1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc phong tỏa Leningrad dưới góc nhìn của nhà báo Anh Alexandr Werth

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 16/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Chúng tôi bước dọc theo xưởng đúc và quan sát kỹ hơn công việc các cô gái đang làm. Trong khi đi, tôi bắt gặp một gương mặt đàn bà trong ánh lửa đỏ. Trông cô ta thật buồn. Cô trông từa tựa như một bà già hay một mụ digan già nua. Và trong khuôn mặt ảm đạm của cô lấp lóe đôi mắt u tối. Có gì đó thật bi thương trong đôi mắt – trông vừa kiệt lực vừa phảng phất một nỗi sợ hãi thú vật. Cô ấy đã bao nhiêu tuổi? Năm mươi, bốn mươi hay chỉ mới hai mươi lăm? Phải chăng tôi chỉ tưởng tượng ra nỗi sợ hãi trong ánh mắt cô? Phải chăng chính những gương mặt lấm lem bụi và những bóng người kỳ dị đang nhảy nhót trên vách tường đã khiến tôi nảy ra ý nghĩ đó? Tôi đã từng gặp mặt một số cô gái ở đây. Họ cũng bình thường như bao người. Một cô gái trẻ măng thậm chí còn mỉm cười. Rất bình thường, ngoại trừ một sự tập trung nội tâm sâu sắc – như thể họ có vài ký ức kinh khủng không tài nào xua tan trong đầu…

    Một kỷ niệm đáng nhớ khác là chuyến tới thăm của tôi tới ngôi trường trung học trên phố Tambov, nằm tại khu vực mới hình thành và bị pháo kích ác liệt của thành phố, chỉ cách mặt trận khoảng 3 tới 4 dặm. Trường được điều hành bởi một cụ già tên là Tikhomirov, là “Thày giáo công huân Liên Xô”, khởi nghiệp là một thày giáo tiểu học năm 1907. Ngôi trường này là một trong số ít trường học không bị đóng cửa thậm chí ngay giữa đỉnh điểm của nạn đói. Có bốn lần nó bị phá hủy trầm trọng vì đạn pháo Đức; nhưng đám nam sinh đã dọn dẹp kính vỡ, xây lại những bức tường bị đạn bắn sập và lắp gỗ dán lên che các khung cửa sổ. Trong trận bắn phá cuối cùng vào tháng Năm, một nữ giáo viên đã bị giết chết ngay giữa sân trường.

