1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quê hương yêu dấu

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi hd1288, 18/12/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hd1288

    hd1288 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Quê hương yêu dấu

    [​IMG]
    NGẪU HỨNG

    Hắn có máu ấy lâu rồi, cũng nhiều lần ?ođộc phượt? như thế. Từ khi từ ?ophượt?, hay phong trào phượt chưa ra đời cơ. Hắn là 6X mà. Việc ?ophượt? thì đâu phải bây giờ mới có. Có tên, có tuổi, có chứng tích thì cụ Tản Đà, ông Nguyễn Bính là những bậc ?ophượt tổ? từ lâu rồi. Cỡ hăn chỉ hạng "giang hồ vặt" thôi.

    Gu của hắn là ngẫu hứng và một mình. Có thời gian rảnh rỗi thì lên đường. Như thế thì khó có thể rủ thêm người. Vì người có máu ?ophượt? thì khi đó không có thời gian. Những người có thời gian thì hắn không rủ, vì không muốn nhìn thấy họ tròn mắt lên nhìn mình: Hâm à! Hay đơn giản hơn: Em chịu thôi? Thế thì mất hứng chết! Vậy là thành cái tên mà hắn đọc được của tiền nhân từ ngày võ vẽ mấy chữ Hán đầu tiên: Chích thân Thiên lí mã (Nghĩa là: Con Ngựa đơn độc đường xa)!

    Lần này lên Lạng sơn, việc không đúng lịch, tự nhiên có thêm ngày rỗi ngoài dự kiến. Thế là khoác ba lô lên đường: Tớ đi loanh quanh, tối chắc không về đâu. Nhưng cũng chưa có dự định gì cụ thể: ?oĐi Điềm he hết bao tiền? ?" Hắn hỏi cậu phụ xe có cái cằm lèm lẹm, sau khi nhảy lên chiếc xe đầu tiên dừng đón hắn. ?" ?o20 nghìn anh ạ?. ?oThế đi Bình gia, đến đó mất mấy tiếng?Y ?o30 nghìn, hết 2 tiếng là cùng?. Ồ đến đấy hãy sớm, mà còn chỗ dự phòng để ngủ - hắn tự nhủ và nói với phụ xe: Để đến Điềm he tớ quyết định nhé.

    Con đường này lâu lắm không đi rồi. 20 năm rồi ấy chứ. Trước đó ít nhất 1 năm 4 lần từ Lạng sơn sang Thái nguyên luyện công. 5 năm đấy, vị chi là 20 lần trở lên. Cũng nên đi xem thay đổi thế nào. Xe qua Hồng phong, Bình Trung. Càng xa thay đổi cành ít. Ngoại trừ mấy cái nhà gạch xây thay thế nhà vách đất, nhà trình tường. Nhà gạch mộc vẫn còn không ít. Cũng phải thôi, Lạng sơn giàu vì giao thương với Trung Quốc là chính. Nông nghiệp nông thôn thì còn phải cố nhiều.

    Cầu Khách khê bắc qua sông Kỳ cùng mới xây. Khúc sông này từng là phòng tuyến kiên cường năm 79. Đường đã phẳng phiu hơn trước nhiều. Nhìn sang chỗ ngầm vượt sông cũ mà thương nhiều người trước đây bỏ mạng vì đang qua ngầm bị lũ quét. Năm nào cũng có một vài người. Thậm trí có lần có cả chiếc xe quân sự bị lật giữa ngầm nữa, vài chiến sĩ không lâm trận mà mệnh vong. Khi đó đang chiến tranh biên giới, xe quân sự đi lại nhiều. Mà quân lệnh như sơn, đâu có thể chờ nước rút mới đi được. Với lại lính trẻ, không lẽ lại sợ con lũ bé xíu ấy. Thế là qua ngầm. Nào ngờ đến giữa ngầm lại có thêm cơn lũ nữa độ ngột ào tới. Nước đang khá sâu, mặt đường bị tràn qua không rõ lối, có xe nhấn ga đi bừa mà tụt xuống cống phía trên dòng nước, có xe không đi được bị nước lật nhào cuốn theo dòng. Nhớ lại chuyện buồn buồn.

