1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu bạn đã được lớn lên và hấp thụ lối sống trong 1 môi trường không giống những người VN bình thườn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 13/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Nếu bạn đã được lớn lên và hấp thụ lối sống trong 1 môi trường không giống những người VN bình thường (chi

    Đó là câu chuyện của không chỉ tôi. Ai có cùng hoàn cảnh mời vào bàn luận. KHông quan trọng bạn là nam, nữ, già, trẻ. Hãy nói về khác biệt và tương đồng văn hoá trong nền văn hoá chỉ chấp nhận cái "Một".

    Hãy nói thật đơn giản, dễ hiểu với thái độ cầu thị, không hằn học

  2. Sun_Group

    Sun_Group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bạn hãy nói về câu chuyện của bạn trước. Vì như thế mọi người mới bắt đầu thảo luận được. Tôi cũng nghĩ rằng khi bạn muốn mọi người " Hãy nói thật đơn giản, dễ hiểu với thái độ cầu thị, không hằn học" thì bạn không nên nói như câu trước đó rằng "trong nền văn hoá chỉ chấp nhận cái "Một"."
    Chúc an lành!
  3. ORockyO

    ORockyO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Em cũng chẳng hiểu mình đuợc giáo dục có khác với nguời bình thuờng không nhưng nhìn xung quanh thì thấy mình được giáo dục khác với bọn trẻ khác,nhưng nói thật là em giờ cảm thấy không hoà nhập đuợc mấy với xã hội,thực ra là thấy mình "ngu" hơn chúng nó nhiều,trong khi bạn bè thực dụng hơn,hiệu quả hơn thì bản thân cứ luẩn quẩn,em cũng chẳng hiểu nữa.Khác nguời,đi theo con đuờng bản thân chọn là tốt hay không tốt???
  4. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    dù biết hay ko
    hay chấp nhận hay ko
    thì mỗi chúng ta cũng chỉ co'' một với chính mình
    , làm nô lệ cho chính những chỗ dựa , điểm tựa của mình__những sợi dây xich và nhiều khi còn đc dùng làm thòng lọng.
    ___________________________
    ko ngừng cưỡng đoạt sự tự chủ, tự tin từ những ng khác
    và họ đc dạy sự ngưỡng mộ , tôn sùng bái bằng chính sự yếu đuối của mình
    _____________________
    " hãy quan sát những đứa trẻ" ngay khi ý thức xuất hiện là kèm theo ngay vị kỉ, cái tôi, của tôi,
    càng về sau sự chiếm hữu, nhu cầu chiếm đoạt càng lớn lên
    ví như thấy mẹ nó cho đứa trẻ khác bú là lập tức nó khóc
    rồi yêu cái đẹp, thích con búp bê đẹp, áo đẹp,. đồ chơi đẹp
    rồi giận rỗi........
    đó phải chăng là bản chất của con ng,
    bản chất của ý thức__ bản năng ?!
    và sự liên kết__xung đột giữa những cái tôi, tạo nên xã hội
    để rồi sinh ra những chuẩn mực, mức trung bình quân của nhóm ng tham gia trong đó
    lấy đó làm thước đo , áp đặt lên các cá nhân trong đó
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Ok, bạn hãy phản biện quan điểm đó. Tôi kô nói nó là đúng.
    Câu chuyện của tôi là câu chuyện của một người lớn lên trong môi trường học tập, không có các mối quan hệ XH, không được dậy dỗ đầy đủ về các mối quan hệ bạn bè làng xã, cộng đồng. Tóm lại, nó rất cá nhân.
    Lớn lên, đi làm tôi buộc phải sống trong 1 tập thể. Muốn hay không, tôi cũng phải đối mặt với những quan hệ XH, công việc và liên quan đến tập thể.
    Tôi đã và đang hoà mình vào cuộc sống này, với cái giá phải trả là rất lớn.
    Nhưng không phải điều gì tôi cũng làm được. Tôi có những giá trị cá nhân riêng, những niềm tự hào và niềm vui cá nhân không dễ gì đánh đổi.
    Cái quan trọng là phân biệt được cái nào là thật, cái nào là ảo, cái nào nên từ bỏ, cái nào nên giữ lại trong đời sống tập thể.
    Tôi muốn các bạn bàn luận và chia sẻ những điều này.
    Nhất là những bạn ở trong những hoàn cảnh tương tự.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 14/09/2008
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Em là người lãng mạn hay thực tế?
  7. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    theo mình nghĩ những truờng hợp như của dumb chiếm tỷ lệ rất cao
    đặc biệt cao với những ng thuộc lứa tuổi 79>>83
    ( và nó thuờng đc hình thành từ năm lớp 8>11.
    tại sao lại từ 79 đến 83 ?? .....)
    tỉ lệ này theo mình nghĩ 5 ng thì có một ng .
    như lớp trẻ ngày nay thì 20/1
    cùng với sự phát triển của internet , xâm nhập của các nền văn hoá
    lại sinh ra những kiểu ng khó hoà đồng với xã hội theo những kiểu khác .
    và họ đều gặp khó khăn trong việc kiến dựng những mối liên kết trong tập thể
    đặc biệt khi tham gia vào môi truờng làm việc .
    và họ nói
    " đến một lúc nào đó thì ta cũng phải hoà mình vào dòng chảy như bao ng khác "
