hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho số đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết nương tựa vào đâu nữa, người ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam... Nhạc Trịnh hay lắm. Hay một cách thấm thía. Lời ca của anh ấy rất đẹp. Đẹp như thơ...
    - Còn hơn thơ ấy chứ - Tôi góp thêm - Thậm chí có những lời ca của anh ấy bọn thi sĩ chúng tôi không viết nổi đâu...
    - Nhưng cũng không nên vì thế mà lại bảo anh ấy là một nhà thơ lớn. Ca từ của Trịnh Công Sơn chỉ đẹp khi nó nằm trong giai điệu thôi, tách ra khỏi âm nhạc, để nó đứng độc lập như một bài thơ thì nó đâu có phải thơ. Trịnh Công Sơn có làm thơ đâu. Anh ấy viết nhạc đấy chứ!
    F. Gerke đã thực sự hiện nguyên hình một con ma xó. Anh ứng tác thơ lục bát bằng tiếng Việt. Rồi anh hát chèo, hát dân ca quan họ và ca cải lương, ca bài chòi. Thật khó mà hình dung F. Gerke lại là một người Đức. Nếu cứ nhắm mắt nghe anh nói thì ta có thể lầm tưởng mình đang nhậu với một anh Hai nào đó ở Sài Gòn...
    - Anh biết tôi học tiếng Việt ở đâu không? - F. Gerke hỏi - Học ở quán mộc tồn đấy. Cánh bợm nhậu dạy tôi. Rồi tôi nói tùm lum tà la...
    Hôm cuối cùng tôi ở nước Đức, bạn bè người Việt ở Nhà Văn hóa Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ rồi sau đó là một bữa tiệc thịt dê. Thịt dê "đánh" từ Việt Nam sang. Tưng bừng chả kém gì Hà Nội. Trong men rượu ngà ngà, F. Gerke đề nghị mỗi người góp một câu thơ theo giọng Bút Tre để "Chào mừng nhà thơ Trần Đăng Khoa" rồi anh hào hứng mở đầu:
    - Yêu nhau, góp tí máu dê - Mừng anh Văn Khỏa từ quê sang đầy... Văn Khỏa nghĩa là Trần Đăng Khoa đấy...
    Thế rồi Phạm Kỳ Đăng, Nguyên Văn Thọ, vợ chồng Tôn Nữ Nguyệt Minh, Trương Hồng Quang..., nói như F. Gerke, mỗi người góp một tí "máu dê", thành một bài thơ khá dài, rồi F. Gerke kết thúc:
    - Ra về hãy nhớ lời thề - Yêu nhau cứ phải thịt dê tương gừng - Em tửng tưng, lão tửng tưng - Bố thằng nào dám lẫy lừng vào đây... - F. Gerke cười khục khục - Tôi cứ kết hợp cụ Đồ Chiểu với thi sĩ Nguyễn Duy- ông anh tôi cho có tính dân tộc.
    Lúc tiễn tôi ra sân bay về nước, F. Gerke nhờ tôi chuyển lời thăm của anh tới nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Nguyễn Duy và nhạc sĩ Bảo Phúc. Rồi anh đọc câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng mà anh rất khoái: Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi - Đi lên đi xuống đã đời du côn. Anh thấy tôi có "du côn" không, anh Khoa? - F. Gerke quay lại hỏi tôi bằng một giọng đặc sệt Sài Gòn - Anh Sơn bảo ở trong tôi có đến 99% là dòng máu người Việt, còn Đức chỉ có 1% thôi. Tôi thì ngờ, hình như trong tôi không có đủ 1% dòng máu Đức - F. Gerke cười khà khà - Tôi sẽ phấn đấu trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Về già, tôi sẽ đưa vợ sang Việt Nam ở. Chúng tôi sẽ mua một căn nhà lá nào đó ở một miệt vườn, rồi làm một ông già Nam Bộ như trong thơ Nguyễn Duy: "Qua nghĩ chán, sống nghĩa là xả láng - Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu - Nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía - Nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều... ".
    Trần Đăng Khoa
    (Báo Người lao động)

    http://www.saigonnet.vn/vanhoa/tintuc/jan03/09/gt2002010920.htm
    http://www.suutap.com/trinhcongson/default.asp?id=39&muc=22
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 05:36 ngày 06/07/2003
  8. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn, Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận ......
    Triệu Thần

    ... Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận ...
    Hơn bốn tháng đã đi qua, kể từ ngày anh mất. Vậy mà trên không biết bao nhiêu diễn đàn, người ta vẫn hãy còn tranh cãị Ngày 15 tháng 7 vừa rồi, người ta có tổ chức một đêm nhạc tưởng niệm anh ở La Mirada . Thế là lại thêm một cơn chào xáo nữa . Người đến nghe nhạc để tìm lại một thoáng kỷ niệm với anh, chia buồn với bạn bè và gia đình anh không khỏi đau lòng khi nhìn thấy người ta vẫn còn chưa để cho anh yên giấc. Biết làm sao bây giờ ? Anh nổi tiếng quá, cho nên ở từ cả hai bên chiến tuyến, người ta không ngừng lôi kéo anh, canh chừng anh. Và mặc nhiên khi đứng giữa hai lằn đạn, anh "tiến thoái lưỡng nan" là phải .

    Với tôi, tôi vẫn mong những ngày hôm qua được để lại hết với quá khứ. Dĩ nhiên nói thì dễ mà làm thì khó, vì dù sao, tôi vẫn là nạn nhân của cuộc tương tàn kia . Cho nên tôi hiểu những gì đang diễn ra trong tâm tư của những người đang mãnh liệt chống đối kia . Tôi cũng đã từng là một người trong số họ, đã từng cùng họ đứng cùng một chiến tuyến. Có khác chăng, tôi không đủ dũng khí để làm như họ hôm nay . Người đã về với cát bụi, cho dù có lỗi lầm, cũng nên được thứ tha . Huống chi ... ?

    Tôi gặp anh lần đầu ở Huế. Lúc đó tôi hãy còn rất trẻ, còn anh đã quá tuổi 40 rồi . Vẫn đúng như tôi đã hình dung, anh ăn nói nhỏ nhẹ, cười bằng mắt, đi đứng khoan thai . Tất cả mọi cái ở anh đều rất nhẹ nhàng và chừng mực, chỉ trừ có mỗi ... uống rượu . Người đàn ông mảnh khảnh đó uống rượu như chưa từng biết say, và rượu vào làm anh thoải mái hơn, dạn dĩ hơn, rộng mở hơn. Nên lúc đó, mọi người thích thú tiếp ... rượu cho anh, không ngờ đó cũng là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến việc anh phải ra đi vĩnh viễn. Anh nói chuyện mình mà như nói chuyện đâu đâu, "mỗi người có quyền được lựa chọn cho mình một con đường. Không sợ đúng sai , chỉ sợ đời làm cho mình ngại bước ..." Thưở ấy, mọi chuyện còn mơ hồ quá đối với tôi . Bao nhiêu giòng tư tưởng thi nhau diễu qua diễu lại trước mắt. Xung quanh tôi, kẻ phản bác anh vì một vài chuyện đã xảy ra trong những ngày loạn ly, người lại bênh vực anh. Thực lòng mà nói, lúc đó tôi thích anh vì những bài tình ca anh viết hơn là chính kiến của anh. Rồi cho đến bây giờ, tôi vẫn kính trọng anh vì những gì anh đã để lại cho cuộc đời thay vì phải đào bới quá khứ lên để tìm một câu trả lời chính xác, anh là aỉ ?

