1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Ukraina

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi brucelee1, 30/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NATO hỗ trợ Ukraine tiêu huỷ vũ khí cũ

    [​IMG]
    Tiêu hủy vũ khí (Ảnh minh họa)




    (VOV) - Tổng trị giá của dự án vào khoảng 48 triệu Euro, trong đó NATO sẽ trợ giúp 25 triệu Euro.

    Ngày 18/4, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Dmitri Plyasuc cho biết, nước này sẽ nhận được 25 triệu Euro từ Quỹ chương trình “Đối tác vì hoà bình” của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khuôn khổ dự án tiêu huỷ các vũ khí và đạn dược lỗi thời.
    Tại Kiev diễn ra lễ ký kết thoả thuận khung 3 bên giữa Cơ quan về dịch vụ và cung ứng kỹ thuật của NATO (NAMSA) với Bộ Quốc phòng Ukraine và Xí nghiệp thực hiện việc tiêu huỷ đạn dược, vũ khí hạng nhẹ và súng bộ binh của Ukraine.
    Theo ông Plya-xúc, tổng trị giá của dự án vào khoảng 48 triệu Euro, trong đó NATO sẽ trợ giúp 25 triệu Euro, số tiền còn lại được chi từ ngân sách của Ukraine.
    Việc ký văn kiện tạo điều kiện để bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 của dự án thuộc Quỹ chương trình “Đối tác vì hoà bình” của NATO, theo đó dự kiến tiêu huỷ 76.000 tấn đạn dược, trong đó có 3 tấn mìn chống tăng, 366.000 đơn vị vũ khí hạng nhẹ và súng bộ binh đã hết hạn sử dụng và tạo nguy hiểm nếu tiếp tục lưu giữ. Thời hạn thực hiện dự án là từ 3 - 4 năm.
    Phát biểu tại lễ ký kết, Giám đốc các dự án chung của NAMSA Biulen Chiudes lưu ý, NATO giúp đỡ Ukraine gỡ bỏ nguy hiểm gắn liền với việc lưu giữ các đạn dược cũ. Đây là là dự án quan trọng vì đạn dược cũ có thể nổ bất kỳ lúc nào mà không cần có sự tác động từ bên ngoài.
    Giai đoạn đầu của dự án được khởi động từ năm 2006 và kết thúc vào năm 2011, nhờ đó 15.000 tấn đạn dược, 400.000 đơn vị vũ khí hạng nhẹ và súng bộ binh, 100 tổ hợp tên lửa vác vai đã bị tiêu huỷ./.

    PV/từ Moscow
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Ukrainian Antiaircraft Missile System S-125-2D PECHORA-2D



  3. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Up thớt [:D]

    'R-27 Ukraina đánh bật R-27 của Nga'
    Cập nhật lúc :6:31 AM, 07/10/2012
    Ba trong số các công ty điện tử và tên lửa hàng đầu của Ukraina vừa đồng ý cùng nhau việc phát triển loại đầu dò hai chế độ chủ động/ thụ động mới cho tên lửa không - đối - không.

    (ĐVO) Dự án này không dành cho chương trình tên lửa mới, nhưng thay vào đó có thể được trang bị thêm cho các loại tên lửa đất- đối - không như Vympel R-27 (AA-10 Alamo A/C/E/F) hiện có.

    Dầu dò tên lửa mới sẽ không được xem là sự thay thế cho việc các quốc gia tìm cách mua tên lửa không đối không dẫn đường chủ động RVV-AE (AA-12) do Nga chế tạo.
    [​IMG]
    Tên lửa không-đối-không tầm trung R-27ET1

    “Phát triển này không phải nhằm mục đích để có thể đánh bật Nga ra khỏi thị trường truyền thống của họ” - đại diện của các công ty Ukraina nói với Jane's Defence Weekly tại triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc gia AviaSvit được tổ chức tại sân bay Gostomel, gần thủ đô Kiev (Ukraina).

