1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo và dân tộc (không bàn chuyện thời sự - xem thông báo của Mod trang 47)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi fddinh, 01/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    V1: Mời bác CoDep giải thích cho khách quan!
    V2: Trong các tài liệu chính thức, báo chí, phát thanh, truyền hình đang dùng từ mà bạn hỏi đó.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chữ Công trong Công Giáo có nghĩa là Chung, còn cả từ Công Giáo thì
    có nghĩa là Tôn Giáo Chung.
    Từ này ngày xưa, chẳng biết từ khi nào, thì khá đúng, vì cả châu Âu
    nước nào cũng theo tôn giáo này, và ông trùm ỏ Vatican thì quyền thế
    vua các nước lên ngôi cũng muốn được Giáo Hoàng làm lễ đội mũ vàng
    cho.
    Đến thời Napoleon, thì châu Âu đã có khái niệm dân chủ khá rộng rãi,
    và Napoleon lên ngôi vua cũng chẳng coi Giáo Hoàng ra gì, bắt Giáo
    Hoàng phải đến Pháp làm lễ đội mũ cho Y, và đến lúc Giáo Hoàng sắp đội
    mũ, thì Y giằng lấy mũ và tự đội lên đầu mình. Thái độ Napoleon cho
    thấy Y quyền lực hơn Giáo Hoàng và bắt Giáo Hoàng phải phục vụ Y.
    Cái từ Công Giáo đó chẳng biết cách nào lọt vào ViệtNam và cứ thế xài.
    Kể ra tính riêng đạo GiêSu, thì tôn giáo hay giáo phái này đông đảo
    nhất, và trực tiếp truyền từ GiêSu trở đi, nên từ Công Giáo cũng đúng
    nghĩa trong các đạo GiêSu . Dần dần các giòng đạo ly khai khỏi Công
    Giáo càng ngày càng nhiều, ta gọi là Tin Lành, nhưng tiếng Anh thì có
    nghĩa là các đạo Phản Đối Công Giáo. Vậy từ Công Giáo đúng nghĩa khi
    đối lại với từ Phản Đối.
    Bây giờ để dễ phân biệt hàng trăm tôn giáo trong đạo thờ GiêSu, thì
    ta gọi Công Giáo là Roma Catholic, hay vắn tắt Catholic cũng được.
    Ở Việtnam, ít người hiểu về các đạo GiêSu, nên khi đả phá Công Giáo,
    cũng đả phá cả tín ngưỡng của hàng trăm đạo GiêSu khác . Để nhắm vào
    mục tiêu, không nên đả phá quá rộng rãi, như đả phá cả các tín ngưỡng
    không vô thần hay siêu hình khác như đạo Phật chẳng hạn.
    Cũng may mà nhà nước và Công Giáo Việtnam đã thoả hiệp về tranh chấp
    đất đai, nên các cơn công kích tôn giáo mới lắng dịu xuóng . Tôi là
    người đứng ngoài, nhìn người ta công kích nhau có vẻ như điên cuồng
    giống như gà trống choai mới biết gáy, không khỏi buồn cười.
  3. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    V1: Em thấy ở nước ngoài thì nhiều người còn tệ hơn, chả biết, chả hiểu - coi như là miễn nhiễm- các tôn giáo khác!
    V2: bác nói đoạn này e là em hiểu nhầm bác chăng?