    và khó khăn lớn nhất của họ là cái tôi quá cao, sĩ diện, tự trọng quá cao ____ hệ quả của quá trình nuôi duỡng những thứ cảm xúc quý tộc !
    và sau 1 time tham gia vào công việc, họ bị búng ra sữa
    tát ra sữa
    vắt ra sữa
    sau đó đến mồ hôi
    hình như cả máu ,
    mồ hôi mắt,
    và những đêm dài trăn trở
    xem cả vào giấc mơ
    tất nhiên có nhiều ng chuyển huớng và cũng có ng vuợt qua
    ____________ và rồi
    họ hồi tuởng về những viên vông của tuổi trẻ khi xưa thấy thật hài huớc,
    thật vô bổ . ?!
    những khó khăn ngày xưa duờng như là vô nghĩa, truớc nỗi lo kiếm tiền, tạo dựng một vị trí ổn định trong xh
    truớc những áp lực đó ng ta duờng như quyên đi, quyên đi rất nhiều những quá khứ, kỉ niệm
    " đích thực sống trong hiện tại "
    thích nghi, thay đổi nhanh với môi truờng hoàn cảnh
    khả năng quyên của họ đạt mức rất cao
    đặc biệt là đàn bà
    _________________________________-
    ng ta ko muốn hoà đồng
    hay ko thể hoà đồng
    1 cái là lực đẩy
    1 cái là lực kéo
    nguyên nhân và kết quả như những làn sóng cộng huởng, càng lúc càng muốn lên cao !
  8. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để thích nghi sau khi bạn bước ra khỏi một thế giới chật hẹp, khác thường? Với mình điều này vô cùng khó, vì thế giới đó bạn chịu trách nhiệm một phần để tạo ra nó, hay ít nhất bạn chịu trách nhiệm vì đã tự xây cho mình 4 bức tường kín mít và bắt đầu chơi một trò chơi xây dựng, kiến tạo với chính mình. Sau đó bạn phát hiện ra rằng thế giới thực khác những gì bạn đang làm, nó không phải là thế giới của riêng bạn, mà của hàng tỉ cá nhân., hàng ti tỉ ý tưởng, quan điểm, lối sống,.... Đó là lí do người ta luôn phải điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với những nguyên tắc tập thể và cộng đồng.
    Thực tế là không tồn tại cái Một trong thế giới này. Bác dumb có thể nói rõ hơn về khái niệm này nha. Cái Một chỉ tồn tại trong tư duy của 1 cá nhân, và mỗi cá nhân có thể thấy cái Một không giống nhau. Mình chứng kiến những cách sống rất khác nhau nhưng vẫn tồn tại hòa bình cùng nhau, không xung đột, miễn là chúng tạo nên một sự cân bằng, mà sự cân bằng này theo mình hiểu chính là sự thỏa mãn các nguyên tắc. Trong cuộc sống xã hội các nguyên tắc này được ngầm hiểu, và mỗi cá nhân nhận thức nó qua giáo dục, tự quan sát, kinh nghiệm,...
    Vấn đề đôi khi nằm trong bản thân sự xung đột của cá nhân người quan sát. Khi bạn nghĩ rằng bạn khác họ, bạn không thuộc về thế giới của họ là khi bạn đang chối bỏ các nguyên tắc đó. Bạn chỉ là một cá thể của thế giới, bạn không có chỗ đứng riêng, bạn chỉ có thể tạo cho mình một chỗ đứng giả tạo và sống chật vật với nó. Bạn cũng không tạo ra các nguyên tắc, bạn có thể tạo ra nguyên tắc cho chính mình, nhưng không thể tạo ra nguyên tắc cho xã hội.
    Vậy thì câu hỏi là làm thế nào bạn có thể hòa nhập mà không làm mất đi những giá trị của riêng mình? Phải chăng chúng ta luôn ảo tưởng về các giá trị? Đã bao giờ bạn gặp những tình huống mà nếu bạn cứ khăng khăng những giá trị của mình thì bạn đang buộc người khác phải thay đổi giá trị của họ? Một đòi hỏi thật quá đáng .
    Kinh nghiệm hay những gì mình rút ra từ cuộc sống là chỉ chú ý đến những nguyên tắc, không chú ý đến những thứ mà bạn tự thấy là giá trị của mình. Giá trị tự thấy là giá trị ảo . Không nghĩ đến sự trả giá, vì bạn càng nghĩ đến nó bao nhiêu, bạn càng tự ảo tưởng về giá trị của mình bấy nhiêu. Biết hòa hợp nguyên tắc riêng của mình với những nguyên tắc của xã hội, bạn sẽ hòa nhập vào xã hội trong khi vẫn tồn tại như một cá thể riêng biệt.
  9. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Bạn dumb đã viết rằng bạn lớn lên trong một môi trường học tập, mà đa số sống như vậy? Nếu vậy những người cùng chung hoàn cảnh với bạn, họ đã thích nghi thế nào? Vấn đề là hoàn cảnh hay suy nghĩ của riêng cá nhân bạn?
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Chiaki nói có vẻ logic quá nhỉ
    Nhưng hơi lý thuyết đó. Qui về nguyên tắc hết thì quá dễ.
    Tự hỏi chiaki có hơi khô khan không?
    Cái sự nhậy cảm và tinh tế nó tạo nên vấn đề và không thể qui về nguyên tắc được. ai cảm sẽ biết liền. cũng biết luôn sự trả giá là thế nào?
    ok, mình cũng thấy bạn nói có lý và có vẻ học thêm được 1 điều:
    Theo qui tắc chứ không chú ý đến giá trị cá nhân?
    Cảm ơn nhé
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 17:31 ngày 15/09/2008

Chia sẻ trang này