1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Bạn cần xem xét 1 vấn đề trong tổng thể chứ không phiến diện. Hiện tại ấn có 2 kẻ địch trực tiếp là TQ và pakistan. Mọi phát triển trang bị đều dựa trên việc đánh giá các cuộc chiến khả dĩ mà quân đội phải đối mặt. Ấn họ cần t-90, t-72 để đánh pakistan chứ đánh trả TQ cũng không dùng tăng được và TQ phát triển tăng cũng không nhắm vào ấn. Do đó, ấn không cần bằng TQ về tự chủ tăng. Họ không cần chạy đua với TQ về việc không cần thiết gây tốn kém. Tăng arjun nội địa hoá phần cơ khí, pháo và khí tài nhập ngoại hết để có thể tự chủ 1 phần về việc sản xuất 1 loại tăng mà họ cần với số lượng vừa phải phục vụ cho việc đột kích, bình định trên các vùng tạm chiếm nhỏ và cũng là nhắm vào pakistan. Tăng nga là tăng đánh thần tốc đại trận trên các bình nguyên bao la không phù hợp cho nhiệm vụ đó.

    Nếu TQ đánh ấn trong vài năm nữa trong 1 cuộc chiến giới hạn quy mô nhỏ thì họ không cách nào đưa được tăng vào vùng núi đồi mà trực thăng đi còn khó ấy. Ở đó chỉ có không vận đột kích tạm chiếm cho bộ binh tràn lên thôi. Ở đó không dùng bộ binh cơ giới đột kích được. Còn bắc cầu, làm đường đánh đại trận thì bramos có việc làm ngay và đánh chưa xong thì nhà nước TQ đã lo phá sản vì chiến phí.

    Chừng ấy lý do đã cho bạn cái nhìn về cách phát triển quân đội ấn độ chưa?

    Ấn độ thua TQ rất xa về khả năng tự chủ công nghệ. Điều đó đúng. Điều mình muốn nói với các bạn trẻ là ấn đã không và không nên chạy đua phát triển quốc phòng với TQ theo cách TQ đang làm vì làm tràn lan thế sẽ làm ấn kiệt quệ về kinh phí. Họ không đọ lại được TQ về nền tảng kỹ thuật cũng như ngân sách. Vậy họ bất lực hay sao?

    Không

    Họ dễ dàng mua các vũ khí công nghệ cao và nhận chuyển giao công nghệ từ nga và tây âu, mỹ để có được những vũ khí có thể tạo bước ngoặt trên chiến trường. Cái này ấn có thể có trong vài năm trong khi TQ phải mất vài chục năm để tự chủ vì mua không ai bán. TQ tự mày mò phát triển thì giá thành còn hơn cả đồ tây mà tính năng e khó sánh bằng.

    Đó là cách cân bằng cán cân quân sự khôn ngoan của ấn khi họ còn kém TQ về nền tảng công nghệ và thua về ngân sách.

    Tất nhiên, với các vũ khí thông thường thì nay ấn đã làm chủ được khá nhiều nhưng hệ thống hoá được cũng không dễ.

    Chiếc tàu Liêu ninh ấy dùng cho huấn luyện biên đội xong là bỏ chứ không biên chế tác chiến được. Bạn trẻ suy nghỉ ngây thơ quá. TQ chỉ thật sự có biên đội TSB trong ít nhất 15-20 năm nữa. Họ sẽ tự đóng và sẽ thành công. Type052D ra đời bây giờ để bảo vệ TSB của 20 năm sau thì thất bại chắc chắn rồi. Còn 052xx chuyên nhiệm phòng không hạm đội thì nó là aegis nửa mùa rồi chứ còn gì nữa. C4I ở đâu mà chỉ huy tác chiến, phân công phân nhiệm? Nếu quy mô tác chiến dự kiến bé như thế thì làm như các tàu của anh, pháp, ý, đức nó hợp lý hơn. Đó là lý do tại sao mình nói là 052xx hiện đem doạ nạt vớ vẩn chứ đánh quy ước với đối thủ ngang tầm thì vô dụng.
  2. vtc1

