1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VIVU4EVER: Nhà Mới - Đoàn Kết - Yêu Thương - Gắn Bó - Chung Vui và tăng cường Ăn Chơi - Thác Loạn

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi ntkvoc, 31/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntkvoc

    ntkvoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    1.302
    Đã được thích:
    0
    NÉT ĐẸP CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
    Người Giáy
    Người Giáy là một trong những dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
    Theo thống kê, sộ lượng người Giáy trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay không nhiều (chỉ khoảng hơn 30.000 người) và sống chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Cao Bằng.
    Nét đặc sắc nhất trong văn hoá của người Giáy là Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người được thầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc đám ma của chính người đó. Tóc vấn theo kiểu vành khăn và thường đeo túi vải thêu hoa văn phổ biến ở đáy túi là hình răng chó. Phổ biến đi loại giày vải thêu hoa văn nhiều loại.
    Đám cưới của người Giáy:
    Một đám cưới được tổ chức đúng nghi lễ phải qua các bước như: dạm hỏi (xam dà, xam pấu), lễ ăn hỏi (cun cơ lý), đám cưới (cun láu). Đầu tiên, sau khi đôi trai gái thêu chuyện với cho mẹ hai bên nếu được sự đồng ý thì gia đình nhà trai sẽ tiến hành lễ dạm hỏi. Thông thường trong lễ dạm hỏi nhà trai đưa cho nhà gái một vòng cổ, một vòng tay để "đánh dấu". Tiếp theo là lễ ăn hỏi đó chính là lúc để gia đình nhà gái thách cưới. Ngày nay thực hiện nếp sống mới, đồ thách cưới của người Giáy cũng đã giảm nhiều, chủ yếu chỉ còn mang tính hình thức.
    Lễ đón dâu là một tục lệ khá cầu kỳ và có phần hơi rắc rối. Đoàn đi đón dâu bao giờ cũng đủ các thành phần: đội Pí lè (bốn người), hai ông bà già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một cậu em để dắt ngựa cho chị dâu và có một đoàn người để gồng gánh lễ vật. Khi vào nhà gái đón dâu chú rể, phù rể phải làm lễ quỳ lạy trước bàn tổ tiên. Còn khi đưa dâu ra khỏi nhà gái thì cả chú rể, phù rể và cô dâu đều phải lạy tạ trước bàn thờ theo quy định và hướng dẫn của người già. Để đưa được cô dâu ra khỏi nhà gái những người bên nhà trai không những phải uống hết những khay rượu do nhà gái đun ra mà còn phải giằng được cô dâu khỏi tay những người họ hàng nhà gái. Cuối cùng thì cô dâu cũng được đưa đến nhà trai lại tiếp tục quỳ lạ trước bàn thờ tổ tiên như lúc ở bên nhà gái. Lúc này, nhà trai mới mở tiệc ăn mừng vì đón được dâu về.
    Đồng bào Giáy quan niệm rằng đám cưới càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc cũng thiêng liêng bền chặt. Do đó tục lệ đón khách và đưa tiễn khách trong đám cưới người Giáy cũng khá thú vị. Khách ở nơi xa đến dự đám cưới sẽ được các cô gái bưng nước ấm đến mời rửa mặt, rửa chân tay, còn khi ra về nếu khách lò họ hàng thân thích thì cô dâu chú rể phải đích thân bưng chậu nước đến mời rửa tay bằng chiếc khăn mới tinh và cái khăn này cũng chính là lễ vật của đôi vợ chồng trẻ đáp lại cho khách.
    Trong đám cưới người Giáy bao giờ cũng có những đội thối Pí lè. Pí lè được buộc khăn đổ tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi. Cùng với thổ Pí lè, hát đối đáp cũng là trò vui được nhiều người tham gia. Các cuộc hát đối đáp thường được bắt đầu từ chập tối kéo dài đến tận ngày hôm sau. Ngoài ra trong đám cưới người Giáy còn có hát đón dâu, hát rửa mặt, hát trước mâm rượu, hát khuyên răn, cảm ơn
    VÀ ĐÂY LÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ NGƯỜI GIÁY SAU MỘT CUỘC CUỘC TRÒ CHUYỆN NGẮN TẠI MÈO VẠC, HÀ GIANG CÁCH ĐÂY CHƯA LÂU:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    To be con............
  2. ntkvoc

    ntkvoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    1.302
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI XUỒNG
    Chắc hẳn khi nói về người Xuồng thì không mấy ai biết đến, chưa nghe thấy tên này bao giờ ngoại trừ các nhà dân tộc, các nhà nghiên cứu hay bà con sống xung quanh họ.
    Dân tộc Xuồng là một ngành của dân tộc Nùng (theo số lượng hống kê dân số năm 1999 người Nùng có 856.412 người) thuộc nhiều ngành như: Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng An, Nùng Dín, Nùng cháo, Nùng Lòi? Mỗi ngành Nùng (một nhóm địa phương) có một phương ngữ khác nhau. Đồng bào Xuồng sống ở Hà Giang, Lạng Sơn, bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lâm Đồng? nhưng tập trung đông nhất ở tỉnh Tuyên Quang.
    Lễ mừng thọ của người Xuồng
    Đồng bào Xuồng thường tổ chức lễ mừng thọ, tiếng dân tộc là khay khoăn gọi hồn về khi bị ốm hoặc cầu mong tăng cường sức khoẻ (pủ lường) cho người già. Thầy cúng (then) hoặc (Pựt) được mời đến để tính chọn ngành lành tháng tốt. Số lượng khác được mời đến khu tổ chức lễ cúng lần đầu là bà con nội ngoại, bà con trong làng ngoài bản càng đông càng tốt.
    Người nhà chuẩn bị đồ cúng ngoài rượu, thủ lợi, gà, xôi đỏ, trứng, trầu cau, câu chúc thọ viết trên giấy màu còn phải có một thúng gạo, một thúng không bên trong đựng một chiếc ống bằng tre hoặc bằng sắt tây được bọc giấy đỏ bên ngoài.
    Đến giờ tốt, thầy cúng thắp hương lầm rầm khấn cầu mong trời đất thần linh phù hộ cho người già được khoẻ mạnh, sống lâu cùng con cháu. Cúng xong thầy lấy một cái chén nhỏ múc gạo từ thúng dổ vào chiếc ống trẻ (sắt). Tiếp đến, con cháu trong nhà lần lượt đến lấy chén múc gạo đổ vào ống. Cứ thế, hết người này đến người khác khi nào thúng đầy gạo mới thôi. Mỗi người đến đổ gạo lại để vào thúng một số tiền nhỏ (với ý nghĩa chúc thọ người già).
    Các năm sau cứ đến ngày tháng đã chọn cúng chúc thọ của năm trước con cháu lại tổ chức lễ cúng. Khách cũng nhớ ngày, không cần mời nữa mà tự đến dự. Chăm sóc cha mẹ là lẽ sống, là tập tục có từ lâu đời của người Nùng Xuồng. Nghi lễ mừng thọ là một nét đẹp văn hoá có ý nghĩa sâu sắc, mang tính truyền thống.
    VÀ ĐÂY CŨNG LÀ MẤY HÌNH ẢNH VỀ NGƯỜI XUỒNG
    [​IMG]
    2 người phụ nữ áo đên đứng phía sau chính là người Xuồng
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    To be con.............
  3. ntkvoc

    ntkvoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    1.302
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI DAO
    Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).
    Tên gọi khác: Mán.
    Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).
    Dân số: 685.432 người .
    Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.
    Lịch sử:
    Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.
    Hoạt động sản xuất: Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ở người Dao. Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khác nổi trội lên như: Người Dao Quần Trắng, Dao áo Dài, Dao Thanh Y chuyên làm ruộng nước. Người Dao Ðỏ - thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai... Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê.
    Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao. Họ ưa dùng vải nhuộm chàm.

    Hầu hết các xóm đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, vòng tai, nhẫn, dây bạc, hộp đựng trầu...
    Nhóm Dao Ðỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản. Giấy bản dùng để chép sách cúng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma. Nhiều nơi có nghề ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, nghề làm đường mật.
    Ăn: Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày, bữa trưa và bữa tối. Chỉ những ngày mùa bận rộn mới ăn thêm bữa sáng. Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi lại ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc ăn cháo. Cối xay lúa thường dùng là loại cối gỗ đóng dăm tre. Cối giã có nhiều loại như cối gỗ hình trụ, cối máng giã bằng chày tay, cối đạp chân, cối giã bằng sức nước. Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua. Khi ăn xong, người ra kiêng để đũa ngang miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết.
    Phổ biến là rượu cất, ở một vài nơi lại uống hoãng, thứ rượu không qua trưng cất, có vị chua và ít cay.
    Người Dao thường hút thuốc lá và thuốc lào bằng điếu cầy hay tẩu.
    Mặc:
    Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn.
    Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần. Y phục theo rất sặc sỡ. Họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.
    Ở:
    Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.
    Phương tiện vận chuyển:
    Người Dao ở vùng cao quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh bằng đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng.
    Quan hệ xã hội:
    Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ.
    Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.
    Sinh đẻ:
    Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm bằng nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ.
    Cưới xin:
    Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.
    Ma chay:
    Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên.
    Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà, ngày thứ ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu.
    Nhà mới:
    Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt. Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị trí là có thể làm nhà được.
    Thờ cúng:
    Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc. một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa.
    Lịch:
    Người Dao quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất và sinh hoạt.
    Học:
    Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao. Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ.
    Văn nghệ:
    Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ tôn giáo.
    Chơi:
    Người Dao thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.
    VÀ ĐÂY LÀ VÀI HÌNH ẢNH VỀ NGƯỜI DAO
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    TO BE CON...............
  4. thienniumn

    thienniumn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2005
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Các bác dạo này chìm thế? em nhớ mọi người và thèm lang thang quá
  5. skyoverstone

