1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề "giảm phản chấn khi ra đòn"

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi bruce_pham, 20/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. akdo47

    akdo47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    @ Hiệpkhínhuthuật
    Khi nhảy từ trên cao xuống chân ta co lại có phải là cách để vector lực hướng ra ngoài?
    Được akdo47 sửa chữa / chuyển vào 07:51 ngày 21/09/2008
  2. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã từng đứng để người khác liệng cục đất sét vào người chưa? chỉ cần một cục cỡ bằng nắm tay thôi đảm bảo phê luôn.
  3. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Anh DongBai và anh VXĐTA (Cùng tập vịnh xuân) đã từng nói:
    1 cú đấm như một viên gạch ném vào tường hoặc như 1 cục đất sét ném vào tường!
    Anh Dongbai đã giải thích!
    Tiếc rằng anh ĐTA ko vào chấp bút!
    Thôi thì cứ lỏng vai, lỏng khớp, lắc hông mà đấm nhé các bác!
  4. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Dongbai đâu có nói như vậy. Cánh tay chạy theo nắm đấm đó
    He he Bibo Linh phải phân biệt cái dzụ lắc hông nha
  5. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Keke......em nói thật lòng cộng với 1 chút "sờ voi" anh Dongbai tý thì là thế này:
    1 ông bình thường tập luyện có thầy hẳn hoi cũng còn lâu mới đạt được cái trình độ lỏng vai, lỏng cơ thể cánh tay chạy theo nắm đấm.
    Em nghĩ rằng lúc đầu mới tập phải lắc cái hông đấm, sau này khi Pro roài thì cơ thể, cánh tay mới chạy theo nắm đấm được!
  6. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    He he vậy thì chú cứ lắc hông thoải mái he he
  7. bruce_pham

    bruce_pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    @ aiki :
    Đây là mấu chốt / là cái mà tui đang quan tâm. Bạn có thể nói rõ hơn được không ? Hướng vectơ lực ra ngoài cơ thể....lý thuyết thì là như vậy, nhưng thực hiện nó thế nào ? Vd như trong một cú đấm thẳng trực diện vào mục tiêu thì phải giảm phản chấn như thế nào ?
    @ coi xay :
    Bác đứng yên, tui ném cục đất sét to bằng nằm tay vào ngừơi thì xembác sẽ như thế nào nhé ? !!! Không chỉ là bẩn quần áo không thôi đâu...
    @ akdo47 :
    Cục đất sét khi chạm mục tiêu thì nó sẽ không biến thành một thể rắn như cục gạch.....thiết nghĩ nó vẫn sẽ nhận một phản chấn nhất định nào đó...Riêng tui nghĩ giảm phản chấn bằng cách hướng vectơ lực ra khỏi cơ thể là tối ưu nhất..!
    Chúc anh em một ngày vui !
  8. cryforwife

    cryforwife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    0
    @ All : Không có kỹ thuật giảm phản chấn nào đâu. Các bác cứ tìm làm gì cho mất công.
    Vụ cánh tay chạy theo nắm đấm . Bài học vỡ lòng của KCT . Cứ hồn nhiên mà đấm. Tư dưng nó chạy theo . Lão M nói 1 câu làm được liền. Cứ hồn nhiên đấm . Chấm hết.
  9. cucat

    cucat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    @Bruce :
    Xem thử link này thử xem : http://www.fightingarts.com/reading/article.php?id=346
  10. Fantom

    Fantom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Mềm nắm, rắn buông.
    Nếu ai đã từng tập qua các môn thiên về cương quyền thì chắc cũng hiểu là khi va chạm thì người lỏng tay hơn hay yếu hơn sẽ chịu hầu hết lực tác động, chẳng phân biệt người tấn công hay phòng thủ. Đa phần thì ta dùng phần cứng của cơ thể để tấn công vào chỗ mềm và hiểm của đối phương nên không cần quan tâm đến phản chấn lắm trừ khi là gặp mấy chú tập thiết bố sam, hay quyền thái ... . Nhưng mà dau phải cứ ra đòn là trúng đích ngay đâu, sự va trạm với đối phương khi đối phương đỡ chặn cũng là vấn đề. Đa số các bác tập luyện cho thực chiến với các đối thủ tầm tầm chứ không phải cho các trận quyết đấu với đại cao thu nào đó, nên vấn đề có lẽ chỉ là phản chấn khi va chạm giữa tấn công và phòng thủ thôi. Theo kinh ghiệm bản thân tớ trong thực chiến thì nếu đã dùng cương quyền thi yếu tố quyết định là ở sự dứt khoát cả khi tấn công lẫn phòng thủ.
    Còn các môn thiên về nhu, thì hầu như thiên về mượn sức đối phương và các đòn tấn công thiên về sự tinh xảo chứ không dùng sức nhiều nên có lẽ chỉ cần quan tâm đến giảm chấn thôi chứ không cần lo đến phản chấn.

Chia sẻ trang này