1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thay Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi MEKHII, 16/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MEKHII

    MEKHII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    DƯ ÂM
    1.(Nhà báo Bùi Thanh- nguyên Phó TBT Tuổi trẻ)Ngày cuối của Tổng biên tập
    Những hình ảnh về lễ khánh thành Nhà in Tuổi Trẻ, cũng là hình ảnh ngày làm việc cuối cùng của tổng biên tập Lê Hòang.
    Ngọai trừ anh em Tuổi Trẻ, hầu như các vị khách mời đều không biết được rằng, đó là họat động cuối cùng của anh trên cương vị tổng biên tập. Anh vẫn tỏ ra bình thừong như mọi ngày, vẫn lạc quan, vui tươi bên cạnh người bạn chiến đấu của mình là anh Lê Văn Nuôi, cựu tổng biên tập, nay là giám đốc Nhà in Tuổi Trẻ.
    Thật trớ trêu, 5 năm trước, anh Lê Văn Nuôi là người bấm nút khởi công trụ sở báo Tuổi Trẻ mới ở số 60A Hòang Văn Thụ. Sau ngày bấm nút đó, anh Nuôi buộc phải rời khỏi phòng tổng biên tập, rời khỏi Tuổi Trẻ.
    Bây giờ, anh Lê Hòang cũng vậy, bấm nút khánh thành một công trình lớn của Tuổi Trẻ xong là ra đi. Buộc phải ra đi.
    Trời ơi, chỉ trong vòng một năm mà có đến 4 người buộc phải rời khỏi Ban biên tập, Tuổi Trẻ làm sao chịu thấu : Lê Hòang, Huỳnh Sơn Phước, Quang Vĩnh, Bùi Thanh.
    Và hôm nay, 31-12-2008, với quyết định không tái bổ nhiệm và điều chuyển công tác anh Lê Hòang, giao Bí thư Đảng ủy, phó tổng biên tập Vũ Văn Bình tạm thời phụ trách họat động của báo , coi như Tuổi Trẻ không có tổng biên tập ! Tình trạng này kéo dài bao lâu ? Chưa ai biết được. Ai sẽ là tổng biên tập mới ? Cũng chưa ai khẳng định.
    Nhưng dù thế nào, chúng ta vẫn phải bước. Bạn đọc , dù chia sẽ và cảm thông bao nhiêu, vẫn sẽ không bao giờ tha thứ cho việc chúng ta biến những trang báo thành nơi chứa những tin tức thiu nguội, vô hồn và nhạt nhẽo. Cộng đồng không bao giờ chấp nhận lời giải thích của các nhà báo về sự mệt mỏi, chán nản hay bức xúc vì lý do nào đó. Không bao giờ !
    Vì vậy, chúng ta sẽ bước và phải bước mạnh mẻ , cho dù hôm nay không có tổng biên tập.
    Anh em Tuổi Trẻ, hãy chứng minh rằng: trong lúc này, mỗi người là một tổng biên tập !
    2. (Nhà báo Hoàng Hải Vân- nguyên Tổng thư ký toà soạn Thanh Niên)Chiều nay, Báo Thanh Niên đẫm nước mắt...
    Cho đến 3 giờ chiều nay tôi vẫn không tin, nhưng sự thật thì hôm nay là ngày cuối cùng anh Nguyễn Công Khế làm Tổng Biên tập Báo Thanh Niên.
    3 giờ chiều nay, cấp trên đã đến Báo Thanh Niên để ?otriển khai quyết định?, để từ ngày mai anh Khế không làm Tổng Biên tập Báo Thanh Niên nữa, mà chỉ ?otập trung làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên và Giám đốc Hãng phim Thanh Niên?.
    Cả Hội trường Báo Thanh Niên chiều nay đầy nước mắt, ở đây chưa bao giờ có nhiều nước mắt như vậy. Nước mắt đã có từ nhiều ngày nay, nhưng hôm nay là nhiều nhất, trong đó có rất nhiều nước mắt của những người chưa bao giờ khóc người đang sống.
    Giao thừa dương lịch tối nay, đối với những người làm báo Thanh Niên, là một giao thừa buồn thảm.
    Chỉ còn 2 ngày nữa thôi là Báo Thanh Niên tròn 23 tuổi, cũng là 23 năm Thanh Niên với 4757 số báo cùng hàng trăm ấn phẩm khác gắn liền với tên tuổi, với máu thịt Nguyễn Công Khế.