    Các cậu bé ở đây là những thiếu niên Leningrad điển hình; 85 phần trăm em có cha đang chiến đấu ở phương diện quân Leningrad, hoặc đã hy sinh tại đây, trong khi nhiều người khác đã chết trong trận đói Leningrad, và hầu hết mẹ của các em – nếu họ còn sống – đang làm việc tại các nhà máy Leningrad, hoặc làm vận chuyển, hoặc đi chặt gỗ, hoặc tham gia dân quân tự vệ. Tất cả các cậu bé đều căm thù sâu sắc quân Đức, nhưng đều nhận thức rõ rằng lũ svolochi (lũ khốn kiếp) đó sẽ sớm bị đập tan ngoài cửa ngõ Leningrad. Bọn trẻ có một tình cảm lẫn lộn đối với nước Anh và nước Mỹ; chúng biết rằng London đã bị ném bom; rằng Không quân Hoàng gia Anh đang “ném bom tơi bời bọn Fritz”; rằng người Mỹ đang tiếp viện cho Hồng quân rất nhiều chuyến xe tải, và rằng chúng (lũ trẻ) đang được ăn sô cô la Mỹ; nhưng “vẫn chưa có Mặt trận thứ hai”.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Hiệu trưởng trường, đồng chí Tikhomirov, kể cho tôi về việc họ đã “bám trụ, và bám trụ rất vững. Chúng tôi không có củi sưởi, nhưng Xô viết Leningrad đã cho chúng tôi tháo dỡ một căn nhà gỗ nhỏ gần đó để chúng tôi dùng làm củi đốt. Trong những ngày đó pháo kích và oanh kích diễn ra đặc biệt dữ dội. Chúng tôi có khoảng 120 học sinh cả nam lẫn nữ, và chúng tôi phải dạy học trong những hố bom. Không ngày nào phải nghỉ học. Trời rất lạnh. Những lò sưởi nhỏ chỉ làm ấm được không khí xung quanh có vài mét, phần còn lại của hố bom nhiệt độ xuống dưới 0 độ. Không có chiếu sáng, ngoại trừ một chiếc đèn dầu hỏa. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục, còn lũ trẻ học hành nghiêm chỉnh đàng hoàng đến mức kết quả học tập của chúng tôi đạt còn tốt hơn cả năm trước. Đáng ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật. Chúng tôi dọn bữa ăn cho chúng; quân đội giúp chúng tôi thực phẩm. Nhiều thày cô giáo hy sinh, nhưng tôi tự hào mà nói rằng tất cả bọn trẻ được chúng tôi chăm sóc đều sống sót. Chỉ có điều thật xúc động khi nhìn thấy chúng trong thời kỳ nạn đói. Tới cuối năm 1941, chúng không còn có vẻ là những đứa trẻ con nữa. Chúng im lặng thật kỳ lạ… Không đi lại nữa; chúng chỉ có ngồi. Nhưng không có đứa nào chết; chỉ có một số đứa không đến trường nữa mà ở lại nhà và chết, thường là chết cùng với cả gia đình…”
    <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
    Cho tới trước ngày 22 tháng Sáu mọi người đều sống và làm việc rất tốt đẹp, xin đảm bảo đấy. Ngày hôm đó chúng tôi đi dã ngoại tới đảo Kirov. Một cơn gió mát thổi đến từ Vịnh, cuốn theo tiếng hát của mấy đứa trẻ cách đấy không xa: “Vĩ đại và vinh quang thay tổ quốc tôi”. Và rồi quân thù bắt đầu tới gần hơn, gần hơn thành phố của tôi. Chúng tôi đi đào những con hào lớn. Rất vất vả, bởi vì rất nhiều bạn không quen với lao động thể lực nặng nhọc. Tướng Đức von Leeb đang liếm mõm mà nghĩ về bữa tiệc mừng hắn sẽ dự tại khách sạn Astoria. Giờ đây chúng tôi ngồi trong hố bom xung quanh chiếc lò sưởi tự tạo, quấn chặt trong áo choàng, mũ long và găng tay. Chúng tôi cùng đan những đồ ấm cho các chiến sĩ mặc, và chuyển các bức thư của họ cho người than và họ hàng họ. Chúng tôi cũng thu nhặt kim loại để tái chế…
  3. minkho

    minkho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Bác Danngoc nhỉ lâu quá! Cho bọn em thưởng thức tiếp đi bác ơi!
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Valentina Solovyova, một cô bé 16 tuổi, đã viết:

    Ngày 22 tháng Sáu! Cái ngày định mệnh với chúng tôi! Nhưng vào khi đó dường như chỉ là một ngày mùa hè bình thường... Chẳng mấy chốc, tại Ủy ban nhân dân đã đông nghẹt phụ nữ, thanh nữ và trẻ em tới đấy để xin gia nhập các đội dân quân tự vệ, đội cứu hỏa và phòng chống hơi ngạt... Tới tháng CHín thành phố đã hoàn toàn bị bao vây. Nguồn tiếp tế thực phẩm từ bên ngoài bị chặn lại. Các chuyến tàu sơ tán cuối cùng đã lăn bánh. Nhân dân Leningrad xiết chặt lại thắt lưng mình. Các con phố chăng chằng chịt chiến lũy và các bộ chông thép hàn chống xe tăng. Các hầm trú ẩn và ụ hỏa điểm đã hình thành cả một mạng lưới dày đặc khắp thành phố.