    Đi đoạn nữa thấy một nghĩa trang liệt sĩ ven chân núi. Không biết có chiễn sĩ nào chết đuối còn ở đó không. Xe dừng lưng dốc chờ một người vừa xuống đầu cầu bảo lấy xe máy sang Tu đồn trả rồi lại cùng xe đi Thái. Có cậu bạn ở trên lưng núi cách chỗ xe đỗ chừng 300m. Không hiểu dạo này thế nào rồi. Chắc đã lên ông rồi. Đang học cấp 3 thì lấy vợ. Nhà con mộtOlại con liệt sĩ nữa. Định lại gần cô bé chăn trâu gần đấy hỏi thăm (leo lên nhà hắn thì mất nửa tiếng lên xuống, sợ lỡ xe nên không dám) thì phụ xe có điện thoại: Người đó chưa lấy được xe máy, cứ đi trước, nếu đuổi kịp thì lên xe sau. Thế lại mất cơ hội hỏi thăm về cậu bạn. Chả biết bao giờ mới có dịp lại.

    Xe xuôi dốc đến Điềm he. Nhà bà chị họ vẫn chỗ đó, nhà gạch xây thay nhà gạch mộc (dân mình vẫn gọi là ?ogạch chiên? ấy). Mừng cho chị. Chị thứ lỗi, cậu em mải phiêu du hơn chưa thăm chị được. Mạch nước Pắng pằng ven đường vẫn thấy người lấy nước. Vui vui, vậy là nước nguồn chưa cạn. Mạch nước này rất hay: Đông hay hè, mưa hay hạn, nước đều như nhau trong vắt, không thay đổi nhiệt độ, lượng nước cũng gần như thế, không nhiều ít hơn nhau là mấy. Mùa đông nước chảy ra bốc hơi nhi ngút. Mùa hè dù nóng đến mấy đến đấy ngồi chừng mươi mười lăm phút thì hết dám tắm. Nên tụi hắn thường chỉ lấy nước đó về uống, có thể uống trực tiếp ngọt mát không cần đun. Ít người tắm ở đó. Ngay cạnh phố có sông Kỳ cũng chảy qua tụi trẻ con thích ra sông tắm hơn, được bơi thỏa thích. Hắn cũng đã có lần bơi dưới trời mưa về cảm rụng hết cả tóc. Khi đó ăn phở đã thấy đắng đắng miệng rồi. Trẻ đang háu ăn, là lúc ấy ăn phỏ với hắn là xa xỉ rồi, vậy mà đắng miệng không nuốt nổi. Một cô bạn hắn thì bị xuất huyết não, không đi học lại được. Trước đó học nhất nhì lớp, con cô giáo tụi hắn, nghĩ thương cô. Không biết cô còn hay mất nữa? Cô bạn cũ ra sao? Xuống không đến thì hư, đến thì buồn. Thôi đã sao thì cứ để yêu lòng vậy, mình đến lại xáo lên buồn thêm. Mà hãy còn nắng, đi sang Bình gia vẫn sớm. Đường vào phố Điềm he vẫn còn nhấp nhô đường đất. Xe đi qua đường mới đằng sau phố. Trường cấp 3 hắn học xưa nay đã xây 3 tầng khanh trang. Lại thấy tiêng tiếc vì quyết định đi tiếp. Thôi ở đây gần, khi nào vào lại cũng dễ hơn. Gần hết phố vẫn thấy nhà ông Thành Đạt chữa đồng hồ. Khi xưa ông là người có Tivi đầu tiên ở đây, nhà ở xa cách phố hơn nửa cây số, ngay ven Ngầm chân dốc Lũng pa. Khi đó cứ đến tối là già trẻ lớn bé kéo nhau đến xem nhờ. Năm ấy nhiều sự kiện. Quốc tế có Olimpic Maxcowa, dân mình đầu tiên được biết đến Olimpic, thanh niên háo hức xem thể thao. Người Việt nam đầu tiên, Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đoạt giải piano quốc tế, Cậu học sinh trường Quốc học Huế Lê Bá Khánh Trình đoạt giải đặc biệt toán quốc tế? cũng là đề tài của các cụ ông tự hào bàn luận. Còn các chương trình phim văn nghệ thì khiến các bà say sưa. Nhớ lại vui vui.

