1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự tại Nam Osettia & Gruzia - Phần II: Hậu chiến Nam Osettia, diến biến của giai đoạn tiếp the

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi espn08, 16/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Patriotxx

    Patriotxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Bác gì ơi nhầm rồi, US đâu có đánh Kosovo
  2. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Làm sao mà ấn 1 phát lại thành 2 thế này, sửa 1 cái để dành vậy.
    Được fddinh sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 25/08/2008
    May quá, TTVN lại thông rồi
    Được fddinh sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 26/08/2008
    Câu chuyện một chiến tranh ngắn ngủi mà đẫm máu.
    [​IMG]AFP Photo
    Xung đột trong vùng một lần nữa ép buộc Nam Ossetia và Abkhazia yêu cầu thế giới chính thức công nhận việc tách ra của họ từ Tbilisi. .Buổi tối ngày 7 Tháng tám, chỉ trước nửa đêm, Georgia dùng pháo binh đánh vào thủ đô Nam Ossetian. Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Georgia, Mikhail Saakashvili, công bố một cuộc ngừng bắn sau vài ngày xung đột lẻ tẻ giữa Nam Ossetian và quân đội Georgia.
    Tuy nhiên. bạo lực không kết thúc ở đó khi Georgia tiếp tục nã pháo và không kích những mục tiêu là công trình xây dựng ở Tskhinvali. Sáng hôm sau, Tbilisi tiến hành chiến dịch quân sự, được gọi là "Quét sạch đồng ruộng" triển khai những đơn vị bộ binh và xe tăng.
    Nga triệu tập một phiên họp mở rộng Hội đồng Bảo an UN trong một cố gắng để kết thúc cuộc xâm lược của Georgia. Georgia nhấn mạnh rằng họ rất khó khăn để khôi phục hiến pháp nhưng cuộc gặp muộn tại New York không mang bất kỳ kết quả nào.
    Quân đội Georgi đã vào Tskhinvali và tấn công những điểm kiểm tra của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.
    Tối Thứ sáu, 8 Tháng tám, thủ đô cộng hòa ly khai ở dưới điều khiển của quân lực Georgia. Những thường dân, cùng với những nhà báo và lực lượng gìn giữ hòa bình, trốn xuống tầng hầm các tòa nhà
    Tính đến tình cảnh của nhiều người ở Nam Ossetia có hộ chiếu Nga, Tổng thống Dmitry Medvedev ra lệnh điều tập đoàn quân 58 vào trong khu vực xung đột. Trong khi xe tăng Nga tiếp cận thành phố đang bị tàn phá, Mikhail Saakashvili tuyên bố rằng Nga phạm Georgia.
    Phương Tây thận trọng cân nhắc những sự liên quan. Ban đầu những báo cáo nói hàng trăm người đã bị giết chết trong cuộc tấn công vào Nam Ossetia.
    Trong hai ngày chiến tranh, nã pháo vào Tskhinvali và những làng gần bên cạnh vẫn tiếp tục.
    Trong khi quân đội Nga vào Nam Ossetia, chiến tranh bùng lên trên đường phố, dẫn tới hàng nghìn người phải bỏ nhà chạy tị nạn.        
    Những Máy bay Nga bắt đầu không kích những mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Georgia, thì Tbilisi tuyên bố rằng máy bay Nga tấn công thường dân, công trình xây dựng dân sự với thông báo rằng hàng tá người bị chết trong một tấn công bằng bom vào thành phố Gori, 60 km phía bắc thủ đô.
    Bởi giữa ngày thứ ba, những đơn vị Georgia gần như bị đẩy ra khỏi Tskhinvali. .Phiên gặp của Hội đồng Bảo an UN lần nữa không dẫn đến quyết định, nhưng gần như mọi sứ giả đứng ra mạnh mẽ phê phán Nga, chứ không phải Georgia, vì những hoạt động quân sự của nó.