    Những năm đó khổ lắm, cơm độn khoai khô, rau muống rau khoai thay nhau đi vào mâm cơm như một món không thể thiếụ Rồi từ thiếu thốn vật chất, con người cũng dao động theọ Nhà này trông sang nhà nọ, rình rập. Bạn bè nhiều lúc vui với nhau cũng phải phòng bị Một câu nói hớ hênh cũng có thể dẫn đến một kết quả tai hạị Và người với người bỗng trở thành tai ương. Chế độ cũ sợ anh vì ảnh hưởng của anh qua những ca khúc giàu tính hiện thực, chế độ mới lại càng sợ Người ta vắt anh đến kiệt quệ trong những ngày đầu còn bát nháo, rồi vứt anh vào sọt rác, không quên canh chừng anh. Cho nên tôi rất lấy làm khâm phục vì anh vẫn còn đủ cảm hứng sáng tác. Mới đây, có người đem bài "Em ở nông trường em ra biên giới" ra đả kích, tôi thấy buồn cười chi lạ Người có lỗi ở trong cuộc chiến không phải là những người dân thấp cổ bé miệng đâu quý vị ạ, cho nên việc ngợi ca những người con gái đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình trên biên giới không có gì là không phải, xin đừng đem chuyện chính trị ra mà làm vẩn đục tình người . Không biết có ai ở đây từng có thân nhân bạn bè gì đã nằm lại mãi mãi trên chiến trường Tây Nam thưở đó không? Tôi thì có, cho nên tôi rất đồng cảm với anh. Nhiều lúc họ đã ngã xuống đơn giản vì là những người con dân Việt, không phải vì đang phục vụ cho một chính thể nào hết! Họ là những anh hùng không tên tuổi, đáng được xưng tụng. Họ không có lỗi! Lỗi là lỗi của ai kia thôi! Nên anh càng không có lỗi, khi anh đã biết hát vang lên những lời ca đầy nhân tính.

    Nhiều bài ca ra đời trong giai đoạn đó đã phải chịu số phận hẩm hiu, và chính những người nhạc sĩ mang nặng đẻ đau những bài hát đã phải chịu nhiều rắc rốị Nhạc hơi ủy mị một chút, như "... có tiếng gió khi chiều về, qua con sông nghe rì raò, vi vu sáo diều reo vi vụ Có tiếng võng đêm mẹ già ru con ngoan ơi ời à ..." sẽ bị cấm đoán. Lời hơi bay bổng một chút, như "... em đi về những nơi, bạn bè ta ở đó, còn vượt đèo băng sông, giữa biển trời mênh mông ...", sẽ không được phổ biến. Cho nên anh rút lui vào im lặng, tập vẽ tranh, tuy vẫn viết đều và viết khỏe, viết dễ như "lấy chữ ra từ trong túi" (NXK). Với tính cách và trường phái nhạc anh, chuyện bị cấm đoán là không thể tránh. Mươi năm trước, người ta sợ anh bao nhiêu thì giờ đây người ta cũng lo về ảnh hưởng của anh như vậy thôi . Chuyện lúc trước anh có thể mạnh dạn lên tiếng, bây giờ anh lại tỏ ra cam chịu hơn, có thể là vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà tôi không muốn nêu ra ở đâỵ "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" là vậy, không ai dại dột tự đập đầu vào vách đá để chứng tỏ mình đây có một cái đầu ... cứng cỏi .

    Anh đi rồi, hơn 600 nhạc phẩm anh để lại cho đời mới là quan trọng. Còn tất cả những gì liên quan đến xu hướng chính trị của anh, tôi không muốn tìm hiểu thêm. Tôi không muốn biết anh đứng bên phía nào của cuộc chiến, vì chính mình cũng không đủ lý luận chứng cứ để thuyết phục bản thân mình ... về một người khác, nhất là về một người mà tôi hằng kính trọng. Mà thôi, nhu tôi đã nói, chuyện hôm qua hãy cho theo những tờ lịch cũ bay vào sọt rác là xong. Tôi chỉ biết chắc một điều, anh căm thù chiến tranh và thương dân mình. Một kịch sĩ, dù giỏi đến đâu, cũng không thể nhập vai đến mức có thể viết lên những giòng nhạc chan chứa tình người như anh. Tôi tin thế!
    Triệu Thần
    2001
    Đọc những bài viết khác của Triệu Thần : http://68.4.88.217:4027/webvb/nhuhoa/trieuthan.html
    Được MucLucBoxTCS sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 06/07/2003
  9. MucLucboxTCS

    MucLucboxTCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn, Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận ......
    Triệu Thần

    ... Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận ...
    Hơn bốn tháng đã đi qua, kể từ ngày anh mất. Vậy mà trên không biết bao nhiêu diễn đàn, người ta vẫn hãy còn tranh cãị Ngày 15 tháng 7 vừa rồi, người ta có tổ chức một đêm nhạc tưởng niệm anh ở La Mirada . Thế là lại thêm một cơn chào xáo nữa . Người đến nghe nhạc để tìm lại một thoáng kỷ niệm với anh, chia buồn với bạn bè và gia đình anh không khỏi đau lòng khi nhìn thấy người ta vẫn còn chưa để cho anh yên giấc. Biết làm sao bây giờ ? Anh nổi tiếng quá, cho nên ở từ cả hai bên chiến tuyến, người ta không ngừng lôi kéo anh, canh chừng anh. Và mặc nhiên khi đứng giữa hai lằn đạn, anh "tiến thoái lưỡng nan" là phải .

    Với tôi, tôi vẫn mong những ngày hôm qua được để lại hết với quá khứ. Dĩ nhiên nói thì dễ mà làm thì khó, vì dù sao, tôi vẫn là nạn nhân của cuộc tương tàn kia . Cho nên tôi hiểu những gì đang diễn ra trong tâm tư của những người đang mãnh liệt chống đối kia . Tôi cũng đã từng là một người trong số họ, đã từng cùng họ đứng cùng một chiến tuyến. Có khác chăng, tôi không đủ dũng khí để làm như họ hôm nay . Người đã về với cát bụi, cho dù có lỗi lầm, cũng nên được thứ tha . Huống chi ... ?

    Tôi gặp anh lần đầu ở Huế. Lúc đó tôi hãy còn rất trẻ, còn anh đã quá tuổi 40 rồi . Vẫn đúng như tôi đã hình dung, anh ăn nói nhỏ nhẹ, cười bằng mắt, đi đứng khoan thai . Tất cả mọi cái ở anh đều rất nhẹ nhàng và chừng mực, chỉ trừ có mỗi ... uống rượu . Người đàn ông mảnh khảnh đó uống rượu như chưa từng biết say, và rượu vào làm anh thoải mái hơn, dạn dĩ hơn, rộng mở hơn. Nên lúc đó, mọi người thích thú tiếp ... rượu cho anh, không ngờ đó cũng là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến việc anh phải ra đi vĩnh viễn. Anh nói chuyện mình mà như nói chuyện đâu đâu, "mỗi người có quyền được lựa chọn cho mình một con đường. Không sợ đúng sai , chỉ sợ đời làm cho mình ngại bước ..." Thưở ấy, mọi chuyện còn mơ hồ quá đối với tôi . Bao nhiêu giòng tư tưởng thi nhau diễu qua diễu lại trước mắt. Xung quanh tôi, kẻ phản bác anh vì một vài chuyện đã xảy ra trong những ngày loạn ly, người lại bênh vực anh. Thực lòng mà nói, lúc đó tôi thích anh vì những bài tình ca anh viết hơn là chính kiến của anh. Rồi cho đến bây giờ, tôi vẫn kính trọng anh vì những gì anh đã để lại cho cuộc đời thay vì phải đào bới quá khứ lên để tìm một câu trả lời chính xác, anh là aỉ ?

