1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người cõi âm và nhà ngoại cảm

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi southboyvn, 18/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. southboyvn

    southboyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Người cõi âm và nhà ngoại cảm

    Dưới đây là một câu chuyện ly kỳ đầy bí ẩn về tìm mộ Liệt sỹ Trương Triệu Quý mà cháu Liệt sỹ là anh Trương Thái Dương viết đăng tải trên trang web : http://nhantimdongdoi.org ( linh xem trực tiếp http://nhantimdongdoi.org/?ssoft=2&item=2&subID=28&sid=)
    Tôi đọc và thấy cảm phục người cháu trai đã bao năm lặn lội đi tìm người chú chưa một lần biết mặt của mình . Mạn phép Trung tâm Marin cùng anh Trương Thái Dương xin post lên đây để mọi người cùng đọc .

    40 năm chú về lại quê hương (Phần 1)
    Em ơi chú nhà em không có ở đây đâu, em nhìn thấy con đường vào sâu trong rừng kia không? đi lối đó rẽ bên tay phải chú em nằm hướng đó, ngày mai đoàn mình sẽ đi tìm chú. Phải tìm từ chú thủ trưởng này rồi tìm cách đưa các chú liệt sỹ khác lên em ạ... Lời của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài


    Phần 1: Những tháng ngày tìm kiếm


    Chú tôi - liệt sỹ Trương Triệu Quí, sinh năm 1933 nhập ngũ 1950. Trước khi tham gia chiến đấu tại Quảng Trị, chú tôi đã được đào tạo sĩ quan tại Trung Quốc và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi hy sinh, chú thuộc Trung đoàn 88, sư đoàn 308.

    Chú hy sinh năm 1968, tôi chưa kịp chào đời mọi kí ức về chú tôi chỉ được nghe qua những người thân trong gia đình kể lại.

    Cha mẹ tôi nhất lòng thương yêu thương chú Quí, mỗi lần kể về chú bố mẹ tôi lại rơi nước mắt. Kỉ niệm về chú cứ lớn dần và đọng mãi trong tôi qua những câu chuyện của người thân trong gia đình.

    Ngày còn nhỏ tôi vẫn thấy gia đình, dòng tộc nhà tôi lần mò tìm kiếm thi hài chú Quí. Tìm chú từ khi ông bà tôi còn sống song vẫn không biết thân xác chú nằm ở phương trời nào, lớn lên tôi thấy bố mẹ tôi và một số người thân lần đi tìm chú. Mỗi cuộc tìm kiếm qua đi là một lần vô vọng, tôi thương mọi người nhưng chẳng biết làm thế nào.

    Khi về già cha đột đột ngột lâm bệnh nặng nằm một chỗ, nhìn cha lòng tôi đau như thắt vì biết rằng không lúc nào cha tôi nguôi ngoai ước nguyện đi tìm chú tôi về.

    Dù không ai nói ra song gia đình tôi cứ đời này sang đời khác thực hiện một ước nguyện tìm chú, từ ông bà tới cha mẹ tôi, vợ chồng tôi nếu như hết mỗi đời người chưa tìm được hài cốt chú thì cứ như thế các con các cháu tôi mỗi đời tự có trách nhiệm tìm kiếm phần hài cốt liệt sỹ Trương Triệu Quí.


    Tháng ngày tìm kiếm?


    Vợ chồng tôi sinh sống ở Miền nam. Để thực hiện phần việc tìm chú Quí, tôi bắt đầu tìm chú tôi bằng cách xem thầy phán bảo, không thấy có hiệu quả tôi tìm tới một số nhà ngoại cảm song thông tin của họ đưa ra không đủ độ tin cậy, con đường tìm mộ bằng ngoại cảm tạm dừng vì mù mịt quá.

    Ước vọng lớn lao thôi thúc tôi tìm mộ chú , tôi tự đề ra kế hoạch cho chính mình, mỗi năm tranh thủ nghỉ việc hai tháng đi tìm chú, tôi bắt đầu mò mẫm từ các nghĩa trang trong khu vực Miền nam, trong giấy báo tử của chú tôi ghi rất rõ" hy sinh tại chiến trường Miền nam". Miền nam dài dẵng dẵng, biết chú nằm ở vùng nào, cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt ?o Chiến tr­ường Miền nam? thì trải dài, vậy biết chú tôi hy sinh ở nơi nào trong chiến trường Miền nam? Tôi cứ đi, ngày này qua tháng khác, ngày qua ngày tôi lặng lẽ lang thang tìm chú qua các nghĩa trang, nhìn vào hàng loạt mộ liệt sỹ nối nhau, mênh mông. Lòng tôi se thắt nghĩ tới các liệt sỹ...nghĩ tới chú, nghĩ về cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay, nghĩ về chú, về tôi.. .

    Tôi mò mẫm trong các nghĩa trang tìm tên chú, vào các Thành đội, tỉnh đội, huyện đội tìm danh sách. .. hy vọng tìm chú càng ngày càng leo lét như ngọn đèn trước gió... dù biết vậy nhưng tôi vẫn cố tìm cố hy vọng. tôi thấy như thể xứ mệnh của một con người, trách nhiệm của người cháu đối với liệt sỹ.

    Ra đến Quảng trị, Ban Chỉ Huy Quân sự cung cấp cho tôi danh sách những Liệt sỹ thuộc Sư­ 308 hy sinh tại chiến trường Đư­ờng 9 ?" Nam Lào năm 1968, tôi nhìn thấy dòng chữ: Liệt sỹ Tr­ương Triệu Quí, Đại uý, Tiểu đoàn tr­ưởng tiểu đoàn 5 Trung đoàn 88 sư 308 hy sinh ngày 05/06/1968. Tôi nghẹn ngào, nhìn dòng chữ thấy nhạt nhòa, cổ họng ứ nghẹn...tim tôi tưởng như vỡ oà tôi không tin vào mắt mình cố nhìn cho thật kỹ, nỗi vui mừng không gì sánh được qua bao nhiêu năm tháng mà hôm nay tôi mới mong manh tìm được phần nào tin tức của chú tôi. Cảm giác thấy chú ùa về song qua ban Quân sự biết phần mộ của chú tôi ch­ưa được qui tập. Hoặc qui tập sẽ là liệt sỹ vô danh vì chú không có tên trong nghĩa trang nào cả. Hy vọng chưa kịp loé lại vụt tắt, tôi lại đi vào con đường cụt vì không thể biết được mộ chú nằm ở đâu song chí ít tôi cũng được an ủi phần nào, chú hy sinh Khe sanh - Quảng trị. Các anh trong ban chỉ huy quân sự cho tôi mượn một cuốn sách viết về lịch sử sư đoàn 308 và từ cuốn lịch sử đó tôi tìm về sư đoàn 308, từ đây cuộc tìm kiếm của tôi hé mở.

    Trong cuốn lịch sử viết rất rõ trường hợp hy sinh của chú tôi, từ cuốn sách này tôi tìm về trung đoàn 88 mong gặp lại các bác, các chú những người đã từng chiến đấu và biết về liệt sỹ Trương triệu Quí.