    Ngày thứ tư bắt đầu với việc Tbilisi công bố một sự ngừng bắn khác, nhưng trong thời gian hai ngày tiếp theo quân lực Georgia không dừng chiến tranh và tiếp tục pháo kích Nam Ossetia.
    Trong thời gian này hơn 35.000 người chạy trốn tới cộng hòa Bắc Ossetia.
    Ngày thứ năm, Dmitry Medvedev và đồng nhiệm Pháp Nicolas Sarkozy soạn thảo một kế hoạch sáu điểm tập trung vào kết thúc những sự thù địch. Nó sau đó được ký bởi Tổng thống Mikhail Saakashvili ở Tbilisi.
    Quân đội Nga để vài đơn vị ở lại trong vài nơi ở Georgi, kể cả Gori, để ngăn ngừa một sự leo thang của bạo lực.
    13 Tháng tám, được chọn là ngày phiền muộn trong toàn nước Nga, tưởng niệm những người mà đã trở thành nạn nhân của sự xâm lược từ Georgia.
    Sau ngày này, Nga bắt đầu rút những lực lượng ra khỏi lãnh thổ Georgia.
    12/8 Ngoại trưởng Nga phê phán vào những bình luận của Tổng thống Hoa Kỳ về chiến tranh ở Georgia và Nam Ossetia dựa vào những báo cáo không được xác minh.
    14/8 Tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ nói cô lập quốc tế đối với Nga nếu nó không tôn trọng một cuộc ngừng bắn với Georgia.
    Văn phòng uỷ viên công tố Nga mở cuộc khảo sát những trường hợp phạm tội mang tính diệt chủng liên quan đến những sự kiện sảy ra ở Nam Ossetia.
    15/8 Cựu lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev đã khiển trách Georgia kích động những sự thù địch trong vùng ly khai Nam Ossetia và phê phán phương Tây hỗ trợ Tbilisi trong việc đó.
    17/8 Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin nói Xung đột vũ trang giữa Georgia và Nga tại Nam Ossetia lấy mất 7 tỉ đô la ra khỏi thị trường chứng khoán Nga.
    18/8 Xe bọc thép Nga bắt đầu rút ra khỏi Tskhinvali, thủ đô Nam Ossetia hướng về Cộng hòa Bắc Ossetia.
    19/8 Báo hằng ngày của chính phủ Nga Rossiiskaya Gazeta nói Nga tạm thời đóng biên giới với Azerbaijan và Georgia với mọi người ngoại quốc kể cả thành viên CIS.
    Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga nói Nga đã chuyển 3.700 tấn hàng giúp đỡ nhân đạo tới nạn nhân chiến tranh của Georgia tại cộng hòa ly khai Nam Ossetia.
    20/8 Một sĩ quan quân đội Nga đã bị bắt giữ tại miền nam Nga do bị nghi ngờ do thám cho Georgia.
    Những nhà chức trách ở cộng hòa ly khai Nam Ossetia nói 1. 492 là số cư dân thiệt mạng trong cuộc tấn công của quân lực Georgia kể từ 8 Tháng tám, phù hợp với dữ liệu đã có trước đó.
    21/8 Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đang tiếp tục rút quân về từ khu vực xung đột Nam Ossetia - Georgia.
    Bộ Tình trạng  khẩn cấp Nga nói khoảng 18.000 người tị nạn đã trở lại Nam Ossetia từ Nga trong chín ngày trở lại đây.
    Georgia mất quyền để tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình tại cộng hòa ly khai Nam Ossetia.
    22/8 Những hoạt động quân sự gần đây của Georgia ở Nam Ossetia gây ra  thiệt hại 100 tỉ Rúp (4,1 tỉ Đô la), theo ước lượng sơ bộ của cộng hòa ly khai.