    vtc1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2010
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    1
    Nếu anh nói về Pakistan thì em cũng xin nói , Pakistan gần nhưng là đồng minh duy nhất của TQ hiện tại đến bay giờ nếu Ấn xục xịch đụng pakistank thì trong chớp mắt TQ có thể triển khai lực lượng ngay . Nói thêm đến chuyện đồng minh Pakistank và TQ thì trong vụ BinLaden cả TG cũng đã thấy nên nếu Ấn đánh Pakistank đồng nghĩa đánh TQ thêm nữa tank của Pakistank gồm 2 lạo là T-80 và MBT-2000 con này là gần như anh em với Type-96 chạy 2 loại DC của TQ và Ukraina và bài trên anh cũng nhận định có thể tank Ấn kém hơn TQ 1 tý .
    Còn về chiến tranh Trung-Ấn thì cũng nhắc lại 1962 chút là sau khi rút thì TQ chiến đóng toàn bộ những cứ điểm quan trọng trong vùng tranh chấp nên anh nó TQ thất thế trong xung động tương lai thì điều này không hợp lý lắm.
    TQ chạy đua không nhắm vào Ấn , nên Ấn không nhất thiết chạy đua cùng chỉ sử dụng đủ mức trường hợp xấu nhất xảy ra xung đột với TQ . Ấn dể dàng mua họ không bị cấm vận là chưa có tự chủ nên mua Âu Nga sẽ bán không một lời từ chối là chuyện quá đương nhiên cứ nhìn những gói thầu gần đây là thấy Ấn như cái mỏ vàng Nga , Mỹ , Âu cùng nhảy vào tranh , mà đã mua bao nhiêu năm rồi cũng chẳn có tiến triển về công nghệ và hiện giờ chuẩn bị nhập thêm Su -30MKI . Còn về phần TQ có tiền là có công nghệ Pháp , israel sẳn sàng bán công nghệ cho TQ .

    Nói đến Liaoning thì nói vế quá khứ tý TQ tuyên bố mua về làm xòng bài nhưng lại cải tạo lại thành TSB nên nói là 1 chuyện còn thực hiện hay không là chuyện khác , hiện TQ tuyên Liaoning chỉ có mục đích huấn luyện thì chưa chắc nó sẽ chiến đấu ? . Lại nói đến biên đội TSB tý cái thời gian phỏng đoán 15-20 chắc là do Mỹ và Nga phỏng đoán lại nói đến phỏng đoán thì đền cập đến tàu ngầm hạt nhân , cục tình báo Mỹ phân tích TQ chỉ có thể trang bị tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến thuật vào năm ( cái này thì em không nhớ chính xác lắm ) nửa thì sự xuất hiện của Type 092 và 094 làm cục tình báo Mỹ giật mình đấy thôi , nên không ai dự đoán được điều gì đâu anh ơi .

    Anh nói em thiên về TQ anh xem lại TQ bị cấn vận mọi phí từ phương tây và Mỹ mà phát triển như ngày hôm này cũng không phải là đơn giản còn Ấn thì sao ?
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.275
    Đã được thích:
    26.579
    Người ta nói là Ấn không cần thiết phải như TQ và làm như TQ chưa chắc đã có lợi. Ý người ta là thế. Cậu chả hiểu gì cả mà đi viết tràn lan tốn tài nguyên. Câu cú thì lộn tùng phèo.
  4. Fatman_Fantom

    Fatman_Fantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ sẽ mua chiến đấu cơ F-35 Mỹ để đối phó J-31 Trung Quốc?

    (GDVN) - Theo bài báo thì Ấn Độ sẽ phải đối mặt với mối đe dọa mới từ Trung Quốc, có nhiều lý do để sắm máy bay F-35 Mỹ…

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc

    Tờ “Phương Đông” Trung Quốc đưa tin, ngày 9/11, chuyên gia phân tích Viện nghiên cứu phân tích quốc phòng Ấn Độ, Vivek Kapur có bài viết cho rằng, về phát triển khả năng hàng không trong nước, Trung Quốc đã có sự tiến bộ, máy bay chiến đấu J-31 lần đầu tiên bay thử đánh dấu Không quân Trung Quốc đã có sự chuẩn bị cho cuộc “so tài” với các nước khác.

