1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm trắng răng ở đâu có uy tín???

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi hlbrem, 11/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DoctorLee

    DoctorLee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    0
    1. Mình không biết phương pháp dân gian nào chống ê trong tẩy trắng hiện đại cả.
    2. Để làm ra máng tẩy trắng thì thao tác đó sẽ do nha sĩ và lab thực hiện, quy trình không khó lắm nhưng nếu bạn mua đủ đồ để làm thì phải thêm khoảng vài chục Euro nữa.
    3. Khi cho thuốc vào bạn chú ý là:
    - đặt thuốc ở mặt ngoài của máng nhai tương ứng với mỗi răng sau đó dùng một cây tăm trét cho thuốc lan đều ra một chút.
    - Dưa máng vào miệng và miết nhẹ máng cho thuốc lan đều.
    4. Cái mình nói đến là nói riêng một loại thuốc tẩy tên là Opalescence 38% có bán ở VN, nó không cần kích hoạt phản ứng bằng đèn, đừng nhầm lẫn các trường hợp khác nhau nhé, quy trình tẩy trắng có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có cách sử dụng khác nhau.
    Cái thuốc của bạn giới thiệu là một loại được sản xuất cho người dùng tự tẩy tại nhà với sự kết hợp của tia plasma, loại này hiệu quả nhanh hơn loại tẩy trắng không có tia plasma nhưng chậm hơn so với Opalescence 38%, nó cẩn kiểm soát nghiêm ngặt của nha sĩ mỗi 4 ngày trong quá trình tẩy để tránh các tổn thương niêm mạc miệng, nướu răng, cũng như các nguy cơ kích thích gây chết tủy ở những răng bị sâu, bị mòn.... Loại Opalescence 38% thì cách dùng phức tạp hơn nhiều và chỉ có thể thực hiện tại phòng khám với sự thực hiện của nha sĩ.
  2. veronika82

    veronika82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    the bsLEE cho hoi luon HN thi lam o cho nao` la okie a?
  3. voicoi80

    voicoi80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    3.900
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Lê nhé, mình sẽ dùng thử và báo kq xem sao
  4. fragileheart82

    fragileheart82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Up lên vì đúng vấn đề đang quan tâm.
    Dr Lee ơi, mình đang muốn tẩy trắng răng nhưng khi đánh răng thỉnh thoảng hay bị chảy máu chân răng đúng chỗ lợi giữa giăng giả và răng thật (mình mới lắp cầu 3 răng). Mình đoán là do viêm lợi nên thường xuyên xúc miệng nước muối và xoa lợi bằng tay sau khi đánh răng (bsy dặn thế) nhưng ko thấy tiến triển gì cả. Hic...tuy chảy máu ko nhiều nhưng cũng rất lo, chưa kể thấy Dr Lee bảo phải chữa dứt điểm viêm lợi mới được tẩy trắng
    Bác sỹ cho mình lời khuyên với. Tiện thể tư vấn cho mình chỗ tẩy trắng răng tốt ở HN luôn nữa. Thấy Dr có nhắc đến bsy Hùng, vậy mình làm chỗ bsy Hùng có được ko?
  5. DoctorLee

    DoctorLee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    0
    Có thể cái răng giả của bạn làm chưa đúng kỹ thuật nên mới viêm nướu như vậy. Bạn nên tái khám để sửa chữa cái cầu răng đó hoặc làm lại cái khác.
  6. LucMai26