    Những năm đó khổ lắm, cơm độn khoai khô, rau muống rau khoai thay nhau đi vào mâm cơm như một món không thể thiếụ Rồi từ thiếu thốn vật chất, con người cũng dao động theọ Nhà này trông sang nhà nọ, rình rập. Bạn bè nhiều lúc vui với nhau cũng phải phòng bị Một câu nói hớ hênh cũng có thể dẫn đến một kết quả tai hạị Và người với người bỗng trở thành tai ương. Chế độ cũ sợ anh vì ảnh hưởng của anh qua những ca khúc giàu tính hiện thực, chế độ mới lại càng sợ Người ta vắt anh đến kiệt quệ trong những ngày đầu còn bát nháo, rồi vứt anh vào sọt rác, không quên canh chừng anh. Cho nên tôi rất lấy làm khâm phục vì anh vẫn còn đủ cảm hứng sáng tác. Mới đây, có người đem bài "Em ở nông trường em ra biên giới" ra đả kích, tôi thấy buồn cười chi lạ Người có lỗi ở trong cuộc chiến không phải là những người dân thấp cổ bé miệng đâu quý vị ạ, cho nên việc ngợi ca những người con gái đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình trên biên giới không có gì là không phải, xin đừng đem chuyện chính trị ra mà làm vẩn đục tình người . Không biết có ai ở đây từng có thân nhân bạn bè gì đã nằm lại mãi mãi trên chiến trường Tây Nam thưở đó không? Tôi thì có, cho nên tôi rất đồng cảm với anh. Nhiều lúc họ đã ngã xuống đơn giản vì là những người con dân Việt, không phải vì đang phục vụ cho một chính thể nào hết! Họ là những anh hùng không tên tuổi, đáng được xưng tụng. Họ không có lỗi! Lỗi là lỗi của ai kia thôi! Nên anh càng không có lỗi, khi anh đã biết hát vang lên những lời ca đầy nhân tính.

    Nhiều bài ca ra đời trong giai đoạn đó đã phải chịu số phận hẩm hiu, và chính những người nhạc sĩ mang nặng đẻ đau những bài hát đã phải chịu nhiều rắc rốị Nhạc hơi ủy mị một chút, như "... có tiếng gió khi chiều về, qua con sông nghe rì raò, vi vu sáo diều reo vi vụ Có tiếng võng đêm mẹ già ru con ngoan ơi ời à ..." sẽ bị cấm đoán. Lời hơi bay bổng một chút, như "... em đi về những nơi, bạn bè ta ở đó, còn vượt đèo băng sông, giữa biển trời mênh mông ...", sẽ không được phổ biến. Cho nên anh rút lui vào im lặng, tập vẽ tranh, tuy vẫn viết đều và viết khỏe, viết dễ như "lấy chữ ra từ trong túi" (NXK). Với tính cách và trường phái nhạc anh, chuyện bị cấm đoán là không thể tránh. Mươi năm trước, người ta sợ anh bao nhiêu thì giờ đây người ta cũng lo về ảnh hưởng của anh như vậy thôi . Chuyện lúc trước anh có thể mạnh dạn lên tiếng, bây giờ anh lại tỏ ra cam chịu hơn, có thể là vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà tôi không muốn nêu ra ở đâỵ "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" là vậy, không ai dại dột tự đập đầu vào vách đá để chứng tỏ mình đây có một cái đầu ... cứng cỏi .

    Anh đi rồi, hơn 600 nhạc phẩm anh để lại cho đời mới là quan trọng. Còn tất cả những gì liên quan đến xu hướng chính trị của anh, tôi không muốn tìm hiểu thêm. Tôi không muốn biết anh đứng bên phía nào của cuộc chiến, vì chính mình cũng không đủ lý luận chứng cứ để thuyết phục bản thân mình ... về một người khác, nhất là về một người mà tôi hằng kính trọng. Mà thôi, nhu tôi đã nói, chuyện hôm qua hãy cho theo những tờ lịch cũ bay vào sọt rác là xong. Tôi chỉ biết chắc một điều, anh căm thù chiến tranh và thương dân mình. Một kịch sĩ, dù giỏi đến đâu, cũng không thể nhập vai đến mức có thể viết lên những giòng nhạc chan chứa tình người như anh. Tôi tin thế!
    Triệu Thần
    2001
    Đọc những bài viết khác của Triệu Thần : http://68.4.88.217:4027/webvb/nhuhoa/trieuthan.html
    Được MucLucBoxTCS sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 06/07/2003
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4



    Transcript Ghi lại
    bài nói chuyện của họa sĩ Trịnh Cung về Trịnh Công Sơn
    Tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Little Saigon, nam California, ngày 4.4.2001.