    Tôi gặp được trung tướng, anh hùng Phạm Duy Tân, Chú Tân nguyên Tiểu đoàn trư­ởng tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 102, Sư 308 là bạn, và là đồng đội, cùng chiến đấu với chú tôi qua nhiều trận... Tôi vô cùng cảm động xen lẫn tự hào trước sự hy sinh anh dũng của chú Quí. Chú Tân kể lại: Trong một trận chiến vô cùng ác liệt, để trả thù cho các đồng đội của mình. Chú tôi lao vào chiến trận (Một cuộc chiến không cân sức) chú tôi bị trúng mảnh pháo của địch, chú tôi được đồng đội đưa về trạm phẫu, sau đoạn đường rừng về đến trạm phẫu chú tôi hy sinh. Chú Tân kể cho tôi nghe trong sự nghẹn ngào xúc động, còn tôi n­ước mắt cứ trào ra, tôi muốn nghe chú kể thật nhiều kỷ niệm chiến trư­ờng của chú tôi và các đồng đội của chú. Theo chỉ dẫn của chú Tân tôi tìm đến nhà chú Đắc, chú Đắc nguyên là đại tá, bác sỹ trạm trưởng trạm phẫu lúc bấy giờ. Chú Đắc rất vui mừng khi biết tôi là cháu ruột của liệt sỹ Trương triệu Quí, chú Đắc cho tôi biết thêm về vết thư­ơng của chú tôi bị mảnh pháo vào đùi, do bị mất máu quá nhiều nên hy sinh và đư­ợc đồng đội chôn cất tại Đồi gốc mít trong rừng Trường sơn. Sau gần 40 năm các đồng đội của chú tôi tất cả đều đã già và yếu không thể đi cùng tôi đến chiến trường xưa được , tôi ghi vội những lời dặn dò của các chú vội vã đi tìm chú tôi. Trở lại miền Trung nơi chiến trường xư­a, nơi mà chú tôi đã từngchiến đấu và hy sinh thân mình cho nền độc lập. Núi rừng sau gần 40 thay đổi quá nhiều, trong khoảng núi rừng trùng điệp ấy, địa danh kia bây giờ nằm ở chỗ nào? ai biết? Trong chiến tranh có biết bao nhiêu là trạm phẫu, biết bao nhiêu cái tên ngày xưa gọi mà bây giờ người ta không bao giờ nghe thấy nữa..., trên những quả đồi rộng lớn biết bao nhiêu các liệt sỹ vẫn còn nằm lại, đâu là phần mộ của chú tôi ?

    Tôi lần mò từng bước một như kẻ vô định vào khu vực Khe sanh nhờ người dân sở tại, tôi gặp được chú Hùng người đã lên chương trình người đương thời của VTV3 trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Các chú, các anh dựa trên thông tin của tôi cung cấp dẫn tôi tìm địa danh gốc mít trạm phẫu của sư đoàn ngày xưa, song rồi mỗi lần đến là một lần thất vọng, chúng tôi chỉ biết đứng nhìn rừng suy luận rồi... quay về, thực tế cho thấy không thể biết được chú nằm chỗ nào khi mà thân xác chú yên nghỉ chỉ là một hai mét đất, vậy trong khoảnh rừng núi mênh mông biết chú nằm ở đâu? đồi quân y đây rồi chú tôi nằm chỗ nào? liệu rằng trong bấy nhiêu năm chú đã được qui tập hay chưa? nếu chưa được qui tập thì liệu phần hài cốt của chú có còn hay sau khi chôn cất xong, chiến trận dài biết bao nhiêu trận bom cày xuống tung lên nữa? bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong tôi không được trả lời, tới đây dường như mọi sự cố gắng của tôi và gia đình lại rơi vào vô vọng, tôi đành ngậm ngùi ra về.

    Lòng tôi nặng trĩu âu lo của ng­ười không hoàn thành được tâm nguyện của bố mẹ và dòng tộc.

    Tôi lực bất tòng tâm...


    ....đi cùng MARIN


    Tháng 3 năm 2008, có một người khách lạ tìm tới gia đình bố mẹ tôi, qua giới thiệu anh là Nguyễn Văn Hùng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Linh (109 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng). Anh Hùng là con trai của một liệt sỹ đã tìm được phần mộ, anh là người thường xuyên giúp đỡ các gia đình tìm kiếm thông tin về tìm hài cốt các liệt sỹ. Anh là đại diện của của Trung tâm MARIN tại Hải Phòng (Trung tâm quản lý dữ liệu về liệt sĩ và người có công), lần này trung tâm tổ chức đi tìm liệt sỹ sư 308 tại Quảng trị. Nghe anh nói địa điểm trung tâm đi qui tập lần này, biết chắc chắn không thuộc nơi chú Quí hy sinh so với các nhân chứng sống cung cấp song gia đình tôi vẫn quyết định đi theo đoàn.

    Tôi bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hải phòng ngày 4/ 5/ 2008 rồi 3 giờ đêm đi từ Hải Phòng lên Hà Nội để cùng đoàn đi Khe sanh.

    Tới nơi tôi được cấp một tập tài liệu lịch trình chuyến đi. Trung tâm MARIN thuộc Liên hiệp khoa học tin học ứng dụng (UIA) do chị Ngô Thị Thuý Hằng phụ trách. Thành phần tham dự gồm có đại diện trung tâm, thân nhân liệt sỹ, một số cựu chiến binh, nhà báo, nhà ngoại cảm.

    Tối 5/5 vào đến nhà nghỉ 27/7 (Đông Hà, Quảng Trị), chị Ngô Thị Thuý Hằng gọi tôi lên phòng gặp một chị tên là Hoài.

    Chị hỏi họ tên, tuổi, địa chỉ của tôi và hỏi họ tên tuổi ngày tháng năm sinh, nhập ngũ, hy sinh của liệt sỹ sau đó chị có cho tôi biết một số thông tin về liệt sỹ cũng như thân thế liệt sỹ rồi chị hỏi đúng được bao nhiêu phần trăm, vì thông tin của chị đưa ra có câu đúng câu sai nên tôi cũng không nói gì, hơn nữa tôi không biết chị Hoài là ai...

    Tối 6/5/228 đoàn lên rừng làng Cát thuộc xã Đkarông, huyện Đkarông, tỉnh Quảng Trị, dựng lán trại. Đêm về họ ca hát vui vẻ quanh đống lửa rừng bập bùng, chẳng biết họ sẽ tìm kiếm ra sao song tôi biết chắc chắn nơi đoàn qui tập không thuộc địa danh chú hy sinh, tôi định bụng tối nay ngủ lại với đoàn mai làm công đức cho đoàn xong rồi chia tay đoàn về trước.

    Chiều gần tối chị Hoài gọi tôi lại hỏi có phải tôi là cháu liệt sỹ thủ trưởng không? chị nói:

    - Em ơi chú nhà em không có ở đây đâu, em nhìn thấy con đường vào sâu trong rừng kia không? đi lối đó rẽ bên tay phải chú em nằm hướng đó, ngày mai đoàn mình sẽ đi tìm chú. Phải tìm từ chú thủ trưởng này rồi tìm cách đưa các chú liệt sỹ khác lên em ạ...

    Nghe chị nói tôi thấy mừng, tôi đã đến nơi chú Quí nằm theo các nhân chứng sống, tôi chưa đi hướng này lần nào, song tôi định hướng rất có thể từ hướng tay chỉ của chị đi sẽ tìm ra chỗ tôi vào tìm chú Quí lần trước.