    skyoverstone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    THÔNG BÁO ỌP ẸP
    THỜI GIAN: 6H CHIỀU NGÀY 11/12/2008 TỨC LÀ HÔM NAY
    ĐỊA ĐIỂM: TẬP TRUNG TẠI NHÀ HÁT LỚN
    THÀNH PHẦN: ANH EM VIVU VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
    NỘI DUNG: TỤ TẬP NHẬU NHẸT VÀ BÀN VỀ CHUYẾN ĐI TAM ĐẢO CUỐI TUẦN
    Mong mọi người tới thật đông đảo, khuấy động lại phong trào nhà Vivu. Nhờ thầy Hưng ngắm nghía trước 1 địa điểm ăn lẩu ngon - bổ - rẻ - an toàn.
    THÔNG BÁO THAY CHO GIẤY MỚI.
    Chồn (Hôi)
    Được skyoverstone sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 11/12/2008
  6. vespapx

    vespapx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi, bác Chồn thông báo thế này thì chết em àh. Dạo này toàn lao động chân tay, không ngồi văn phòng nên mạng mẽo quý hiếm lắm.
    Cuối tuần này em không đi chơi được rồi, ở nhà làm phu hồ, bả tường, lăn sơn.
  7. ntkvoc

    ntkvoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    1.302
    Đã được thích:
    0
    THÔNG BÁO
    ĂN CHƠI - THÁC LOẠN

    Thời Gian: Thứ 7 & CN: Ngày 13-14/12/2008
    Địa điểm: 3 Đảo
    Thành phần: Anh/em VIVU và những người bạn.
    Ăn ở: FREE

    CHƯƠNG TRÌNH
    1. Ngày 1 - Thứ 7:
    - Sáng: 09h30 tất cả tập trung tại Nhà Hát Lớn, đi ăn sáng, Cafe, Chơi Bowling......
    - Chiều: 12h30: Quay về Melia Hotel đón Đại Gia CHỒN và thẳng tiến đi 3 ĐẢO.
    - Dự kiến khoảng 15h30 chiều có mặt tại 3 ĐẢO sau đó lấy phòng, lang thang, ngắm cảnh, chơi Tennis, Bóng rổ, Bóng đá, Bi-a, Bóng bàn (tuỳ theo sở thích).
    - Tối: Ăn thịt thú rừng, lang thang, ngắm trăng, hò hát ôn lại chuyện VIVU sau các chuyến đi...... Về khuya sẽ đi Ăn thịt nướng, Cháo Gà... đốt lửa trại nếu thích.....
    2. Ngày 2 - Chủ nhật:
    2.1. Sáng:
    - Chơi tennis, Bóng rổ, .......
    - Ăn Sáng......Cafe
    - Thăm quan
    - Chụp ảnh (Đại Gia CHỒN KHOE ỐNG L)
    - Mua sắm....
    2.2: Trưa - Chiều:
    - Ăn trưa
    - Ngủ nghỉ
    - Mua sắm
    - 15h: Lên đường cút thẳng về Hà Nội.

    GHI CHÚ:
    - Mọi người nhớ mang áo rét đầy đủ. Theo thông tin mới nhận được, nếu nhiệt độ hạ xuống thêm khoảng 10 độ nữa thì sẽ có băng tuyết tại 3 ĐẢO hi hi hi.
    - Mọi người đi đầy đủ và đúng giờ nhé!
    - Thông báo này thay cho phone call!
    @ Hiển và Phương Ỉn: Mang cho anh 4 cây vợt Tennis cùng với bóng nhé!
    @ Hằng: Đi chợ mua giúp anh ít keok bánh và hoa quả nhé!
    Được ntkvoc sửa chữa / chuyển vào 10:35 ngày 12/12/2008
  8. windysmile

    windysmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    3.261
    Đã được thích:
    2
    Xin hỏi nhà Vivu cho e bám càng với đuợc không ạ ? Hôm qua có hỏi đại ca Chồn nhưng đại ca Chồn khinh em không thèm nói gì cả ? Nên e phải hỏi cả nhà.
    Haizzzzzz
  9. sukerxd

    sukerxd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2007
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là Phương ỉn bận đi thi lái xe công nông nên ở nhà rồi, có khi ta chọn môn thể thao khác mà chiến nhỉ. Mà sao ko thấy tiết mục của giáo Chã nhỉ, tối mà ko có cái đó thì buồn chết mất.
    PS: đính chính lại là Chồn ko có L nhé, mới hay cũ cũng thế, ha ha.[:
  10. ntkvoc

    ntkvoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    1.302
    Đã được thích:
    0
    @ Windy:
    Chuyến đi này là dành cho anh/em VIVU và những người bạn. Mà anh/em VIVU từ lâu cũng đã coi Windy là bạn.
    Thê nên, thay mặt anh/em VIVU welcome Windy tham gia chuyến ăn chơi này.
    Thông tin chi tiết về chuyến đi đã có ở trên. Nếu có gì thắc mặc hay liên hệ Windy cứ liên hệ Đại gia Chồn.
    Và đây là một vài hình ảnh về chuyến ăn chơi 3 Đảo hồi tháng 5 hay 6 vừa qua.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này