1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 16/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Ngày hôm trước, tại một nhà nghỉ thiếu nhi ở đảo Kamenny, tôi đã trò chuyện với 1 cô gái tên là Tamara Turanova:
    Cô gái mới 15 tuổi, xanh xao, gầy gò mảnh khảnh, rõ ràng là đang kiệt sức. Trên áo dài của cô có gắn dải băng huy hiệu màu xanh của Leningrad:
    ?oLàm sao cháu có được nó?? tôi hỏi. Một nụ cười yếu ớt xuất hiện trên gương mặt nhỏ bé xanh xao của cô. ?oCháu không biết ông ấy là ai,? cô kể. ?oMột chú đeo kính tới nhà máy và đưa cháu chiếc huy chương (medal) này?. ?oNhà máy nào?? ?oỒ, Nhà máy Koriv, tất nhiên rồi,? cô nói. ?oCha cháu có làm ở đây không?? ?oKhông?, cô đáp, ?ocha mất trong thời nạn đói, ngày 7 tháng Giêng. Cháu làm việc tại Kirov khi mới 14, cháu nghĩ vì thế người ta đã tặng cháu huy chương này. Chúng cháu cách mặt trận không xa lắm?. ?oCháu có sợ khi làm việc ở đây không?? Cô nhăn khuôn mặt bé nhỏ. ?oKhông, không nhiều; người ta quen dần đi. Khi 1 quả đạn kêu rít thì có nghĩa là nó lao vọt trên cao; khi nó kêu xèo xèo thì tức là bạn sắp gặp nguy hiểm. Đôi khi cũng có tai nạn, tất nhiên, cũng thường xảy ra; có khi nó xảy ra hàng ngày. Ngay tuần trước chỗ chúng cháu có tai nạn; 1 quả pháo rơi xuống xưởng của cháu làm nhiều người bị thương, hai cô gái Stakhanovite bị chết cháy?. Cô kể điều đó với 1 vẻ giản dị đáng sợ và hầu như còn hàm ý rằng chuyện có 2 cô gái Stakhanovite bị chết cũng không có gì nghiêm trọng lắm. ?oCháu không muốn đổi sang nhà máy khác sao?? tôi hỏi. ?oKhông?, cô đáp và lắc đầu. ?oCháu là một cô gái Kirov, còn cha cháu là công nhân Putilov, và thực sự là những gì tồi tệ nhất nay đã qua rồi, vì vậy chúng chấu chắc chắn sẽ bám trụ được cho tới cùng?. Và ta cảm thấy rõ điều cô bé muốn nói, mặc dù cũng đã rất rõ về những căng thẳng tinh thần khủng khiếp mà cơ thể be nhỏ gầy guộc của cô bé đã phải chịu đựng. ?oCòn mẹ cháu?? tôi hỏi. ?oMẹ cháu mất trước chiến tranh,? cô bé đáp. ?oNhưng có anh trai cháu đang ở trong quân đội, ở Mặt trận Leningrad, anh ấy viết thư cho cháu thường xuyên, ba tháng trước anh ấy cùng nhiều đồng đội đã đến thăm cháu ở Nhà máy Kirov?. Khuôn mặt bé nhỏ xanh xao của cô sáng lên khi nhớ lại điều này, và, vừa nhìn những ngọn cây lá thu vàng óng soi qua khung cửa sổ còn lại của những gì còn lại của ngôi nhà, cô bé nói: ?oChú biết không, được ngồi thêm ở đây một chút nữa thì thật tuyệt?.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Ngày hôm sau, sau khi đi dọc con đường Peterhof băng qua vùng ngoại ô bị tàn phá nặng nề ở phía Nam Leningrad, với chiến tuyến quân Đức chạy dọc bờ bên kia của vịnh Uritsk thuộc Vịnh Phần Lan, tôi đến Nhà máy Kirov, nơi tôi được tiếp đón bởi đồng chí Puzyrev, giám đốc và là một người khá trẻ trung có khuôn mặt cương nghị nhưng phờ phạc vì lo toan?
    ?oĐúng?, anh nói, ?ochắc chắn anh đã nhận thấy chúng tôi đang làm việc trong những điều kiện khác thường. Những gì chúng tôi có đây không phải là những gì thông thường của khu nhà máy Kirov? Trước chiến tranh chúng tôi có hơn 30.000 công nhân, giờ đây chỉ còn 1 nhúm nhỏ bọn họ? và 69 phần trăm công nhân hiện là phụ nữ. Trước chiến tranh khó mà có công nhân là nữ làm việc ở đây. Giờ chúng tôi làm turbine, xe tăng, pháo; chúng tôi làm máy kéo, và cung cấp phần lớn thiết bị để xây dựng kênh đào Moscow-Volga. Chúng tôi đã làm 1 số lớn máy móc cho Hải quân? Trước khi chiến tranh nổ ra, chúng tôi đã bắt đầu sản xuất hàng loạt xe tăng, cũng như động cơ xe tăng và máy bay. Thực tế tất cả những thiết bị ấy đã bị sơ tán về phía đông. Giờ đây chúng tôi sửa chữa động cơ diesel và xe tăng, nhưng sản lượng chính của chúng tôi là đạn dược và 1 số vũ khí cá nhân??