    Cũng như năm 1919, câu hỏi lớn đặt ra là" "Liệu Leningrad có còn tồn tại là một thành phố Xô viết nữa hay không?" Leningrad đang lâm nguy. Nhưng các công nhân thành phố đã xiết chặt như một để phòng thủ thành phố. Xe tăng bò dọc các phố. Khắp nơi thành lập các đội dân quân tự vệ... Một mùa đông băng giá khủng khiếp đang tới gần. Không chỉ thả bom, máy bay địch còn thả cả truyền đơn. Chúng thông báo rằng chúng sẽ san bằng thành Leningrad. Chúng nói tất cả chúng ta sẽ chết vì đói. Chúng nghĩ chúng sẽ làm chúng ta khiếp sợ, nhưng chúng lại khiến chúng ta có thêm được nguồn sức mạnh mới... Leningrad sẽ không cho quân giặc vượt qua được các cổng thành của mình! Thành phố chịu đói, nhưng nó vẫn sống và làm việc, đồng thời tiếp tục gửi ra mặt trận thêm nhiều các con trai và con gái của mình. Mặc dù đầu gối run lẩy bẩy, các công nhân chúng tôi vẫn đi tới xưởng máy làm việc, giữa tiếng còi báo phòng không vang rền không trung...
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    [FONT=&quot]Dưới đây là đoạn trích từ một ghi chép khác, cho thấy các học sinh đã tham gia đào chiến hào vào thời kỳ quân Đức tiến gần tới Leningrad:[/FONT]

    [FONT=&quot]Vào tháng Tám chúng tôi đã tham gia đào hào trong suốt 25 ngày. Chúng tôi bị ngắm bắn bằng đại lien và một số bạn bị giết, nhưng tất cả vẫn tiếp tục mặc dù chúng tôi không quen làm công việc này. Và bọn Đức đã bị chặn lại ngay tại dãy chiến hào mà chúng tôi đã đào…[/FONT]

    [FONT=&quot]Một cô gái khác cũng 16 tuổi,Luba Tereshchenkova, đã tả lại việc học tập vẫn được tiếp tục ở trường thậm chí ngay giữa thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc phong tỏa:

    Vào tháng Giêng và tháng Hai băng giá khủng khiếp đã góp thêm vào cuộc phong tỏa và giúp sức cho Hitler. Chưa có lúc nào trên được 30 độ âm! Lớp chúng tôi vẫn học, dựa theo quy tắc "Tất cả vây quanh lò sưởi". Nhưng không có chỗ ngồi trống, và nếu bạn muốn có một chỗ gần lò sưởi hoặc ở dưới ống sưởi của lò, bạn phải đến học sớm. Chỗ đối diện với cửa lò được dành cho các thầy cô giáo. Bạn ngồi xuống và lập tức được bao lấy bởi một cảm giác về sự thoải mái dễ chịu lạ thường: hơi ấm xuyên qua da bạn, xộc thẳng vào từng lóng xương; chúng khiến bạn chùng xuống và trở nên lừ đừ; bạn chỉ còn muốn quên hết không nghĩ ngợi gì, chỉ còn muốn lim dim ngủ và nuốt lấy hơi ấm. Sẽ thật là thống khổ nếu phải đứng dậy và đi lên bảng... Ở chỗ cái bảng rất lạnh và tối, còn tay của bạn, bị bao bởi đôi găng nặng nề, trở nên cứng đờ, tê cóng và không còn muốn tuân lệnh nữa. Viên phấn cứ tuột khỏi tay, và hàng chữ trở thành vẹo vọ... Tới tiết thứ ba thì không còn củi đốt nữa. Lò sưởi lạnh đi và cái lạnh dễ sợ bắt đầu thổi dài dọc theo ống lò sưởi. Cái lạnh trở nên kinh khủng. Đấy cũng là lúc Vasya Pugin, với ánh mắt rất tinh quái, lẻn ra ngoài và đem về mấy khúc củi lấy từ kho dự trữ khẩn cấp của Ânn Ivanovna; chỉ vài phút sau chúng tôi lại được nghe thấy tiếng củi nứt lách tách trong lò... Giữa giờ nghỉ không ai đứng lên cả bởi chẳng ai muốn phải ra ngoài chỗ hành lang băng giá.
    [/FONT]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Dưới đây là một bạn khác:

