1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi justice_more, 20/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.

    Có được thỏa thuận trước về mức bồi thường khi xảy ra vi phạm HD không hay là bồi thường là nhất nhất phải theo thiệt hại thực tế hả các pác.
    Ví dụ trong hợp đồng có thỏa thuận rằng một bên được quyền chấm dứt hợp đồng khi bên kia vi phạm... và yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại bằng tổng giá trị hợp đồng. HD đang thực hiện thì xảy ra vi phạm, bên bị vp châm dứt HD và y/c bồi thường tổng trị giá HD, bên vp lại nói không. Chỉ bồi thường theo thiệt hại thực tế, liệt kê ra đi, có căn cứ (hóa đơn, chứng từ...) sẽ bồi thường (thật ra thiệt hại thực tế trong tình huống này hơi khó tính toán các pác ạ). Bên vp nói vậy có đúng ko nhỉ?
  2. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Vào bàn luận tý nhể ... Đây là quan điểm cá nhân mình thôi, có gì sai sót mong bỏ qua:
    Hành động bồi thường dù trong hay ngoài hợp đồng thì cũng sẽ phát sinh khi hội đủ các yếu tố:
    1. Có thiệt hại xảy ra trong thực tế
    2. Có hành vi vi phạm (hành vi trái pháp luật)
    3. Có lỗi (của bên vi phạm)
    4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra: chính hành vi vi phạm với lỗi của bên vi phạm đã dẫn đến hậu quả xảy ra gây thiệt hại cho bên kia.
    Mình nêu lên những điểm có tính lý thuyết trên để dễ nói chiện. Theo như lời của bạn nói thì đã có thiệt hại thực tế xảy ra, vậy vấn đề còn lại là xác định các yếu tố khác xem bên bạn có chắc chắn được bồi thường theo quy định của pháp luật không đã.
    Mình giả định là bên bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị vi phạm hợp đồng. Bên kia cũng đã biết mình vi phạm và chấp nhận bồi thường nhưng yêu cầu bên bạn phải chứng minh vi phạm... và hợp đồng được ký kết hoàn toàn hợp pháp về mặt hình thức và nội dung.
    Mặc dù trong hợp đồng 2 bên thỏa thuận một bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên kia vi phạm. Tuy nhiên, mình không biết trong hợp đồng có liệt kê những vi phạm đó là vi phạm gì hay không? Hay chỉ là nói vi phạm chung chung? Tuy nhiên, cho dù đã có thỏa thuận như vậy nhưng cũng rất khó để bên bạn yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại toàn bộ giá trị hợp đồng. Bởi nguyên tắc trong luật dân sự: anh muốn được bồi thường thì anh phải chứng minh được có thiệt hại thực tế xảy ra, thiệt hại đó là bao nhiêu, cụ thể... Chứng minh được bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu. Thực tế có những người đòi bồi thường thiệt hại tinh thần lên tới vài tỷ đồng nhưng cuối cùng chỉ được bồi thường vài triệu đồng. Đó là do họ không chứng minh được mức thiệt hại. Bên vi phạm họ nói như vậy không phải là không có lý...
    Trường hợp này của bạn, nếu mình gặp phải mình sẽ xác định mức thiệt hại thực tế xảy ra (bạn nói là hơi khó xác định chứ không phải là không thể xác định được). Mình nghĩ càng khó xác định thì cái giá của nó càng có thể mập mờ .. Sau khi xác định xong, mình sẽ tiến hành thương lượng, thuyết phục bên vi phạm về mức bồi thường. Trên tinh thần thiện chí giữa 2 bên, mỗi bên nhường nhau một ít vì không muống chuyện này ra tòa ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín và việc làm ăn của các bên.... Phân tích lợi hại cho bên vi phạm, bạn cũng nói rõ mặc dù thỏa thuận bồi thường toàn bộ giá trị hợp đồng nhưng bên bạn có thể chấp nhận mức bồi thường thấp hơn. Dĩ nhiên là ở mức bạn thấy chấp nhận được...