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Sau đó Puzyrev nói về những ngày đầu chiến tranh ở nhà máy Kirov. Đó là 1 câu chuyện lutte à outrance (vượt quá giới hạn chịu đựng) rất kinh điển của nhân dân và công nhân Leningrad. Họ cũng đã phản ứng trước đòn xâm lược của quân Đức, nhưng đỉnh điểm của sự hy sinh đạt được nhờ kết quả của bản hiệu triệu ?oLeningrad đang lâm nguy? do Voroshilov, Zhdanov và Popkov viết ngày 21 tháng 8 1941.
    ?oCông nhân của nhà máy Kirov,? Puzyrev nói, ?othuộc ngành nghề quan trọng, và ít có ai thuộc diện bị động viên nhân ngũ. Nhưng ngay khi bọn Đức xâm lược, ai cũng đều tình nguyện ra trận. Nếu chúng tôi muốn, chúng tôi đã có thể đưa 25.000 người nhập ngũ, nhưng chúng tôi chỉ để cho khoảng 9000 tới 10000 người đi. Trong tháng 6 1941 họ đã tự lập thành đơn vị mà nay là Sư đoàn Kirov nổi tiếng. Dù họ đã được huấn luyện 1 chút trước chiến tranh, không thể xem họ là lính đã được huấn luyện đầy đủ, nhưng nỗ lực và lòng gan dạ của họ thì thật to lớn. Họ mặc quân phục Hồng quân, nhưng thực tế họ thuộc opolcheniye (dân quân vũ trang-danngoc), ngoại trừ việc họ được huấn luyện tốt hơn nhiều so với các đơn vị opolcheniye khác. Nhiều sư đoàn công nhân như vậy đã thành lập ở Leningrad? và hàng chục ngàn người bọn họ đã từ đây đi giao chiến với bọn Đức, để chặn chúng lại bằng mọi giá. Họ chiến đấu ở Luga, ở Novgorod và Pushkin, cuối cùng là ở Uritsk, nơi mà, sau một trong những giao tranh dữ dội nhất của cuộc chiến này, người của chúng tôi đã tìm cách chặn được quân Đức, vào ngay thời điểm gay cấn nhất? Trận đánh do Sư đoàn công nhân chúng tôi và nhân dân Leningrad, những người đã tới để chặn chúng lại, mang tính vô cùng quyết định? Không có gì bí mật ?" một số lớn chiến sĩ của Sư đoàn Công nhân đã không bao giờ quay trở về??
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Ta cảm thấy 1 điều rằng trong thâm tâm, Puzyrev thương tiếc về việc đã để những công nhân công nghiệp tài giỏi như vậy phải hy sinh trên chiến trường; nhưng rõ ràng rằng vào năm 1941, khi tình thế của Moscow và Leningrad đang ngàn cân treo sợi tóc, những cân nhắc tình cảm kia buộc phải gạt sang 1 bên; và anh ta cũng vui mừng như vậy khi thấy mọi điều tồi tệ nhất đã qua đi, rất nhiều những người sống sót đã được rút khỏi quân đội và đưa lại vào xưởng máy.
    Sau đó anh nói về chuyện sơ tán Nhà máy Kirov. Trước khi vòng vây của quân Đức khép kín, người ta chỉ kịp sơ tán có 1 xưởng máy trọn vẹn ?" 525 máy công cụ và 2500 người. Nhưng từ sau đấy cho tới mùa xuân thì không chuyển đi thêm được nữa về phía đông.
    ?oTuy nhiên, những thợ khéo tài giỏi nhất của chúng tôi, những người cần thiết quan trọng vô cùng ở Siberia và dãy Ural, đã được sơ tán bằng máy bay, cùng với gia đình họ. Họ được chở tới Tikhvin, còn sau khi quân Đức chiếm Tikhvin thì chúng tôi phải chở họ tới sân bay khác, từ đó mọi người phải đi bộ tới nhà ga gần nhất, xuyên qua tuyết, ngay giữa mùa đông khắc nghiệt, thường là hàng chục hàng chục cây số? Vào đầu mùa đông, rất nhiều máy móc thiết bị từ Kharkov, Kiev và những nơi khác, kể cả từ Moscow, đã