    (TCS, Đinh Cường, Trinh Cung, và Văn Cao. 1987)​
    Thưa tất cả các anh, các chị và các bạn,
    Tôi rất là hân hạnh được đứng đây - lần đầu tiên trước một cử tọa đông đảo gồm những trí thức và văn nghệ sĩ của người Việt tại quận Cam, đến để tưởng niệm một thiên tài âm nhạc của Việt Nam.
    Sự hiện diện hôm nay có anh Phạm Duy - một đàn anh cũng là bậc thầy, cũng là một thiên tài âm nhạc của Việt Nam - đáng lẽ cái phần này để dành cho anh Phạm Duy. Nhưng ban tổ chức đã ưu ái để tôi được nói về Trịnh Công Sơn; bởi vì một vài ngày nữa tôi sẽ tạm biệt [xúc động nghẹn lời]. Tôi là người không may so với Trịnh Công Sơn - chỉ một vài tháng đây, tôi tưởng tôi sẽ còn làm việc nhiều, và còn có thể đi lại nhiều, nhưng mà một cái kịch bản khác không có trong ý tưởng của tôi đã chiếm đoạt cái kịch bản của tôi là sang đây để làm việc, để sáng tác ... Cái kịch bản này không ai muốn và cái kịch bản nó thuộc về một thẩm quyền cực kỳ đặc biệt cũng như kịch bản này đã xảy tới cho TCS và đã từng xảy đến cho tất cả nhiều người thân của chúng ta - và rồi cũng sẽ đến với mỗi con người của chúng ta.
    Thế thì những cái gì còn lại thì chúng ta hãy sống hết mình với cái gì còn lại. Và tôi xin bắt đầu về TCS.
    Trịnh Công Sơn - tôi gặp anh vào năm 1958; lúc đó Trịnh Công Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi ở tại Huế. Chúng tôi chơi với nhau vì tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ. Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó . Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của những Đặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc là "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao - nhưng mà khi đến bài thơ của tôi, TCS bắt đầu một chương khác, bởi vì lời lẽ của bài thơ đó - lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói" - những chữ "mỏi" vào trong thi ca, mà lúc đó sự ảnh hưởng của thi ca tiền chiến rất dữ dội, thì Sơn lại thích bài thơ đó. Và sau đó bước ngoặc của ngôn ngữ trong nhạc TCS sau này một cách lộng lẫy, một cách kỳ lạ - Đó là bài Diễm Xưa.
    Tôi cho bài Diễm xưa là một mở đầu của một TCS và hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nền âm nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó - mà anh Văn Cao lúc đó là một bậc đàn anh rất là lớn. Cuộc đời của Sơn rất là bi kịch, bởi vì thiên tài âm nhạc này được hình thành một cách lạ lùng; bởi vì nếu không có một biến cố gia đình - ba của Sơn mất trong lúc Sơn đang học ở Chasseloup Laubat một trường dạy chương trình Pháp - và Sơn đang chuẩn bị để thi [ .... ] vì Sơn mới học tới [ .... ] thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba - Rồi sau đó trong một thời gian tập võ - Sơn rất giỏi thể thao. Sơn chạy, tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn giỏi về Nhu Đạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - Sơn đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, cho nên Sơn phải bỏ cuộc, và nằm bịnh hai năm. Nếu mà Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một Ph.D, một doctor, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vậy thì, trong tình bạn và trong sự nghiên cứu của tôi, thì tôi cho cái sự kiện, cái biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào trong một cái sự thay đổi con-xen-tuya của mình trong cái sự cô đơn, trong cái sự tuyệt vọng, và trong cái sự mất mát lớn lao đó. Thì nỗi đau khổ đã trở nên là nhân tố của một con người văn nghệ - và Sơn tự tập đàn guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó sáng tác và viết một ca khúc như "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Đi" .
    Khi tôi gặp Sơn, thì Sơn đã bình phục và đã vui chơi trở lại - Sơn không có điều kiện để trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình Sơn bị bankruptcy, không còn phương tiện để Sơn được học hành như một công tử - bởi vì Sơn lúc đó là con nhà giàu, rất công tử - nhưng mà gia đình bỗng dưng sụp đổ về kinh tế nên Sơn không còn điều kiện để đi học tiếp. Và cái đó cũng là một lý do để Sơn đến với văn nghệ. Sau đó thì Sơn - để tránh cho Sơn đỡ phải đi quân dịch, cho nên một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn để thi đậu vào trường Sư phạm Quy Nhơn. Sơn học ở đó để ra làm trưởng giáo của một cái trường Thượng ở trên Lâm Đồng.