    Cùng với việc phát triển chương trình máy bay chiến đấu J-31, sự cân bằng lực lượng máy bay chiến đấu với Trung Quốc được Ấn Độ nỗ lực duy trì (sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKI ứng phó với các loại máy bay J-10, J-11B/J-11BS của Trung Quốc; sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKK, máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA, biên đội hỗn hợp máy bay chiến đấu MiG-29UPG và Mirage-2000UPG ứng phó với máy bay chiến đấu JF-17, J-8III của Trung Quốc; sử dụng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Ấn Độ ứng phó với máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc) sẽ từng bước bị phá vỡ.

    Trong tình hình đó, bài viết kiến nghị, Ấn Độ từ bỏ kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu đa năng hạng trung, chuyển sang mua các loại máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, đồng thời mở rộng quy mô biên đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ Ấn Độ và Su-30MKI.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

    Tiến bộ lớn của công nghệ hàng không hiện đại Trung Quốc

    Bài viết cho rằng, trong mấy năm qua, Trung Quốc đầu tư quy mô lớn cho ngành hàng không, hiện đã đạt được kết quả rõ rệt. Ngày 11/1/2011, Trung Quốc cho bay thử loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên, do Công ty Máy bay Thành Độ nghiên cứu chế tạo.

    Khi đó, có người phỏng đoán, Trung Quốc đã triển khai 3 chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm độc lập, trong đó ít nhất có một chương trình do Công ty Máy bay Thẩm Dương phụ trách.

    Thực tế cho thấy, sự phỏng đoán này là chính xác. Ngày 31/10/2012, máy bay chiến đấu J-31 của Công ty Máy bay Thẩm Dương đã bay thử lần đầu tiên thành công tại Thẩm Dương.

    Sự kiện này làm cho Trung Quốc hầu như trở thành nước đầu tiên trên thế giới đồng thời hoàn thành thiết kế 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong nước. Hiện nay, Nga chỉ có một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đó là máy bay chiến đấu T-50, nó đã bay thử lần đầu tiên vào tháng 8/2011.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga bay thử

    Mỹ đã nghiên cứu chế tạo thành công và trang bị máy bay chiến đấu F-22 Raptor. Máy bay chiến đấu F-22 bay lần đầu tiên vào ngày 7/9/1997. Ngày 14/1/2003, chiếc máy bay chiến đấu F-22 đầu tiên đã bàn giao cho Không quân Mỹ ở căn cứ không quân Nellis.

    Loại máy bay chiến đấu thế hệ năm thứ hai của Mỹ là máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 Lightning II. Quá trình phát triển của loại máy bay chiến đấu này có thể nói là thay đổi bất ngờ, từng nhiều lần bị trì hoãn. Ngày 15/12/2006, máy bay chiến đấu F-35 bay thử lần đầu tiên thành công. Sau đó, ngày 5/5/2011, chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được bàn giao cho Không quân Mỹ.

    Nhưng, công tác nghiên cứu phát triển loại máy bay chiến đấu này vẫn đang tiếp tục. Thời gian biểu phát triển máy bay chiến đấu F-22 và F-35 rõ ràng cho thấy hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này hoàn toàn không phải là chương trình được thực hiện đồng thời. Như vậy, sau khi máy bay chiến đấu F-22 bắt đầu đưa vào hoạt động, máy bay chiến đấu F-35 mới hoàn thành bay thử lần đầu tiên.

    Đến nay, ngoài Trung Quốc, Nga và Mỹ, các nước khác đều không có chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm - Ấn Độ cột chặt chương trình máy bay thế hệ thứ năm vào Nga, là một bộ phận của chương trình T-50/PAK FA Nga.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

    Trụ cột của lực lượng hàng không châu Âu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, chẳng hạn máy bay chiến đấu Typhoon do Công ty Máy bay chiến đấu châu Âu nghiên cứu chế tạo, máy bay chiến đấu Rafale do Công ty Dassault Pháp nghiên cứu chế tạo.

    Mặc dù Mỹ là nước dẫn đầu về công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, họ phải kéo dài thời gian của chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là không thể trách được. Nhưng, thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ít ra đã tạo ra ấn tượng cảnh giác quan trọng.

