1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Gamer001

    Gamer001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    2
    Chừng nào Mỹ biếu không cho Taiwan F16 (à không, bán nhận tiền đủ chứ không thiếu tiền) thế nhở
  2. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.496
    Đã được thích:
    13.672
    Chúc mừng nhân dân Trung Hoa anh hùng. Chiếc máy bay Z-8 một sản phẩm tự hào của nền công nghiệp hàng không TQ đã cất cánh trên đường băng của chiếc TSB do người TQ tự hoàn thiện^:)^^:)^^:)^^:)^
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hãy nhìn lại hình ảnh của nó lúc đầu
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Và nhờ vào tiềm lực khoa học tuyệt vời của nhân dân TQ
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    J-15 máy bay vượt trội so với F-18 cuả Mỹ do người TQ tự chế tạo :
    [​IMG]
  3. liveagain

    liveagain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    đó là tài sản để lại từ thời liên xô muốn thành một đối trọng với mỹ và sẵn sàng can thiệp ở bất cứ mọi nơi cùng mỹ ,vì vậy cần một đội tsb lớn . Mà ai bảo là tsb mỹ không dùng để kích động ,xâm lấn ,gây hấn ..... Vvv .nếu mỹ không can thiệp chính trị , điều các đội tàu đến trung đông ,đna trong suốt những năm cool war thì nga cũng sẽ không điều tàu đến các vị trí đó . Mà phi vụ nào của mỹ điều tàu không mang vũ khí ,sen đầm ,ngư ông đắc lợi , có mỗi vụ cứu dân thường tị nạ duy nhất vụ cứu
    mấy bác quốc hựn là nổi tiếng thôi :P ,chuyên chỡ máy bay từ chỗ này đến chỗ khác làm gì ???? Không là lái súng ,bán máy bay chiến đấu thì cũng là mang đi để đặt ở các căn cứ quân sự ở bên ngoài . Vậy không là can thiệp ,lái súng ,sen đầm là gì ??/ ăn nóim không chịu nghĩ
  4. Odyssey_Dawn

    Odyssey_Dawn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Lộ diện chỉ huy trưởng tàu sân bay Thi Lang

    (GDVN) - Báo The South China Morning Post của Hồng Kông cho hay, Thiếu tướng Li Xiaoyan có thể trở thành người chỉ huy tàu sân bay đầu tiên Thi Lang của Trung Quốc, con tàu được Trung Quốc tái chế từ tàu Varyag mua của Ucraina.

    Tướng Li 50 tuổi, sinh năm 1961 ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm. Năm 1979, ông đã thi đỗ vào trường đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc. Năm 1987, ông được tuyển vào lớp đào tạo thuyền trưởng với thời hạn đào tạo 3,5 năm.

    Năm 1991, trong thời gian tập sự, ông được bổ nhiệm làm đội phó tàu khu trục Nam Ninh, sau đó làm đội phó tàu khu trục Nam Xương. Năm 1995, ông Li được bổ nhiệm làm đội trưởng tàu khu trục Giang Môn. Năm 1999, ông nhận bằng thạc sỹ ở Học viện Hải quân mang tên N.G. Kuznetsov ở Nga.

    [​IMG]
    Thiếu tướng Li là ứng viên nặng ký cho cuộc chạy đua làm chỉ huy
    trưởng tàu sân bay Thi Lang

    Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm làm đội trưởng tàu khu trục Thâm Quyến, thực hiện sứ mệnh ngoại giao đi thăm các cảng của nước ngoài ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

    “Ông Li đã giúp quảng bá hình ảnh của Hải quân Trung Quốc trong thời gian thăm các nước, điều này cho thấy ông là người có uy tín rất cao”, Giám đốc Hiệp hội Quân sự Quốc tế Makao, ông Antony Wong Dong nói.

    Theo ôngDong, Tướng Li hoàn toàn phù hợp với chức vụ chỉ huy tàu sân bay hơn bất kỳ ai khác, bởi ông là người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trên các tàu chiến. Đặc biệt, nếu làm việc trên tàu sân bay hoạt động ở biển Đông thì đây sẽ là một lợi thế đối với ông.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, với kinh nghiệm của mình trong tranh chấp Biển Đông và kiến thức hoạt động trên tàu chiến, Thiếu tướng Li Xiaoyan đã thể hiện mình là một ứng cử viên mạnh mẽ cho vị trí thuyền trưởng của tàu sân bay đầu tiên.

    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được triển khai hoạt động tại khu mặt nước tranh chấp trên biển Đông.