    Thay vào đó, các kỹ sư và các nhà tiếp thị thị trường của Ukraina chuyên về việc đề xuất thiết kế này nói rằng, đầu dò mới sẽ được đưa ra như một tùy chọn nâng cấp cho các quốc gia đang sở hữu một số lượng đáng kể loại tên lửa không đối không R-27R/ER được trang bị đầu dò dẫn đường bán chủ động AGAT 9B-1101K thế hệ cũ, hoặc các biến thể tên lửa R-27P/EP được trang bị đầu dò thụ động Avtomatika 9B-1032, đầu dò chống bức xạ vẫn nằm trong kho của họ.
    [​IMG]
    Tên lửa R-27 được sử dụng trên máy bay tiêm kích MiG-29

    Biến thể tên lửa dẫn đường bán chủ động của R-27 đã được xuất khẩu rộng rãi đến mọi quốc gia hiện đang sở hữu các dòng máy bay tiêm kích MiG-29, Su-27/Su-30, hay các chiến đấu cơ khác do Nga thiết kế như một bộ phận chiến đấu trong lực lượng không quân của họ.

    PS: Cái ảnh lấy trong game Lock On [:D]
  4. Fatman_Fantom

    Fatman_Fantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    RIP

    Ngọn cờ đầu công nghiệp quốc phòng Ukraine sắp sụp đổ?

    VietnamDefence - Tòa án Ukraine khởi động quy trình phá sản nhà sản xuất tăng-giáp lớn nhất Ukraine.

    Tòa án kinh tế tỉnh Kharkov đã khởi động quy trình phá sản đối với Nhà máy mang tên Malyshev, nhà sản xuất xe tăng lớn nhất Ukraine.

    Vụ án phá sản được khởi tố trên cơ sở xác định của tòa án từ cuối tháng 12/2011 theo đơn kiện của chủ nợ chính - Nhà máy tăng-thiết giáp Lvov đòi khoản tiền 512,64 triệu hryvnia (gần 2 tỷ rúp Nga). Ông Oleg Simonenko được chỉ định làm quan tòa trọng tài chính.

    Ngày 6/11/2012, sẽ xác định ngày tòa án xét xử để đưa ra quyết định số phận của Nhà máy, hoặc là công nhận phá sản và bắt đầu thủ tục giải thế hay là đóng quy trình phá sản.

    Hội nghị các chủ nợ cảu Nhà máy được ấn định vào ngày 19/1/2013. Tính đến đầu tháng 10/2012, khoản nợ Nhà máy Malyshev ước 578,24 triệu hryvnia.

    Tháng 1/2011, chính phủ Ukraine đã chuyển Nhà máy Malyshev sang thuộc quyền kiểm soát của tập đoàn nhà nước Ukrobronprom. Nhà máy đang sản xuất các loại tăng nổi tiếng Oplot, Yatagan, Т-64BM Bulat và nâng cấp Т-55 và Т-72.

    Ngoài ra, Nhà máy còn sản xuất xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và hàng dân sự (động cơ, thiết bị mỏ, dầu khí).

    Nguồn: Lenta, 30.10.2012.

