1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hanuman2008, 02/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Oh, chiên gia này vừa chui ở đâu lên thế nhỉ? Thật đáng ngưỡng mộ @-)@-)@-)
    Hờ hờ, chắc thiếu gạch làm nhà đây mừ
  2. Javelin

    Javelin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2010
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    138
    Tin mới đây ,sau Liby sẽ là Iran vụ này vui phết [:D] :

    Tổng thống Pháp cảnh báo nguy cơ Iran bị tấn công phủ đầu
    (Dân trí) - Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm qua đã lên tiếng cảnh báo rằng các nỗ lực của Iran nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa có thể dẫn tới việc một số quốc gia phát động tấn công phủ đầu nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo......

    http://dantri.com.vn/c36/s36-513792/tong-thong-phap-canh-bao-nguy-co-iran-bi-tan-cong-phu-dau.htm

    Bác nào lập Topic mới đê[:D][:D].
  3. ixu

    ixu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    4
    Ngoài Iran thì còn một số nước được "đại Pháp" nhắc nhở, trong đó có Việt Nam.
    Rất tiếc, Pháp chưa đủ tuổi đến nói chyện với Đại Việt.
  4. builang

    builang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2011
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Mỹ nó ngu vậy sao? Người ta bảo tốt đẹp thì phô ra, xấu xa thì đậy lại. Mà suy cho cùng nếu Mỹ nó không ngu như bạn nói thì bạn còn ngu hơn.
  5. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
  6. ALFA-6

    ALFA-6 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    2
    Làm phát cho vui đê.:))

    'NATO thùng rỗng kêu to'

    Chiến thắng ở Thủ đô Tripoli đang giúp NATO minh oan cho nỗ lực can thiệp quân sự của mình. Song việc phải mất 6 tháng và dùng toàn vũ khí hạng nặng mới lật đổ được nhà lãnh đạo Gaddafi là chuyện “đáng xấu hổ”, National Interest nhận định.



    Theo Ngân hàng thế giới (WB), Libya đứng thứ 63 trên bảng xếp hạng GDP của thế giới. Trong khi đó, 20 trong số 27 quốc gia thành viên của NATO đứng trên Libya trong bảng xếp hạng này. Hầu hết các thành viên của khối quân sự này đứng đầu danh sách, với 6 nước lọt top 10 và 11 nước đứng trong danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất hành tinh.
    Thêm vào đó, Mỹ bỏ số tiền còn lớn hơn cả toàn bộ số GDP của Libya cho chương trình “Nghiên cứu, phát triển, thí nghiệm và nâng cấp” của Lầu Năm Góc. Ngân sách quốc phòng Mỹ cũng lớn hơn hàng trăm lần Libya.
    Với các thành viên còn lại trong NATO, 14 nước chi tiêu nhiều hơn khoản ngân sách quốc phòng 1,5 tỷ USD của Libya trong năm 2010, theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm. Số tiền Pháp và Anh đầu tư cho quốc phòng đều gấp 40 lần khoản đầu tư đó tại Libya.
    Vậy mà để lật đổ nhà lãnh đạo của Libya, 28 nền kinh tế lớn trong NATO phải dốc biết bao tiền của và vũ khí cũng như thời gian. Theo chuyên gia phân tích của National Interest, đó là điều đáng xấu hổ. Nó thể hiện sự đuối sức của khối hiệp ước quân sự này.


    [​IMG]Dù dự định chỉ kéo dài vài tuần nhưng NATO phải mất tới 6 tháng mới có thể lật đổ chế độ Gaddafi.
    Theo chuyên gia George Will, cuộc chiến tại quốc gia Bắc Phi rất có thể đánh dấu ngày tàn của khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương. Ông Will lý giải, dù giới phân tích nhận định rằng, ông Gaddafi trước sau cũng sẽ bị lật đổ nhưng sự ra đi này của ông Gaddafi không đồng nghĩa với việc vị thế của NATO được nâng cao.
    Theo ông, tổ chức này đang cho thấy sự “rệu rạo” đáng báo động. Từ ngày 11/9/2001 đến nay, chi tiêu cho quân sự của Mỹ tăng gấp đôi trong khi khoản chi này của 27 quốc gia thành viên NATO còn lại giảm tới 15%.
    Ngân sách quốc phòng Mỹ gấp ba lần so với tổng ngân sách của các thành viên NATO khác cộng lại. Điều này khiến cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Gates phải thốt lên rằng: “Đến một ngày Mỹ sẽ không thể gánh nổi sự mất cân bằng quá mức này”.