    23/8 Tổng thống Nam Ossetia và sự lãnh đạo nghị viện sẽ bay tới Moscow vào Thứ bảy để chuyển lời kêu gọi công nhận quyền độc lập cho cộng hòa ly khai tới những nhà chức trách Nga.
    NATO đã gửi một tàu khu trục nhỏ Ba lan và một tàu khu trục Mỹ đi qua Bosporus để thúc tăng cường có mặt của nó trong Biển Đen, nơi nó đang chuyển hàng nhân đạo.
    25/8 [​IMG]Tổng thống Dmitry Medvedev cảnh báo rằng Nga có thể hủy bỏ mọi liên kết với NATO bởi sự chống đối của nó về vấn đề đáp trả của Nga cho vụ tấn công của Georgia ở Nam Ossetia.
    26/8 Lưỡng viện quốc hội Nga đều bỏ phiếu nhất trí yêu
    [​IMG]
    cầu Tổng thống Dmitry Medvedev công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia. MPs triệu tập phiên họp đặc biệt để tranh luận tương lai của hai vùng không được thừa nhận. Georgia đã nhiều lần nói nó sẽ không bao giờ chị mất những lãnh thổ của nó.
    [​IMG]Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush lên giọng khuyên bảo Nga đừng công nhận hai vùng ly khai của Georgia độc lập, và cử Phó Tổng thống DickCheney đến Georgia nhằm thể hiện sự hỗ trợ.
    Tổng hợp từ RussiaToday, RIA Novosti.
  3. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Medvedev ủng hộ độc lập cho Abkhazia và Nam Ossetia.
    [​IMG]
    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã công khai ý định công nhận độc lập của cộng hòa ly khai thuộc Georgia, Abkhazia và Nam Ossetia. Ông ra thông cáo ở Sochi sau sự bỏ phiếu nhất trí cho độc lập của của những nước cộng hòa bởi Lưỡng viện Quốc hội Nga ở Moscow hôm Thứ hai.
    [​IMG]AFP Photo / Dmitry Kostyukov
    "Chúng tôi ý thức một cách sâu sắc bi kịch của Nam Ossetia. Đêm Pháo kích vào Tskhinvali bởi quân lực Georgia dẫn tới những cái chết của hàng nghìn thường dân. Những lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã chết, nhưng họ làm mọi thứ họ đã có thể bảo vệ dân cư," Medvedev nói trong thông cáo. "Chính phủ Georgia đã đập vỡ mọi phép tắc của UN và những giao ước của nó với cộng đồng quốc tế, hành động trái ngược với lẽ thường - tiến hành một xung đột quân sự mà hậu quả tước đi nhiều sinh mạng của những thường dân. Tbilisi đã lập kế hoạch thực hiện một ''cuộc tấn công chớp nhoáng'' và bằng nhiều cách thức tàn bạo nhất để sáp nhập phía Nam Ossetia Bằng việc tàn sát toàn bộ dân cư của nó.".
    [​IMG]
    Medvedev tin tưởng bây giờ đã có thể rõ ràng nhìn thấy rằng một quyết định hòa bình cho xung đột không phải ở trong những kế hoạch của Tbilisi. "Lãnh đạo Georgi đã trở nên sẵn sàng cho từng bước chiến tranh," ông nói. "và vào đêm 8 Tháng tám, 2008, Tbilisi đã làm sự lựa chọn của nó. Saakashvili chọn sự diệt chủng như một phương tiện để giải quyết những nhiệm vụ chính trị của ông ta, làm điều này, ông ta phá hủy bằng bàn tay mình những hy vọng cho sự sống hòa bình của người dân Nam Ossetia, Abkhazia và những người Georgia trong thành phần của một quốc gia.".
    Con đường khó khăn để tới độc lập.