    Trên số báo ra ngày 3-1 tới đây, không biết Thanh Niên sẽ đăng những gì để kỷ niệm sinh nhật 23 năm của mình.
    Giờ phút này tôi không thể viết được điều gì, nhưng tôi sẽ tiếp tục viết về Báo Thanh Niên và về Nguyễn Công Khế...
    3.(Nhà thơ Đỗ Trung Quân)chia tay anh Nguyễn Công Khế
    Anh Nguyễn Công Khế thân mến.
    Ngày mai 31-12-2008 ngày cuối cùng của năm cũ .năm mới khởi đầu -cũng là thời hạn cuối để anh bàn giao chức vụ mà thoáng một cái đã xấp xỉ 30 năm;Tổng Biên Tập của một trong hai tờ báo chính trị lớn nhất nước:báo Thanh Niên
    Những giờ khắc như thế này tôi bỗng thấy lòng nhiều nỗi niềm.Có lẽ đây là bài viết đầu tiên của tôi về anh kể từ khi quen biết suốt mấy chục năm qua.vì sao? Đơn giản thôi! Mọi cuộc chia tay với những ai tôi có quen biết đều gây cho tôi những bồi hồi
    Tôi nhớ lại buổi sáng của 26 năm trước tại tư gia anh Hoàng ngọc Biên anh đi cùng anh Huỳnh Tấn Mẫm trên chiếc xe cà tàng.anh đặt mẩu giấy phép ra bản tin Thanh Niên lên bàn nói đùa mà thật ?onếu anh HNB từ chối giúp biên tập và trình bày,chúng tôi sẽ trả lại tờ giấy phép này!? thế là chúng ta làm việc.êkíp chỉ vài người anh HNB,anh Hoàng ngọc Nguyên,anh Cao Tuân hs ,anh Bùi đình Lâm, và tôi (sau sẽ có thêm anh Nhã Bình,chị Kim Lan,anh Đoàn Mẫn trong công việc trình bày?)khi ấy tôi chưa về làm việc tại báo Tuổi Trẻ,vẫn còn là anh thợ nhà in sau khi ở TNXP trở về.Manchette của Thanh Niên do anh HNB thực hiện ra đời từ cái bàn montage nơi chúng tôi cùng làm việc ở đấy thâu đêm suốt sáng,nó vẫn là một Manchette không thể thay thế cho đến tận hôm nay
    Nhiều năm sau,khi TN đã trở thành tờ báo lớn.tôi còn làm việc với TN suốt 3 chương trình Duyên Dáng VN với tư cách người viết và dẫn chương trình ,chỉ lần thứ 4 tôi từ chối với lý do tôi ít dần hào hứng và cũng muốn để chỗ cho người khác mới hơn.thay tôi.
    Anh Khế thân mến!
    trong những phút cuối của cuộc chia tay nghề nghiệp,tôi chỉ muốn nhắc những điều tốt đẹp anh đã làm nhiều hơn những gì người này người nọ không thích ở anh,dù những cái không thích ấy không phải không có lý do.nhiều năm qua,khi đã ở vị trí vững vàng,anh đã cứu giúp cưu mang khá nhiều người,những người của SG sau 1975, khi ấy vì ?ochủ nghĩa lý lịch? đang phải lang thang nơi chợ trời thuốc Tây,đang mỗi ngày đạp xe đi bỏ từng ký cà phê trộn bắp rang và đủ thứ hoàn cảnh,công việc lam lũ,vất vả khác.những người mà giờ đây từ sự cất nhắc của anh,họ đã có chỗ đứng ,thậm chí có chức vụ trong tờ báo Thanh Niên.tính cách hào hiệp ấy trong anh là có thật..anh có mặt trong đám tang giáo sư Nguyễn ngọc Lan và hôm sau,khi không một tờ báo nào trong cả nước đưa tin về sự qua đời của giáo sư Lan.chính Thanh Niên là tờ báo duy nhất đăng những bài xúc động về sự nghiệp của một con người yêu nước,rồi trở thành tù nhân của cả 2 chế độ.thái độ của Thanh Niên thời điểm ấy thật đáng quý . khó có thể quên những điều anh đã làm cho nhiều người dù không có tôi trong sự giúp đỡ của anh,tôi vẫn cứ phải ghi nhận tính cách hào hiệp ấy,nó sòng phẳng và cần thiết.
    Anh Khế thân mến!