    Mùa đông tới, dữ dội và tàn nhẫn. Đường ống cấp nước bị đóng băng, không có điện chiếu sáng, còn xe điện thì ngưng hoạt động. Để tới trường học đúng giờ, tôi phải thức dậy từ rất sớm, bởi tôi sống ở vùng ven. Vô cùng khó khăn nếu phải tới trường sau một cơn bão tuyết, mọi nẻo đường sá đều bị tuyết phủ kín. Nhưng tôi đã quyết tâm phải kết thúc năm học cho bằng được ... Một hôm, sau khi đứng xếp hàng bánh mì suốt sáu giờ (tôi phải bỏ học hôm ấy, bởi đã hai ngày tôi chưa lĩnh được bánh) tôi bị nhiễm lạnh và ngã bệnh. Chưa lúc nào tôi cảm thấy mình khốn khổ bằng như trong những ngày ấy. Không phải do thể xác, mà bởi tôi cần sự hỗ trợ tinh thần của các bạn học, cần được bọn họ trò trêu chọc khích lệ ...
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Không một học sinh nào có đủ sức tới trường học bị chết, nhưng nhiều thầy cô đã không còn. Phần cuối của cuốn “Sổ lưu bút về Nạn đói” có một trang tiêu đề vẽ chiếc bình đựng tro cốt bằng màu nước tím, do hiệu trưởng Tikhomirov viết. Đó là một chuỗi những lời cáo phó các giáo viên hy sinh trên chiến trường hoặc vì nạn đói. Người trợ lý hiệu trưởng “hy sinh trên chiến trường”. Một người khác “hy sinh tại Kingisepp”, trong trận đánh khủng khiếp ở Kingisepp đó bọn Đức đã chọc được tới Leningrad từ phía Estonia. Thầy giáo dạy toán “chết vì đói”, thầy dạy địa cũng vậy. Đồng chí Nemirov, giáo viên văn học, “thuộc số những nạn nhân của cuộc phong tỏa”, còn Akimov, giáo viên môn sử, chết vì loạn dưỡng và kiệt sức mặc dù đã được nghỉ dưỡng một thời gian lâu ở Viện điều dưỡng sau khi được đưa tới đấy từ tháng Giêng. Tikhomirov viết về một giáo viên khác: “Anh đã lao động tận tình cho tới khi nhận ra mình không còn đủ sức lê bước nữa. Anh xin phép tôi được cho nghỉ vài ngày để hy vọng sức khỏe anh sẽ khá hơn. Anh ở lại nhà, soạn bài giảng cho học kỳ sau. Anh vẫn tiếp tục đọc sách. Anh đã làm việc như vậy cho tới ngày 8 tháng Giêng. Ngày 9 tháng Giêng anh lặng lẽ qua đời”. Một câu chuyện cảm động biết bao đằng sau những lời văn giản dị ấy!

    Tôi đã mô tả tình hình ở Leningrad mà mình đã chứng kiến vào tháng Chín 1943, giữa lúc thành phố vẫn nằm dưới làn pháo kích thường xuyên và dữ dội. Việc pháo kích vẫn tiếp diễn cho tới hết năm đó, mãi tận tháng Giêng 1944 thì cơn thử thách của Leningrad mới chấm dứt. Trong những tuần đầu tiên một lực lượng lớn quân Nga được di chuyển ban đêm để tới “đầu cầu Oranienbaum” ở bờ nam của Vịnh Phần Lan; lực lượng này, dưới sự chỉ huy của tướng Feduyninsky, đã đột phá tới Ropsha, ở đấy nó gặp các chiến sĩ của Phương diện quân Leningrad đang tiến công về phía tây nam. Trong ngày đầu tiên của cuộc đột phá của quân Nga, có không dưới 500.000 quả đạn pháo đã được bắn để phá vụn phòng tuyến quân Đức. Cùng lúc đó, cụm tập đoàn quân Volkhov cũng tham gia chiến dịch và sau vài ngày quân Đức đã phải bỏ chạy trên mọi hướng từ Pskov tới Estonia. Ngày 27 tháng Giêng 1944, cuộc phong tỏa hoàn toàn chấm dứt.