    http://quocphong.vn/Home/tintuc/the...uoc-phong-Ukraine-sap-sup-do/201210/52111.vnd
  5. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Theo các bác thì Ba lan vs Ukarina ai thắng !
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Quân đội Ukraine: lực lượng quân sự Liên Xô “thu nhỏ“
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Ukraine hiện đại có thể xem như lực lượng quân sự "thu nhỏ" Liên Xô khi cũng như Nga được thừa hưởng kho vũ khí "khủng" của Liên Xô.
    Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng một số lượng lớn các trang bị khí tài hiện đại từ Liên Xô. Bên cạnh đó, rất nhiều phòng thiết kế, nhà máy sản xuất vũ khí lớn của Liên Xô nằm trong lãnh thổ Ukraine. Họ còn sở hữu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
    Cụ thể khi Liên Xô tan rã, Ukraine nắm giữ 220 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong đó có 130 ICBM R-38 (NATO gọi là SS-18 Satan, tầm bắn 16.000km), 46 ICBM RT-23(NATO gọi là SS-24, tầm bắn 10.000km), 25 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 19 chiếc Tu-160, 1.080 tên lửa hành trình tầm xa cùng 1.900 đầu đạn hạt nhân.
    Tuy nhiên, Ukraine đã thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa và toàn bộ số vũ khí nói trên đã được chuyển cho Nga để phá hủy. Ngoài việc thừa hưởng vũ khí, Ukraine còn thừa hưởng nhiều công nghệ quan trọng để phát triển công nghiêp quốc phòng cho riêng mình.
    [​IMG]
    Xe tăng T-84 Oplot do Ukraine tự phát triển.
    Lục quân
    Lục quân Ukraine có quân số khoảng 144.000 người, lực lượng tăng thiết giáp của họ được đánh giá rất mạnh chỉ đứng sau Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
    Trang bị bao gồm: 10 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do họ sản xuất; 76 T-64 BM Bulat; 2.281 chiếc T-64; 172 chiếc T-55AGM; 271 chiếc T-80UD; 1.302 chiếc T-72.
    Xe chiến đấu bộ binh các loại khoảng 6.431 chiếc, 1.647 khẩu pháo các loại trong đó có các loại đáng chú ý như pháo tự hành 2S19 Msta-S, 2S3 Akatsiya, 2S1 Gvozdika. 626 dàn pháo phản lực bắn loạt trong đó đáng chú ý nhất là 100 dàn pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch mạnh hàng đầu thế giới.
    Lực lượng tên lửa Ukraine còn có trong biên chế số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka đạt tầm bắn 180km.
    Phòng không
    Lực lượng phòng không mặt đất của Ukraine cũng rất mạnh, họ có trong biên chế hầu hết các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất trước đây như: S-300V, S-200, 9K330 Tor, 9K37 Buk, Buk-M1/2, 9K35 Strela-10, hệ thống phòng không tích hợp pháo – tên lửa Tunguska M1, pháo phòng không ZSU-23-4, tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla.
    [​IMG]
    Hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga.
    Bên cạnh số lượng lớn tên lửa phòng không, Ukraine còn có hệ thống radar cảnh giới rất mạnh, trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống trinh sát điện tử thụ động Kolchuga được đánh giá là hệ thống phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
    Hệ thống Kolchuga do các kỹ sư Ukraine độc lập phát triển, sản phẩm này là một minh chứng cho tiềm năng to lớn của Kiev trong phát triển các loại vũ khí công nghệ cao.
    Không quân
    Không quân Ukraine có quân số khoảng 43.100 người, trang bị 247 máy bay chiến đấu các loại. Trong đó có 36 tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27, 80 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29, 36 máy bay cường kích Su-24M, 23 máy bay trinh sát Su-24MR, 46 máy bay cường kích tầm gần Su-25 cùng một số máy bay vận tải các loại.
    [​IMG]
    Tiêm kích mạnh nhất Không quân Ukraine Su-27.
    Bên cạnh các máy bay chiến đấu thừa hưởng được từ Liên Xô, Ukraine cũng đã bắt đầu phát triển các máy bay cho riêng mình. Phòng thiết kế Antonov đã phát triển thành công máy bay vận tải quân sự đa dụng tầm trung An-70, hiện tại đã có 2 chiếc được đưa vào trang bị.
    Hải quân
    Hải quân Ukraine có biên chế khoảng 15.470 người, trang bị của hải quân nước này khá yếu, phần lớn các tàu chiến có trong trang bị đều thừa hưởng từ Liên Xô. Tổng cộng có khoảng 27 tàu chiến các loại đang hoạt động.
    [​IMG]
    Soái hạm - tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất Ukraine U130 Hetman Sahaydachniy.
    Trong đó, loại tàu chiến hiện đại nhất là tàu hộ vệ lớp Krivak. Các tàu chiến của họ chủ yếu là các tàu loại nhỏ và không có tàu tên lửa nào. Mặt khác, biển Đen giống như một cái “ao làng” và mối đe dọa đối với họ từ đây không cao nên hải quân không phải là lực lượng được ưu tiên của Kiev. Bên cạnh đó, tại đây đã có căn cứ chính của Hạm đội biển Đen Nga bao trùm toàn bộ khu vực và Địa Trung Hải nên Ukraine không phải lo lắng nhiều.
    Lo_To thích bài này.
  7. nguyenchithong32

    nguyenchithong32 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    64
    Rồi xong , Nga ngố + Tầu d.og hết đường hợp tác KTQS :D
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Thế mấy thằng chuyên gia sang VN giúp sửa động cơ AL-31F nó cũng đi bỉu tìn hít oỳ hả cụ?:D
  9. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Ukraine xuất lộ radar chống tàng hình mới
    Radar tối tân MR-1 của Ukraine có thể được thử nghiệm nhà nước vào năm 2015.