    Dù có mặt ngay từ những ngày đầu ra đời của Thanh Niên,tôi vẫn không có duyên với anh,tôi về làm việc ở tờ báo khác .nhưng những dòng này hôm nay dành cho anh,tôi chỉ là một gã làm thơ,viết lách ba lăng nhăng.chẳng mấy quan tâm hay hiểu biết nhiều về chính trị.suốt đời nói năng nhăng nhố nhưng anh Khế ạ!trong những ngày này, tôi bỗng tự hỏi có bao nhiêu anh chị em phóng viên TN dành cho TBT của mình những tình cảm chia sẻ và lời tạm biệt trên blog riêng của mình? Bởi lẽ nó khó thể đăng báo cho dù trên chính báo Thanh Niên.nó chỉ có thể là Blog (có thể họ với nick name lạ nào đó mà tôi không biết chăng? với sự cẩn trọng tôi cứ xem mình có thể không đọc được đầy đủ )
    Tôi biết anh không thích blog.Thanh Niên đã từng có loạt bài đặt câu hỏi gay gắt ?~một số nhà báo đang sử dụng Blog để làm gì??.nhưng thưa anh! Chính lúc này đây tôi cũng chỉ có một phương tiện duy nhất là blog của mình để gửi đến anh những lời chia tay thân ái vì những gì chúng ta đã từng gặp gỡ,từng chung tay những ngày đầu nhiều khó khăn của tờ báo.
    Mong anh mạnh khỏe.tạm biệt!
  2. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Chuyện thay TBT hay ông này ông kia cũng chỉ là những thủ đoạn (dùng từ này hơi ghê tay nhưng cứ dùng cho rõ nghĩa) bình thường trong chính trường. Làng báo dưới bất kỳ chế độ nào thì cũng chỉ là công cụ tuyên truyền cho Nhà nước - tức là có dính ít nhiều tới chính trị. Chuyện đấu đá hay bè phái hay đụng chạm này nọ là chuyện mà các bác các chú phải biết trước khi nhận việc. Biết mà còn nhận tức là có sự tự tin hoặc có máu liều. Dám chơi thì dám chịu - cuộc chơi nào cũng có quy luật của nó hết, các bác không chịu được thì out.
    Thế thôi, việc gì các bác khác phải kêu ca khóc lóc. Tôi thích nhất là ông Hoàng "biết tại sao phải nghỉ nhưng không có ý kiến gì". Như thẻa đi như thế này không trọn vẹn lắm nhưng như thế mới là dân đi làm chuyên nghiệp.
  3. MEKHII

    MEKHII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Sự ra đi của TBT Tuổi trẻ, Thanh niên cho thấy độ nóng trên chính trường VN. Nguễn Công Khế có hơn 20 năm làm TBT TN, nghĩa là thuật quyền biến đầy mình nhưng vẫn không tránh được đạn.Choáng! Cứ nhìn vào đàn em anh Khế thì biết. Nguyễn Thế Thịnh - trưởng văn phòng TN tại ĐNẵng lâu nay hay vỗ ngực như một hảo hán hào hiệp, nóng nảy, bộc trực, một anh Khế hai anh Khế nay anh Khế gặp nạn bỗng im thin thít.
    Tuổi trẻ cũng vậy thôi, mấy đầu lĩnh đã lần lượt bị hạ. Cấp trưởng ban, trưởng phòng đang trong tầm ngắm...
  4. cacuong08

    cacuong08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Trong mắt tôi, Nguyễn Công Khế:
    - Giàu nhiệt huyết, biết quản lí. Mạnh dạn.
    - Biết cách gõ cửa những chỗ cần gõ, chịu chơi.
    - Làm được một số việc như làm giải U21, Duyên dáng...
    Tuy nhiên, tôi cam đoan anh này có vấn đề về bản chất và có lẽ vì thế, người ta không muốn để anh ta lãnh đạo báo TN. Loại người như Khế thật sự là thứ dao hai lưỡi, thể chế nào cũng rất khó sử dụng lâu dài, nên loại bỏ. Tôi không tính đến những thói xấu về sinh hoạt, kể cả việc lợi dụng báo để đánh bóng tên tuổi mình, chẳng hạn đăng cả trang lời chia buồn để ra oai thiên hạ là những hành xử của loại cơ hội chính trị.
    Tóm lại, nên ủng hộ quyết định của nhà cầm quyền. Tôi cũng không quan tâm đến thái độ của Khế và đồng bọn lâu nay theo anh ta hành thiên hạ. Thay Khế là đúng, cần thiết lắm.