    Đêm ấy cả đoàn hầu như không ai ngủ được vì mưa lắc rắc lẫn sương đêm vả lại rất nhiều muỗi, vắt, nỗi buồn ùa về xâm chiếm lòng tôi, tôi thương các chú đến xé lòng nghĩ tới ngày xưa, nơi chiến trận bom rơi máu chảy. Chú Quí ơi chiến tranh cướp mất chú và biết bao người con của đất nước, các chú ra đi giành độc lập, mấy chục năm rồi thân xác nằm dải rác khắp chiến trường, một dãy Trường sơn trải dài rừng núi trùng trùng, điệp điệp, nghĩ tới người nằm lại chiến trường mà thương xót biết nhường nào?

    Càng nghĩ lại càng thương, tôi không biết phải làm như thế nào?

    Ngay trong đêm, dưới màn trăng mờ ảo lạnh lẽo, bên cạnh đống lửa chị Hoài đã vẽ ra một sơ đồ nơi có phần mộ chú Quí.

    Chị và tôi cùng xem dưới ánh đèn pin, chị nói.

    - Đây là nơi chú nằm, em xem có đúng không? chú Quí nói là gia đình đã tới nơi chú nằm lần trước rồi. Sáng mai đội hình mình đi nhé, chỗ chú nằm có quả đồi 405

    Tôi nhìn tấm sơ đồ chị vẽ vô cùng ngạc nhiên pha lẫn kinh ngạc. Tại sao chị lại vẽ được địa hình nơi chị chưa hề biết?

    Tự nhiên tôi buột miệng:

    - Chị vẽ đúng rồi, chị chưa đến đấy bao giờ đâu chứ?

    chị cười nói

    - Lần đầu tiên trong đời chị đi Trường sơn đây.

    Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc và gần gũi một nhà ngoại cảm mà báo chí và rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến. Song tôi không thể nào giải thích được cái gọi là ngoại cảm của họ. Phải chăng họ tiếp xúc được với linh hồn, họ được linh hồn của người đã khuất mách bảo? hay phần vẽ sơ đồ kia chính là phần hồn chú tôi hiện hữu?

    Tôi cảm giác như chính chị là người có mặt lúc chôn chú Quí. Thú thực, nếu bảo tôi là người đã nhiều lần đến khu vực đó mà vẽ lại cũng không chính xác được như­ chị vẽ lúc này...

    Tôi bắt đầu suy diễn linh tinh và thấy sợ, phải chăng trên đời này vẫn tồn tại một thứ mà người ta thường gọi là linh hồn. Phải chăng linh hồn chú tôi đang hiện hữu trong người phụ nữ xa lạ kia?

    Chiều nay, tôi biết chị là nhà ngoại cảm tôi rất ngạc nhiên, tôi thấy chị hoàn toàn bình thường, tiếp xúc với chị chẳng thấy có gì khác lạ so với những con người bình thường khác....( còn nữa ..)
  2. southboyvn

    southboyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Sáng sớm hôm sau cả đoàn mỗi người được một cốc cháo. Tôi, chị Hoài cùng Hằng, Hùng, Hải vào rừng tìm phần mộ của chú tôi theo như­ sơ đồ chị Hoài đã vẽ.
    Đường rừng đi khó khăn, hiểm trở, vất vả, vắt trường sơn nhiều vô kể, đoàn đi ai nấy trên người be bét máu, vắt đen bò lổm ngổm dưới lớp lá rừng bu chặt vào chân rồi thi nhau bò lên người hút máu, vắt xanh nằm trên lá cây thấy có hơi người đi qua là chúng bật vào người để cắn, loại vắt xanh cắn rất êm máu từ chỗ cắn chảy nhiều, máu loang lổ cả đám quần áo trên người, nhìn xuống chân lũ vắt chồng chất lên nhau chụm đầu vào các kẽ chân hút máu, chị Hoài nôn thốc nôn tháo, tôi lo lắng hỏi, chị nói "nhìn vắt kinh quá" tuy vậy nhưng chị vẫn đi rất giỏi cứ băng băng trèo rừng lội suối. Vừa đi chị vừa hô hào chúng tôi hát lên những bài hát Trường sơn, vừa hát chị vừa gọi.
    - Chú Quí ơi? chú ở đâu? chú dẫn đường cho chúng cháu, chúng cháu đưa chú về quê...Các chú Liệt sỹ ơi....dẫn đường cho chúng cháu đưa các chú về....
    Tiếng con ******* mãi gọi hoài vang vọng cả núi rừng Trường sơn, tiếng gọi ngân vang tiếp sức cho cả đoàn đi tìm người lính trận thân thương biết nhường nào?
    Đi tìm vất vả, gian khổ biết chừng nào thì lại thấy ấm áp tình người đến chừng đó, mọi người nhiệt tình và tình cảm quá, tôi cảm thấy như chúng tôi đi tìm những con người bằng xương bằng thịt chứ không phải là đi tìm hài cốt nữa, tôi thầm mong tìm được nhiều liệt sỹ, tình cảm của cả đoàn tôi gửi ở Trường sơn thiêng liêng, ấm áp.
    Đi nửa ngày trời vất vả, đi, đi mãi vào rừng sâu thăm thẳm, men theo khe suối dốc dựng ngược phải tìm cách bò lên, càng vào sâu trong rừng càng thấy lạnh lẽo âm u, tìm mãi cũng không ra được nơi tôi đã đến lần trước. Quay ra vừa sợ tối, vừa sợ lạc đường , tôi quá mệt mồ hôi vã ra như tắm, quần áo trên người tôi ướt sũng mồ hôi, bắp chân tôi đau cứng không muốn bước, chị vừa động viên tôi vừa như trách khéo: Có thế này mới biết các chú ngày xưa gian khổ như thế nào? Chính các chú ch­ưa được qui tập đang thôi thúc chúng ta đi tìm các chú đấy chứ, cố gắng lên em.
    Tôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng của chị.
    Một ngày đi tìm gian khổ không có kết quả, có chăng chỉ là sự nếm trải thực sự của người đi tìm hài cốt.
    Ngay tối hôm đó cả đoàn quay ra nhà nghỉ 27/7, còn tôi nhờ chị ở lại tìm kiếm giúp. Thực ra lúc này tôi tin tưởng và hy vọng rất nhiều vào chị niềm tim tôi đặt vào chị thông qua cảm nhận về con người chị trong suốt một ngày tìm kiếm. Có thời gian gần chị tôi dần nhận biết thêm nhiều điều mới lạ trong việc tìm hài cốt. Tấm lòng thành của chị phân đôi, nửa dành cho người đang sống và nửa dành cho người ở cõi thiên thu.
    Ngày 8/6/2008, tôi và chị Hoài cùng cháu Hải con gái chị nghỉ lại Khe sanh vì không thể đi được nữa, đôi chân của chị em, chú cháu tôi đau nhức bắp chân cứng lại không sao bước được. Toàn thân như rệu rã, cơ bắp chân đau tức, bàn chân phồng rộp.
    Xe gia đình tôi khởi hành chiều qua từ Hải phòng vào, xe chạy suốt đêm, chiều nay vào đến nơi, chiều qua lúc ở dưới suối tôi đưa ra ý kiến cho thêm người nhà vào, chị Hoài không nhất trí, nói nhỡ không tìm thấy chú Quí thì phiền lắm, bao giờ thấy chú vào cũng chưa muộn song gia đình tôi sốt ruột và lo lắng không thể chờ đợi được ở nhà.
    Buổi tối khi đang dùng bữa tự nhiên chị Hà - chị gái tôi khóc ầm lên, vừa khóc vừa nói "muốn về lắm rồi, buồn lắm rồi, đi gần hết rồi, cố gắng đưa tôi về ". Cũng trong thời gian này chị Hà ở đây có biểu hiện lạ lẫm này thì ở Hải phòng một chị tôi cũng tự nhiên ôm mặt khóc rồi nói " muốn về lắm... tìm nhanh lên, khó lắm không biết có tìm được mà đưa về không??
    Tôi và mọi người vừa hoảng vừa sợ.
    Đêm ấy tôi thức hết đêm suy nghĩ mông lung.
    Sáng sớm hôm sau 9/6/2008 cả nhà tôi, mẹ con chị Hoài cùng chú Hùng với một đoàn xe ôm 11 người đi tìm chú.
    Chú Hùng là cựu chiến binh chuyên giúp đỡ các gia đình liệt sỹ tìm hài cốt, lần trước tôi đã tìm đến nhờ vả chú, lần này nhìn thấy tôi chú Hùng nhận ra ngay, chú hỏi tôi vào đây làm việc gì, tôi nói cháu đi tìm chú Quí, chú ngớ người tưởng lần trước tôi đã tìm được rồi.
    - Ta đang trách mi, cái thằng đó tốt tính là thế mà khi về nó không chào ta một tiếng.
    Tôi cười nói chú trách nhầm rồi cháu vẫn đang đi tìm kiếm, đã về đâu mà chào mọi người?
    Vào đến nơi giở sơ đồ ra rồi bám theo sơ đồ để tìm mộ, chị Hoài cùng chúng tôi loay hoay, tìm tất cả các thông tin trên thực địa, chị Hoài bảo chị là người mù địa lý, chị giao cho chú Hùng, anh Lộc ( anh rể tôi) đảm nhiệm việc xác định hướng, chị đi tìm gốc mít trèo lên đó đứng ngắm ngía một lát rồi bắt mọi người căng dây phạt cây rừng thành một đường thẳng từ gốc mít xuống phía bờ suối (lần tìm sau gia đình tôi tìm thấy chú Quí chính trên đoạn đường thẳng chị cho phạt cây này)
    Trong lúc vào thực địa tìm kiếm thông tin, mỗi người một ý đến loạn cả lên, nhiều ý kiến đưa ra, cả nhà tôi đều được nghe kể nơi chôn cất chú Quí từ các đồng đội, có một chi tiết đáng chú ý, hai người bạn của chú Quí ngồi câu cá suối với nhau, một chú hỏi "mộ Triệu Quí ở đâu?" một chú chỉ tay lên phía đồi và nói " Mộ Triệu Quí nằm đây này"
    Theo hướng tay chỉ mà giờ đây bạn chú nhớ lại thì gần suối, còn chỗ chị Hoài xác định khu vực gốc mít thì xa không phù hợp với thông tin đồng đội,
    Khu vực gốc mít các hố qui tập lại quá nhiều, anh Lộc vẫn khẳng định chú phải nằm bờ suối, chị Hoài thì băn khoăn hỏi tại sao phía trên không chôn chú cùng với các đồng đội mà lại xuống tận bờ suối chôn...
    Một lúc sau chúng tôi chụm đầu vào nhau xác định lại sơ đồ, chị nói:
    -Sơ đồ chú Quý chỉ cho tôi vẽ đấy chứ, còn tôi thì biết sao mà vẽ được.
    Chúng tôi đo đạc đặt la bàn xác định phần mộ rất khó khăn, cây cối rậm rạp không thể xác định đ­ược, mà gốc mít ở đây lại quá nhiều, theo như sơ đồ của chị Hoài thì cách gốc mít 4,3 m về hướng Tây bắc, biết lấy gốc mít nào để xác định và làm chuẩn? Vì đường xa nên thời gian tìm kiếm chưa lâu trời đã tối đành phải quay ra để chị Hoài có thêm thời gian xác định và thu thập thông tin.
    Trên đường về chị Hoài nói nhỏ với tôi còn rất nhiều phần mộ của các liệt sỹ ở đó nên thông tin bị nhiễu, khi đi thực địa chị thường bị người âm trèo kéo, nhờ vả nên rất khó cho chị trong việc xác định mộ.
    Cả ngày chị lo lắng, bức xúc, đặt ra bao nhiêu câu hỏi, tôi động viên chị.
    Theo kế hoạch sáng hôm sau chúng tôi vào tìm tiếp còn chị Hoài ở ngoài hướng dẫn qua điện thoại cho chuẩn, vì làm như vậy sẽ không bị nhiễu thông tin, thứ hai chị cũng được nghỉ ngơi, vất vả quá có thể cũng là phần lớn ảnh hưởng tới khả năng của chị.
    Cả đêm tôi suy nghĩ không chợp mắt nổi, từ khi gặp chị, tôi tin tưởng vào thông tin của chị, thông tin đưa ra khá chính xác, sáng nay lúc đi trong rừng chị hỏi "chú Quí có hai tên phải không?". Tôi công nhận ngay, rất phục chị, dù chưa tìm được chú nhưng niềm tin của gia đình tôi đặt vào chị rất lớn, thực ra tôi và gia đình đã có quá nhiều thời gian đi tìm mộ chú tôi và tôi là người đi tìm chú bằng rất nhiều cách khác nhau, từ kinh nghiệm thực tế cho tôi có đủ cơ sở tin tưởng vào thông tin của chị. Thêm vào đó là quá trình tiếp xúc tôi có thể đánh giá chị là người hiểu biết, cẩn thận, chị thận trọng ngay với cả thông tin chị tiếp nhận được, chị phân tích vấn đề rất hợp lý, khoa học, chị tận tâm tận lực với công việc chị đang làm, từ đó tôi xây dựng niềm tin lớn đối với chị song tôi cũng phải tự nghĩ rằng 40 năm qua đi vật đổi, sao dời, người trực tiếp biết cái chết của chú tôi, các chú hiện còn sống trở về. Các chú đồng đội của chú tôi còn đây, kinh nhiệm chiến trường của các chú còn là cả một kho tàng, trí tuệ, hiểu biết mà đành bất lực trước phần mộ của chú tôi, vậy thì tôi và chị những kẻ hậu sinh, kinh nghiệm chẳng có gì chỉ là việc đi tìm thôi còn tý nữa bỏ mạng, vào rừng thì vào được mà ra thì không ra nổi, tôi và chị hai kẻ hậu sinh, chú Quí hi sinh tôi còn chưa chào đời chị thì may ra lúc đó 3 đến 4 tuổi thì dựa trên nền tảng nào để nói là tìm được chú, khả năng ngoại cảm của con người thì lúc có lúc không, chưa từng có tài liệu nào nói các nhà ngoại cảm có khả năng tìm mộ đạt 100 %, vậy thì hà cớ gì tôi lại không nghĩ mộ của chú Quí rơi vào cái phần trăm không thành công kia?
    Ngày hôm sau thật không may trời lại m­ưa to, chẳng thể tiến hành được chúng tôi đành quay ra Bắc lòng tôi rối bời, không biết ngày nào mới quay vào tìm tiếp được.
    Thời gian có bao giờ ngừng trôi, người đang sống thì có biết bao nhiêu là việc phải làm, cuộc sống là bộn bề, trong chúng tôi đây và chị sau chuyến đi này mỗi người mỗi việc biết đến lúc nào lại tập hợp được để mà đi...
    Trên đư­ờng ra bắc chị Hoài rất trăn trở, phía gia đình tôi thì vừa mừng, vừa lo. Mừng vì gia đình tôi đã gặp được nhà ngoại cảm, lo là không biết có tìm­ thấy chú không?? Nh­ưng chị Hoài khẳng định chị sẽ tìm bằng đư­ợc mộ chú tôi, chị nói là phải tìm bằng được chú vì thông tin chị đưa ra đã chính xác là phải có chú Quí ở đấy, chị còn nói, nếu không tìm được chú Quí chị sẽ không làm ngoại cảm nữa. Gia đình tôi vô cùng an tâm khi thấy chị rất tận tâm giúp đỡ.