đến được dãy Ural, và người ta rất cần những thợ khéo của chúng tôi để điều khiển máy móc và tổ chức sản xuất. Cheliabinsk, lấy ví dụ, trước đây chưa từng sản xuất xe tăng, và họ cần người của chúng tôi để bắt tay vào sản xuất hàng loạt xe tăng trong 1 thời gian ngắn? Khi đó chúng tôi ở giữa thời kỳ chuyển tiếp gay go nhất khi nền công nghiệp ở phía Tây đã ngừng hoạt động, và vẫn chưa khởi động lại ở phía đông? Những người đã rời khỏi đây vào tháng 10 đã đang làm việc hết công suất ở nơi mới của mình, cách đây 2000 km, từ dạo tháng 12!... Và trong những điều kiện thế nào chứ! Tàu hỏa chở máy móc bị không kích nhiều lần, kể cả những máy bay chở công nhân và gia đình từ Leningrad đi. May thay tỷ lệ máy bay vận tải bị bắn rơi không cao. Nhưng chuyến bay phải thực hiện hầu hết vào ban đêm, trong những điều kiện vô cùng khó khăn??
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Câu chuyện của Puzyrev về Nhà máy Kirov trong những ngày tháng khó khăn nhất của nạn đói cũng giống như những gì mà Semyonov, giám đốc nhà máy sản xuất thiết bị quan trắc, đã kể cho tôi:
    ?oNhững ngày tháng đó thật kinh hoàng,? anh kể. ?oNgày 15 tháng Chạp mọi việc đều ngưng lại hết. Không có nhiên liệu, không điện, không thức ăn, không xe điện, không nước, không có bất cứ thứ gì. Sản xuất ở Leningrad giảm đột ngột. Chúng tôi chật vật torng những điều kiện như vậy cho đến tận mùng 1 tháng 4. Đúng là thực phẩm bắt đầu được chuyển tới vào tháng 2 băng qua con đường Băng giá trên hồ Ladoga. Nhưng chúng tôi cần thêm 1 tháng trước khi có thể bắt đầu trở lại bất kỳ dây chuyền sản xuất nào tại Nhà máy Kirov. Nhưng thậm chí trong thời ký đói khát nhất chúng tôi cũng đã làm hết sức mình? Chúng tôi sửa chữa đại bác, còn xưởng đúc thì vẫn hoạt động, mặc dù với chỉ công suất thấp. Có cảm giác như Nhà máy Kirov khổng lồ nay đã biến thành 1 làng thợ rèn. Mọi người lạnh và đói khủng khiếp. Rất nhiều người chết trong những ngày ấy, và hầu hết những người giỏi nhất đã chết ?" những thợ lành nghề đều đã có tuổi nên cơ thể không còn chịu được vất vả?
    Như tôi đã kể, chúng tôi không có nước sạch và không có điện. Mọi thứ chúng tôi có là 1 chiếc bơm nhỏ nối ống với biển ngay gần đây; đó là tất cả nước cấp mà chúng tôi có. Trong suốt mùa đông ?" từ tháng 12 tới tháng 3 ?" toàn bộ Leningrad đều sử dụng tuyết để dập đám cháy? Chỉ có 1 đám bị cháy lớn là ở Gostiny Dvor (Cửa hàng có mái vòm nổi tiếng ở Quảng trường Nevsky Prospekt ?" chú thích của sách). Ở đây, tại Nhà máy Kirov, không 1 xưởng máy nào bị đám cháy tiêu hủy.
    Mọi người xanh xao vì đói đến nỗi chúng tôi phải tổ chức những nhà nghỉ để họ có thể ở lại ngay tại đây. Chúng tôi tổ chức những người còn lại sống ở nhà chỉ phải tới 2 lần 1 tuần? Vào cuối tháng 11, chúng tôi phải tổ chức mít tinh để thông báo việc giảm khẩu phần bánh mì từ 400 xuống còn 25 gram cho công nhân, và 125 gram cho những người còn lại ?" thế là rất ít. Họ đón nhận bình tĩnh, mặc dù đối với nhiều người như vậy đồng nghĩa với cái chết
    ??
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Sau đó Puzyrev kể rằng binh lính của Phương diện quân Leningrad đề nghị cắt giảm khẩu phần của họ để hỗ trợ không phải cắt giảm nhiều khẩu phần người dân Leningrad; nhưng Bộ Tổng tham mưu quyết định rằng binh lính cũng đã nhận khẩu phần tối thiểu chỉ vừa đủ để cầm cự được – vào lúc đó là 350 gram bánh mì, cũng không bao nhiêu.