    Nam Ossetia, chung biên giới Nga ở Nam Caucasus, và Abkhazia trên Biển Đen, trước đó luôn cố gắng để bỏ đi từ Georgia sau những cuộc trưng cầu ý dân với đa ý muốn độc lập. Những kết quả bị Tbilisi lờ đi, mà bắt những dân tộc thiểu số Georgia phải từ bỏ sự tự quyết của những vùng ly khai chứ không phải được tham khảo. Xung đột gần đây ở Nam Ossetia đã thêm sự khẩn cấp hơn nữa vào những yêu cầu cho sự tự quyết.
    Gốc các của bất hòa hiện thời có thể theo vết quay trở lại chính sách chia để trị của Joseph Stalin - nửa Georgi, nửa Ossetia. Trước cách mạng 1917, những nhóm chủng tộc ở Caucasus đều sống riêng rẽ nhưng lệ thuộc vào và Đế chế Nga.
    Tuy nhiên, khi những người Bôn sê vích đến vẽ lại bản đồ, với cả Nam Ossetia lẫn Abkhazia trở nên những thành phần của Georgia.
    Khi Liên bang Xô viết sụp đổ, và rồi lãnh đạo Georgia Zviad Gamsakhurdia chủ trương một chính sách dân tộc chủ nghĩa "Georgia cho người Georgia", khơi lại những vết thương cũ. Hai xung đột quân sự xảy ra, để lại hàng nghìn người chết và cưỡng bức nhiều người hơn lẩn trốn những khu vực xung đột.
    Ngừng bắn vào đầu những năm 1990 mang thực tế độc lập tới cả hai vùng với sự ngừng bắn mong manh được bảo trì chủ yếu bởi những lực gìn giữ hoà bình của quân đội Nga.
    Từ việc trở thành tổng thống vào 2004, Saakashvili Mikhail có cam kết mang nước ông ta tới gần hơn phương Tây, đã cũng thúc đẩy để kết thúc những cuộc tranh luận lãnh thổ.
    Ossetian và Georgia đã sống cạnh nhau hàng thế kỷ, Đôi bên chia xẻ lịch sử Xô viết và tôn giáo Cơ đốc Chính thống và những cuộc hôn nhân hỗn hợp là bình thường. Nhưng những liên kết văn hóa của họ đã bị tổn hại trầm trọng trong vết thương của những giao chiến gần đây. Kosovo cũng tự công khai độc lập trong Tháng hai, đã thúc đẩy tham vọng của của vùng này.
    Đa số công dân Abkhazia và Nam Ossetia mang hộ chiếu Nga và tiền tệ hợp lệ duy nhất là đồng Rúp Nga. Ngoài ra, cả hai cộng hòa tự công khai có tổng thống, quốc kỳ, quốc ca , quân đội và sự hỗ trợ của Moscow.
    Tổng thống đã ký sắc lệnh công nhận trạng thái độc lập của hai vùng ly khai với Georgia, Nam Ossetia và Abkhazia ngày hôm nay và yêu cầu những nước khác đồng phục.
    "Đây là không phải một quyết định dễ dàng, nhưng đó là cách duy nhất để bảo vệ cuộc sống của những người dân" Dmitry Medvedev nói trên Truyền hình.
    Medvedev trả lời phỏng vấn độcquyền của RT.
    [​IMG]http://www.russiatoday.com/news/news/29490/video
    Lưỡng viện quốc hội Nga đã bỏ phiếu nhất trí hôm qua, Thứ hai cho một quyết định yêu cầu tổng thống Nga công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, căn cứ vào yêu cầu từ những lãnh đạo của cả hai cộng hòa ly khai.
    Việc này sẽ đẩy sẽ xa hơn nữa quá trình tồi đi trong quan hệ của Nga với phương Tây, vốn sẵn căng thẳng do sự đáp lại của Moscow với sự tấn công của Georgia trước đó trong tháng này để lấy lại Nam Ossetia.
    Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Đại Pháp quan Đức Angela Merkel hôm thứ Hai đã lên giọng cảnh báo Medvedev, thúc giục ông coi trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Georgia.