    [​IMG]Cuộc chiến tại Libya cho thấy sự đuối sức của NATO.
    Trước thực trạng này, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng phải lên tiếng về sự “xuống cấp” của khối quân sự này. Trong bài báo có tựa đề “NATO thời hậu Libya”, ông Rasmussen không giấu giếm những quan ngại về tương lai của NATO.
    “Cuộc chiến tại Libya là một lời cảnh báo rõ ràng. Sự cắt giảm chi tiêu quá mức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh khu vực. Để tránh xảy ra khủng hoảng an ninh sau cuộc khủng hoảng kinh tế, cách duy nhất là gia tăng sức mạnh quốc phòng của các nước châu Âu, thúc đẩy quan hệ xuyên Đại Tây Dương và tăng cường sự hợp tác giữa NATO với các cường quốc lớn trên thế giới”, ông Rasmussen khẳng định.
    Tuy nhiên, cuộc chiến tại Libya cho thấy các quốc gia châu Âu chỉ là “thùng rỗng kêu to”. Dù Tổng thống Obama khẳng định rằng vai trò của Mỹ chỉ kéo dài vài ngày và “nhường sân” lại cho các đồng minh châu Âu nhưng thực tế chứng minh rằng, những quốc gia châu Âu tham chiến tại Libya lại không có đủ nguồn lực để gánh vác trách nhiệm này.
    Cuối cùng là các đồng minh chỉ có thể “diễu võ dương oai” trên bầu trời còn mọi nhiệm vụ như tình báo, do thám, khống chế kẻ thù và tiếp nhiên liệu trên không đều phải do Mỹ đảm nhận.
    Theo National Interest, mải mê chinh chiến suốt 10 năm qua tại Afghanistan, hầu hết các lực lượng của NATO đều rệu rạo. Cuộc chiến tại Libya càng đẩy nhanh tốc độ xuống cấp của các lực lượng này với sự thiếu thốn về đạn dược cũng như nhiên liệu.
    Vì vậy, National Interest khẳng định, cuộc chiến gian khổ kéo dài 6 tháng mới có thể lật đổ chế độ Gaddafi đủ để nói lên “sức cùng lực kiệt” của NATO. Bất chấp bao hoài bão lớn về tương lai được đề ra trong Quy tắc chiến lược mới được thông qua tại Lisbon tháng 11 năm ngoái, NATO giờ chỉ còn là một thực thể "không có lý trí với túi tiền rỗng tuếch".
    http://baodatviet.vn/Home/thegioi/binhluantg/NATO-thung-rong-keu-to/20119/165618.datviet
    :))
  7. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Phải rồi, chúng nó là hổ giấy mà lị, hổ thật thì phải ngồi nhà gặm giấy cơ....=))
  8. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    ..

    Quân đội Việt Nam nâng cấp súng tiểu lên AK
    VTC News – Thứ bảy, ngày 27 tháng tám năm 2011.. .
    .



    tweet
    Plurk!
    Share
    Email
    In ra
    ....
    .


    (VTC News) - Các cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu thành công giải pháp lắp kính ngắm lên súng AK có can thiệp vào súng.


    >> Xe máy sẽ bị cấm lưu thông ở một số thành phố lớn
    >> Tội ác sau những gánh hàng











    [​IMG]
    Gá kính ngắm lên súng AK có can thiệp vào súng.





    Các loại súng AK về cơ bản không được đồng bộ kính ngắm nên không có cơ cấu chuyên dùng để lắp khí tài. Mở rộng tính năng của súng tiểu liên AK bằng cách trang bị thêm khí tài quang học là một vấn đề có tính khả thi. Để giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu cơ cấu gá lắp chuyên dùng khí tài lên súng AK. Có 2 giải pháp để gá lắp kính ngắm lên súng: Lắp kính ngắm có can thiệp và lắp kính ngắm không can thiệp vào súng.



    Trên thế giới hiện nay chủ yếu áp dụng giải pháp lắp kính ngắm có can thiệp vào súng. Điều kiện để áp dụng giải pháp này là thiết kế đồng bộ tổ hợp vũ khí-khí tài ngay từ đầu. Theo đó, trên thân súng phải có mang cá cùng một bộ gá có mang cá ngược và khóa hãm, khí tài quang học được lắp lên bộ gá bằng vòng ôm...