    Thôi song cho chú trẻ trâu này làm chỉ huy hạm đội biển đông của Khựa, thì Khựa tự đào mồ chôn hạm đội nhà nó rồi :))
  5. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    834
    Người Mỹ run rẩy trước tiềm lực quân sự Trung Quốc
    Còn tiếo.
  6. hgbinh

    hgbinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2011
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    1
    đã từng nghe đến danh Chu Du chưa;))
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Người Mỹ run rẩy trước tiềm lực quân sự Trung Quốc
    P/S: Có lẽ người dịch không am hiểu mấy về quân sự, nhất là tàu sân bay và máy bay dùng trên nó.
  8. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Nhìn lại vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc ở Trung Quốc
    Cập nhật lúc :11:52 AM, 09/08/2011
    70 người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn tàu ngầm điện diesel hết sức bí ẩn của Trung Quốc vào tháng 5/2003, cách nay hơn 8 năm.

    Vụ tai nạn tưởng chừng đã chìm vào quên lãng do thông tin về vụ tại nạn thảm khốc này được bảo mật rất chặt chẽ. Thân nhân của những người thiệt mạng củng chỉ biết là người nhà của họ bị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

    Tuy nhiên gần đây, một sỹ quan Hải quân Trung Quốc đã bất ngờ tiết lộ về cuốn nhật ký hàng hải trên tàu ngầm trước khi xảy ra tai nạn. Điều này đã hé lộ một phần nguyên nhân của vụ tai nạn đầy bí ẩn này.

    Chiếc tàu ngầm gặp nạn thuộc lớp Minh (Type-035), là tàu ngầm điện diesel do Trung Quốc chế tạo, được giới thiệu là sự kết hợp hoàn hảo giữa tàu ngầm lớp Romeo của Liên Xô và tàu ngầm loại U của Đức Quốc Xã.

    Chiếc tàu ngầm gặp tai nạn mang số hiệu 361 thuộc Hạm đội Nam Hải, đây là chiếc tàu ngầm thứ 13 trong tổng số 20 chiếc đã được đóng. Được đưa vào biên chế của Hạm đội Nam Hải vào năm 1995, được xem là một trong những tàu ngầm tối tân nhất thời đó của hạm đội này.
    [​IMG]
    Tàu ngầm số 361 được kéo về cảng Ngọc Lâm sau khi xảy ra tai nạn, vùng nước bắn lên phía sau tàu vẫn chưa được giải thích. Ảnh: Afcea Bí ẩn chưa có câu trả lời thỏa đáng

    Trong khi đang tham gia một cuộc tập trận hải quân gần vịnh Bột Hải. Tàu ngầm số 361 bỗng dưng mất liên lạc với sở chỉ huy vào ngày 16/4/2003. Hầu như không ai biết điều gì đã xảy ra với con tàu này.

    Gần 10 ngày sau khi gặp nạn con tàu mới được tìm thấy. Ngày 25/4/2003, trong khi đang đánh cá, các ngư dân Trung Quốc đã phát hiện thấy kính tiềm vọng của tàu ngầm 361 ló lên mặt nước.

    Hải quân Trung Quốc lập tức có mặt và phát hiện tàu ngầm 361 đang trong tình trạng chìm lơ lửng, con tàu đã trôi tự do một quảng khá xa từ vị trí gặp nạn.

    Tàu ngầm số 361 được kéo về cảng Ngọc Lâm thuộc đảo Hải Nam, điều kỳ lạ là mặc dù xảy tai nạn chết người nhưng bên trong và bên ngoài tàu ngầm số 361 hầu như không có bất kỳ vết trầy xước nào.

    1001 giả thuyết về tai nạn

    Ngay sau khi tại nạn về tàu ngầm điện diesel 361 được công bố, rất nhiều chuyên gia quân sự trong và ngoài nước đã cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với tàu ngầm này.

    Michael McGinty, một chuyên gia về Hải quân Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia London nhận định: “Vụ tai nạn có thể đã xảy ra khi tàu đang nổi trên mặt nước, nếu tai nạn xảy ra khi tàu ngầm đang lặn xuống, Trung Quốc khó lòng mà trục vớt được con tàu này. Điều này lại mâu thuẩn với công bố chính thức là tàu ngầm gặp nạn khi đang trong tình trạng ngập nước”.

    Một giả thuyết khác là khi đang lặn xuống động cơ diesel của tàu đang hoạt động thay vì chuyển sang động cơ điện. Điều này dẫn đến hiện tượng động cơ diesel hút hết không khí bên trong tàu gây ngạt thở cho thủy thủ đoàn.

    Nhưng giả thuyết này không mấy thuyết phục. Trong thiết kế tàu ngầm ban đầu của Nga, luôn có một bộ cảm biến để cắt nguồn cung dầu cho động cơ diesel nếu áp suất khí quyển bên trong tàu giảm xuống dưới mức cho phép. Trừ phi bộ cảm biến này không được cài đặt trên tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất hoặc nó hoạt động không hiệu quả.

    Một giả thuyết khác là nước biển đã rò rỉ vào bên trong tàu và thấm vào khu vực pin năng lượng dẫn đến hiện tượng phát tán khí clo gây ngộ độc cho thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, khí clo không giết người ngay lập tức và nó có mùi rất đặc trưng và dễ nhận biết.