  5. MEKHII

    MEKHII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Dẫu có muộn mằn vài ba ngày sau chuyện TBT NCK ra đi, cuối cùng hôm nay, trưởng vp đại diện TN tại ĐN cũng lên tiếng.Lên tiếng để thấy cuộc đời cũng chưa đến mức đen bạc, nhỉ [r24)
    (Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh)Câu chuyện nhỏ của tôi
    Hôm nay ngày 3.1, kỷ niệm 23 năm Báo Thanh Niên đồng hành cùng bạn đọc, tôi viết lại câu chuyện nhỏ này.
    Quê tôi ở làng Lộc An, một làng quê nhỏ bé và nghèo nhất tỉnh Quảng Bình, cũng có nghĩa là nghèo nhất nước.
    Tuổi thơ của tôi bị ám ảnh cái đói. Vì thế 17 tuổi, tôi chích máu viết đơn vào bộ đội, nghĩ mình đói là do bọn đế quốc sài lang, phải đánh nó để được no.
    Đánh xong bọn sài lang vẫn đói, bèn đi học, làm báo, phấn đấu cho sự tiến bộ xã hội. Xã hội tiến bộ ắt mình được no. Tôi nghĩ đơn giản thế thôi!
    Hết đói lại chuyển sang khổ, luẩn quẫn mãi, cho đến một ngày được về làm Báo Thanh Niên, cho đến một ngày khác, được trả một mức lương mà cái thằng ăn khoai sống, đi chăn trâu cắt cỏ lúc đó có là tôi có mơ trở thành nhà văn để viết truyện viễn tưởng cũng không thể nghĩ tới. Nhờ đó nuôi được gia đình, giúp được hai bên nội ngoại ở cái vùng quê nghèo khó của tôi như bây giờ.
    Một hôm, một nhân viên mới được tuyển ở Văn phòng đại diện Báo Thanh Niên tại miền Trung nhận tháng lương đầu tiên, cẩn thận và trân trọng bỏ vào phong bì mang về cho ba mẹ. Ba mẹ người này cầm nguyên phong bì đến hỏi xem tôi có nhầm không. Khi biết không nhầm, ông này bảo: ?oTôi làm công chức 30 năm cũng chưa một lần nhận được mức lương như thế này, nếu không nhầm thì đây là một sự tiến bộ xã hội lớn nhất, cụ thể nhất mà tôi chứng kiến?.
    Người ta bảo tiền không quan trọng, tôi nghĩ cũng đúng, nhưng quan trọng là không có tiền. Gần 500 người, 500 gia đình sống ổn định bằng đồng lương chân chính của mình (chưa kể hàng nghìn đại lý và quầy bán báo) thì đó, với tôi, là câu chuyện vĩ đại.
    Tôi là người vào báo sau, được hưởng thành quả của các anh chị đi trước xây dựng lên từ hai bàn tay trắng nên càng thấu hiểu hơn công lao vô bờ bến của họ.
    Họ đã làm nên một giấc mơ có thật, và hơn cả giấc mơ.
    Nhưng chưa hết.
    Trong lúc mọi người lo lắng, trăn trở vì ở chỗ này chỗ khác người ta chạy chọt để có một chỗ làm. Đi làm rôi thì chạy chọt vào vị trí này vị trí nọ...thì tôi được sống và làm việc ở một cơ quan mà không phải cấp dưới nịnh sếp mà sếp lại... ?onịnh? cấp dưới của mình. Chuyện viễn tưởng nữa ư? Không! Đây là chuyện thật.
    Mỗi lần Tổng biên tập Nguyễn Công Khế ra Đà Nẵng, anh bảo tôi mời cho được vợ tôi đi ăn cơm. Tôi đơn giản bảo thôi. Nhưng anh nói: ?oÔng phải mời cô ấy đi để tôi cám ơn cô ấy, nhờ có cô ấy mà ông làm việc tốt như thế. Ông phải để tôi cám ơn cô ấy...?.
    Mình không thể không làm việc tốt khi nghe những lời như thế.
    Đó là điều trước đây tôi chưa từng mơ tới.
    *
    Có một chuyện vui thế này: Một lần anh Phó tổng biên tập, người thường ký các quyết định tiếp nhận phóng viên và CB-CNV, đi trong thang máy chung với nhiều người. Mấy phóng viên trẻ hỏi anh: ?oChú ở ban nào??. Anh đáp: ?oChú chẳng ở ban nào hết?. Mấy phóng viên nói thầm với nhau: ?oChắc chú ấy làm bảo vệ cơ quan?.