    Trung Quốc từ thập niên 1950 chủ yếu sản xuất máy bay chiến đấu Liên Xô phiên bản cải tiến (máy bay chiến đấu J-6 là hàng nhái của máy bay chiến đấu MiG-19, máy bay chiến đấu J-7 là hàng nhái của máy bay chiến đấu J-21, máy bay chiến đấu J-8 là hàng phóng to của máy bay chiến đấu MiG-21), phát triển đến sao chép và cải tiến máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Nga (J-11B và J-11BS được nghiên cứu phát triển trên nền tảng của Su-27SK, máy bay chiến đấu J-15 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng Su-33), cho đến hiện nay Trung Quốc có thể đồng thời tự nghiên cứu phát triển ra hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm – máy bay chiến đấu J-20 và J-31.

    Trong mấy chục năm tiến hành một sự nhảy vọt về khả năng công nghệ từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba tốt nhất rồi đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, ít ra có thể gây ấn tượng với dư luận.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu J-11BS Trung Quốc

    Những nước khác có thể rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển hiện đại hóa ngành hàng không của Trung Quốc. Sự phát triển của ngành hàng không Trung Quốc được lợi từ 2 nhân tố khác nhau. Trước hết, trong phần lớn thời gian của thế kỷ trước, Trung Quốc trên thực tế đối mặt với sự phong tỏa công nghệ hàng không, buộc họ phát triển công nghệ và trang bị của mình. Thứ hai, Không quân Trung Quốc toàn lực hỗ trợ ngành hàng không trong nước.

    Máy bay chiến đấu J-31 phá vỡ sự cân bằng lực lượng máy bay chiến đấu Trung-Ấn?

    Không quân Ấn Độ hiểu rất rõ là vấn đề biên giới hai nước Trung-Ấn vẫn chưa được giải quyết. Có phương tiện truyền thông cho rằng, Không quân Ấn Độ đang xây dựng hạ tầng cơ sở ở khu vực tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của hai nước (tức bang Arunachal, Trung Quốc họi là Nam Tây Tạng).

    Không quân Ấn Độ còn đang tăng cường trang bị lực lượng thông thường ở khu vực đông bắc, triển khai phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI ở khu vực này.

    Hiện nay, máy bay chiến đấu Su-30MKI là máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Ấn Độ. Đồng thời, Không quân Ấn Độ còn thông qua trang bị nhiều hơn máy bay chiến đấu su-30MKI, kéo dài tuổi thọ sử dụng của các máy bay chiến đấu khác như MiG-29 và Mirage-2000 để nâng cao sức mạnh cho biên đội máy bay chiến đấu.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

    Không quân Ấn Độ cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của họ sẽ đưa vào hoạt động trước sau năm 2020. Tuy nhiên, những biểu hiện của Nga trong các chương trình như nâng cấp tàu sân bay Đô đốc Gorshkov và nâng cấp máy bay trinh sát trên biển IL-38 khiến cho người ta không khỏi nghi ngờ về thời hạn dự định này.

    Hiện nay, Nga đã thể hiện một xu hướng đáng lo ngại: Cùng với việc tăng nhu cầu vốn, trì hoãn thời hạn bàn giao. Vì vậy, Không quân Ấn Độ phải chăng có thể trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trước sau năm 2020 vẫn còn phải đợi quan sát.

    Cách đây không lâu, nếu biên giới Trung-Ấn bùng phát chiến tranh nóng, Ấn Độ còn có thể cố gắng ứng phó với ưu thế trên không của Không quân Trung Quốc – sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKI ứng phó với máy bay chiến đấu J-10, J-11B/J-11BS của Trung Quốc; sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKK, máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA và biên đôi hỗn hợp máy bay MiG-29UPG và Mirage-2000UPG ứng phó với máy bay chiến đấu JF-17, J-8III của Trung Quốc; sử dụng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA) của Ấn Độ ứng phó với máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Không quân Ấn Độ.

    Nhưng, sự ra đời của máy bay chiến đấu J-31 đã làm thay đổi tình hình. Ngoài việc tăng số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Không quân Trung Quốc, loại máy bay chiến đấu này còn có thể tạo sự bổ sung cho máy bay chiến đấu J-20.