    Còn nếu thuyết phục hoài mà "nó" không chịu nghe thì về nhà làm một cái đơn... Cùi rồi sợ gì lở... hà hà
  3. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Mình xin bổ sung thêm. Hình như nếu có thỏa thuận trong hợp đồng khi có vi phạm thì chỉ là phạt vi phạm, Hình như phạt vi phạm theo như pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (đã hết hiệu lực) là không quá 12% giá trị của hợp đồng thì phải. Nếu không chính xác cũng đừng chửi em mà tội nghịp... Còn hiện tại thì không rõ...
    Bồi thường thiệt hại cũng có thể thỏa thuận được trong hợp đồng. Nguyên tắc hợp đồng là tự do thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở quy định của pháp luật mà. Tuy nhiên, khi có thiệt hại xảy ra thì lại không được áp dụng ngay mức bồi thường mà phải chứng minh thiệt hại, rồi yếu tố lỗi... (cái vòng luẩn quẩn). Còn bên vi phạm mà nó ngoan ngoãn bồi thường ngay theo thỏa thuận trong hợp đồng thì chắc hiếm lắm... Vì vậy, mình thấy điều khoản phạt vi phạm phổ biến hơn, vì mức phạt cụ thể, cứ vi phạm là... không loằng ngoằng.
  4. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Tks pác rất nhiều vì đã phân tích cặn kẽ vấn đề. Khúc mắc ở đây là nếu hợp đồng có thỏa thuận khi vi phạm thì phải bồi thường toàn bộ giá trị hợp đồng thì khi xử tòa có chấp nhận thỏa thuận này không? Tất cả các thắc mắc của pác (liệt kê vi phạm, hình thức, nd HD...) đều xem như đã thỏa mãn. Ptích của pác cho thấy pác ủng hộ việc bồi thường theo thiệt hại tt dù cho có thỏa thuận bthưòng như trên đi nữa. Mình cũng đồng quan điểm này. Có một vấn đề là tại khoản 3 điều 422 BLDS nêu rằng: "Nếu không có thỏa thuận trước về mức BTTH thì phải BT toàn bộ thiệt hại". Cái này có được hiểu là 2 bên được phép thỏa thuận trước về mức BTTH hay không? Các pác nào có cao kiến cho anh em sáng mắt nhẩy?
    Thỏa thuận btth như trên có vẻ như là thỏa thuận phạt vi phạm bị viết nhầm ấy nhỉ? Về mức phạt thì theo luật TM là 8% trên phần vi phạm thôi, Pháp lệnh HDKT thì đã yên nghỉ nơi chín suối, chấm dứt sứ mạng cao cả của nó rồi.
  5. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Theo tớ hiểu nội dung khoản 3 điều 422 Bộ luật dân sự có nghĩa là cho phép các bên được thỏa thuận trước mức giới hạn tối đa trách nhiệm mà bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường cho bên kia.
    Ví dụ một điều khỏan trong hợp đồng:
    "Điều......giới hạn trách nhiệm của bên A
    Trong mọi trường hợp vi phạm hợp đồng, bên A chỉ phải bồi thường cho bên B không quá 3 lần giá trị của hợp đồng này."
    Như vậy nếu có điều khoản trên và bên A vi phạm hợp đồng thì bên A chỉ bồi thường tối đa là 3 lần giá trị hợp đồng mặc dù thiệt hại thực tế gây ra cho bên bị vi phạm có thể lớn hơn rất nhiều.
    Trường hợp không có thỏa thuận giới hạn tối đa trách nhiệm thì phải bồi thường toàn bộ theo thiệt hại thực tế.
    các bác nghĩ thế nào ạ.
  6. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Em nhất trí cách hiểu này. Nhưng trong trường hợp 2 bên có thỏa thuận bồi thường gấp 3 lần giá trị hợp đồng khi có vi phạm dẫn đến thiệt hại xảy ra, nhưng thiệt hại thực tế lại nhỏ hơn so với thỏa thuận bồi thường trong hợp đồng. Vậy trong trường hợp này sẽ áp dụng mức bồi thường nào: :theo thỏa thuận trong hợp đồng" hay "theo thiệt hại xảy ra trong thực tế"?