    [​IMG]
    Radar MR-1
    Nếu được cấp đủ kinh phí, radar MR-1 có thể được đưa vào thử nghiệm nhà nước vào năm 2015, Giám đốc hãng NPK Iskra nằm trong Tổng công ty Ukroboronprom, ông Igor Presnyak cho biết.
    Theo ông Presnyak, MR-1 đang được Iskra tự bỏ tiền phát triển. Đặc điểm chính của radar là nó có thể phát hiện các mục tiêu bay tàng hình.
    Theo ông Presnyak và các chuyên gia của Iskra: “MR-1 có nhiều ưu thế lớn so với các radar sóng mét của nước ngoài. Cụ thể, MR-1 có thời gian triển khai nhanh (5 phút), so với 30 phút với radar Nebo-SVU của Nga. Toàn bộ máy móc của radar được lắp trên một ô tô KRAZ so với 3 ô tô của radar 55Zh5. Radar MR-1 cho phép xác định độ cao của mục tiêu. Radar Vostok-E không có khả năng đó.
    Máy móc của MR-1 ứng dụng kỹ thuật số hiện đại, cho phép nó tích hợp hiệu quả vào các hệ thống kiểm soát không phận quân sự và dân sự. Radar cho phép tích hợp với mọi lực lượng sử dụng thông tin radar khi sử dụng các giao thức liên lạc tiêu chuẩn và phi chuẩn.
    “Hiện nay, khả năng tự bỏ tiền đầu tư để mua linh kiện và sản xuất radar này là rất hạn chế. Trước hết, điều đó liên quan đến việc cắt giảm mạnh đơn đặt hàng nhà nước và nhu cầu hiện đại hóa trang bị radar do doanh nghiệp chúng tôi sản xuất để duy trì tiềm năng xuất khẩu. Việc các cơ quan nhà nước cấp kinh phí đầy đủ hay một phần cho những công việc còn lại có thể thúc đẩy nhanh đáng kể việc sản xuất radar MR-1”, Giám đốc Iskra nói.
    Nguồn: Defense Express, ukraineindustrial.info, MI, 25.02.2014.
    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/c4isr/Ukraine-xuat-lo-radar-chong-tang-hinh-moi/20142/53436.vnd
  10. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Bạo loạn ở Ukraine, kho vũ khí thời Liên Xô thành "miếng mồi ngon"

    [​IMG]

    Bất ổn chính trị tại Ukraine đang đặt ra những nguy cơ rất lớn về an toàn cho kho vũ khí của nước này cũng như của Liên Xô tại đây.