    --------------------------------------------------------------------------------
  2. hd1288

    hd1288 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Qua dốc Lũng pa gặp sông Tu đồn, vẫn thấy con đập thủy điện năm nào đổ trắng xóa. Hắn hay cùng lũ bạn sang đây câu cá. Chạch chấu ở bên này béo lắm. Có con bằng cổ tay, dài 4-50 phân, vàng ươn. Trông như con cá trình ấy. Có điều hắn thì không phải tay sát cá. Mỗi lần chỉ được vài con. Nhưng cũng là gần 1 cân cá. Bạn hắn có tên được cả mấy cân sách lặc lè. Thường là mùa hè tụi hắn đem cơm nắm đi câu cả ngày. Ít cá thì lấy thêm bó củi khô về nhà để mẹ khỏi cằn nhằn.
    Tu đồn cũng như Điềm he phố chỉ là một dãy nhà ven đường, nhưng dài hơn nhờ khu cơ quan huyện. Giờ xây khá khanh trang sâu vào ven chân núi. Có một bức tượng trắng đặt trong khuôn viên xinh xắn. Chắc của nhà cách mạnh Lương Văn Chi. Đây là quê hương của cụ. Còn Huyện Văn lãng kề bên là quê Cụ Hoàng Văn Thụ. Hai xã quê nay đã mang tên các cụ: Xã Lương văn Chi ở đây, và xã Hoàng Văn Thụ cách đó chừng 30 cây số. Tên tuổi các cụ còn được đặt ở nhiều nơi trong nước nữa. Khu dân cư thì chủ yếu bám mặt đường. Đất còn rộng lắm, ở gần đường cho tiện đi lại. Với lại mật độ xe cộ cũng rất thưa. Hồ thủy điện nước trong vắt, bà con nuôi cá trong các ô quây bằng lưới cước xanh xanh. Chốc chốc lại có lều cắm trên mặt nước rất nên thơ. Bên kia hồ là dãy núi đá. Cứ như tranh thủy mặc ấy. Qua phố bắt đầu có cảm giác heo hút. Nhà lác đác, đường đi qua khe núi kẹp, suối trong vắt chảy róc rách quanh đường, khi bên phải khi bên trái, ngược chiều xe đi. Nhà sàn bắt đầu thấy nhiều dần. Nguyên bản cột gỗ, tường bưng bằng gỗ, mái ngói âm dương xam xám. Mới thì cột xi măng, tường gạch, Mái ngói Đáp cầu. Có cả nhà sàn cột gỗ, mái tôn sóng đỏ, tường tóocxi rất ấn tượng. Đang mùa hè cây cối ruộng nương xanh nhút, thật mát mắt. Càng gần đến phố Bình gia càng đông đúc hơn. Hàng thông cổ thụ vẫn đứng đó. Khi xưa thấy hàng cây đó là biết sắp được nghỉ để chuẩn bị đi nửa đường còn lại, mà bắt đầu là đèo Tam canh ranh giới hai Huyện Bình gia, Bắc sơn. ?oXuống ngã tư nhé?. Thấy khách xuống đó hắn cũng xuống theo nhưng vẫn băn khoăn - Ngã tư nào nhỉ. Hóa ra vẫn là chỗ cũ nay thêm nhánh đường đi Văn mịch. ?oCho tớ lên Huyện ủy?. ?oMười nghìn bác ạ?. ?oThế cơ à?? ?oVâng, trên đỉnh đồi phải không ạ, xa đấy, cháu không lấy đắt đâu?. ?oỪ, đến chỗ nhà khách ấy?. Đầu tiên là ổn định chỗ ngủ đã. Đêm nằm năm ở, hắn đi ngẫu hứng, với lại thời hắn ngủ nhờ nhà dân cũng nhiều rồi nên thường ít trang bị túi ngủ. Vào các huyện xa cứ đến huyện ủy, ủy ban thế nào cũng có chỗ ngủ. Mà an toàn. Dân chúng thì vẫn chân thành nồng nhiệt như xưa. Nhưng ở ngoài vẫn phức tạp hơn.