    Viên chức Nga đã nói Georgia bị mất quyền với hai vùng sau khi tiến hành tấn công quân sựu giết chết hàng ngìn người và thúc hàng chục nghìn người khác lẩn tránh sự tàn phá ở Nam Ossetia.
    Người dân cộng hòa ly khai ăn mừng công nhận của Nga.
    [​IMG]
    Sự công nhận của Nga đã phát tia lửa sự vui mừng trong hai bcộng hòa ly khai của Georgia. Hoả lực vung vãi lên trời trong nhiều giờ ở thủ đô Tskhinvali Nam Ossetian, cùng với tưng bừng âm nhạc ồn ào, vui vẻ. Những cảnh Tương tự đã xuất hiện ở Sukhumi, thủ đô Abkhazia.
    Người ta cho rằng lễ ăn mừng trong cả hai thủ đô sẽ kéo dài ít nhất vài ngày nữa.Cộng hòa ly khai bây giờ đang trông tới một tương lai độc lập theo sau công nhận của Nga với tình trạng của họ.
    To learn more about the joy in Sukhumi, follow the link  http://russiatoday.com/news/news/29506/video
    Tổng hợp từ RussiaToday, RIA Novosti
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Trình độ mặt dầy
    Mỹ không chịu rút khỏi Iraq theo yêu cầu của người Iraq nhưng lại dám lớn tiếng đòi Nga rút khỏi Georgia. Chúng ta thử so sánh và phân tích sơ sơ để thấy trình độ mặt dầy của Mỹ.
    Iraq cách Mỹ khoảng 5600 miles (1 mile = 1.6 km). Iraq không tấn công Mỹ hay vùng có người mang quốc tịch Mỹ định cư TRƯỚC, mà trái lại cả nước Iraq lúc đó đang bị LHQ cấm vận triệt để, máy bay Mỹ - Anh đêm ngày tuần tra gần 2/3 không phận Iraq.
    Theo lý do chính thức do chính Mỹ đưa ra, chỉ cần Mỹ thấy rằng Iraq là một mối đe dọa cận kề thì đã đủ lý do dập cho Iraq nát bét, chết khoảng mấy trăm ngàn thường dân rồi.
    Georgia có chung biên giới với nước Nga, và họ đã tấn công vùng ly khai theo Nga TRƯỚC, bắn rocket loạn xạ làm chết nhiều thường dân và binh lính gìn giữ hòa bình của Nga rồi SAU ĐÓ Nga mới trả đũa.
    Cuộc tấn công trả đũa của quân đội Nga là nhắm vào quân đội Georgia. Cuộc bỏ bom "shock and awe" liên tục ba ngày đầu của Mỹ mở màn cuộc xâm lược Iraq là nhằm ngay vào thủ đô Baghdad (5 triệu dân)của Iraq và đã làm chết khơi khơi khoảng 6.000 dân.
    Quân Nga ở trên đất Georgia chỉ mới vài tuần, trong khi quân Mỹ đã đóng trên đất Iraq 5 năm và tiếp tục giết chết thường dân Iraq lai rai, SAU KHI Iraq đã có bầu cử đàng hoàng trong dân chủ dưới sự bảo trợ và quan sát của quốc tế. Iraq hiện giờ đã có chính phủ dân chủ do chính Mỹ, quốc tế, và nhân dân Iraq công nhận.
    NHƯNG Mỹ vẫn cù cưa không chịu rút quân MÀ CÒN đám lên giọng dạy đời, đòi hỏi Nga phải rút quân ngay lập tức không được nói nhiều!
    Tại sao Mỹ không chịu rút quân khỏi Iraq? Rõ ràng cái Mỹ muốn là dâng chủ chứ không phải là dân chủ. Vì lẽ tự nhiên không có người chủ thực sự của một đất nước nào muốn có quân đội ngoại bang vào nhà ngồi trên đầu mình vô thời hạn cả.
