1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tộc người Pa Cô - xã A Vao - huyện Đa Krông, Quảng Trị - tháng 5/2008

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi nvtung1, 20/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvtung1

    nvtung1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    1
    Tộc người Pa Cô - xã A Vao - huyện Đa Krông, Quảng Trị - tháng 5/2008

    A vao là xã miền núi, nằm sát biên giới Lào của huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị. Dân cư chủ yếu của xã là người Pa Cô, chiếm 96% dân số toàn xã. Người Pa Cô được xem như 1 nhóm của người Tà Ôi, thuộc hệ ngôn ngữ Môn ?" Khơ Me. Ngày này người Pa Cô cư trú chủ yếu ở A lưới, Thừa Thiên Huế và Hướng Hóa và Đa Krông, Quảng Trị và vùng biên giới của Lào. Người Pa Cô sống chủ yếu nhờ hình thức canh tác nương rẫy: lúa, ngô, đậu. Phương thức canh tác là luân canh luân khoảng thông qua kĩ thuật đốt nương làm rẫy. Thông thường nương được đốt vào tháng 4 hàng năm trước mùa mưa một chút.. Hiện tại, theo thống kê thì người Pa Cô có 14 dòng họ, mỗi dòng họ có 1 con vật tổ, mà người trong họ kiêng không ăn thịt:

    1. Tà Rlục Tọi (kiêng rắn) 2. Tà Rlục Kẹ (kiêng rắn)
    3. Tà Rlò (kiêng rắn) 4. Ka Lang (kiêng cua)
    5. Doan (?) 6. Tu pông (kiêng cá bò)
    7. Mêu (kiêng cá lóc) 8. Ta Rlôi (kiêng lýõn)
    9. Song (kiêng cua) 10. Tu Vêl (kiêng chó)
    11. Kroong (kiêng mèo) 12. A Sau (kiêng nhệch)
    13. Prin (?) 14. Pà tạ (kiêng mèo)

    Vài bức ảnh ở A Vao

    [​IMG]

    A vao

    [​IMG]
    Suối Pa Linh

    [​IMG]
    Đường vào thôn Tân Đi 3

    [​IMG]
    Làm rẫy về

    [​IMG]
    rẫy vừa đốt xong

    [​IMG]
    Lớn gùi lớn bé gùi bé (-:

    [​IMG]
    Trỉa lúa

    [​IMG]
    Tai đeo vòng bạc, mồm ngậm tẩu - hình ảnh phổ biến của người phụ nữ Pa Cô. Một đôi vòng thế tầm có thể giá lên đến 5-7 triệu = 1 con trâu. Cái giá trị không nằm ở trọng lượng bạc mà là giá trị văn hóa nó mang theo.

    Đi ăn đã. Sẽ up tiếp sau...

    www.nhanhocvn.net
    or
    www.nhanhoc.net

    Được nvtung1 sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 20/09/2008
  2. nvtung1

    nvtung1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Cho em ăn
    [​IMG]
    Giã gạo
    [​IMG]
    Nhà truyền thống của người Pa Cô

    WWW.NHANHOCVN.NET / WWW.NHANHOC.NET
    Được nvtung1 sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 20/09/2008
    Được nvtung1 sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 20/09/2008
  3. Maimeosrvvn

    Maimeosrvvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2007
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Ui....hóa ra cậu để giành ảnh đẹp cho box du lịch đấy ah?
  4. nvtung1

    nvtung1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    1
    to Mai: (-:
    Up tiếp ảnh nào
    Tên của người Pa Cô: Một người Pa Cô có thể có 4 tên trong cuộc đời (-: Khi bạn hỏi họ tên là gì họ sẽ trả lời là Hồ gì đó vì đơn giản là tất cả người Pa Cô đã đổi theo họ Bác Hồ -thời chiến chống Mĩ vùng này là chiến khu mà. Khi họ có con, họ sẽ được gọi theo tên đứa con trai đầu, ví dụ CÔN ĐỨC là Bố thằng Đức. Khi họ lên chức Ông nội họ sẽ được gọi theo tên đứa cháu nội đầu, ví dụ Vỗ Tam tức là Ông thằng Tam. Dọc Trường Sơn, nhiều dân tộc cũng có tục vậy.
    Ngủ ngoan A Cay ơi?Mẹ thương A Cay. Mẹ thương bộ đội?..
    Hình như bài của nhạc sĩ Huy Du thì phải, là viết về dân tộc này. Có điều A Cay không phải là tên riêng của em bé. Trong tiếng Pa Cô, A Cay là con. A có vai trò như le la trong tiếng Pháp. Ví dụ, Cay Thiện là con anh Thiện
    Những người đàn bà ngậm tẩu. Không ai giải thích được tại sao ở đây phụ nữ hút thuốc nhiều thế và hầu như mọi phụ nữ đều dùng tầu: làm bằng gỗ, trúc và bọc I nốc, do người Pa Cô hay Vân kiều ở Hướng Hóa làm và mang lên bán, hoặc được mua tận bên Lào. Giá cả thì tùy thuộc vào chất lượng của tẩu: từ 100 ?" 150 k.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    WWW.NHANHOCVN.NET / WWW.NHANHOC.NET
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Tuyệt......
    Cám ơn bạn về những bức ảnh và bài viết về đời sống văn hoá dân tộc Paco.
    Mình cũng thấy hơi lạ là tên dân tộc này đã được nhắc đến nhiều trong Kháng chiến chống Mỹ, vậy mà mới đây dân tộc Paco mới được công nhận chính thức là dân tộc thứ 55 trong Đại gia đình các dân tộc Việt nam. Bạn biết tại sao không?
    Bạn tham gia nhanhocvn.com à?! Vậy là rất hiểu về nhân chủng học và các nghành văn hoá học đúng không?! Rất mong bạn tiếp tục góp sức cùng Box Du lịch trong những hoạt động Du lịch Văn hoá.
  6. GL1600