    Cũng có thể trong quá trình đóng van ngập nước để bắt đầu lặn xuống, nếu nước biển bị hút vào ống thông khí nó sẽ gây ra tình trạng giảm áp lực tạm thời bên trong tàu. Nhưng sự giảm áp lực này rất dễ nhận biết qua các hiện tượng như nhức đầu, ù tai. Với một thủy thủ đoàn họ hoàn toàn có thể nhận ra hiện tượng bất thường này và kích hoạt hệ thống cấp cứu thở khẩn cấp EBS, hoặc ngắt động cơ diesel bằng tay nếu bộ cảm biến tự động không hoạt động. Đây luôn là bài học đầu tiên trong các khóa huấn luyện.

    Những câu hỏi không lời giải đáp

    Một điều khá lạ lùng và không thể giải thích là tại sao không một ai trong thủy thủ đoàn thoát được ra ngoài, mặc dù bản thân tàu ngầm được thiết kế rất nhiều khoang thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp. Trong suốt quá trình gặp nạn, tàu ngầm này không phát đi bất kỳ một tín hiệu cấp cứu nào ra bên ngoài. Vậy các thiết bị điện tử trên tàu đã làm việc ra sao?

    Tại sao toàn bộ thủy thủ đoàn đều bất lực trong khi đó bản thân họ được tuyển chọn và đào tạo rất bài bản trước khi được phép vận hành tàu ngầm. Trừ khi một sự cố nào đó quá lớn đã xảy ra và giết chết toàn bộ thủy thủ đoàn ngay lập tức khiến họ không kịp trở tay.

    Điều khá lạ lùng nữa, bản thân tàu ngầm này được thiết kế với thủy thủ đoàn tối đa là 55 người với 9 sỹ quan và 46 thủy thủ. Tuy nhiên, trong lúc gặp nạn, trên tàu có tới 70 người, người ta đang tự hỏi, 15 cán bộ bổ sung lên tàu ngầm này để làm gì. Chẳng lẽ các sỹ quan chỉ huy tàu ngầm bỏ qua những quy định cơ bản về an toàn vận hành tàu ngầm? Đối với tàu ngầm, sử dụng quá tải là điều không thể chấp nhận được và cực kỳ nguy hiểm. Có một số ý kiến cho rằng, 15 cán bộ bổ sung trên tàu ngầm là các chuyên gia đang thử nghiệm động cơ đẩy không khí động lập AIP trang bị cho tàu ngầm này thì gặp tai nạn.

    Sau khi vụ tai nạn xảy ra, hàng loạt quan chức cấp cao của Hải quân Trung Quốc đã bị cách chức trong đó có Tư lệnh hải quân Trung Quốc Đô đốc Thạch Vân Sinh (Shi Yunsheng), Chính ủy Dương Hoài Thanh (Yang Huaiqing), Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Đinh Nhất Bình (Ding Yiping), Chính ủy Hạm đội Biển Bắc Trần Tiên Phong (Chen Xianfeng). Cùng với một số quan chức cấp cao tại Hạm đội Nam Hải.

    Vụ cách chức quy mô lớn nhất trong lịch sử Hải quân Trung Quốc có thể thấy rằng, đây là một tai nạn xảy ra mang tính chất hệ thống. Từ sự yếu kém trong vận hành và xử lý tình huống của thủy thủ đoàn cho đến sự quản lý lỏng lẽo thiếu tinh thần trách nhiệm của các quan chức chỉ huy của Hải quân Trung Quốc(!?)

    Vụ tai nạn thảm khốc, thủy thủ đoàn 70 người không ai thoát được ra ngoài đặt ra những câu hỏi trong công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc đặc biệt là các phương tiện và công nghệ hỗ trợ cấp cứu khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc trúng phải vũ khí của đối phương trong thực chiến.

    Đến nay, nguyên nhân chính của vụ tai nạn bí ẩn này vẫn không được công bố, nhưng rõ ràng sỹ quan chỉ huy đã bỏ qua quy định cơ bản về an toàn vận hành tàu ngầm. Cũng có thể vụ tai nạn này chứa đựng những bí mật động trời trong công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc.
    Quốc Việt (tổng hợp)
  9. Odyssey_Dawn

    Odyssey_Dawn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Sài Tầu LX/Nga + ĐQX ( 2 thứ này đã mồ yên mả đẹp), sao 3 shịp ko học được bài học từ tầu lặn Kursk nhể !!!!
  10. MDvn

    MDvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    0
    lol còn hơn ông Mĩ không làm được tàu ngầm bé chạy diesel :))

    Mà sao Mĩ chưa học được bài học từ Scorpion (SSN-589) với Thresher (SSN-593) nhỉ ? Sao làm tàu lặn làm gì nữa ? :(
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này