    Tất cả các công trình lịch sử nổi tiếng quanh Leningrad – cung Pavlovsk, hoàng cung Tsarskoie-Selo, cung Peterhof – đều đã bị phá hủy.
  7. minkho

    minkho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Trời lâu quá mới được đọc tiếp, bác xuất bản đều đều cho em đọc với nhé! Cảm ơn bác nhiều!!=D>
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    8
    Tại sao Leningrad “vượt qua” được

    Tại sao thành Leningrad đã “vượt qua” được thử thách? Nếu chỉ bàn một cách hời hợt, nông cạn và hợp lý hợp lẽ thì, với mọi tuyến giao thông đường sắt đường bộ và thông tin liên lạc bị cắt đứt, người Leningrad không còn cách nào khác để thoát ra ngoài, và buộc phải trở nên “anh hùng”, bất kể họ muốn hay không. Nếu họ có đủ thời gian để thoát ra, ta cũng có thể cho là họ sẽ ào ào sơ tán, giống như người Maskva đã ào ào sơ tán ngày 16 tháng Mười 1941. Nhưng thực ra đó không phải là vấn đề. Điều đáng kể là, ngay khi thành phố bị phong tỏa, không phải là thực tế việc mọi người đã “vượt qua” được, mà là cái cách họ làm được việc ấy.

    Trong nghiên cứu thú vị của mình – Cuộc phong tỏa Leningrad – Mr. Leon Goure đã cho rằng một số người trong thành phố đã muốn đầu hàng và giao thành phố cho quân Đức và, mặc dù không phải là chiếm đa số, “số nhân vật bất mãn ... thực tế là khá đáng kể”. (Cuộc phong tỏa Leningrad – Mr. Leon Goure, Stanford 1962, tr 304). Khi tới thực tế Leningrad, tôi được nghe kha khá câu chuyện đề cập tới “phòng năm” của Đức nằm vùng trong thành phố, và điều này cũng được đề cập tới trong các nghiên cứu gần đây tại Liên Xô. Nhưng hiển nhiên rằng một thiểu số người có nhinh nhỉnh hơn đôi chút muốn đầu hàng thì cũng chỉ là không đáng kể.

