1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vòng hòa thanh, soạn bè, cover, chuyển thể?

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi xiabachao, 12/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. casa_and_blackrabbit

    casa_and_blackrabbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có tin là càng nghe nhiều càng chơi nhiều, bên cạnh việc tai bạn bắt bài tốt lên, khả năng chuyển hoà thanh nhuần nhuyễn thì nó cũng đi cùng với 1 điểm yếu là làm khả năng sáng tác của bạn giảm xuống. Khi bạn viết bài, tôi đảm bảo rất nhiều giai điệu quan thuộc chạy qua đầu bạn, rất tiếc toàn giai điệu và hoà thanh nguời khác nghĩ ra. Để tìm ra cái nào của bạn thật sự là khó.
    Tay vocal của Oasis có nói, tôi chẳng nghe nhiều nhạc đâu, tôi chỉ cố gắng viết cái tôi nghĩ ra, đại loại hắn nói là như thế. Thế có nghĩa là bạn hãy cố hiện thực hoá cái bạn văng vẳng trong đầu. mỗi sáng thức dậy, mỗi khi đi ngủ, khi cơ thể bạn thư giãn, nhạc tự phát.
    Việc hiện thực nó ra không khó nếu bạn đã biết typing chữ hoà thanh, soạn bè...1 bài hát tôi nghĩ không phải bạn làm nó ra 1 chùm hoành tráng những âm thanh sống động ngay từ đầu bằng những cái bạn đang hỏi. Quan trọng là toát ra đuợc cái bạn cần chuyển tải. Việc hoàn thiện nó, có thể nhờ tới nhạc công khác nếu bạn chưa đủ trình độ.
    Và theo tôi biết thì đại đa số cũng k có nhiều người có trình độ mà TỰ MÌNH làm hoàn thiện 1 bài hát đâu. Họ cũng giống bạn, chuyển tải ý tưởng và hồn là chính.
  2. gemini_mouse

    gemini_mouse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Học nhạc làm gì cho mệt, đi ngủ đi thôi ^^
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi học đàn cha tôi dạy tôi và các chị em trong nhà.
    Cha tôi thì biết lý thuyết, nhưng bằng tiếng Pháp, nên đến khi dạy
    chúng tôi, thì không dạy được lý thuyết .
    Cho đến nay, tôi có thế viết được cho Piano, Violin, Cello, and Bass
    cùng chơi một bản nhạc hay một bài hát, mà chẳng biết lý luận ra sao.
    Tôi có thể viết cho nhiều trình độ cùng chơi, và còn biết sửa phần
    đệm của người khác cho hay hơn, nhưng không biết lý luận.
    Ngược lại, có người lý luận ghê lắm, nhưng không làm được bằng tôi.
  4. casa_and_blackrabbit

    casa_and_blackrabbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Em theo khuynh hướng tự tìm hiểu bản thân mình hơn là đi học phong cách của nguời khác. Có lão nhạc sĩ đợt tập văn nghệ cho công ti e cũng thế, nói hay vãi cả đái, nhưng đàn thì không biết chơi, xuớng âm cũng không biết nốt. Dạy kiểu truyền mồm, ******, bản nhạc giọng Gm rõ ràng, có cái dấu hoàn không b nữa. Thế mà cứ hát cho bằng đuợc. Điên vãi cả đái các bác ợ.
    Với lại e thấy mấy bác trên diễn đàn, nói cũng rất hay , nhưng tới khi có ai hỏi việc gì cụ thể, thì toàn nói chung chung, rồi đuợc hơn 1 trang là đá xoáy và chửi nhau, tóm lại e thấy các diễn đàn của việt nam mình không ok lắm. Mấy nguời bạn nuớc ngoài, họ nhiệt tình hơn rất nhiều. Như bác CODEP chẳng hạn, e thấy những đức tính tốt đó a e trên diễn đàn cùng phát huy chia sẻ với nhau cùng tiến bộ
  5. thanhyeu12

    thanhyeu12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    dạ vâng,anh CODEP cũng giống em,thực ra em học 1 ông thầy trong nhà thờ,4 tháng sau thầy đi,1 mình em học.Vì thâm niên đã 4 năm nhưng trình độ nhạc lý bị người ta bắt bẻ goài, nhưng người ta không đệm được 1 bài hát, soạn 1 bài nhạc...Có đôi khi người ta chửi là đồ không biết gì, nhưng theo bản lĩnh thì và thử nghiệm của mình thì đúng trường độ và cao độ trong bản nhạc,em lặng thầm chỉ nghĩ rằng"không nên nói chửi lại với người không biết".Do không có máy tính để soạn nhạc và để thu âm,nên viết mấy bài nhạc trẻ và biểu diển trên mạng cũng khó và không được hix hix,trong nhà thờ có bà sơ,người thì lùn mà miệng thì chẳng lùn chút nào,em cãi toàn chuyện trường độ với con mụ này không,đếck biết gì về liên ba và syncop(đảo phách)cứ cãi leo lẻo làm nhìu lúc bực mình,mà trình độ chơi đàn piano thì chẳng đệm đc ra hồn 1 bài mà cứ,nói mình đệm kiểu này chị không nghe đc,để chị đệm nghe hay hơn,thế mới đau
    Được thanhyeu12 sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 19/11/2008
  6. vagabond1410