    Phần 2 : gian nan đường về quê hương
    40 năm chú về lại quê hương (Phần 2)
    Tôi cõng chú trên lưng ra về, lúc này cảm giác sung sướng, hạnh phúc trào dâng, cảm nhận hơi ấm của chú lan toả vào cơ thể tôi ấm áp, thân thương quá, sợ chú đau tôi luôn luôn nhẹ nhàng cho tay ra sau lưng nâng đỡ chú, thương xót vô hạn, chú ơi! thế là sau 40 năm gia đình tôi đã tìm được chú.

    Phần 2: Gian nan đường về quê
    Đúng 7h30 ngày 18/5/2008, gia đình có mặt tôi tại văn phòng làm việc của chị tại km 26 quốc lộ 1A cũ, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây để áp vong chú Quí lên theo như chị yêu cầu trước khi tìm mộ chú lần thứ hai.
    ....người cõi âm
    Đúng 7h30 ngày 18/5/2008, gia đình có mặt tôi tại văn phòng làm việc của chị tại km 26 quốc lộ 1A cũ, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây để áp vong chú Quí lên theo như chị yêu cầu trước khi tìm mộ chú lần thứ hai.
    Tôi chưa đi áp vong và cũng chưa từng biết việc này như thế nào? Đến nơi thấy có rất nhiều ô tô, xe máy đỗ bên ngoài, văn phòng làm việc rộng chừng 50m2 chật kín người ngồi. 8h, chị Hoài xuất hiện, chị yêu cầu mọi người tắt hết điện thoại, từng gia đình ngồi vây tròn lấy nhau trên chiếu, chị hướng dẫn áp vong
    - Mời các gia đình chú ý nghe tôi hướng dẫn để áp vong, áp vong có nghĩa là đưa phần linh hồn của người đã mất về gá nhập vào người đang sống, ta cứ tạm hiểu nôm na là tôi sẽ mời người âm về mượn tạm thân xác người sống để hai bên âm dương giao tiếp với nhau. Ở đây tôi chỉ áp vong để hỗ trợ các gia đình trong việc đi tìm mộ. Vì vậy, khi người âm về các gia đình tự hỏi han để lấy thông tin, nhớ rằng vong về là một phần thông tin, một phần nữa là khả năng của nhà ngoại cảm, hai việc đó hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm mộ. Việc đi tìm mộ là hết sức khó khăn, vất vả, tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức, cho nên các gia đình chú ý vào công việc nhà mình, biết chắt lọc thông tin để đi tìm mộ. Mời mọi người ngồi yên lặng, nhắm mắt vào, hít sâu vào thở mạnh ra đều đều cho vong linh mượn xác.
    Sau đó chị vừa đi vừa vỗ tay nói:
    - Nào mời các vong về nào, mời các vong về để gặp người nhà của các vong nào, người nhà thương nhớ, nhớ thương mời các vong về để đi tìm phần hài cốt của các vong, mời các vong lên nào. Các vong có muốn người nhà đi tìm hài cốt của mình không nào.
    Chị nói ngọt ngào, nhẹ nhàng sau mỗi lần vỗ tay, cả phòng mọi người im phăng phắc rồi nhiều người lắc lư, oà lên khóc.
    Tôi quan sát thấy có khoảng hơn 50 người ngồi thì mỗi gia đình đều có các vong về nhập vào, người bị nhập không cứ là ai, nam, nữ, già, trẻ đều có thể nhập. Một người được vong nhập còn các người khác mở mắt ra xúm xít vào hỏi han, khóc lóc, âm dương gặp nhau mừng, tủi, khóc có cười có... cảnh tượng hết sức cảm động và thiêng liêng, có liệt sỹ nhập vào phụ nữ nhưng hút thuốc lá, có người muốn uống hớp nước chè, ăn cái kẹo, cái bánh, trái cây v..v ... Cũng có nhà chưa có vong lên. Tôi liên tưởng tới thế giới của những người âm.
    Lần đầu tiên chứng kiến tôi không khỏi kinh ngạc lẫn bàng hoàng về khả năng tiếp đón một loạt người âm của chị. Thế giới của các loại vong linh đang hiền hiện.
    Sau khi một loạt vong lên nhập vào người nhà, chị Hoài quay vào bàn làm việc ngồi theo dõi các gia đình tiếp xúc với vong, thỉnh thoảng lại hướng dẫn các gia đình hỏi han vong để biết nơi mất, và phần cốt còn hay hết, đã qui tập hay chưa?
    Gia đình tôi có người về không phải chú Quí mà bố chú về ( tức là ông tôi) mọi người hỏi phần mộ chú ông nói mời chú lên mà hỏi, ông chỉ khóc thương con cháu và nhiều chuyện riêng tư trong gia đình, chờ lúc lâu sau không thấy chú về tưởng như hết hy vọng thì bỗng nhiên chú Quí về nhập vào chị gái tôi, chú oà khóc lên một tý rồi thôi.
    Chú nói chuyện to, rất dứt khoát, chú nói lần trước đến đã đúng chỗ mà không biết tìm, chú bị thương do mảnh pháo găm vào tận bẹn máu ra nhiều, xương chú còn vắt chéo nhau ( thông tin này chính xác khi tìm được, phần xương bị thương đủn lên háng vắt chéo sang đoạn xương đùi khác) chú căn dặn tôi đi tìm chỉ cần tôi đi thôi hoặc mấy đứa cháu gái thích đi chơi cũng được, chú dặn cho ai đi, không được cho ai đi, tìm về thì báo ở đâu, chôn cất chú thế nào? chú đều dặn dò và một điều là không được làm đám to tát tốn kém, chú cũng biết bố tôi đang ốm nặng rất mong tìm đưa được chú về, chú dặn nhớ báo cho bạn bè chú, chị tôi xin báo cho vợ chú, chú nói:
    - Không được báo, có lòng thì đến không thì thôi cũng được không sao, chiến tranh mà cháu, chú hy sinh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà, người ta cũng khổ lắm chứ, chú ra đi không trở về, chú hy sinh lâu rồi chứ đâu phải là ngày một ngày hai, người ta sống đang yên ổn với cuộc sống thực tại các cháu cũng đừng vì chú mà khuấy động lên làm gì cho khổ họ ra, họ có gia đình riêng rồi đừng vì mình mà....
    Chú bỏ chừng câu nói giọng trầm xuống buồn buồn, rồi dường như chú không muốn không khí ấy kéo dài, chú lại hùng hồn kể lại chuyện lính chiến đánh đấm ngày xưa.
    Ngày xưa ấy các chú còn mải đi đánh nhau...
    Cả nhà tôi khóc rưng rức vì thương xót chú, các gia đình khác xong việc vây quanh vào chỗ nhà tôi hỏi han chú, mọi người sung sướng, vui mừng như thể đón tiếp người thân nhà mình đi xa lâu ngày trở về.
    Tôi suy nghĩ không sao cắt nghĩa nổi. Tôi nghĩ đến chị, tôi tin là linh hồn chú đã nhập vào chị tôi.
    (còn nữa .....)
  3. southboyvn

    southboyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    trở về quê hương.
    Từ chuyến đi cùng Marin, tôi không trở lại Sài gòn mà ở Hải phòng cho đến ngày 26/5/2008, tôi lại tiếp cuộc hành trình.
    Trên đường đi đoàn ghé vào nhà chị làm lễ, dự định mời chị đi cùng, tới nhà được biết chị cũng từ Điện biên về trước chúng tôi vài tiếng, nhìn chị mệt mỏi vì đi xe đường sá xa xôi nên tôi không dám nhờ.
    Sáng 28/5/2008 cả đoàn gia đình tôi và chú Hùng lần trước cùng một số người thuê đào, đội quân xe ôm lại tiếp tục vào rừng thuộc xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tìm kiếm theo sơ đồ của chị, chúng tôi đào bới rất nhiều. Tôi nghĩ, cứ đào tung quả đồi này lên chắc chắn sẽ thấy, song mười mấy người đào mà già nửa ngày trôi đi cũng không thấy gì, tôi phải chạy bộ hàng cây số rừng mới tìm được chỗ có sóng để gọi cho chị, chị hỏi tôi.
    - Dương ơi, chỗ đào gần đúng chỗ chú Quí rồi em ạ, sáng nay em có thấy có một người con gái dân tộc mặc áo hoa, đứng cạnh một gốc cây, chú nằm ngay chỗ người con gái ấy em đào thẳng phía tay phải của ng­ười con gái dân tộc khoảng 1,2m là phần mộ của chú
    Tôi chạy về xác định chỗ người con gái dân tộc sáng nay đứng, nếu như tôi cứ theo đúng hướng dẫn của chị cũng như mắt tôi nhìn thấy thì tìm thấy chú Quí ngay lúc đó, Thế nhưng ở hiện trường nhiều người lại nói người con gái đứng lâu ở vị trí khác, từ vì trí của mọi người ấn định kéo ra 1m2 đến 1m6 rồi kéo thẳng 6 m dàn hàng ngang ra đào không thấy gì.
    Người bàn ra, người bàn vào người chỉ chỗ nọ, người chỉ chỗ kia, đào chỗ nọ bỏ chỗ kia, rồi chạy đi đào ở một vị trí khác vẫn chẳng thấy gì.
    Tự nhiên tôi nhìn thấy bông hoa đỏ, tôi chạy đến gần đào vài ba xẻng, sốt ruột quá chạy đi tìm chỗ có sóng điện thoại gọi cho chị Hoài. chị nói chú Quí bảo chính tôi đã đào đúng chỗ chú nằm rồi sao lại bỏ.
    Tôi đã đào quá nhiều chỗ nên tôi không thể biết được chỗ nào là chỗ có chú nằm. Tôi hỏi chị:
    - Chị ơi em đào quá nhiều chỗ rồi, biết chỗ nào được?
    - Em có thấy cái áo ai để quên ở đó không? chú nằm gần chỗ cái áo ấy, trên mộ chú có bông hoa đỏ, có bụi dây leo ấy. Chú Quí bảo đã đào đến rồi sao lại bỏ?
    Chạy thục mạng về tiếp tục cho đào theo h­ướng của chị một khoảng rộng, sâu mà vẫn không thấy.
    Sốt ruột quá không thể chịu nổi tôi lại chạy đi gọi điện, chị nói: Chú bảo đã đào đến phần mộ của chú rồi, sao lại bỏ đi? và chị lại nói: Đào sâu khoảng 80cm đến một mét thì sẽ thấy, chú còn nguyên, hai s­ương đùi khép vào nhau. Tôi lập tức chạy quay về, nh­ưng không đến chỗ tôi đào bỏ dở mà lại cho người đào tìm chỗ ban đầu, đào mãi vẫn không thấy. Trời tối, chúng tôi thu dọn ra khỏi rừng, ngày mai sẽ vào tìm kiếm tiếp. Nhìn cánh rừng tĩnh lặng hoang vu và khu đồi đào bới đất đá như bãi công trường. lòng tôi đầy âu lo pha lẫn hoang mang cực độ.
    Buổi tối ở chỗ nghỉ tôi điện thoại cho chị, chị nói:
    - Em ơi, sao lại thế được nhỉ, thông tin chính xác sao không tìm được chú, rất có thể do chỗ tìm chú Quí không có sóng em phải chạy tới, chạy lui, chị nhận thông tin chuyển tải cho em, em chạy về thực hiện, thời gian chỉ dẫn giữa ba bên, chú Quí, chị và em không khớp, nên chưa thấy, chú nằm ở đó rồi em ạ. đêm nay chị làm việc sớm mai sẽ hướng dẫn tiếp cho em.
    Cả đêm tôi không ngủ mong trời chóng sáng, sáng sớm chị Hoài điện vào, anh Lộc cầm máy ,chị hỏi gặp tôi.
    Trước khi điện tôi bật loa to cho mọi người cùng nghe ( cả đoàn ai cũng muốn nghe trực tiếp từ chị Hoài, e ngại mình tôi nghe không chính xác ).
    Thông máy chị Hoài nói tôi đi ra chỗ khác đừng cho ai nghe thấy để chị hướng dẫn, thực tình tôi đành phải nói dối chị bằng một chữ "vâng".
    - Hôm nay đi tìm chú em chỉ một mình em đi thôi, chú sẽ cho em thấy, chú dặn: ''''Chỉ mình cháu Dương đi tìm chú sẽ cho thấy, phải thuê hai ng­ười thanh niên dân tộc hôm qua đào tìm chú, chú sẽ tìm cách báo cho cháu biết chỗ chú nằm, phải lấy mốc người con gái hôm qua làm chuẩn, nơi đó có mộ chú, chỗ có cái áo ai để quên hôm qua, đấy là nơi có mộ của chú, cạnh mộ chú rồi"
    chị hỏi tôi.
    - Hôm qua nhà mình nhờ hai người dân tộc phải không? hôm nay em phải lấy hai người đấy đi tìm chú, không lấy người đào của chú Hùng nữa nhớ chưa. Không được cho anh Lộc đi tìm chú, chú dặn sẽ nghĩ cách để cháu tìm được chú và không được cho thằng lắm mồm đi, nếu đi là không tìm thấy.
    Tôi vẫn nghe sự hướng dẫn của chị, song cũng thấy thắc mắc là tại sao lại không cho nhiều người đào, có nhiều người làm thì xác xuất tìm thấy sẽ lớn nên vẫn nhờ đoàn chú Hùng đi, còn người nhà tôi không cho Anh Lộc đi vì.... chiều lòng và nghe lời chú.
    Vào rừng chẳng hiểu sao tôi quên mất đón hai người dân tộc , may mà chú Hùng nhớ ra quay lại đón, đi được một đoạn thì họ cũng đã đang tự động đi vào. Tôi chỉ nơi người con gái dân tộc đứng hôm trước, hướng dẫn mọi người tìm kiếm.
    Đào mãi vẫn chưa thấy tôi chạy đi kiếm chỗ có sóng gọi cho chị, chị nói
