1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những nguyên lý của võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 09/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Nếu như tập đúng thì thường các "bài tập nín thở" có tác dụng tốt cho não vì dòng dưỡng khí luân chuyển lên não dồi dào. Nhưng với những triệu chứng như trên thì anh bạn đó cần trình bày với người hướng dẫn "bài tập nín thở" để họ có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Còn nếu như "bài tập nín thở" là do tự anh ta tìm hiểu và tự luyện thì nên ngưng ngay, theo ngu kiến của tôi nếu các triệu chứng trên tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến trí lực và khả năng điều khiển hành vi.

    Xin có vài lời mạo muội.
  2. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0


    Rất vui vì các bạn đã đọc và cho mình câu trả lời[r2)]
    Mình muốn hỏi Lyhl là các bài tập nín thở thì là sao mà tốt cho não được! Đã nín thở thì lấy đâu ra " dòng dưỡng khí luân chuyển lên não dồi dào " !?:-??.
    Khi ta thở bình thường tức là thở vô thức không cần nghĩ gì cũng thở được. Các tế bào của cơ thể và cũng như các tế bào thần kinh ở não được cung cấp đầy đủ oxy.
    Khi ta nín thở thì các tế bào sẽ bị ức chế vì không đủ oxy cung cấp ! Cách luyện tập là nín thở ngắn đến dài để cho thích nghi dần dần.
    Ban đầu luyện tập sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ . Sau khi cơ thể thích nghi được mới đến giai đoạn đỏ da thắm thịt !
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mình thấy có một nguyên lý trong võ thuật là : Khi tập khí xong thì không nên ngồi yên mà nên vận động hay tập võ thuật để cho kinh mạch lưu thông. Anh bạn kia tập trụ đẩy là tập khí sau đó lại đấu tập để lưu thông như vậy là đúng với nguyên lý : Khí trước - võ sau trong võ thuật [:D]
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Xin trao đổi thêm với bạn là có nhiều phương pháp dạy về cách thở, mỗi phương pháp thở sẽ phù hợp với loại hình vận động cụ thể nào đó, theo mình biết thì chúng ta nên hiểu tập nín thở là tập giữ hơi đúng trong một chu kỳ thở nhất định của phương pháp tập thở cụ thể nào đấy.

    Ví dụ như phương pháp thở bốn thì, trong thì nén (nín thở) sẽ tạo điều kiện thuận lợi và triệt để cho việc trao đổi dòng khí tại buồng phổi vì khi đó áp suất buồng phổi thấp nên máu đen tại các cơ quan sẽ chảy về tim phổi dễ dàng, số máu đen này sẽ tươi thắm trở lại vì được trao đổi dưỡng khí đang được tích chứa sẵng tại các phế nang, đồng thời thải loại tạp khí vào các phế nang do nó mang về từ các cơ quan trong cơ thể (trong đó có não bộ).
  4. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy không hợp lý vì khi hít khí vào rồi giữ lại ( như trường hợp trụ đẩy của bạn trên ) thì áp suất tại ***g ngực sẽ cao chứ sao mà thấp được !?
    Tuy mình biết là hít khí vào lượng thì cơ thể chứa đầy khí nên nhiều oxy . Nhưng khi nén khí một thời gian nhất định tuỳ theo bài tập chúng ta thở ra ( một khoảng thời gian ) cho dù lúc đó cơ thể muốn hít ngày vào lắm nhưng ta vẫn phải hít chậm theo đúng khoảng thời gian quy định của bài tập đó. ( đó là thở 3 thì )

    Con nếu thở 4 thì như Lyhl nói lại càng khó hơn vì khi thở ra cơ thể hết khí rồi ta lại phải ngưng thở một lần nữa rồi mới hít từ từ vào.

    Có thể thấy rằng cái điều :" Dưỡng khí dồi dào khi nín thở " mà bạn nói chỉ đúng với 2 chu kì đầu là thu khí vào rồi ngưng thở. Còn ở các chu kì sau hoàn toàn thiếu khí ==> điêu này sẽ gây ức chế lên não. Nội tạng...
    Những người tập khí công thời gian đầu ( 1 năm đầu ) hầu như ai cũng xanh xao đi là vì thế ! Chứ không phải cứ tập khí là khoẻ mạnh nội lực thâm hậu đâu![-X
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Có rất nhiều loại hình luyện tập khí, nội công, yoga.....

    Tuy nhiên người tập phải chọn đúng môn , chọn lọc động tác thích hợp cho cơ địa của mình.

    Mọi sự hướng dẫn mà bỏ qua cơ địa đều là ngu xuẩn và có hại cho cơ thể.
  6. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Trong phương pháp thở bốn thì (chúng ta thống nhất cách gọi là hít - nén - xả - giữ để dễ dàng trong thảo luận).

    Nếu thở đúng thì trong giai đoạn đầu của nén bên cạnh áp suất buồng phổi thấp để tạo điều kiện cho máu lưu thông nhiều và nhanh về tim phổi thì nồng độ dưỡng khí trong các phế nang cũng cao vì vừa mới được hít vào. Ở giai đoạn sau của nén tuy áp suất buồng phổi vẫn thấp nhưng lúc này nồng độ tạp khí trong các phế nang lại cao dần lên do máu đen thải ra, chính điều này tạo cảm giác khó chịu nơi người thở và nếu giữ càng lâu một cách gượng ép gắng sức quá mức sẽ gây nên tình trạng ngộ độc khí (ngất xỉu, xanh mặt, tay chân lạnh) do máu lúc đó không hấp thu được dưỡng khí mà chỉ hấp thu tạp khí do chính nó đã thải ra trước đó.