    Có một điều khoản mà Mỹ muốn Iraq chấp nhận là quân đội Mỹ làm bậy trên đất Iraq phải do Mỹ xử chứ người Iraq không được đụng đến giống như ở Nhật và Nam Hàn hiện nay! Waaaaaa!
    Thế kỷ 21 rồi nhưng Mỹ vẫn muốn xài những luật lệ thời thực dân. Nhưng lần này hơi khó đây vì HÌNH NHƯ dân Iraq không bạc nhược như dân Đông Á.
    Thủ tướng al-Maliki nói trước cuộc họp của một số thủ lĩnh các bộ tộc người Shiite: "không một người lính ngoại nào được ở lại Iraq sau một hạn chót được ấn định cụ thể."
    Mỹ lại cù nhầy không muốn ấn định rõ ràng thời gian rút quân, đã vậy còn đòi hỏi rằng việc rút quân phải "tùy theo tình hình" (dĩ nhiên "tình hình" là do Mỹ đánh giá), và trên hết quân đội Mỹ phải được ngồi trên pháp luật Iraq!
    Người ta đã nói thẳng vào mặt đuổi mình đi, mình chằng những không thèm đi mà còn ra điều kiện này nọ đòi ngồi trên đầu người ta nữa!!! Dân chủ kiểu gì đây?! Trình độ mặt dầy ở đây phải nói là vô địch!
    Không hiểu là khi dịch qua dịch lại giữa tiếng Anh và Ả-rập, ý tứ có bị hiểu nhầm không đây?!
    Bush cù nhầy chỉ đồng ý "một hạn thời gian chung chung" ("general time horizon"), nhưng một trợ lý thân cận của Thủ Tướng al-Maliki nói rằng: "Chúng tôi thấy như vậy là quá mơ hồ". "Chúng tôi không thích cụm từ ''những hạn thời gian''. Chúng tôi không cảm thấy yên tâm với cụm từ đó."
    Mỹ còn cù nhầy dùng cụm từ "quân tác chiến". Nhưng một người trợ lý cao cấp khác của al-Maliki nói rằng chính quyền Iraq đã "ngừng nói về việc rút về nước của quân tác chiến. Chúng tôi chỉ nói về việc rút về nước," bao gồm cả lực lượng huấn luyện và hậu cần.
    Diehard Cat''s Blog
  5. nhanzan

    nhanzan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Nguồn : http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/08/800695
  6. thit_cho_mam_tom

    thit_cho_mam_tom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    0
    NATO do Mỹ cầm đầu bác ạ. NATO mà không có Mỹ nó hô thì trừ khi ai đó vác quân sang nhà nó đập thì nó phản ứng chứ bản thân nó chả dám chủ động đi phang ai đâu ạ . Em nói các nước NATO trừ chú Mỹ nhá!
  7. foxmanhn

    foxmanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Quyết định cua Nga là hoàn toàn đúng đắn và hợp pháp.
    Tuy nhiên 1 sô nước Phương Tây nhảy dựng lên. Xem trò gì sẽ tiếp theo. Lâu ngày chỉ thấy toàn tin luộc lại. Không thấy bóng dáng của HP đâu.
    TÔI YÊU NƯỚC NGA!
  8. dangtuyquyen

    dangtuyquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Nguồn : http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/08/800836/
    Mỹ tỏ ra thận trọng, bớt manh động hơn trước sự cứng rắn của Nga ?.
  9. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Vậy người LX khởi xướng chủ thuyết THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG để làm j` Phương Tây chỉ muốn phần còn lại dân chủ theo kiểu mình, Nga rơi vào thế buộc phải phòng vệ và bành trướng, họ ko chủ động làm những việc đó như Mẽo, Nato hay Khựa
  10. dangtuyquyen

    dangtuyquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Nguồn : http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/50766/default.aspx
    Được dangtuyquyen sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 28/08/2008

Chia sẻ trang này