    - Mộ chú nằm theo hư­ớng bắc - nam, chỗ có cây hoa đỏ ấy. Đào sai rồi. Chú bảo chúng nó dàn hàng ngang ra đào tìm cách mặt đất 30 - 40 phân tìm xương thì làm sao có được, dùng ng­ười dân tộc đào thì mới thấy đ­ựơc.
    Tôi lại quay chỗ đào, lúc này tôi nghĩ nhiều lắm, tin chị, tôi rất tin song công cuộc tìm chú Quí có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, có người nói chú được chôn trong hòm đạn, cũng có người nói chú chỉ còn ít xương rất nông vài chục phân, bởi vậy tôi thấy cần phải dàn hàng ngang ra đào tìm chú
    Trong lúc đang mải tìm kiếm người trong đoàn mách tôi: ''''Anh ơi, thằng kia không nghe anh, nó đi đào linh tinh" nhìn lên thấy người đó là một trong hai người dân tộc hôm qua tôi nên nhắc mọi người cứ đào ai thích đào ở đâu thì tuỳ.
    Một lát sau mọi người gọi tôi ra xem chỗ người thanh niên dân tộc đào một mình.
    Theo kinh nghiệm của những người đã đi tìm liệt sỹ thì dưới lỗ khoét là có chôn cất thi hài, vì đất lộn thổ, người thanh niên dân tộc đào tiếp tới 80 phân phát hiện thấy tăng bạt, anh oà khóc rất to, linh cảm nhận thông cộng với tin từ trước ba chị em tôi oà lên như chưa từng được khóc bao giờ.
    Không thể tin được, điều mong ước nay đã thành hiện thực.
    11h ngày 29/ 5 / 2008 Cả đoàn hối hả đào rộng để đưa chú lên mặt đất, chú tôi được gói rất cẩn thật trong hai lớp, bên ngoài là lớp võng dù, bên trong là lớp tăng bạt. mở ra chú còn nguyên người, chú mặc bộ quần áo bộ đội, dây lưng thắt ngang, xương đùi bị gãy, vắt chéo lên nhau, chú tôi bị mảnh pháo làm gẫy xư­ơng đùi sát hông.
    Tôi nhìn chú mà xót xa đau đớn, tôi cởi thắt lưng kéo chiếc quần màu bộ đội lẫn quần đùi rồi tôi cởi áo, chiếc áo may ô dính chặt vào phần thịt, rất khó thực hiện, loay hoay tôi đành lấy dao rạch quần áo chú, lần dần lên phía đầu, chiếc khăn mặt đặt sau gáy, ( không biết là ai đó đồng đội chú gối cho chiếc khăn hay là chiếc khăn mặt trước lúc lâm chung chú vẫn vắt trên vai ) chân chú để trần, nhìn chú nằm thân hình biến dạng sau 40 năm trong lòng đất lạnh lẽo tôi đau đớn gào lên.
    - Chú ơi!
    Chúng tôi tìm cách dóc lấy phần cốt của chú, phần nhục thể và những thứ tẩm niệm của chú gửi lại trong lòng đất.
    13h tôi chạy như bay tìm chỗ gọi điện báo cho chị, chị hỏi tôi:
    - Thấy chú lúc 11 giờ phải không? chị thấy chú về nói: " người nhà gặp chú rồi" chị nhìn nên đồng hồ là 11giờ, chú nói "chân chú không có giầy"
    Hoàn tất công việc là16h 30 chúng tôi làm lễ tạ ơn các quan sơn thần, thổ địa, thần núi, thần rừng và đốt tiền vàng cho các chân linh liệt sỹ.
    Tôi cõng chú trên lưng ra về, lúc này cảm giác sung sư­ớng, hạnh phúc trào dâng, cảm nhận hơi ấm của chú lan toả vào cơ thể tôi ấm áp, thân thương quá, sợ chú đau tôi luôn luôn nhẹ nhàng cho tay ra sau l­ưng nâng đỡ chú, thư­ơng xót vô hạn, chú ơi! thế là sau 40 năm gia đình tôi đã tìm đ­ược chú.
    Tới cửa rừng cả đoàn ngồi nghỉ, người đầu tiên tôi gọi là chị Hoài chị chúc mừng tôi trong tiếng nấc nghẹn.
    Quay lại nhìn người thanh niên dân tộc tìm thấy chỗ chú, nhìn em hiền lành đến tội, tôi hỏi chuyện song em không biết nhiều tiếng phổ thông, em kể:
    - Đêm qua mình ngủ, lúc đó nửa đêm mình thấy bộ đội hắn về hắn nói " ngày mai mi phải đi tìm ta, ta ở chỗ đó, gần cây cà phê nghiêng, mi phải đi thì mới lấy được ta nếu mi không đi thì không tìm được ta đâu, mi phải đi tìm ta nhớ chưa, ta nhờ mi đó...
    Tỉnh dậy, sợ quá mình ngồi hút thuốc, thức cả đêm chờ người vào, khi sáng chờ mãi không thấy ai gọi mình hết, biết đoàn đã đi qua, mình tủi thân quá, người sống không nhờ mình thì kệ nhưng hắn có lời nhờ nên mình phải đi tìm hắn...
    Vừa kể em vừa khóc...
    Lúc trước đào tới chú, em khóc rất to, rồi bỏ xẻng lặng lẽ ra ngồi một chỗ khóc, hễ chúng tôi hỏi đến lại nức nở khóc, khóc như người tủi thân, cả đoàn không ai dám hỏi gì, vì hễ hỏi đến lại khóc.
    Tôi nhận thấy càng gần ngày thấy chú thì sự hiện diện của chú càng nhiều thông qua rất nhiều người, tôi mất hẳn cảm giác giữa người sống với người đã khuất sự cách biệt âm dương, với tôi lúc này đây chú đang từng giờ từng phút bên tôi.
    Đựơc sự giúp đỡ của Quản trang, tối hôm đó gia đình tôi đ­ưa chú tôi vào nhà Tư­ởng niệm nghĩa trang liệt sỹ để thắp hương, sáng hôm sau phòngThư­ơng binh xã hội, Ban chỉ huy quân sự huyện Hướng Hoá làm lễ bàn giao hài cốt liệt sỹ cho gia đình tôi. Buổi lễ bàn giao hết sức trang trọng và cảm động.
    Chúng tôi ra về, xe lăn bánh những cánh tay vẫy chào cứ như­ muốn níu chúng tôi ở lại. Chúng tôi khóc, bà con tiễn biệt khóc...ngẹn ngào không nói lên lời.
    Một chuyến đi tôi không bao giờ quên.
    .....cái duyên trời định
    Rời Hư­ớng Hoá, Quảng Trị xe đưa chú trở về quê sau 40 năm xa cách, không gì vui sướng bằng, tôi hân hoan ngồi bên cạnh chú, thế là bao nhiêu mệt mỏi, gian khổ, hậm hụi pha chút cay đắng, giận hờn trong những tháng ngày phiêu diêu tìm chú giờ đây bay biến hết, nhường lại là niềm vui sướng trào dâng không ngòi bút nào tả nổi.
    Ngồi nghĩ lại những ngày qua đi tìm, tìm được chú quả là một cái.... duyên trời định.