    “Chúng tôi cố gắng hỗ trợ mọi người bằng cách chế ra thứ súp từ men bia, cộng thêm một phần đậu nành. Không khá khẩm gì lắm, thực ra chỉ hơn uống nước nóng chút thôi, nhưng súp này giúp mọi người có được ảo tưởng là vừa được ăn “đồ nóng”… Một số lớn người của chúng tôi bị chết. Quá nhiều người chết, và việc vận chuyển họ gặp nhiều khó khăn, đến nỗi chúng tôi quyết định làm khu nghĩa trang ngay tại đây… Và mặc dù mọi người đang chết dần vì đói nhưng không hề có sự cố nào xảy ra… Nói chân thành thì bản thân tôi cho tới giờ cũng không tài nào hiểu nổi làm sao mà con người có thể kiềm chế được để không xông vào cướp hoặc trộm xe chở bánh mì. Thế nhưng họ đã không làm chuyện ấy… Đôi lần có người đến gặp tôi để chào vĩnh biệt… Họ biết họ sắp sửa từ giã cõi đời. Sau này, vào mùa hè năm 1942, nhiều người sống sót qua nạn đói được sơ tán về phía đông để hỗ trợ chuyên môn cho các đồng chí từ Kiev, Kharkov và các vùng khác…”