    Một lần khác, Tổng biên tập thấy có một cô gái cao ráo, xinh đẹp đứng trước sân cơ quan, hôm đó gặp mặt các ca sĩ và người mẫu làm Duyên dáng Việt Nam, anh bảo: ?oEm lên đi, gặp mặt ở hội trường tầng 4?. Cô Hồng Hạnh, lúc đó làm trưởng Văn phòng đại diện Đồng bằng sông Cửu Long mới bảo: ?oĐó là nhân viên văn phòng của em mà anh?. Anh cười: ?oThế à, tưởng là người mẫu đến họp!?
    Chứng kiến chuyện này, nhiều người cười quá trời. Người ta đi xin việc phải mòn đường chết cỏ, mình vào làm việc rồi lại tưởng người ký quyết định tiếp nhận mình là chú bảo vệ cơ quan, lại tưởng nhân viên của mình là người mẫu. Nghe như là chuyện bịa. Nhưng qua đó để thấy một điều, tờ báo phát triển quá nhanh, nhân sự cũng theo đó mà phát triển, chuyện tiếp nhận ai cũng theo quy trình chung, lấy năng lực làm trọng, không cần cầu cạnh, xin cho. Chuyện này với tôi cũng là chuyện lạ.
    *
    Cách đây ba ngày, ngày cuối cùng của năm 2008, tại hội trường Báo Thanh Niên 248-Cống Quỳnh, TPHCM, lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi chứng kiến cảnh những người đàn ông mặt mày từng trải có, kiêu bạc có, hùng dũng có, thư sinh có, râu ria có, ?ohầm hố? (như tôi) cũng có...đã bật khóc nức nở khi chia tay người tổng biên tập đã gắn bó với tờ báo từ khi khai sinh. Một đồng nghiệp đàn anh của tôi nói rằng: ?oMỗi năm, đến ngày cuối cùng của năm cũ thấy có một cái gì đó man mác buồn. Nhưng nếu ai hỏi tôi ngày cuối cùng của năm cũ nào buồn nhất, thì cho đến sau này tôi vẫn nói đó là ngày hôm nay?.
    Vẫn biết chuyện đi ở là chuyện của cuộc đời, nhưng vì sao những người đàn ông phải bật khóc, đó cũng là chuyện của cuộc đời, nhưng là một chuyện hiếm hoi. Có lẽ nó được tích lũy bằng những câu chuyện nhỏ lan man mà tôi kể ở trên. Những câu chuyện nhỏ không phải ai cũng làm được, không phải ở đâu cũng có...
    Và đó là vinh quang!
  6. luuthot

    luuthot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Thằng Khế bỉ thuyên chuyển là đúng quá, tay chân nó vẫn còn tiếc nuối cho cơ hội làm ăn của chúng. Hay thật, đã lâu tớ chẳng mấy mặn mà với những quyết định của TW, tuy nhiên lần này đuổi Khế đi là trúng phóc, hoan hô!
  7. MEKHII

    MEKHII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Phản bác Osin:
    (Hoàng Hải Vân)"Giậu đổ bìm leo"
    Tôi đã đọc hết bài ?oTiễn đưa Tổng Biên tập? cùng 111 cái comments trên Blog Osin của nhà báo Huy Đức. Tôi không có ý định tranh luận với tác giả bài viết, không phải chỉ vì tôi với anh Huy Đức vốn là chỗ thân quen, mà chỉ vì tôi rất sợ dây dưa. Người bị kỷ luật, bị thu thẻ nhà báo như tôi dễ bị người này người kia dòm ngó, nên cần im lặng để phòng thân. Nhưng một số thông tin trên bài viết cùng một số cái comments kèm theo trong Blog của anh Huy Đức khiến tôi không thể im lặng được.
    Những chuyện anh Huy Đức nói đại loại như chuyện anh Bảy Sơn của Báo Tuổi trẻ ?ocắm cúi chơi game, nhưng vẫn giữ mặt nghiêm trọng như là đang làm việc?? là những chuyện tôi không biết, nên không dám đề cập, mặc dù tôi vẫn thắc mắc : Anh Huy Đức đi khỏi báo Tuổi trẻ cả mười năm rồi, sao vẫn cứ nhớ lâu những chuyện không hay của đồng nghiệp cũ để đến giờ đem ra bình phẩm ? Nhớ lâu những cái tốt của người khác và quên ngay những cái xấu của người khác, đó là đức tính của người quân tử, người xưa bảo vậy.