    Tình hình bất ổn chính trị tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bạo lực liên tiếp gia tăng giữa người biểu tình và cảnh sát. Tình trạng bạo lực gia tăng tại quốc gia này một phần do sự mất kiểm soát của các kho vũ khí do chính phủ quản lý. Oleksandr Yakimenko, người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia Ukraine SBU cho biết hơn 1.500 khẩu súng cùng 100.000 viên đạn đã "rơi vào tay những kẻ tội phạm".
    Sự kiện này đã gióng lên một hồi chuông báo động về sự mất an toàn các kho vũ khí của Ukraine đặc biệt là các loại vũ khí nguy hiểm. Các tay buôn lậu vũ khí sẽ nhân cơ hội này để tuồn ra nước ngoài những vũ khí đặc biệt nguy hiểm của nước này như các loại tên lửa hành trình, tên lửa phòng không..
    Cần nhớ rằng, Ukraine từng là một phần rất quan trọng của Liên Xô. Khi khối Xô Viết này sụp đổ, rất nhiều kho vũ khí lớn của Liên Xô nằm trên lãnh thổ Ukraine, trong đó có vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    [​IMG]
    Kh-55 đã từng được bí mật buôn lậu cho Trung Quốc và Iran. Có bao nhiêu tên lửa Kh-55 còn nằm lại trên lãnh thổ Ukraine là một ẩn số lớn.
    Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine tuyên bố độc lập. Ở thời điểm đó, họ sở hữu một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ còn lớn hơn cả kho vũ khí hạt nhân của Anh, Pháp và Trung Quốc cộng lại. Tổng cộng có khoảng 5.000 đầu đạn hạt nhân nằm trong các kho lưu trữ trên lãnh thổ Ukraine khi họ tuyên bố độc lập.
    Bên cạnh đó, Ukraine còn nắm giữ một số lượng lớn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa đạn đạo chiến thuật và máy bay ném bom chiến lược, gồm: 130 tên lửa ICBM R-36 SS-18 Satan tầm bắn 16.000km, 46 ICBM RT-23 SS-24 Scalpel tầm bắn 10.000km.
    RT-23 là một tên lửa liên lục địa được thiết kế phóng từ bệ phóng trên tàu hỏa, nó từng được mệnh danh là “đoàn tàu tử thần”. Ukraine còn nắm giữ 25 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 19 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160. 1080 tên lửa hành trình tầm xa cũng một số lượng lớn không xác định các loại tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân chiến thuật.
    Tuy nhiên, sau khi tuyên bố độc lập, Ukraine đã thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa với nguyên tắc 3 không “không sử dụng, không sản xuất và không lưu trữ vũ khí hạt nhân”. Ngày 14/05/1994, Ukraine ký kết vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). 176 tên lửa đạn đạo liên lục địa đã được phê duyệt tháo dỡ theo một thỏa thuận liên chính phủ giữa Ukraine-Nga-Mỹ.
    Từ năm 1994 đến tháng 06/1996, toàn bộ 176 ICBM cùng với khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân đã được chuyển đến Nga để phá hủy trên khoảng 100 chuyến tàu hỏa. Tổng cộng có khoảng 5.000 đầu đạn hạt nhân các loại đã được chuyển đến Nga để phá hủy.
    Mặc dù toàn bộ vũ khí hạt nhân đã được phá hủy nhưng kho vũ khí 1.080 tên lửa hành trình tầm xa lại có một lý lịch không hề rõ ràng. Năm 2005, ông Petro Poroshenko, Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Ukraine đã công bố một tin động trời. Ông này cho biết đang chỉ đạo Bộ Quốc phòng và Cơ quan an ninh quốc gia SBU điều tra vụ buôn lậu 18 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 cho Iran và Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka có thể là đích ngắm của những kẻ buôn lậu trong bối cảnh bất ổn đang bao trùm Ukraine.
    Thông tin này khiến dư luận thế giới không khỏi bàng hoàng, số phận của những tên lửa Kh-55 còn lại sẽ như thế nào? Chúng đã được phá hủy hay vẫn đang nằm ở một kho bí mật nào đó chờ cơ hội tẩu tán ra nước ngoài. Kh-55 được xem là một tên lửa hành trình đặc biệt nguy hiểm, tên lửa này có tầm bắn đến 3.000km và có khả năng tránh sự hiện của radar.
    Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, có khoảng 483 tên lửa Kh-55 đã được phá hủy theo chương trình giải trừ quân bị được tài trợ bởi Mỹ và Nga nhưng vị này không cho biết tổng số tên lửa Kh-55 mà họ thừa hưởng từ Nga là bao nhiêu.
    Một nguồn tin thân cận trong Bộ Quốc phòng Ukraine thừa nhận, một số lượng vũ khí đáng ra đã được phá hủy nhưng bằng cách nào đó đã quay trở lại cho các công ty xuất khẩu vũ khí và bán cho những kẻ buôn lậu. Để những vũ khí khủng này có thể tuồn ra ngoài một cách trót lọt, không thể thiếu bàn tay của các quan chức cấp cao trong quân đội.
    Như vậy trong tổng số 1.080 tên lửa hành trình tầm xa của Liên Xô mà Ukraine thừa hưởng, chỉ có chưa đầy phân nửa được phá hủy số còn lại đang ở đâu thực sự là một ẩn số lớn. Với sự kiện buôn lậu tên lửa Kh-55 cho Iran và Trung Quốc được phanh phui thì không loại trừ khả năng những vụ buôn lậu vũ khí khủng khác sẽ tiếp tục diễn ra trong bối cảnh bất ổn đang bao trùm quốc gia này.
    Không chỉ khủng hoảng về chính trị mà Kiev còn là một quốc gia “cháy túi” điều đó càng làm tăng mối hiểm họa vũ khí khủng bị tuồn ra ngoài để trục lợi. Ngoài số lượng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 không rõ ràng thì Ukraine còn có một số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka tầm bắn 180km.
    Nếu những vũ khí "khủng" này rơi vào tay các phần tử khủng bố hay những quốc gia “không thân thiện” sẽ đặt ra rất nhiều mối đe dọa cho an ninh thế giới. Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và thiếu thốn tiền bạc, ai dám đảm bảo rằng những vũ khí này sẽ được tuyệt đối an toàn.
    Quốc Việt - theo Trí Thức Trẻ | 26/02/2014 10:14
    http://soha.vn/quan-su/bao-loan-o-u...xo-thanh-mieng-moi-ngon-20140225223505731.htm
    Oplot thích bài này.

Chia sẻ trang này