    Súng AK hiện có của ta do không có mang cá chuyên dùng nên để lắp thêm mang cá theo giải pháp này phải tác động vào thân súng. Các cán bộ Khoa Vũ khí (Học viện Kỹ thuật Quân sự) đã nghiên cứu thành công giải pháp lắp kính ngắm lên súng AK có can thiệp vào súng.



    Thực hiện giải pháp này phải lắp thêm một rãnh mang cá lên trên nắp hộp khóa nòng. Để khắc phục một số hạn chế phát sinh, các tác giả đã thiết kế cơ cấu gá kính ngắm lên súng AK bằng ma sát mà không can thiệp vào súng.



    Quá trình gá lắp khí tài lên súng AK được thực hiện dễ dàng và thuận tiện, hiệu chỉnh đơn giản. Sau khi đồng bộ khí tài với súng AK, các tác giả đã tiến hành bắn đạn thật để kiểm tra. Kết quả cho thấy hệ vũ khí-khí tài làm việc tin cậy, ổn định, tính năng và hiệu quả bắn của súng được nâng cao.








    Tin liên quan








    TS Hà Nguyên Bình (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự)
  9. MrAnhDung

    MrAnhDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    3
    Có ai gặp TS Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự này thì cho mình nhờ hỏi ông ấy 1 vài thắc mắc nhé!
    1 Ak lắp ống bushnell tàu khựa dỏm này bắn đựơc mấy phát thì hư ống?
    2 Ống ngắm lắp với chân không có chốt chống giật lùi thế kia thì bắn mấy phát thì trượt ống và o chính xác nữa?
    3 Cái tâm ống cao thế kia thì áp má thế nào để bắn cho tốt? mặt phải dài cỡ mặt ngựa và cổ phải cao như hươu cao cổ o?
    4 Đối với ngừơi thấp bé hơn thì khi lùi ống thì liệu cái bộ gá kia có bị cong vênh o?
    5 Cái bộ gá mang cá này bằng lọai hợp kim gì ? có tồn tại đựơc trong môi trừong dã chiến với thiết kế chịu lực thế o?
    6 Cơ cấu 2 miếng ghép của bộ gá mang cá này liệu có tốt hơn là 1 miếng liền khối o?
    7 Câu hỏi áp cuối là: súng ak là lọại bắn tỉa chuyên dụng hay sao mà cần phải lắp ống ngắm?
    Câu hỏi cuối cùng là có bác nào cho biết giúp là đây là hàng thật hay đồ chơi trẻ con vậy?
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Venezuela muốn mua thêm 4 chiến hạm Tây Ban Nha

    Công ty đóng tàu Navantiya của Tây Ban Nha dự kiến sẽ ký hợp đồng cung cấp thêm các loạt tàu tuần tra cho Hải quân Venezuela.

    [​IMG]

    Các bên đang tích cực đàm phán để cung cấp bổ sung hai tàu khu trục (tàu hộ tống) dùng để tuần tra vùng đặc quyền kinh tế và 2 tàu dùng cho việc tuần tiễu bờ biển.

    Hợp đồng giữa Hải quân Venezuela với công ty Navantiya về việc xây dựng 4 tàu hộ tống lớp POVZEE và 4 tàu tuần tiễu bờ biển đã được ký kết vào tháng 5/2006.

    Đây là một phần trong khuôn khổ thỏa thuận liên chính phủ thực hiện tháng 11/2005

    Đến thời điểm hiện tại, công ty Navantiya đã bàn giao ba tàu tuần tiễu bờ biển cho hải quân Venezuela. Chiếc thứ tư sẽ được xây dựng tại xưởng đóng tàu Dianka của Venezuela theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

    Ngoài ra, phía Tây Ban Nha cũng đã giao hai trong bốn tàu hộ tống lớp POVZEE - tàu thứ hai đã được chuyển giao ngày 2/8 vừa qua.

    Hai tàu còn lại thuộc loại này là PC-23 Yekuana và PC-24 Karin đang trong giai đoạn hoàn thành và thử nghiệm, dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Venezuela trước cuối năm nay.

    Theo kế hoạch, thỏa thuận mới cũng sẽ bao gồm cả việc cung cấp các vật tư kỹ thuật đảm bảo cho tám chiếc tầu của loạt đầu. Hy vọng, hợp đồng sẽ được ký kết vào năm 2012.

    http://armstrade.org/includes/periodics/mainnews/2011/0906/10139490/detail.shtml
    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...-4-chien-ham-Tay-Ban-Nha/20119/166350.datviet

Chia sẻ trang này