    Thế thì bản Biển Nhớ - ca khúc biển nhớ ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn - đó là xuất xứ của bài Biển Nhớ. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ đó là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu là "Ngày mai nối bước Sơn Khê" Đó là tình sử của bài Biển Nhớ. Sau đó thì Sơn lên B'Lao nhận cái chức trưởng giáo của một cái trường Thượng có hai lớp, cách cái nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào cái làng thượng để dạy những em bé người thượng. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn ra Đà Lạt để chơi cuối tuần, thì cái phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Basto - Ở đó Sơn đã khởi sự một sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài như Đàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và mở đầu cũng là nơi để anh viết những ca khúc về thân phận, thì ca khúc thân phận và tình khúc luôn luôn song hành trong anh ta. Thời điểm đó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly ở tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Đà Lạt.
    Người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn vàa làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy - Thanh Thúy đã đưa bài Ướt Mi vào trái tim của mọi người và sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho Thanh Thúy "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai ..." Thanh Thúy ở trong một cái hẻm ở trên đường Cao Thắng - Sơn về thấy Thanh Thúy đi về trong cái hẻm đó, cho nên "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai ...".
    Đó là người hát nhạc Sơn mở đầu sự nghiệp nổi tiếng của Sơn chính là Thanh Thúy - nhưng người mà giữ lái luôn cái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời . Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Đà Lạt lại là một định mệnh- Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của Sơn cho cô ta - bởi vì lúc đó những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn Sơn chưa hề biết tới, Sơn không quen, Sơn còn xa lạ, và Sơn nghĩ cái con đường của mình khiêm tốn hơn, và có lẽ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
    Thế thì, khi Sơn làm nhạc, chúng tôi thấy hay quá - và chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và rất là không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất bé ở đường Trương Minh Giảng - là cái chỗ Sơn từ Đà Lạt về đó để ở lại với tôi nhiều năm trong cái căn phòng đó - ở gần chợ Trương Minh Giảng, mà bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi về Sài Gòn và Đinh Cường - họa sĩ Đinh Cường cũng là một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó. Đôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
    Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn - gặp anh Phạm Duy, gặp Nguyễn Đình Toàn, gặp Thanh Tâm Tuyền gặp tất cả những con người văn nghệ Sài Gòn sau sự chọn lựa đó ...và Sơn xuất hiện tại sân của trường Đại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và bên sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Đỗ Ngọc Yến, Trần Đại Ngọc, Hoàng Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó .
    Sơn đã đưa Khánh Ly xuất hiện tại một cái sân cỏ, một cái sân đất - và lẽ dĩ nhiên ở đó không thể dành cho nhưng bộ trang phục lộng lẫy, những đôi giày cao gót và Khánh Ly đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe . Họ đã sớm trở thành thần tượng của tuổi trẻ SG- bởi vì cái tính chất mới mẻ và như đại diện của tâm hồn trẻ thanh niên SG lúc đó - và đã trở thành một movement - một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
    Sau đó có sự hỗ trợ của một phong trào du ca, như anh Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Nghĩa ... đã ra đời cùng cái thời điểm đó. Tôi cho thời điểm đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
    Thời đại đó, nó sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS đã là nhân vật thật nổi bật nhất trong giới trẻ thời đó cũng như Khánh Ly . Họ chóng đạt được những thành công rực rỡ và trở thành thần tượng của cả nước nhất là trong giới trẻ.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này