    vagabond1410 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Đây là một vấn đề tương đối lớn, không hề đơn giản đâu bạn ah, nếu thực sự bạn muốn thành một music arrager pro thì cả một quá trình học tập lâu dài đó, phải hội tụ đủ các yếu tố sau:
    1. Nền tảng nhạc lý thật tốt ( không đơn thuần là nhìn được nốt nhạc và các dấu đâu mà bạn thực sự hiểu về quãng, âm giai... để phục vụ cho bước 2)
    2. Kiến thức hòa âm thật tốt, chủ yếu về việc sử dụng các quãng, các loại chuyển động cơ bản của hòa âm cổ điển ( cái này là nền tảng nếu không biết về hòa âm cổ điển thì bạn không thể học được bất cứ thể loại nào khác)
    3. Chuẩn bị kiến thức về hòa âm hiện đại theo từng phong cách nhạc cụ thể như pop, rock, Jazz..... Cái này tương đối khó vì hiện nay chưa có một tài liệu nào được dịch ra tiếng việt hoặc một tác giả việt nam nào viết cả bạn phải đọc bằng tiếng nước ngoài.
    4. Bạn phải tìm hiểu về khí nhạc, ko quá nhiều nhưng ít nhất cũng là những loại nhạc cụ thường dùng cho biểu diễn nhạc nhẹ như: drum, piano, string, kèn,guitar....
    4. Các công cụ hỗ trợ như soft, module....
    5. Bạn nên biết chơi một vài loại nhạc cụ thông dụng, thực tế đã chứng minh không một nhạc sỹ phối khí nào thành công mà không biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ. Nói chung một điều để chở thành một nhạc sỹ phối khí sẽ khó khăn hơn chở thành một nhạc sỹ sáng tác nhiều.
    Nói thì nhiều như vậy nhưng mình nghĩ bạn nên bắt đầu từ những thứ rất đơn giản như sau:
    Bước 1. Mở bản nhạc ra ngồi đặt hòa âm cho nó theo cách đơn giản nhất sử dụng các hợp âm của các bậc tốt là I, IV,V có thể bắt đầu thật thưa và rồi bạn thêm các hợp âm của các bậc khác cho số hợp âm nhiều lên rồi bạn chơi.
    Bước 2. Qua bước 1 cơ bản bản nhạc đã có một sườn hòa âm rồi đến bước này bạn nên tiến thêm một bước nữa là bạn sử dụng một phần mềm chép nhạc đơn giản như encore hay final để chép lại phần melody và viết thêm khoảng 4 bè, ở bước này bạn hãy quên đi cái chuyển động hòa thanh bạn cứ viết sao cho đủ hợp âm của từng nốt của phần melody. (bạn sự dụng các nốt có trường độ giống hệt trường độ của phần melody).
    Bước 3. Sau khi bước 2 đã tương đối ok rồi bạn nghe lại và bây giờ bạn focus vào từng bè một, gỡ cái đống nốt bạn trèn vào ở bước 2 ra và thay thế vào đó là các chuyển động hòa thanh. ( về phần này bạn nên tìm cuốn Hòa âm từ cổ điển đến hiện đại của NGuyễn Bách đọc rồi bạn sẽ có được những kiến thức cơ bản về sự chuyển động của từng bè và các chuyển động không nên dùng, và để hỗ trợ cho việc xác định hợp âm cho từng nôt của bước 2 bạn có thể tham khảo ở website này http://www.musictheory.net/ hướng dẫn rất kỹ về cách xác định hợp âm và chuyển động hòa thanh cơ bản. Bạn cứ lặp đi lặp lại bước này cho từng bè một rồi nghe lại và chỉnh dần đàn, mình tin rằng không lâu bạn sẽ có một bản phối tạm chấp nhận được.
    Bước tiếp theo gọi là advance: Nếu bạn muốn theo một dòng nhạc nào đó thì có gắng nghe thật nhiều và ghi lại những scale đặc trưng của nó và để rồi vận dụng vào trong bản phối của mình, nếu bạn chơi pop hoặc rock thì cái này cũng không khó lắm.
    => Hãy nghe và chơi thật nhiều thì bạn sẽ có thêm kiến thức về thứ mình đang cần. còn như bạn nào đó có nói là nghe nhiều và chơi nhiều thì khả năng sáng tác giảm đi là hoàn toàn sai. Thứ nhất bạn nghe để biết thì cái vốn của bạn sẽ tăng lên sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để bạn thể hiện, và bạn phải nghe nhiều, chơi nhiều, biết nhiều thì sáng tác của bạn nó mới ra MÀU được. Còn nếu không có thứ đó bạn sáng tác đấy nhưng mà như một người đi giữa đại dương mà không có định hướng cứ loang quanh thôi và mang tính cảm tính nhiều hơn như ko hề có một toan tính hòa âm và gì khác trong các sáng tác đó.
    Nếu bạn cần tài liệu về hòa âm Jazz thì mình có thể share cho bạn.
    Hy vọng bạn sớm có thể tự mình phối khí cho những gì bạn thích.
    Cheers
  7. xiabachao