    Trong chuyến đi lần trước có thời gian cùng nhau nói chuyện tôi mới hiểu rõ cái duyên tìm được mộ chú giành cho tôi.
    Có một cô tên là Liên - cũng là cộng tác viên của Trung tâm MARIN - đi tìm người yêu mấy chục năm ròng rã, đã biết địa điểm người yêu cô Liên hy sinh, nhưng năm ngoái đoàn MARIN vào tìm một tuần chưa thấy. Ngô Thuý Hằng bèn nhờ vả tới nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài. Nghe lại nội dung câu chuyện năm ngoái đi tìm có một chi tiết chị Hoài để ý "Tới rừng làng Cát, có một số người trong đoàn bị liệt sỹ nhập vào, một liệt sỹ nhập lên nói là thủ trưởng ở đây, người đó chưa lên được thì chưa ai về được". Dựa trên thông tin này chị Hoài hỏi Hằng có biết tên liệt sỹ đó không? Hằng nói nếu căn cứ danh sách báo tử của trận làng Cát thì người có chức vụ to nhất là liệt sỹ Trương Triệu Quí. Từ căn cứ đó chị Hoài yêu cầu Hằng tìm thân nhân liệt sỹ, chị nhận lời tìm các liệt sỹ với điều kiện phải bắt đầu từ Liệt sỹ Quí ( ý của chị là làm theo nguyện vọng người âm)
    Hằng nhờ anh Hùng, lặn lội hơn một tháng Hùng mới tìm thấy gia đình tôi, mặc dù lúc đó biết chỗ dự định qui tập (Làng Cát) không có liệt sỹ nhà tôi, tôi vẫn từ miền Nam bay ra.
    Phải chăng chú Quí đã biết tôi và người thân lặn lội đi tìm chú trên khắp nẻo chiến trường?
    Phải chăng chú tôi ngày ngày ở thế giới đó vẫn tìm cách tiếp cận người thân để dẫn dắt tôi đi tìm chú. Tại sao khi đến rừng làng Cát chị Hoài biết không có mộ chú Quí, tại sao chị biết chỗ chú nằm gần quả đồi 405, tôi và chị tìm cả hai cuốn lịch sử trung đoàn 88 và sư đoàn 308 đều không thấy viết tới, nhưng khi hỏi chú Hùng, chú Tân và một số dân quân họ đều biết ? thật là một cuộc tìm kiếm ly kì và bí hiểm, tôi chắc tìm được chú là một cái duyên trời định... thật không còn cách giải thích nào khác hơn. Tìm được chú rồi tôi vẫn hằng mong chị và những người tâm huyết tìm liệt sỹ hãy nối vòng tay lớn để tìm kiếm được nhiều liệt sỹ.
    Mải suy nghĩ xe đưa chú tới Hà nội đón chị Hoài cùng đưa chú về quê.
    Lễ truy điệu và đón nhận Hài cốt của chú đ­ược tổ chức rất long trọng, trang nghiêm tại nhà tang lễ Quân khu III của thành phố. Trong buổi lễ đón nhận Hài cốt liệt sỹ:Trương triệu Quý tề tựu đầy đủ người thân, cơ quan ban ngành, đặc biệt bác các chú cựu chiến binh của Trung đoàn 88 anh hùng,
    Thật cảm động các đồng đội của chú tôi không quản đ­ường xá xa xôi, mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu.
    Qua đồng đội hình ảnh của liệt sỹ Trương Triệu Quí lại hiện về sống động trong câu chuyện....Một Triệu Quí, một tiểu đoàn trưởng đẹp trai, có tài bắn súng, một Triệu Quí, thông minh tài năng, vui tính, giàu tình cảm.
    Lễ Truy điệu vào hồi 13h30 phút ngày 31 tháng 05 năm 2008 trong không khí trang nghiêm, long trọng, tr­ước linh cữu của chú Quí, anh hùng Đại tá Phạm Duy Tân không nén nổi sự xúc động và đã ghi nhận những công lao to lớn chú tôi đã đóng góp cho Tổ Quốc.
    Các ban nghành địa ph­ương, thân bằng cố hữu, bà con dòng tộc đ­ưa chú tôi về nơi an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Đồng Thiện.
    Nơi yên nghỉ cuối cùng của chú biết bao đồng chí đón chào, chú tôi vẫn sống cùng đồng đội, đồng chí mình.
    Tôi viết lên đây kể lại toàn bộ cuộc hành trình tìm mộ chú tôi một cách chân thực, mỗi sự việc đều có sự chứng kiến của rất nhiều người. Trong quá trình tìm kiếm phải khẳng định một điều chắc chắn rằng gia đình tôi tìm được liệt sỹ là cả một quá trình nỗ lực không nhỏ cộng với sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, và thêm biết bao nhiêu người giúp đỡ chúng tôi hoàn thành sứ mệnh này.
    Tôi đã làm đ­ược một việc lớn trong đời, tôi thực hiện đ­ược ước nguyện của ông bà, bố mẹ và những người thân mong mỏi bấy lâu của cả dòng tộc, thay mặt gia đình và họ hàng lòng biết ơn vô hạn tới nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, Trung tâm Marin, Nhà báo Ngô thuý Hằng , anh Trần văn Hùng và các Ban ngành địa phư­ơng, cựu chiến binh Trung Đoàn 88 sư­ 308 anh hùng đã giúp đỡ gia đình tôi trong quá trình tìm chú tôi là Liệt sỹ: Tr­ương triệu Quí.
    Một lần nữa, tôi và gia đình xin cảm tạ chị Hoài, cầu chúc cho chị Hoài và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc.
    Cầu mong khả năng đặc biệt của chị Hoài ngày càng cao mang lại nhiều niềm vui cho thật nhiều gia đình, tìm thêm đ­ược thật nhiều Liệt sỹ nh­ư chị Hoài vẫn từng mong muốn, gia đình tôi mãi mãi nhớ ơn chị!
    Hải phòng, ngày 05 tháng 06 năm2008
    Cháu Liệt sỹ:
    Trư­ơng Thái Dương
    ĐT : 0913.650224
    Địa chỉ: Số 3.183 đường Phạm thế Hiển
    Phư­ờng 7 ?" Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh

  4. huongnt85

    huongnt85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    T đã đọc hết tòan bộ câu chuyện của anh, t vốn ko tin trên đời có cõi âm, có địa ngục thiên đàng, nhưng t tin có linh hồn... ko bit nói j hơn, Chúc mừng gia đình a đã hòan thành tâm nguyện!

Chia sẻ trang này