    Năm 1943, thực phẩm không còn là vấn đề chính tại Leningrad nữa; tuy nhiên, do thành phố vẫn nằm dưới tầm pháo kích thường xuyên và chiến tuyến quân Đức chỉ cách đó 2 dặm, Nhà máy Kirov vẫn tiếp tục phải sống trong địa ngục, chỉ khác ở mức độ.

    Làm thế nào,” Tôi hỏi, “mà các anh tiếp tục được như thế khi pháo kích vẫn ác liệt? Có ai hy sinh không? Và làm thế nào những người của anh vẫn trụ vững được?” “Vâng”, anh ta đáp, “theo tôi thì có một thứ chủ nghĩa yêu nước của Nhà máy Kirov. Ngoại trừ một hay hai người bị bệnh, tôi chưa gặp bất cứ ai muốn rời khỏi nơi đây…
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Anh ta lôi từ ngăn kéo bàn làm việc ra một xấp 40-50 phong bì có đóng dấu bưu điện. Đó là những lá thư từ các công nhân Leningrad đã được sơ tán, và những người đang xin được phép quay về Leningrad, đi một mình hoặc về cùng với gia đình.

    Họ biết rõ về tình hình khó khăn ở đây,” anh kể, “nhưng họ cũng biết rằng việc cung cấp thực phẩm cho họ sẽ không còn là khó khăn đối với nhà máy nữa. Nhưng chúng tôi không thể tán thành cho họ trở về được. Các công nhân Kirov giỏi nghề đó đang làm những công việc rất quan trọng ở đấy; ở đây chúng tôi không có nhiều trang thiết bị máy móc, và nơi làm việc thì đang hoạt động theo chế độ xưởng máy nguy cấp thời chiến (emergency war factory). Không như ở Kolpino, cách xa đây chỉ khoảng 10 dặm, ở đấy đạn dược được chuyển cất vào các kho ngầm dưới đất – tức là ngay tại chiến tuyến…”

    Cách để giữ cho nơi này tiếp tục hoạt động,” anh nói tiếp, “là phải phân tán nó ra. Chúng tôi phải chia nhà máy thành nhiều đơn vị nhỏ, và chỉ dồn người và máy móc làm việc vào một góc của mỗi nhà xưởng; còn bộ phận này (tức bộ phận quản lý-danngoc), càng xa càng tốt, được che chắn khỏi sức nổ và mảnh đạn. Nhưng vận rủi – hay đúng hơn là một tỷ lệ tử vong bình quân, vẫn tồn tại. Trong tháng này – mà đây là tháng cũng khá may mắn – chúng tôi đã phải chịu tới 43 thương vong – 13 tử vong, 23 bị thương và 7 ca bị sức ép.

    Anh hỏi là làm thế nào chúng tôi chịu đựng được? Vâng, tôi không biết ta có thể chịu đựng bao lâu dưới hỏa lực pháo kích. Nhưng nếu có ai đó nói với anh rằng chuyện đó không đáng sợ thì anh đừng bao giờ tin. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, một phát đạn bắn trúng trực tiếp sẽ gây tác động xấu kéo dài suốt trong 24 tới 48 giờ. Tại các xưởng máy bị trúng đạn trực tiếp, sản lượng giảm nghiêm trọng trong suốt thời gian đó, hoặc là ngưng lại hoàn toàn, đặc biệt nếu có người bị giết hoặc bị thương. Đó là một cảnh khủng khiếp, máu me khắp nơi, khiến cho thậm chí những công nhân cứng rắn nhất cũng phải ốm cả một hoặc hai ngày… Nhưng sau đó thì họ quay lại làm việc và cố gắng bù lại thời gian đã mất do cái được mọi người gọi là “tai nạn”. Nhưng tôi nhận ra rằng lúc nào làm việc ở đây cũng là căng thẳng tột độ, và mỗi khi tôi thấy anh nào hoặc cô nào sắp sửa gục là tôi cho họ về nhà nghỉ trong hai tuần hoặc 1 tháng…