    xiabachao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Ok, xin thật lòng cảm ơn các bạn đã có sự góp ý. Ít nhất trước mắt tớ đã biết phải làm gì và học gì để có được những thứ cơ bản phục vụ cho việc hòa âm. Hẹn các bạn ở một ... câu hỏi khác
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nghe nhạc nhiều và chơi đàn nhiều là điều cần thiết để tăng khả năng
    sáng tác, nhưng chỉ học lý thuyết suông thì chưa chắc có kết quả.
    Khi nghe và chơi nhiều, đến khi bắt tay vào việc, bạn có thể lôi ra
    những đoạn Bach, Mozart, Beethoven, Tsaikovski chơi giống như bài
    bạn viết . Nói thật ra, bạn có thể nói là tôi đạo nhạc. Quả là tôi
    đạo nhạc còn chưa xong, đừng nói chuyện nghĩ ra cái gì mới. Có điều
    nhiều người không biết điều đó, mà nói rằng tôi đệm đàn sai. Đúng ra
    thì phải nói là vốn nhạc chưa nhiều, nên phần đệm hơi đơn giản, quanh
    quẩn chứ không phong phú như người có vốn nhiều .
    Có lúc tôi nghĩ, những người chỉ lấy lý thuyết mà viết nhạc, có thể họ
    không bị ảnh hưởng của mấy ông tổ nhạc, mà viết ra những nét nhạc hoàn
    toàn mới chưa từng ai viết ra chăng? Nghĩ thế rồi lại nghĩ quẩn rằng
    chỉ có 12 nốt nhạc, mà mấy ông tổ nhạc đã viết ra hàng trăm kiệt tác
    rồi, cái chỗ hở các ông ấy chưa tìm ra, thì cũng khó đến lượt mình tìm
    ra lắm. Dù sao, cũng có tia hy vọng loé sáng ở đây .
  9. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới lại thấy xôm tụ như vậy.
    Hòa âm, phối khí là những bước cần thiết để biến một tác phẩm hòan thiện để thu âm
    Nhạc sỹ đôi khi chỉ cần nghĩ ra giai điệu và lời thôi.
  10. xiabachao

    xiabachao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Ngày trước tớ cũng từng chơi band một thời gian ngắn, chơi guitar. Thì trong đó, 1 bài nó thế này, thế này và anh em ai nấy tự nghe rồi chơi lại theo một cách khác. Chiếu theo vậy, đó cũng là một kiểu hòa âm phối khí. Chỉ khác là trong đó, mỗi người tự ôm phần bè của mình, mỗi người tự điều chỉnh, thay đổi và chọn lựa dựa theo ý kiến chung để "gáp" lại thành một bài hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cách này đơn gian hơn việc 1 người tự làm hết việc hòa âm phối khí:
    1. Trong band, số lượng thành viên là cố định > số lượng nhạc cụ có thể tham gia vào các track cũng cố định chứ không phong phú. Ngoài ra còn phải nói đến chuyện trình độ của từng thành viên cũng là có hạn chứ không phải muốn sao cũng được.
    2. Mỗi thành viên trong band đã tự đảm trách gần như toàn bộ về track của mình rồi, không cần đến một người nào đó chỉ điểm. Nó có, thì ta tạm gọi đó là thủ lĩnh của band nhạc. Tuy nhiên, dù là có thì người này cũng chỉ có vai trò xét duyệt và ý kiến chứ không phải người nghĩ ra luôn cả track cho một người chơi.
    Vậy tóm lại có thể đặt một mục tiêu đơn giản và sơ khởi cho việc hòa âm phối khí là ta hãy đặt cho mình một giới hạn trước mắt về các bè (track) được phép sử dụng. Ví dụ như 4 bè: trống, guitar đệm, guitar solo, và bass thì ta có thể làm được gì cho một bài hát với 4 bè như thế. Và chiếu theo các yêu cầu mà các bạn đã nêu trên kia thì người hòa âm sử dụng 4 bè trên, trước hết phải biết và hiểu được 4 loại nhạc cụ và cách "hành nhạc" trên từng bè đó đã.
    Các bạn thấy sao?

Chia sẻ trang này