    Huyện ủy, Ủy ban Nhà khách đều ở gần nhau, trên quả đồi độc lập giữa thung lũng. Nơi đây xưa là đồn binh của Pháp. Ở đây có thể khống chế toàn bộ thung lũng, đường đi lối lại sang Bắc sơn, đi Văn mịch, sang Bắc cạn? Đứng trên đó chụp được mấy kiểu ảnh thị trấn trong lam chiều. Ảnh lưu niện chuyến đi, không đẹp. Nhà khách cũng có vài cán bộ đến nghỉ, hắn cũng không làm quen, chỉ gật đầu chào. Mình đi chơi, cán bộ đi làm, nói mình đi chơi lại có người cảnh giác. Cứ để ai biết việc ấy. Lấy phòng xong cầm máy ảnh đi bộ quanh đồi chụp ngó nghiêng. Tối xuống chợ ăn cơm. Quán chợ không lớn lắm nhưng toàn bằng gỗ tốt nguyên cây đứng sừng sững. Cả một tài sản lớn. Chỉ còn mấy hàng ăn có điện, khách ăn cũng chỉ hơn chục người, có cán bộ (chắc đến công tác, hoặc không có gia đình ở thị trấn) cùng vài người bốc vác ở chợ. Cũng rượu vào ồn ào một góc. Các dãy nhà bán hàng thì tối thui. Quanh phố vẫn có đèn sáng nhưng vắng lặng, thỉ thoảng có chiếc xe máy chạy qua sau đó lại yên ắng trở lại. Đi vòng một vòng phố, cũng thế. Trăng sáng. Vài bóng mây mỏng tang phất phơ trên bầu trời. Lâu rồi hắn mới được nhìn trăng sáng như thế. Thành phố trắng bị ánh đèn làm cho nhạt nhòa đi nhiều. Mỏi chân, gọi điện cho nhân viên nhà khách báo mai đi sớm 5:30 trả phòng. Lại được đi nhờ xe máy về: ?oChờ cháu đèo về luôn, cháu đi chơi với bạn về qua đường đó?. Về đến phòng tắm lại rồi đi ngủ luôn. Ngủ ngon. Đi bộ cả chiều cả tối mỏi rồi, không khí lại trong lành mát mẻ nữa.
    Sáng về 6:00 có xe ra, trời mù sương trắng xóa. Những ngọn núi, cây cối nhà cửa mờ mờ trong màng sương rất hay. Lấy máy ảnh ra chụp, máy số du lịch nên không hiệu quả mấy. Chỉ thấy màng sương trắng mờ mờ. Không phải từng đám mây mù để có được những kiểu ảnh lãng mạn. Nhưng cũng thành đề tài để anh lái xe nói chuyện suốt dọc đường. Xe anh từ Bắc sơn ra T.p Lạng sơn, mỗi ngày chạy một chuyến sáng đi trưa về. Thế là lại có bạn ở Bắc sơn. Điện thoại ghi rồi, nhà gần bến xe. ?oKhi nào vào Bắc sơn thì nhớ đến chơi nhé, tớ quen mấy ông ở Thái nguyên cũng thích chụp ảnh, năm nào các ông ấy cũng lên, đến tớ cho số điện thoại liên hệ. Cùng sở thích gặp nhau thì chắc hay lắm. 27 tháng này kỷ niệm khởi nghĩa Bắc sơn đấy, vào được lúc đó thì tốt, nhiều chuyện hay lắm. Khi còn khỏe, cứ chẵn 5 năm là cụ Giáp lại bay trực thăng lên tham dự đấy. Các cụ lão thành tham gia khởi nghĩa thì năm nào cũng là dịp hội ngộ, mừng vui?. Thật tuyệt. Chuyến đi lại biết thêm người. Cảm ơn các cụ đã không kể thân mình đánh thức sức mạnh hùng tráng của non sông, dựng lên niềm tự hào của dân tộc Việt nam. Còn con, không biết khi nào mới vào Bắc sơn được. Xe đến T.p Lạng sơn, chào bà con, tớ lại phải lao vào việc rồi. Đầy những hối hả, gấp gáp chưa thể dứt ra được. Hi vọng lại có chuyến đi thư thái như thế này nữa.
    Lần sau chắc là Bắc sơn?
    T.p Lạng sơn 22 . 9.2008
  3. hd1288

    hd1288 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bai này cũng có trên Viet du, kèm ảnh nữa. Ở đây ko chèn ảnh JPEG đượ. Buồn.

    Được hd1288 sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 26/12/2008
  4. lantimxulang

    lantimxulang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.349
    Đã được thích:
    0
    Anh cho link để em vô xem ảnh nha.

Chia sẻ trang này