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Đạo của Dân tộc là nền tảng cho sự thịnh vượng
    Năm nay (11-2008), tròn 700 năm ngày Đức Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch (mất). Ngài là vị Hoàng đế anh minh, Nhà tư tưởng lỗi lạc của Việt Nam, đồng thời là Nhà văn hoá lớn
    Lịch sử ghi nhận công lao của Vua Trần Nhân Tông, cùng Triều Trần anh hùng, đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông, giữ vững độc lập, mở mang bờ cõi xuống phương Nam. Ngài đã mất cách đây 700 năm, và đất Huế ngày nay cũng hơn 700 năm tuổi
    Năm 1299, Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại Yên Tử, sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm mang bản sắc Đại Việt. Từ đó Đạo Phật trở thành Quốc Đạo: Đạo của Dân tộc ta. Ngài dạy:
    ?oĐạo Phật như ngón tay chỉ mặt trăng, muốn thấy mặt trăng phải bằng con mắt nhìn và trí tuệ để suy xét. Chúng ta nghĩ Phật là Đấng giác ngộ, Đấng cứu rỗi. Sự thực, Phật chính là lòng ta"
    ?oThế mới hayPhật ở trong lòng, chẳng phải tìm xaVì quên gốc, nên ta tìm PhậtĐến gốc mới hay, chính Phật là ta"Trần Nhân Tông
    Đó là Đạo của Dân tộc, là con đường đi tới sự giải thoát, sự viên mãn trí tuệ. Phật là lòng ta, còn ta là người dân nước Việt. Lòng ta hướng Phật, muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
    Đạo của Dân tộc là nền tảng cho sự thịnh vượng[​IMG]Giác Hoàng Trần Nhân Tông, vị Hoàng Đế Giác Ngộ,Nhà tư tưởng lỗi lạc của Việt Nam, đồng thời là Nhà văn hoá lớn
    Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Đức Trần Nhân Tông http://www.phatviet.org/index.php?nv=News&at=article&sid=4650
    Hội thảo khoa học Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Cuộc đời và Sự nghiệp http://www.phatviet.org/index.php?nv=News&at=article&sid=4651
    Sức mạnh chống ngoại xâm - đỉnh cao thời Trầnhttp://www.phatviet.org/index.php?nv=News&at=article&sid=4656http://www.phatviet.org/index.php?nv=News&at=article&sid=4656
    Vua Trần Nhân Tông và tinh thần "Bụt ở trong nhàhttp://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=article&sid=4644 
    được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 28/11/2008
    Mod ptlinh sửa cái gì mag bài tớ thành một đống hỗn độn thế? Làm tớ phải sửa lại!
    Được FDDinh sửa chữa / chuyển vào 19:55 ngày 29/11/2008
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin nói rõ hơn:
    Đạo Phật cũng bị kỳ thị và đối xử tệ ở ViệtNam.
    Nhiều người không hiểu rõ về đạo Phật cũng phê phán đạo Phật như một
    tôn giáo thờ thần như đạo chúa GiêSu.
    Thật ra đạo Phật có thể chỉ ở mức tín ngưỡng (triết học) thôi, chứ
    không bắt buộc phải là tôn giáo, và tín ngưỡng Phật giáo chú trọng về
    tu thân chứ không phải thờ thần nào cả. Khi đả phá tôn giáo, người ta
    đã đả phá cả tín ngường, và tín ngưỡng đạo Phật là không vô thần (tin
    có luân hồi, tức là có linh hồn bất diệt) và siêu hình (thuyết duy vật
    là hữu hình, không tin lý luận suông như đạo Phật).
    Trước đây tôi có nói sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo rằng
    tín ngưỡng là triết học, nhân sinh quan, còn tôn giáo là tổ chức, có
    những lễ nghi như kết nạp, khai trừ, và nâng chức, phạt thành viên,
    vân vân. Như vậy đạo Phật có thể là tôn giáo, như Hội Phật giáo thống
    nhất ViệtNam, và có thể chỉ là một người tu nhà, tu chợ, tu chùa, mà
    không nhập một bang hội nào cả.
  6. thenewhope

    thenewhope Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại nói đạo Phật là đạo của dân tộc? Có phải sơ yếu lý lịch của chúng ta đều ghi ở phần tôn giáo là "Không" hoặc "Lương" không?
    Thế nào gọi là theo đạo phật? Có phải lên chùa làm sư sãi mới là theo đạo phật, hay cứ là người dân bình thường ở VN cũng mặc nhiên là coi đạo phật rồi?
    Em vẫn đang thắc mắc mấy cái này.
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Bạn hãy xem trong bài trên, và phần viết của bác CoDep ngay trên bài của bạn.
    Phật giáo vào VN đã lâu đời nên hầu như người không theo đạo Phật vẫn có cảm tình, nói nôm na "gần chùa gọi Bụt bằng anh", người Việt có bà Thị Kính được tôn lên bậc Quan Âm. Cũng như trong dân gian thường có câu "Cầu Trời khấn Phật", Trời ở đây là ông Trời mà gọi con cóc là cậu, chứ không phải ông Chúa Trời của Kito giáo (âm Hán Việt là Cơ đốc giáo). Các bậc Đế Vương như Đức Vua trong bài trên, và các bậc cao tăng của người Việt đều là những người được sự kính trọng, thờ phụng của đại đa số con dân người Việt.