    Chuyện anh Huy Đức khen anh Lê Hoàng (tôi cũng rất nể trọng anh Lê Hoàng), rồi móc thêm một câu ?onếu như ngay sau khi kết thúc phiên tòa xử hai nhà báo, Lê Hoàng tuyên bố từ chức thì ông đã có được một sự ra đi trọn vẹn?, tôi cũng không bình luận. Những ai ?obiết việc? đều hiểu cái hàm ý thâm hiểm của anh Huy Đức.
    Nhưng khi anh viết : ?oTôi không có ý định viết về ông Nguyễn Công Khế trong entry này. Và, vẫn đang rất cân nhắc khi đưa ra bài viết về ông tướng Nguyễn Việt Thành. Nếu những khuất tất trong vụ Năm Cam được phân tích, thì chúng ta sẽ thấy phương thức sử dụng báo chí ?olàm án? mà tướng Quắc sử dụng trong vụ PMU vẫn chưa đáng là học trò so với những gì mà tướng Thành đã làm trước đó?, tôi thấy không chịu được.
    Trước hết anh nói anh ?okhông có ý định viết về ông Nguyễn Công Khế?, nhưng liền đó anh ?ophang? luôn ông Nguyễn Việt Thành. Anh nói về ông Nguyễn Việt Thành như vậy thì không còn là ?ohàm ý? nữa, mà đã nói thẳng rằng tội ông Nguyễn Việt Thành nặng hơn tội ông Phạm Xuân Quắc. Và như vậy anh cũng ?ohàm ý? nói rằng vụ Năm Cam cũng phải được ?olật lại? như vụ PMU18. Và ai cũng biết Nguyễn Công Khế "có liên quan" với Nguyễn Việt Thành trong vụ Năm Cam.
    Tôi không nói về vụ PMU18, nhưng vụ án Năm Cam thì tôi có thể nói được và có thể nói đến ngọn ngành đầu đuôi của nó, vì tôi biết rõ. Song anh Huy Đức chỉ nói đến chuyện ông Nguyễn Việt Thành ?osử dụng báo chí để làm án? thôi, nên tôi cũng chỉ đề cập đến chuyện mà anh Huy Đức đề cập.
    Thông tin đầu tiên về vụ Năm Cam mà báo Thanh Niên biết là từ ông Võ Văn Kiệt, lúc đó là Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải từ cơ quan công an. Chuyện đó đã đăng công khai trên Thanh Niên khi ông Võ Văn Kiệt còn sống. Bắt Năm Cam lần thứ hai, ông Võ Văn Kiệt cũng lên tiếng một cách quyết liệt, thậm chí ông còn nhắc lại việc ông ?othế chấp chức Thủ tướng? trong việc xử lý Năm Cam. Chuyện đó cũng đã đăng công khai khi ông Võ Văn Kiệt còn sống. Lẽ đương nhiên là vụ án Năm Cam đã được xử lý theo pháp luật, chứ không phải xử lý theo ý kiến ông nọ bà kia.
    Đối với báo Thanh Niên, theo sự chỉ đạo quyết liệt và dứt khoát của anh Nguyễn Công Khế, tôi là người đầu tiên viết về các cán bộ cấp cao trong đường dây bảo kê cho Năm Cam, sau khi Năm Cam bị bắt lần thứ hai. Tôi nói điều này không phải để khoe khoang, mà để nói rằng tôi có tư cách để bác bỏ những điều bịa đặt xung quanh vụ án Năm Cam. Thông tin mà chúng tôi có là từ những điều tra riêng của Báo Thanh Niên, hoàn toàn không phải do cơ quan công an cung cấp, càng không phải do ông Nguyễn Việt Thành. Chính báo Thanh Niên cung cấp nhiều thông tin cho Ban chuyên án, chứ không phải ngược lại. Ông Nguyễn Việt Thành chỉ cung cấp một thông tin duy nhất là thông tin về Năm Cam lên kế hoạch sát hại chính ông và anh Nguyễn Công Khế. Thông tin đó ông nói để anh Khế đề phòng và chỉ được công bố trên các phương tiện truyền thông sau khi vụ án Năm Cam được xét xử.
