1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

Chủ đề trong 'Văn học' bởi gapgo224, 05/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gapgo224

    gapgo224 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bàn về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

    Chào các bạn. Trong Bình Ngô Đại Cáo có một câu mà mình không hiểu nghĩa. Bạn nào biết giải thích giúp mình với.

    "Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông
    Cỗ xe cầu hiền thường chăm chắm còn giành phía tả"
  2. vitchocobo

    vitchocobo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2005
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    mình chưa thuộc bài này , bạn trích rõ lại đuợc không . và tiện thể nói luôn các đoạn liên quan bạn đã hiểu như thế nào .
  3. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.285
    Đã được thích:
    2.244
    Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
    Nhân tài như lá mùa thu,
    Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
    Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
    Tấm lòng cứu nước,
    Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
    Cỗ xe cầu hiền,
    Thường chăm chắm còn dành phía tả.

    Qua đoạn trên, bạn có thể thấy lực lượng của nghĩa quân thủa sơ khai còn mỏng, nhân lực vật lực còn hạn chế, và đó cũng là điểm cốt yếu khi muốn hoàn thành đại sự. Nguyễn Trãi đã thấy được điều đó và cũng thể hiện được mong muốn cầu hiền của nghĩa quân.
    Còn những cụm từ " tiến về Đông" hay " dành phía tả" bạn nên chịu khó tìm đọc về các điển tích, điển cố để hiểu rõ thêm!
    Trong nghĩa quân đã có Nguyễn Trãi làm quân sư, gọi là phía "hữu", vậy phía tả nghĩa là cần những võ tướng đảm lược, sức địch muôn người...vân vân và vân vân...cứ thế mà tán ra thôi!
    Mà cái box này trở thành box tập làm văn từ bao giờ nhỉ?
  4. gapgo224

    gapgo224 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Mình không định hỏi cách "tập làm văn". Mình muốn hiểu rõ ý nghĩa sâu sa của tác giả.
    Bình Ngô Đại Cáo là một tác phẩm nổi tiếng, được ví như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam, hầu hết mọi người đều biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của tác phẩm này.
    Bạn bảo Nguyễn Trãi là quân sư, được ví như phía hữu là sai rồi.
    Hữu tức là phải. Theo cách hiểu của bạn có thể nói Nguyễn Trãi là cánh tay phải của Lê Lợi. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu lịch sử, thì trong cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, tướng Trần Nguyên Hãn mới là cánh tay phải của Lê Lợi. Sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, ông được phong đến chức Tả tướng quốc. Còn Hữu tướng quốc là Lê Tư Tề, con cả của Lê Lợi. Trong wikipedia có viết: " Khoảng năm 1424-1425, Trần Nguyên Hãn là Tư đồ. Khi này, trong phong trào khởi nghĩa, Tư đồ là chức quan cao nhất." Như vậy đủ thấy công ông lớn như thế nào.
    Mình công nhận là phải đọc điển tích thì mới hiểu được 2 câu trên. Tuy nhiên mình mới hiểu nghĩa câu thứ hai. Còn câu đầu thì mình chịu. Vẫn mong tìm được Nhân Tài giải thích.
    Câu: "Cỗ xe cầu hiền thường chăm chăm còn giành phía tả"
    Tác giả mượn điển tích Lưu Bị ba lần đi cầu Khổng Minh để viết câu này. Khi Lưu Bị đi cầu Khổng Minh, Quan Vân Trường và Trương Phi đều khuyên chỉ cần họ đi là được, không cần đến Lưu Bị. Tuy nhiên ông vẫn đích thân đi. Sau ba lần đến lều tranh mới mời được Khổng Minh. Để tỏ cái tình mến người tài, ông mời Khổng Minh lên ngồi cùng xe với mình về kinh. Lưu Bị ngồi bên phải còn Khổng Minh ngồi bên trái. Chính vì vậy Nguyễn Trãi mới viết câu này ý nói nghĩa quân vẫn luôn muốn tìm người tài giúp sức.
  5. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Gái tuyệt như sao buổi sớm,
    Trai tài như lá mùa thu,
    các bạn khờ quá nha, chắc ý các cụ là thế.
    Ngày xưa cực chết có ngựa đi đã tốt rồi, được cổ xe là quá ngon, đi bên phải nhìn chăm chăm bên trái là đúng, các bạn nghĩ đi nha, như giờ ngồi ô tô đi bên phải ngắm gái hay ngắm trai thì các bạn phải nhìn về trái, người đi đường ngược chiều rõ là dễ nhìn hơn. Hiểu chưa? ý các cụ đơn giản thế thôi, nhớ nha!...nha!
  6. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.285
    Đã được thích:
    2.244
    Bạn nên chịu khó đọc nhiều hơn nữa!
    Hướng về Đông, có thể là Đông Quan (danh từ này có gợi cho bạn được gì không? ) hoặc là biển Đông, bạn thử nhớ lại câu nói của Bà Triệu xem sao.
    Còn về chuyện xe, thì ngay cả bây giờ ghế sau phía bên phải được coi là số 1, bên cạnh là số 2, đó là với xe tay lái thuận. Mình thực sự muốn đi sâu vào tranh luận với bạn để hiểu rõ hơn vấn đề này, nhưng hiện giờ thời gian và tư liệu với mình rất hạn chế.
    Bạn tìm đọc lại cuốn Kiều nhé, loại có chú thích về các điển tích, điển cố rất chi tiết đó, bạn sẽ thêm được cho mình nhiều kiến thức về văn hoá, văn học hơn nữa.
    Thể loại văn biền ngẫu luôn phải sử dụng điển tích, vì tính chất ý tại ngôn ngoại của nó. Không chỉ riêng phương Đông, trong các phim, tác phẩm văn học phương Tây cũng vậy, bạn có thể tìm đọc thần thoại Hy lạp, những truyền thuyết Tây phương để khi gặp một điển tích được người ta sử dụng, bạn có thể ít nhất biết phải tìm nó ở đâu!
    Thân mến!
  7. gapgo224

    gapgo224 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    To Sole_husband: Mình rất cảm ơn vì những lời khuyên của bạn. Nhưng lần sau bạn nên trả lời thẳng vào câu hỏi nhé, đừng trả lời chung chung là về đọc thêm. Thứ nhất là phải biết đọc ở đâu, thứ hai là nếu đọc mà vẫn không hiểu thì người ta mới hỏi chứ.
    Câu thứ hai hình như ý của Nguyễn Trãi là hướng về thành Đông Quan thật.
  8. phuongvu7681

    phuongvu7681 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2008
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Gần chính xác!
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tôi nhớ không nhầm thì ngày xưa học cấp 2 hay lớp 10 gì đó sách giáo khoa đã có chú giải về câu này
    Lại nhớ không nhầm tiếp, Đông ở đây chính là thành Đông Quan, nơi quân Minh đặt đầu não của bộ máy cai trị bây giờ (Hà nội ngày nay hay sao ấy). Còn ''"phía tả" ở đây là một điển tích về cầu hiền tài trong lịch sử Trung Quốc, thật sự tôi không nhớ nổi. Về nghĩa thì nói là lực lượng nghĩa quân đang mỏng và đang mong chờ thêm các nhân tài giúp nước. Câu sau: "Thế mà trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nghìn chốn biển khơi ..."

Chia sẻ trang này