    LucMai26 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thử làm theo phương thức dân gian này xem sao nhé, vì cả gia đình tớ đều dùng và thấy hữu hiệu lắm, đó là ngậm dầu mè.
    Dầu mè bán rất nhiều ở siêu thị hoặc các hàng khô ở chợ. Các bạn có thể qua BigC mua loại của Thái nếu muốn yên tâm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm . Mỗi ngày ngậm 20 phút (giống Crest nhỉ ), tớ đảm bảo răng các bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau ngày thứ 3, hi hi.
    Chẳng biết trong dầu mè có chất gì, nhưng sau đây là tác dụng mà tớ rút ra được sau khi ngậm:
    - Răng trắng, bóng và sáng màu hơn.
    - Chân răng chắc hơn (vì trước tớ lười không dùng, tới khi bị đau răng dữ dội mới chịu nghe lời mẹ).
    - Không có mảng bám, răng sạch và không bị hôi miệng (trước tớ phải định kỳ đi lấy cao răng, giờ pai pai phòng khám răng rùi, hi hi).
    Hy vọng giúp các bạn được một chút gì nhé!
  7. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tình cờ có thời gian mới vào đây đọc được topic này của bạn DR.LEE. Thật ra là do có một bệnh nhân gọi điện hỏi tôi về vấn đề tẩy trắng bằng 20 tuýp thuốc. Rất may là BN có hỏi thì tôi mới có topic "phổ biến kiến thức chống lang băm" này. Xin phép được trao đổi với bạn:
    1. BS.Lee có viết:
    Nếu tôi là bạn, có các vàng tôi cũng không dám đưa cho BN của tôi tới 20 ống thuốc, bất kể là nồng độ như thế nào, cthời gian tẩy bao lâu, khả năng ngộ độc thế nào, trừ phi 20 ống thuốc đó của bạn to bằng đúng... 2 ống thuôc tôi đưa cho BN của tôi. Bạn là thành viên của Nhasisaigon chắc có thuộc nằm lòng tài liệu [hl]]Bleaching HMCP của anh Cà Khịa[/hl. Trong đó có một cảnh báo rất rõ về vấn đề " overbleaching" tức là tẩy quá liều. Vậy đưa một số lượng thuốc lớn như vậy cho bệnh nhân liệu có quá tới mấy lần "overbleaching" hay không? Mong bạn trả lời rõ.
    Tôi sẽ đem vấn đề trên topic này trao đổi lại bên NSSG trước khi tiếp tục trao đổi chuyên môn với bạn một cách rõ ràng, tránh để các bệnh nhân hiểu lầm. Mời bạn qua topic bên đó để thảo luận dựa trên chuyên môn.
    Theo tôi, BS dù giỏi tới đâu cũng chỉ tiếp cận được gần với cái đúng tuyệt đối, và cả đời bạn cũng chưa chắc không làm hỏng lần nào. Hơn nữa khoa học có nhiều hướng tiếp cận một vấn đề, không phải chỉ 1 cách, và còn tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân.
    Hi vọng bạn sớm trả lời vấn đề này, chúng ta sẽ qua vấn đề thứ hai mà tôi sẽ hỏi bạn sớm thôi. Cám ơn ban
  8. DoctorLee

    DoctorLee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    0
    Ở đây bác sĩ sử dụng loại thuốc tẩy nào nồng độ bao nhiêu? Nếu quăng đại 1 câu "ống thuốc" thì rất dễ gây hiểu lầm cho bệnh nhân.
    Hơn nữa cũng chính bs.Lee nói:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Cái mình nói đến là nói riêng một loại thuốc tẩy tên là Opalescence 38% có bán ở VN, nó không cần kích hoạt phản ứng bằng đèn, đừng nhầm lẫn các trường hợp khác nhau nhé, quy trình tẩy trắng có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có cách sử dụng khác nhau.
    Cái thuốc của bạn giới thiệu là một loại được sản xuất cho người dùng tự tẩy tại nhà với sự kết hợp của tia plasma, loại này hiệu quả nhanh hơn loại tẩy trắng không có tia plasma nhưng chậm hơn so với Opalescence 38%, nó cẩn kiểm soát nghiêm ngặt của nha sĩ mỗi 4 ngày trong quá trình tẩy để tránh các tổn thương niêm mạc miệng, nướu răng, cũng như các nguy cơ kích thích gây chết tủy ở những răng bị sâu, bị mòn.... Loại Opalescence 38% thì cách dùng phức tạp hơn nhiều và chỉ có thể thực hiện tại phòng khám với sự thực hiện của nha sĩ. [/QUOTE]
    Nếu tôi là bạn, có các vàng tôi cũng không dám đưa cho BN của tôi tới 20 ống thuốc, bất kể là nồng độ như thế nào, cthời gian tẩy bao lâu, khả năng ngộ độc thế nào, trừ phi 20 ống thuốc đó của bạn to bằng đúng... 2 ống thuôc tôi đưa cho BN của tôi. Bạn là thành viên của Nhasisaigon chắc có thuộc nằm lòng tài liệu [hl]]Bleaching HMCP của anh Cà Khịa[/hl. Trong đó có một cảnh báo rất rõ về vấn đề " overbleaching" tức là tẩy quá liều. Vậy đưa một số lượng thuốc lớn như vậy cho bệnh nhân liệu có quá tới mấy lần "overbleaching" hay không? Mong bạn trả lời rõ.
    Tôi sẽ đem vấn đề trên topic này trao đổi lại bên NSSG trước khi tiếp tục trao đổi chuyên môn với bạn một cách rõ ràng, tránh để các bệnh nhân hiểu lầm. Mời bạn qua topic bên đó để thảo luận dựa trên chuyên môn.
    Theo tôi, BS dù giỏi tới đâu cũng chỉ tiếp cận được gần với cái đúng tuyệt đối, và cả đời bạn cũng chưa chắc không làm hỏng lần nào. Hơn nữa khoa học có nhiều hướng tiếp cận một vấn đề, không phải chỉ 1 cách, và còn tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân.
    Hi vọng bạn sớm trả lời vấn đề này, chúng ta sẽ qua vấn đề thứ hai mà tôi sẽ hỏi bạn sớm thôi. Cám ơn ban
    [/QUOTE]
    Em đừng có giận vậy chứ, từ 6 đến 12 ống thuốc ở đây là anh đang nói đến loại dùng phổ biến nhất cho bệnh nhân tự tẩy ở nhà với các liều lượng khác nhau từ 10% đến 22% thì đây vẫn là liều bình thường. Em cho bệnh nhân tẩy 2 ống thuốc là chưa đủ liều đâu đấy nhé. Nói đến 36 ống thuốc là anh đang nói đến các trường hợp bệnh lý và mình có nói đến một thứ là chế phẩm phục hồi cấu trúc men răng, việc tẩy với liều lớn như thế sẽ có thời gian tẩy được chia ra có những khoảng nghĩ nhưng do giới hạn của diễn đàn này nên anh không trình bày sâu vào cụ thể.
    Em muốn học tẩy trắng thì hỏi bác Cú hay bác Tăm đi, các bác ấy cũng biết cách tẩy trắng này của Lee đấy.
  9. bolabolo

    bolabolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    mọi n có cách nào chữa hôi miệng ko ah ? T_T e đang bị nặng lắm
  10. DoctorLee

    DoctorLee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    0
    Bệnh hôi miệng
    I. Nguồn gây hôi miệng:
    1. Nguồn gốc từ miệng:
    - Chứng khô miệng: do thở miệng, do tiết nước bọt giảm, do ngủ, do mất nước, do bệnh tuyến nước bọt, do hoá trị liệu, do tiểu đường, do một số loại thuốc, do tuổi già, do thay đổi nội tiết...
    - Từ lưng lưỡi: Các tế bào thượng bì tróc ra, do tế bào máu, do vi khuẩn ...
    - Từ răng: Do áp xe răng, do sâu răng, do phục hồi không đúng quy cách...
    - Nhiễm nấm (miệng): Do dùng kháng sinh dài hạn, do hoá trị liệu, do suy giảm miễn dịch...
    - Bệnh nướu: Do viêm nướu, viêm nha chu...
    - Viêm loét miệng: Do chấn thương, bệnh tự miễn...
    - Ung thư miệng
    2. Nguồn gốc không từ miệng:
    - Bệnh đường hô hấp: Do dị vật đường thở, do chảy nước mũi...
    - Viêm Amydan: Do thức ăn nhồi vào các hốc trên amidan
    - Suy thận: Do hàm lương Ure huyết tăng...
    - Nhiễm Helibactor pyloni: Đau dạ dày mất co thắt thực quản...
    - Tiểu đường: Do hàm lượng Ketoacidosis máu tăng...
    - Do dùng thuốc: Do làm khô miệng, do làm thay đổi hệ tạp khuẩn...
    - Kinh nguyệt: Gây tình trạng viêm nướu tạm thời, do tăng tiết dịch khe nướu...
    3.Vấn đề tâm lý:
    - Hôi miệng giả: BN cảm thấy hôi miệng nhưng thực sự không phát hiện trên thực thể.
    - Chứng sợ hôi miệng: BN lo lắng thái quá tình trạng mùi hôi vùng miệng.
    II. Cách đánh giá hôi miệng:
    1. Bằng cảm quan:
    - Cách 1: Ngửi cách miệng 10 đến 15 cm
    - Cách 2: Nạo lưỡi (cây nạo lưỡi nhựa) và đưa lên ngửi
    - cách 3: Liếm cổ tay và đưa lên ngửi
    2. Bằng máy Halimeter
    Bài viết sơ sài nhưng cố gắng nói lên sự phức tạp của bệnh hôi miệng để các bạn thấy là phương pháp điều trị của nó cũng phức tạp và đa dạng không kém. Bệnh này đòi hỏi bạn cần được khám tại các chuyên viên bệnh học răng hàm mặt của các bệnh viện hoặc đại học lớn trong nước để có thể tìm đúng nguyên nhân và điều trị.

Chia sẻ trang này