    Sự thật hai năm rõ mười, anh Huy Đức nói lập lờ như vậy để làm gì nhỉ! Và sao lại nói điều đó vừa đúng khi tướng Nguyễn Việt Thành về hưu và anh Nguyễn Công Khế thôi làm Tổng Biên tập báo Thanh Niên ? Một nhà báo có tên tuổi sao lại hành xử theo kiểu ?ogiậu đổ bìm leo? như vậy ?
    Tôi không muốn làm tổn thương những vị đã từng bị kết án tù trong vụ án Năm Cam, nay đang là những công dân lương thiện. Nhưng công kích Nguyễn Việt Thành và gián tiếp công kích Nguyễn Công Khế trong vụ Năm Cam ngay khi hai ông vừa thất thế thì không thể được. Anh Huy Đức làm như vậy vì mục đích gì tôi không rõ, nhưng đó không phải là hành vi của kẻ sĩ.
    Về một số ý kiến kẻ tung người hứng trên Blog anh Huy Đức về anh Nguyễn Công Khế, tôi không muốn tranh cãi, vì tôi hoàn toàn không biết những người viết là ai, vả lại những chuyện đó không đáng để tranh cãi. Tôi chỉ xin kể một chuyện trong vô số những chuyện cần biết về Nguyễn Công Khế. Đó là thái độ của Nguyễn Công Khế đối với vụ khởi tố phóng viên Lan Anh của Báo Tuổi trẻ.
    Ngay khi biết tin phóng viên Lan Anh bị khởi tố, anh Khế gọi tôi và nói ngay : ?oPhải bảo vệ họ?. Anh yêu cầu tôi viết bài ngay trong tối hôm đó. Dĩ nhiên, anh Nguyễn Công Khế đã tìm hiểu và biết rõ phóng viên Lan Anh bị oan. Bài đó được đăng ngay sáng hôm sau, ngày 11-1-2005, trên trang nhất báo Thanh Niên,do chính Tổng Biên tập Nguyễn Công Khế biên tập, sửa chữa, bài đó như sau :
    Xung quanh việc khởi tố phóng viên Lan Anh (Báo Tuổi Trẻ TP.HCM)
    Ngày 20/5/2004, báo Tuổi trẻ có đăng một mẩu tin ngắn của phóng viên Lan Anh: Đề nghị thanh tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma. Toàn văn như sau:
    "Lại thêm một văn bản của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động của Công ty Zuellig Pharma VN: hôm qua 19/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã ký công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch-đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma VN. Bộ Y tế cho biết việc kiểm tra Công ty Zuellig lần này không đơn thuần về lĩnh vực dược, mà bao gồm cả giấy phép đầu tư của Công ty Zullig tại VN và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của Zuellig sau ba năm được phép trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu tại VN".
    Cùng ngày này, bản tin tương tự cũng được đăng trên báo Nhân dân và báo Lao động.
    Vì mẩu tin đó, gần 8 tháng sau, ngày 5/1/2005, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố phóng viên Lan Anh về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước", đồng thời ra lệnh cấm phóng viên Lan Anh đi khỏi nơi cư trú. Theo báo Tuổi Trẻ, cơ quan điều tra xác định công văn của Bộ Y tế được dẫn trong mẩu tin nói trên là thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước trong ngành y tế. Báo này cũng cho rằng những nội dung trong công văn của Bộ Y tế gửi Chính phủ thực chất không có gì mới so với những điều đã được chính các quan chức của Bộ Y tế phát ngôn công khai với báo chí.
    Trong mấy ngày qua, dư luận không đồng tình với quyết định khởi tố nói trên đối với phóng viên Lan Anh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, phóng viên Lan Anh là một trong những nhà báo kiên trì đấu tranh thực hiện chủ trương của Chính phủ thực hiện bình ổn giá thuốc để giảm thiểu gánh nặng cho người nghèo. Những bài báo và tin tức liên quan đến y dược của phóng viên này đăng trên báo Tuổi Trẻ đều thể hiện nhất quán tinh thần đó. Ngay cả việc đưa công văn nói trên của Bộ Y tế lên báo cũng chỉ nhằm mục đích thúc đẩy việc bình ổn giá thuốc chứ hoàn toàn không có mục đích nào khác. Hành động nói trên của phóng viên Lan Anh, cũng như các phóng viên khác, rất cần được sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu như hành vi đưa công văn nói trên lên báo mà vô tình vi phạm các nguyên tắc của luật pháp thì các cơ quan bảo vệ luật pháp chỉ cần nhắc nhở, rút kinh nghiệm để giúp phóng viên Lan Anh làm tốt hơn nhiệm vụ chung. Toàn bộ hệ thống luật pháp của nước ta cũng thể hiện nhất quán tinh thần đó. Bởi vậy, việc khởi tố phóng viên Lan Anh, dù hành vi của phóng viên này có vi phạm pháp luật đi chăng nữa, là không có sức thuyết phục, bởi như đã nói, phóng viên này thực hiện hành vi nói trên chỉ với mong muốn giá thuốc được giảm nhanh để đỡ khổ cho người nghèo.