    Áp suất buồng phổi thấp không phải do thể tích khí có trong các phế nang mà do cơ hoàng đã đẩy ép xuống dưới ổ bụng tạo nên khoang trống ở buồng phổi.

    Trong nén và giữ (thì 2 và 4) dưỡng khí và tạp khí có điều kiện trao đổi để máu đỏ tưởi trở lại, còn hít và xả (thì 1 và 3) thì tạo điều kiện để máu đi từ tim phổi đến các cơ quan và từ các cơ quan trở về tim phổi nhiều hơn, đầy đủ hơn. Nên nói "dưỡng khí đồi dào khi nín thở" là vì lẽ đó (nín thở đúng phương pháp đó nha, chứ không phải nín sai một cách gượng ép như anh chàng kia đâu !), người có "hơi thở" được đánh giá là thâm hậu cũng ở thì 2 và 4 này.
  7. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Hầu hết người tập không thể biết được cơ địa thế nào là phù hợp với môn tập nào!:-?? Nhất là các môn về khí công!
    Xin hỏi có mấy loại cơ địa ? và từng loại thích ứng với các môn tập tương đương?
    Những điều bạn viết đều mù mờ !
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mình giả sử người tập nín thở đúng phương pháp! thì giai đoạn đâu vẫn xanh xao và buồn ngủ hay mệt mỏi hơn . Đơn giản bởi bình thường bạn hít thở vô thức nghĩa là cơ thể bạn tự hít thở mà bạn không cần điều khiển bằng ý thức. Do đó cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ oxy .
    Nhưng khi bạn tập thở cho dù bạn đang tập đúng thì bạn vẫn thiếu oxy . Cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ trong thời gian đầu . Bởi vì lúc tập là bạn hít thở có ý thức ! Cho dù cơ thể cần khí lắm rồi bạn vẫn phải cố gắng luyện tập theo " đúng cách " như vậy sự ức chế vẫn xảy ra. Giai đoạn đầu vẫn mệt mỏi buồn ngủ! Khi cơ thể thích nghi được với chế độ luyện tập "đúng cách của bạn". Thì lúc đó cảm giác mệt sẽ giảm đi và bạn sẽ khoẻ lên nhiều !

    Cậu bạn ở trên đang đẩy 4 người! chứ không phải đang ngồi thiền với 4 thì thở. Cái gọi là đúng cách hay sai cách của bạn thực sự chỉ là việc anh ta nén hơi thời gian ngắn hơn một chút ! đừng cố thắng 4 người làm gì . hoặc để 4 người kia đẩy lùi 1,2 bước chân chắc cũng ko sao! Việc tập như vậy nếu bình thường thì cũng có thể vừa nói chuyện vừa đẩy được . Không cần nín hơi 100% như vậy làm gì.

    .............

    Bạn lyhl có ý kiến gì về chuyện cơ địa của bạn AA nói ở trên không?
  8. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0

    Học đạo ở đâu ?

    Giác và Thức:

    Thức: Trên đời có những điều hay, lẽ phải mà ít người biết, hiểu được .

    Giác: Người bình thường như tôi làm sao để biết ?

    Thức: Có hai cách. Cách thứ nhất : Tìm cao nhân để học hỏi .

    Giác: Tôi không biết nó là cái gì ? Làm sao biết người mang nó ?

    Thức: À phải, vậy theo cách thứ hai.

    Giác: Cách đó như thế nào .?

    Thức: Tự phân tích, tổng hợp, kế thừa...rồi tự tìm ra chân lý.

    Giác: Rồi chừng nào mới thấu hiểu ?

    Thức: Có thể một ngày, có thể 10 năm, có thể không bao giờ.

    Giác: Nghe mông lung quá. Nếu tôi không tìm ra thì sao ?

    Thức: Thì anh vẫn sống như thường, vẫn tồn tại như anh đã từng tồn tại.

    Giác: Vậy thì tại sao tôi phải cố công đi tìm ?

    Thức: Anh đi tìm bởi vì anh muốn Làm chuyện đó. Nếu như không muốn thì tốt nhất là Không làm
  9. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra câu trả lời của AA là như thế! Mình thì thích những người ăn nói rõ ràng để người khác dễ hiểu chứ không phải ăn nói cao siêu mà những điều nói đem áp dụng chả được bao nhiêu. Thường là vậy !
    Mình thích cách trả lời cụ thể như bạn Lyhl, Cho dù câu trả lời đó đúng hoặc chưa thì cũng không quan trọng .Quan trọng người đàn ông phải ăn nói rõ ràng rành mạnh và thẳng thắn! Nhưng xem ra những ngươì được như bạn Lyhl không nhiều.

    Cảm ơn bạn đã quan tâm!

    Có một vài điều mình muốn nói thêm rằng có nhiều nguời trong bất kì vấn đề gì đều muốn nhận đủ rồi mới đem cho ngươì khác! Nhưng hầu như họ chẳng bao giờ nhận đủ cả và vì thế họ chả bao giờ chia sẻ cho ai cái gì! Bạn có biết vì sao họ không bao giờ nhận đủ không? Đơn giản bởi bí quyết làm đầy tất cả kể cả kiến thức của mình là hãy cho trước!

    Ở Hn có rất nhiều các võ sư võ thuật giỏi nhưng nếu dạy thì hầu như ai cũng giữ bí quyết! Và những nguời học sau đều làm như vậy! Nhưng tôi chắc chắn rằng những người đó không bao giờ có thể mở rộng được môn phải lớn mạnh cả! đơn giản bởi họ không chịu cho ai trước thứ gì bao gìơ!
  10. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cái dễ hiểu như thế mà có người gọi là là cao siêu thì đó là chuyện về khả năng đọc hiểu.

Chia sẻ trang này