    Sau đó anh ta dắt tôi đi thăm một số xưởng máy. Hôm đó là một ngày yên tĩnh, gần như không có pháo kích của quân Đức. Đến gần tôi mới thấy khu xưởng máy bị tan hoang nhiều hơn nhiều so với góc nhìn từ phía đường phố. Giữa một không gian rộng, xung quanh rải rác các công trình bị hư hại đổ nát, sừng sững một tòa nhà khổng lồ… Tường bê tông dày tới 50 cm, còn mái gác bằng những xà thép rất khỏe. “Chỉ có trúng trực tiếp đạn pháo cỡ lớn ở cự ly gần mới có thể khiến nó hư hại,” Puzyrev nói. “Nó được xây giữa những ngày đen tối nhất khi chúng tôi cho rằng quân Đức có thể chọc xuyên tới Leningrad. Chúng sẽ được thấy Nhà máy Kirov là một vị trí vững chắc ra sao. Khắp khu này đều rải rác các lô cốt như vậy…
  8. tuantc88

    tuantc88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Mừng bác Dân trở lại đi tiếp đến cuối topic
  9. minkho

    minkho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Em chờ mãi mới thấy bác quay lại! Mong bác cho em được đọc đều đều!
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    @: Cám ơn các bác ủng hộ.
    ---------


    Sau đó chúng tôi tới một trong những xưởng đúc. Một góc xưởng rất tối, nhưng đằng sau bức vách xây bằng gạch dày là phần xưởng còn lại được thắp sang nhờ ánh lửa bên trong lò đúc, hai bên tường đỏ rực. Những bóng người tối sẫm kỳ quái hắt trên tường, hầu hết là các cô gái, đang di chuyển giữa những quầng sang đỏ rực. Các cô gái, đôi chân gầy guộc bọc trong bít tất độn bong, đang khom gập dưới sức nặng của những cuộn thép khổng lồ nóng đỏ mà họ đang kẹp bằng một chiếc kìm thép, và rồi ta thấy họ - khi ta thấy điều này, ta cảm nhận ngay được sự căng gồng cơ bắp một cách liều lĩnh và sức mạnh ý chí của họ - ta thấy họ nhấc đôi tay mảnh khảnh, tựa như tay trẻ em của họ lên và ném mạnh những cuộn thép nóng đỏ ấy dưới dàn búa dập thép khổng lồ. Các tia kim loại sáng đỏ bắn tung tóe và rít vèo vèo giữa bóng tối mờ đỏ, và cả khu xưởng đúc rung động bởi âm thanh gầm gào hỗn loạn đến điếc tai của dàn máy móc. Chúng tôi im lặng quan sát cảnh tượng đó một lúc lâu; và rồi Puzurev lên tiếng trong tiếng ồn hỗn loạn, giọng gần như có vẻ hối tiếc: “Công việc ở đây hiện vẫn chưa ổn định. Hôm trước ở đây đã bị trúng đến mấy phát đạn pháo,” và anh chỉ tay vào cái hố lớn trên sàn nhà đã được lấp đầy bằng cát và xi măng, “Đó là nơi một quả đạn rơi xuống”. “Có thương vong không?” “Vâng, có một số”.

    Chúng tôi bước dọc theo xưởng đúc và quan sát kỹ hơn công việc các cô gái đang làm. Trong khi đi, tôi bắt gặp một gương mặt đàn bà trong ánh lửa đỏ. Trông cô ta thật buồn. Cô trông từa tựa như một bà già hay một mụ digan già nua. Và trong khuôn mặt ảm đạm của cô lấp lóe đôi mắt u tối. Có gì đó thật bi thương trong đôi mắt – trông vừa kiệt lực vừa phảng phất một nỗi sợ hãi thú vật. Cô ấy đã bao nhiêu tuổi? Năm mươi, bốn mươi hay chỉ mới hai mươi lăm?

Chia sẻ trang này