    Đó là giả sử trong trường hợp phóng viên Lan Anh vi phạm pháp luật. Nhưng sự thật không hẳn là như vậy. Có lẽ cơ quan điều tra đã căn cứ vào dấu MẬT trong công văn nói trên để khởi tố phóng viên Lan Anh. Khi viết bài này, chúng tôi đang có trong tay 3 văn bản pháp luật. Đó là Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ MẬT của ngành y tế. Đối chiếu với "danh mục bí mật nhà nước độ MẬT của ngành y tế" gồm 9 phạm vi, chúng tôi thấy công văn của Bộ Y tế mà phóng viên Lan Anh dẫn trong mẩu tin nói trên không thuộc phạm vi ?omật? nào cả.
    HOÀNG HẢI VÂN
    Sau khi báo phát hành, một số đồng nghiệp báo Tuổi trẻ gọi điện cho tôi bảo ?oCám ơn Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế là người hào hiệp?. Sau đó thì chị Lan Anh được đình chỉ điều tra, miễn tố, tôi không nói là do bài viết của Thanh Niên hoặc của Tuổi trẻ. Nhưng nếu như chị Lan Anh bị kết án thì điều gì sẽ xảy ra ? Chắc chắn anh Nguyễn Công Khế đã không được yên ổn vì việc đó.
    Tôi thường nhẩm lại những câu thơ của Phùng Quán ?oYêu ai cứ bảo là yêu/Ghét ai cứ bảo là ghét?. Anh Nguyễn Công Khế đối với chúng tôi đầy tình đầy nghĩa, dù ai có cầm dao kể cổ chúng tôi vẫn cứ nói về anh những điều tốt đẹp. Nhưng anh Khế không chỉ tốt đẹp với những người của Báo. Một số bạn ở ngoài báo Thanh Niên, khi cố vạch lá tìm sâu, cũng nên biết những chuyện như tôi vừa nói. Dù ai nhân danh cái gì đi chăng nữa, đã làm người thì ít ra phải tôn trọng sự thật.
    Ngày xưa ông Khổng Tử bỏ nước Lỗ ra đi, người ta hỏi vì sao ông đi, ông bảo vì vua nước Lỗ khi chia thịt tế cho các quan đã quên chia cho mình. Hai ngàn năm nay, người đời vẫn chê Khổng Tử vì miếng thịt mà bỏ vua. Nhưng ít ai hiểu rằng Khổng Tử ra đi mà không nói xấu vua, ông tự nói xấu mình. Đó là cách ăn ở của thánh nhân. Anh Huy Đức từng là người của Báo Thanh Niên. Khi anh Nguyễn Công Khế vừa thất thế, nếu anh không nói được một lời tốt đẹp thì cũng nên ăn ở đàng hoàng, sao lại khởi xướng cái chuyện ?ogiậu đổ bìm leo? đối với chính người thủ trưởng cũ của mình vậy ?
  8. river9

    river9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2008
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    1
    Khổ thân báo chí Việt Nam, tình hình đen tối thế các bạn không lo bảo vệ nhau lại còn quay ra cãi nhau khoe hết cả lưng đầy sẹo lồi cho thiên hạ ngó làm chi?
    Mà buồn cười nhỉ, có mỗi thằng ranh Năm Cam mà ông Kiệt phải thế chấp cả chức...... thủ tướng để xin "kiên quyết làm quyết liệt" kể cũng hài! Chứng tỏ cái độ thối nát và bao che ở trên cũng gớm phết.
  9. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    109
    Thật giả lẫn lộn chr biết đâu mà lần, mọi người trong xã hội bây giờ đều có mặt xấu lẫn tốt lẫn lộn.
  10. hangkhay08

    hangkhay08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    Nên thay hết những thằng cha ưa bốc phét đi là vừa! Tôi tán thành mấy bạn ở đây, loại N.C.K hay H.Ư là đáng thay lắm!

Chia sẻ trang này