    [FONT=&quot]Bản thân Mr. Goure cũng nhận xét rằng “lòng yêu nước, sự tự hào về truyền thống địa phương, lòng căm giận gia tăng đối với quân Đức và suy nghĩ không chấp nhận phản bội lại các chiến sĩ phe mình” đã góp phần đáng kể vào việc “duy trì được kỷ luật”. Đồng thời ông cho rằng, mà theo ý tôi có hơi nhấn mạnh quá mức, đó cũng là do “thói quen tuân lời chính quyền thâm căn cố đế”, “không có kinh nghiệm trước đấy về sự tự do chính kiến”, “nền kh.ủng b.ố Stalin” và vân vân, dựa hơi quá vào số liệu về số người sơ tán sau chiến tranh (như đã đề cập, theo The New York Times ngày 10/5/1962, tr. 304-6, Mr. Harrison Salisbury, mệnh lệnh của Hitler “san bằng thành St. Petersburg”, nhấn mạnh rằng “chúng ta không cần giữ lại bất cứ thành phần nào của cư dân cái thành phố lớn này” – một mệnh lệnh với nội dung mà không ai ở Leningrad còn có thể nghi ngờ gì nữa về mục đích. – Chú thích của sách).
    [/FONT]
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Có nhiều dẫn chứng rõ ràng hơn để chứng tỏ rằng tinh thần “Leningrad có thể vượt qua” đã xuất hiện ngay từ lúc bắt đầu. Không một ai, ngoại trừ một số người chống c.ộng, muốn nghĩ tới việc đầu hàng quân Đức. Vào cao điểm của nạn đói, một số người – không nhất thiết phải là bọn phản bội hay điệp viên kẻ thù (như theo số liệu của Liên Xô), mà chỉ đơn giản là những người đã gần hóa điên vì đói – có viết thư đề nghị chính quyền cho tuyên bố Leningrad là một “thành phố mở”; nhưng không ai có tâm trí bình thường lại đi làm chuyện đó. Vào lúc quân Đức đang tiến sát tới thành phố, mọi người sớm nhận thức rõ ra chân tướng kẻ thù; đã có biết bao thanh niên bị giết trong các cuộc dội bom và nã đại liên trong khi đang đào chiến hào? Và ngay khi vòng phong tỏa khép kín thì các cuộc không kích liền bắt đầu, đồng thời với những đợt tung các truyền đơn mang nội dung sadistic (tàn ác, bạo dâm – danngoc) như những gì đã được ném xuống Leningrad ngày 6 tháng 11 để “kỷ niệm” ngày Lễ Cách Mạng: “Hôm nay chúng ta sẽ ném bom, ngày mai chúng bay sẽ đi chôn xác”.
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Câu hỏi về giải pháp tuyên bố Leningrad là thành phố mở sẽ không bao giờ được đặt ra, giống như những gì ở nơi khác đã làm, lấy ví dụ trường hợp Paris năm 1940; đây là một cuộc chiến tranh hủy diệt, và quân Đức không bao giờ muốn che giấu điều đó. Thứ nữa, [/FONT]sự tự hào về truyền thống địa phương của Leningrad có ý nghĩa của nó – nó là kết hợp của một tình yêu lớn với bản thân thành phố, với lịch sử của thành phố, với những mối liên tưởng đậm chất văn chương rất đặc biệt (đây là bản chất đặc biệt của tầng lớp trí thức intelligentsia) và cũng là một truyền thống cách mạng vô sản vĩ đại tồn tại trong giai cấp lao động của thành phố; không gì ngoài chính nguy cơ đe dọa hủy diệt thành phố có thể hòa quyện làm một hai thứ tình yêu vĩ đại như vậy giữa lòng Leningrad. Có lẽ nếu tỉnh táo hơn thì thậm chí ta còn có thể tính đến tình cảm cạnh tranh vốn có đối với Maskva: nếu Maskva suýt nữa đã bị chiếm tháng Mười năm 1941 thì dù thế nào đi nữa ít nhất Leningrad giữ được lâu hơn; và vào lúc Maskva được giải vây, thì sự tự hào của Leningrad là cũng có thể làm được như thế và thậm chí còn hơn thế. Một số người chống-Stalin quyết liệt nhất như Olga Bergholz lại cũng là những người yêu Leningrad cuồng đắm nhất. Thế nhưng tình cảm, mặc cho được đề cao đến đâu, cũng vẫn là chưa đủ. Hiển nhiên rằng kết quả trên chiến trường, tính cho đến lúc quân đội rút lui tới ngoại ô Leningrad, là rất đáng thất vọng; và chính quyền rõ ràng là đã làm việc không hiệu quả trong thời gian hai tháng rưỡi đầu của cuộc xâm lược của quân Đức. Toàn bộ vấn đề sơ tán, đặc biệt là sơ tán trẻ em, đã bị xử lý vô cùng yếu kém, và gần như đã không làm gì để chuẩn bị cho việc dự trữ thực phẩm. Nhưng ngay khi quân Đức bị chặn lại bên ngoài Leningrad, và ngay khi hạ quyết tâm chiến đấu bảo vệ từng ngôi nhà và từng con phố, sai lầm của quân đội và chính quyền mau chóng được quên đi; thay vào đó là phải phòng thủ Leningrad bằng mọi giá. [FONT=&quot][/FONT]
  10. soofar

    soofar Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    32
    xoá.Xin lỗi vì lỡ tay spam bài bác![r2)]

Chia sẻ trang này