    Đứng trước tình hình này, các hành động như Ấn Độ chi mạnh thúc đẩy chương trình “máy báy chiến đấu đa năng hạng trung” (MMRCA), mua máy bay chiến đấu Rafale Pháp không có khả năng chiến đấu bằng máy bay thế hệ thứ năm... rất không sáng suốt. Dự kiến, trong chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Ấn-Nga, Ấn Độ sẽ đầu tư 30 tỷ USD. Ấn Độ có thể đồng thời khởi động một chương trình máy bay thế hệ thứ năm khác hay không? Câu trả lời có thể là “không thể”.

    Hơn nữa, Ấn Độ và Nga “hợp tác nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm” vốn là một chuyện thần thoại. Máy bay chiến đấu T-50 đã bay thử lần đầu tiên năm 2011, có tin cho rằng hiện nay Nga đã chế tạo 3 máy bay nguyên mẫu. Thử hỏi, hai nước Ấn-Nga hợp tác nghiên cứu phát triển một loại “máy bay chiến đấu đã cất cánh” như thế nào? Vì vậy, rất rõ ràng, máy bay chiến đấu T-50 được nghiên cứu chế tạo dựa vào nhu cầu của Không quân Nga, chứ không phải nhu cầu của Không quân Ấn Độ.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ.

    Ấn Độ cần mua máy bay chiến đấu F-35 để duy trì ưu thế trên không với Trung Quốc

    Xuất phát từ sự tính toán cẩn thận về chi phí, Ấn Độ có lẽ cần xem xét hủy bỏ chương trình MMRCA, chuyển sang mua máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của Mỹ.

    Loại máy bay chiến đấu này có thể đưa vào hoạt động sớm hơn máy bay chiến đấu T-50, hơn nữa còn có thể cung cấp máy bay chiến đấu hải quân cho tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (tức INS Vikrama***ya) và tàu sân bay do Ấn Độ tự sản xuất.

    Trên thực tế, thông qua mua biên đội hỗn hợp máy bay chiến đấu F-35 loại cất/hạ cánh thông thường và cất/hạ cánh thẳng đứng, còn có lợi cho giảm yêu cầu của Không quân Ấn Độ đối với căn cứ không quân.

    Hơn nữa, rút được bài học kinh nghiệm từ chương trình máy bay chiến đấu F-35, đặc biệt là sản xuất loại máy bay chiến đấu này trong điều kiện có giấy phép sản xuất, đồng thời còn có thể dễ dàng làm cho chương trình máy bay chiến đấu tàng hình AMCA của Ấn Độ khôi phục hoạt động.

    Về phát triển khả năng hàng không trong nước, Trung Quốc đã giành được tiến bộ quan trọng, máy bay chiến đấu J-31 bay thử lần đầu tiên đánh dấu Không quân Trung Quốc đã chuẩn bị tốt việc “so tài” với Không quân Mỹ và Nga.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất.

    Cùng với việc đưa vào hoạt động hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, khả năng Không quân Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu tiên tiến có tính năng cao hơn, số lượng nhiều hơn trong “Chiến tranh cục bộ dưới điều kiện thông tin hóa” sẽ có biểu hiện cải thiện về chỉ số.

    Xét tới hai nước Trung-Ấn đang tồn tại vấn đề biên giới, Không quân Ấn Độ có lý do đánh giá lại kế hoạch mua sắm trang bị của họ.

    Có lẽ, Ấn Độ nên từ bỏ chương trình đổi sang trang bị máy bay chiến đấu đa năng hạng trung, chuyển sang mua các loại máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, đồng thời mở rộng quy mô biên đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ Ấn Độ và Su-30MKI mua của Nga.
  5. Gio_Nom

    Gio_Nom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/09/2012
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Đến khổ cho các chú Ấn, khục khoặc =)) TQ mới trình làng mô hình J-31 thôi mà đã kinh hồn bạt vía rồi (gấp rút dán PAK đòi mua T50, F35 không phải sợ hãi thì là gì), huống hồ bay lượn trên đầu Mumbai nhĩ hô hô

    [​IMG]
  6. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Với cái cách diễn giải của bạn thì bạn cũng chẳng biết tại sao pakistan lại có 2 loại tăng trên. Ấn có 2 loại cũng vì chừng ấy lý do. TQ có tiền và cần mua C130J, radar falcon...... đấy.