    GL1600 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    15
    Các nghiên cứu từ trước đã xếp tộc người Pako là một nhóm địa phương của người Tà Ôi do vậy tộc người Pako vẫn được coi là Tà Ôi. Mà 2009 mới chính thức công nhận mà, bây giờ mới chỉ là đề án thôi. Cái này giống với mấy tộc người Nguồn, Arem cũng được gom cả vào gọi là Dân Tộc Chứt.. Giờ người Nguồn cũng đang có kiến nghị phải gọi họ là tộc người riêng
    Bác NVtung đã có những bức ảnh rất hay làm cho em nhớ lại giờ này 2 năm trước vẫn đang lang thang trong đó. Vào Tà Rụt rồi được mấy cô giáo dẫn đi A Vao , Abung vui phải biết. Bác ở Hà Nội hay ở Sài GÒn thế, em cũng học Dân tộc học ra đây
    Được gl1600 sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 21/09/2008
  7. k50clcls

    k50clcls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    @onamiowada: Trang nhanhocvn.net là do bác Tùng lập ra mà. Bác hỏi bác ấy "có tham gia à" thật là...!!!
  8. nvtung1

    nvtung1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    1

    To onamiowada: Chính xác là họ đang được đề xuất thành dân tộc thứ 55, theo đề án của tỉnh Thừa thiên Huế. Lí do, có lẽ để được công nhận là một dân tộc riêng cần vài yếu tố: ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng, tự nhận thức dân tộc. Trong khi đó văn hóa của người Pa Cô hơi mờ nhạt: Họ không có nghề dệt hoặc bị thất truyền nên mua quần áo của dân tộc khác làm; cũng có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác: dụng cụ giã gạo, gọi cha theo tên con?.
    Yes mình tham gia www.nhanhocvn.net bạn ạ (-:
    To GL1600: Mình hà nội bạn ạ. Mình cũng học về nhân học (-: Vui vì gặp người cùng nghành
    To k50clcls: Ai bảo thế (-: mà ai nhỉ mình không được qua nick. Sorry
    Tiếp tục về người Pa Cô:
    Tục đi Sim của người Pa Cô. Đi sim thực ra là quan hệ tiền hôn nhân. Trai gái ở tuổi cập kê ?" 14 or 15 ?" có quyền có quan hệ luyến ái với nhau mà không bị ngăn cấm. Cô gái có quyền chọn ******** mà mình thích, mỗi tối một anh chả sao. Tránh thai thì dùng là rừng. Tối hôm trước Tôi về, nghe cái nhau ỏm tỏi ở trước nhà, tưởng đánh nhau. Hôm sau hỏi ra mới biết là 3 cậu tranh 1 cô. Tiếc quá, giá mà mình biết thì 4 chứ ko phải 3 cậu tranh một cô (-: Nhưng mà đi sim chỉ dành cho người chưa có gia đình thôi nhé. Có gia đình rồi mà đi sim thì sẽ bị phạt vạ. Bị trưởng làng (arie vel) phạt. Thêm vài cái ảnh
    [[​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    WWW.NHANHOCVN.NET / WWW.NHANHOC.NET
  9. Ha_Bim

    Ha_Bim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Bác Tùng up thêm nhiều ảnh & up thêm nhiều thông tin lên cho ace mở mang.
    Theo em, bác lập một topic chung về nền văn hoá các dân tộc Việt Nam nói riêng. Bác đi nhiều lại nghiên cứu nên cũng cho ace học mót với ạ.

  10. nvtung1

    nvtung1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    1
    To Hà: (-:
    Thêm vài cái ảnh nữa
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hoàng hôn bên Tây trường Sơn
    [​IMG]
    Giống dê bản địa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ở đây trẻ em tham gia lao động từ rất sớm. Vừa Chập chững biết đi đã tham gia lao động cùng gia đình rồi
    [​IMG]


    WWW.NHANHOCVN.NET / WWW.NHANHOC.NET

Chia sẻ trang này