  7. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Em nhất trí cách hiểu này. Nhưng trong trường hợp 2 bên có thỏa thuận bồi thường gấp 3 lần giá trị hợp đồng khi có vi phạm dẫn đến thiệt hại xảy ra, nhưng thiệt hại thực tế lại nhỏ hơn so với thỏa thuận bồi thường trong hợp đồng. Vậy trong trường hợp này sẽ áp dụng mức bồi thường nào: :theo thỏa thuận trong hợp đồng" hay "theo thiệt hại xảy ra trong thực tế"?
    [/quote]
    Thì áp theo thiệt hại thực tế pác, i think so. Tư duy logic theo cách hiểu giới hạn tn của prett nghĩa là đền gì thì cũng đền 3 lần thôi. thực tế ít hơn thì tính ít hơn.Đây là quy định dự liệu cho trường hợp thiệt hại có nhiều bao nhiêu nữa thì tau cũng đền mày nhiêu đó thôi. Bác coi mấy cái hợp đồng bảo hiểm đó, dạng này nhiều vô kể và đc xem là điều khoản chủ chốt. Một hợp đồng chuẩn cũng có, nhất là theo phong cách Mỹ, nó gọi là "điều khoản về giới hạn trách nhiệm pháp lý".
    Tranh cãi ở đây là việc quy định như vậy ảnh hưởng đến trách nhiệm bên thứ 3, ví dụ A ký B, maximum bt là 100%, để A thực hiện công việc cho C. B break HD bt 100% nhưng không đủ đế A bt C vì C ngoài thiệt hại cua chính mình, còn phải bt cho D, D còn phải bt cho E...vô cùng phức tạp. Nói thế để thấy việc trung thực trong thực hiện HD là mấu chốt, nếu lúc ký với C, A nói thật là tau ký với B bt cũng max là 100%, mày coi được thì làm, C cũng nói với D, D với E...thì khi xảy ra rất dễ xử lý, nhưng nếu các bên không làm tốt việc này thì điều khoản giới hạn trách nhiệm lại là điều khoản gây phiền toái. Nhưng liệu trong kd ví dụ như ở VN này mà khi ký hợp đồng nói vậy thì ai dám làm? vả lại chắc chẳng ai show ra cái HD đã ký với người thứ 3 nhất là mấy cái HD kiểu môi giới ký để ăn chênh lệch. Các pác nghĩ sao nhỉ?
  8. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    To Justice_more
    Mình thấy việc thỏa thuận việc giới hạn trách nhiệm pháp lý là điều cần thiết và nên có trong hợp đồng đặc biệt là trong trường hợp mà các bên không thể dự liệu được hậu quả sẽ xảy ra khi vi phạm hợp đồng ( có nhiều trường hợp một bên sẵn sàng vi phạm hợp đồng và chịu phạt, bồi thường hợp đồng vì nếu vi phạm họ được lợi hơn rất nhiều so với thực hiện hợp đồng).
    Còn việc thỏa thuận giới hạn trách nhiệm pháp lý như thế nào thì tùy thuộc vào vị thế của các bên khi thỏa thuận hợp đồng. Luật dân sự không cấm tất nhiên là họ được thỏa thuận rồi.
  9. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Ừ về khía cạnh pháp lý thì khỏi bàn, không phải tự dưng các chuyên gia pháp lý nghĩ ra điều khoản này.
    Nhưng về khía cạnh thương mại và đặc biệt là khả năng thực thi quy định này khi xảy ra thiệt hại là điều khó và đôi khi là bất lợi so với việc không có điều khoản này. Sếp mình chẳng biết gì về luật đã vặn vẹo mình như vậy khi thấy điều khoản này. Có pác nào có kinh nghiệm trên thực tế trong việc xử lý vấn đề này không nhỉ?
    Được justice_more sửa chữa / chuyển vào 10:33 ngày 03/11/2008
  10. aquarious281

    aquarious281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề này, bạn thử nghiên cứu Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xem sao.

Chia sẻ trang này