    Cuối cùng thì bạn cũng chỉ cố chứng tỏ TQ tự chủ và hơn ấn từng cái một như tăng, tàu khu trục..........hoàn toàn đồng ý. Còn nhiều thứ khác TQ hơn lắm, ví dụ như ngân sách[:D]. Nhưng bạn trẻ chỉ cần nắm 1 ý của mình thôi: đó là ấn đã thua TQ về việc tự chủ vũ khí nên bây giờ họ không cần thiết phải bắt kịp TQ nữa. Họ có con đường riêng ít tốn kém hơn.

    TSB đóng xong thì biên chế ngay sau vài năm thì là biên chế giấy. Báo chí phịa ra để thổi phòng chủ nghĩa tự sướng cho nhân dân đóng thuế. Vận hành, khai thác 1 TSB không như khai thác cái xe máy, mua về là chạy ngay. Hàng trăm nghìn hạng mục, khoa mục cần huấn luyện vận hành, huấn luyện tác chiến và phải trả những cái giá rất đắt để có được 1 hệ thống quy trình ban đầu cho 1 TSB, chưa nói biên đội. Đó là logic, không cần đoán.

    Mình nói thế bao giờ. Bây giờ mới nói này. Bạn trẻ cần học cách tư duy hệ thống và cách diễn đạt súc tích, tách bạch vấn đề ra.:-w
  7. vtc1

    vtc1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2010
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    1
    Về cách hành văn thì em vẫn còn đang học hỏi . bài vừa mới viết do tối hôm wa hơi khuya và rớt mạng nên hơi lũng cũng em sẽ sửa chửa sớm nhưng 2 bài trên thì hoàn toàn bình thường .
    Về tank anh đã đề cập đến 2 phần trên là tank Ấn chủ ý chỉa vào pakistan chứ không phải TQ nên không cần phát triển công nghệ thua kém cũng được nên mới nêu ra pakistan có Type 96 của TQ mà ở trên anh cũng thừa nhận là con này hơn tank Ấn nên đến dừng phần tank .
    Ấn đi đường riêng ít tốn kém ? VD đơn giản 1 Su 30MKI giá mới cập nhật gần đây là $102m rồi còn số này chắc gấp 3 lần J11B TQ đó là đường ít tốn kém ? Thêm về TSB Ấn ,Ấn chi một số tiền khổng lồ đổi về 1 TSB hạng trung là tốn kém ít hơn? Và quan trọng người tự sản xuất ra hàng cho mình xài sẽ ít tốn kém hơn là đi mua hàng 1 người khác xài vì buôn bán phải có lãi đó là logic .
    Về TSB những điều anh nói trên chắc là đã được giớ QS TQ đưa ra bàn táng từ 198x rồi chứ không phải đợi đến bay giờ anh nói ra TQ mới bắt tay làm đâu

    #904 http://ttvnol.com/quansu/1111152/page-91
    Thì em tóm gọn lại ý em là Ấn chưa thể tự chủ trang thiết bị cho toàn bộ QĐội của mình mà vẫn phải đi nhập khẩu
  8. Gio_Nom

    Gio_Nom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/09/2012
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Khoặc khoặc =)) súc miệng hở đồng chí moku. Mấy đồng chí xét lại nên học lại chính tả phổ thông trước khi bố đời đã nhé
  9. Capricon2000

    Capricon2000 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    2

    Ít hay nhiều nó phải trả lời câu hỏi là nó có thành một chỉnh thể thống nhất không, có tự chủ được công nghệ lõi như hệ thống ra đa, động cơ và nghiên cứu hoàn thiện các kỹ chiến thuật phù hợp cho vũ khí mình có trong tay không.

    Tự chủ qué gì cứ đóng xong cái vỏ lại phải điếu đóm trà nước đợi anh Ngố vác động cơ đến lắp;))

    Cái tự chủ được động cơ thì thuộc hệ cổ như Su 22, T 38 dưới đũng quần các dòng multi role hiện đại, khục khoặc[:P]
    [
  10. vtc1

    vtc1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2010
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    1
    WS-1x đang trên đà phát triển tốt so với những năm trước , rada chưa vững như Mỹ, Nga 3 hiếp 1 chẵn lẽ không làm gì dc ?
    ""Cái tự chủ được động cơ thì thuộc hệ cổ như Su 22, T 38 dưới đũng quần các dòng multi role hiện đại, khục khoặc"" mời anh đưa ra bằng chứng nhé .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này