    Theo Phật giáo (Phật tử) thì thoải mái hơn theo các đạo khác, nói nôm na là thích thì theo, không thích thì thôi, tư tưởng Phật giáo là tu tại tâm, Phật ở trong tâm, Phật Tổ dạy người ta, mà trong bài trên Đức Vua Trần Nhân Tôn giảng rằng ?oĐạo Phật như ngón tay chỉ mặt trăng, muốn thấy mặt trăng phải bằng con mắt nhìn và trí tuệ để suy xét. Chúng ta nghĩ Phật là Đấng giác ngộ, Đấng cứu rỗi. Sự thực, Phật chính là lòng ta". Chứ không phải dạy người ta "Phúc cho ai không thấy mà tin".
    Dân gian lưu truyền cho hậu thế câu "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa", lại cũng có ý nói rằng phải có "căn" mới tu được, cũng cho thấy Phật giáo chú trọng việc tu tâm dưỡng tính, chứ không đặt nặng vấn đề xuống tóc vào chùa.
    Bạn hãy nghe câu "người có đạo", câu này nói ra ai cũng biết là nói tới đạo nào, không phải chỉ tới Đạo Phật, Nếu bạn không phải người có đạo, tỷ như ngày rằm, mùng một, đêm giao thừa bạn sẽ đi đâu, bạn có đến nhà thờ vào những dịp đó không? Giáng sinh hay Phục sinh, Va linh tinh bạn có tới nhà thờ không, hay bạn cũng chỉ a dua theo người ta đi chơi ngoài đường, vào quán cafe, hay vào sàn nào đó mà lag?
    Trong lý lịch chỉ ghi "đạo Phật" khi người khai lý lịch đó là sư sãi, hay người Phật tử mà ở chùa nhiều hơn ở nhà, làm việc chùa là chính, hưởng lộc từ công quả, mà không xuống tóc đi tu hẳn. còn thì ghi "Không" hoặc "Lương", bạn biết chữ "Lương" có nghĩa là gì không? Ai, hay giới nào đặt ra chữ đó không?
    Tại sao lại nói đạo Phật là đạo của dân tộc? Bạn hãy nhìn những dịp Tết đến xuân về, người dân thường đến đâu, đi đâu? Những Chùa Hương, Yên Tử, Chùa Dơi thế nào vaonhững dịp đó? Bạn có nghĩ rằng tất cả mọi người đến đó đều là Phật tử không? Hay đa phần là người khai "Không" trong lý lịch?
  8. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    " Trong lý lịch chỉ ghi "đạo Phật" khi người khai lý lịch đó là sư sãi, hay người Phật tử mà ở chùa nhiều hơn ở nhà, làm việc chùa là chính, hưởng lộc từ công quả, mà không xuống tóc đi tu hẳn. còn thì ghi "Không" hoặc "Lương", bạn biết chữ "Lương" có nghĩa là gì không? Ai, hay giới nào đặt ra chữ đó không?"
    ------
    Cái đoạn này nó xưa lắm rồi. Nó thể hiện một phần quá khứ mà tôi là nhân chứng...
    Bây giờ ..không ai rảnh mà ghi: Phật, Cơ đốc Phục lâm, hay Thiên chúa chi cho mệt.
    Chỉ phết một chữ Không hoặc gạch phắt nó đi...Tôn giáo ở trong lòng chứ việc gì phải show ra cho bàn dân thiên hạ, các cấp chính quyền thấy...chỉ tổ chuốc rắc rối vào người...
    Còn chữ Lương..nó cũng tuyệt chủng rồi...nhắc lại làm chi cho con cái nó bực mình...Có những cái đã đựơc lịch sử đào thải rồi thì đào mồ nó lên làm gì .? Để cho nơron thần kinh rảnh rỗi tiếp thu những thứ hay hơn chứ ?
  9. bacbin

    bacbin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo lương tức là không tôn giáo mà các bác.
  10. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Thờ cúng ông bà (lương) không được xem là tôn giáo vì không có giáo chủ, câu trên đúng hay sai???

Chia sẻ trang này