1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Y học thể dục thể thao

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi coixaygiotver, 19/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Y học thể dục thể thao

    Y học TDTT nói chung chia việc tập luyện thành 3 yếu tố: tập luyện sức mạnh, tập luyện sức bền và tập luyện sức nhanh (còn gọi là tập luyện tốc độ)
    Tùy theo từng môn thể thao cụ thể mà xác định tỷ lệ huấn luyện sức mạch, sức bền và sức nhanh. Tất nhiên cũng phải tính đến luyện tập những nhóm cơ đặc thù cho môn thể thao đó.
    Vận động trong thể thao nói chung đòi hỏi phối hợp được độ linh hoạt, sức mạnh, sức bền, cũng như tốc độ. Tuy nhiên việc tập luyện những yếu tố đó không phải bao giờ cũng hỗ trợ lẫn nhau mà thậm chí còn kìm hãm.
    Luyện tập sức bền thời gian dài là phải tăng khả năng cung cấp và sử dụng oxy trong một đơn vị thời gian. Sức bền thời gian dài đôi khi còn gọi là sức bền ưa khí để phân biệt với quá trình sinh lực tĩnh lớn (sức mạnh) là kị khí. Cơ sở của sức mạnh chính là lực tĩnh. Luyện tập sức mạnh tức là làm tăng thêm protein, tăng tiết diện sợi cơ (khi đường kính sợi cơ tăng lên 2 lần thì thể tích của nó sẽ tăng lên khoảng 8 lần). Điều này, rất tiếc, lại làm tăng con đường khuyếch tán của oxy từ mao mạch tới ty thể trong tế bào. Chính vì vậy nó tác động xấu đến sức bền. Chú ý tới quy luật sau: sự khuyếch tán oxy hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch thế oxy, mà thế oxy lại giảm theo bình phương khoảng cách.
    Trong thời gian nghỉ Tết tôi sẽ viết và đưa lên một số nội dung đang giảng dạy tại các khóa học về y học TDTT dành cho các huấn luyện viên, các bác sĩ ở các đội tuyển thể thao cấp tỉnh, cấp quốc gia.
    Dự tính sẽ có các nội dung:
    Sơ lược cấu tạo tế bào
    Sơ lược cấu tạo hệ cơ
    Cơ trong vận động thể thao
    Một vài yếu tố ảnh hưởng tới co cơ
    Sự kéo dãn trong tập luyện
    Tập luyện sức bền
    Tập luyện sức nhanh
    Tập luyện sức mạnh
    Hi vọng sẽ giúp được các bác phần nào.
    Hai phần đầu về cấu tạo tế bào và cấu tạo hệ cơ có rất nhiều bằng tiếng Việt rồi, các bác có thể tìm đọc trong các tài liệu về sinh lý học, giải phẫu học,... trên mạng. Nếu không có bác nào yêu cầu thì tôi sẽ không đưa lên.
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Chấn thương trong thể thao và phương pháp xử lý cũng là một nội dung lớn của y học TDTT.
    Tài liệu mà bạn đề cập có phải là bản dịch chính thức hay chưa ? theo tôi biết thì bản sơ dịch đọc rất khó hiểu vì việc sử dụng từ, hình ảnh thì lem nhem. Nếu là bản đã được chỉnh sửa và in thành sách thì đúng là trên cả tuyệt vời !
  3. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn nói tới bản dịch của tiến sĩ khoa học Vũ Công Lập từ cuốn bài giảng của giáo sư Moss? Ông giảng cho các đội tuyển bóng đá VN năm 2007. Trong khóa y học thể thao 2008, cuốn này cũng được tiếp tục phát cho bác sĩ các đội tuyển, tuy nhiên nội dung đúng là rất khó đọc .
    Việc in tài liệu về Y học thể thao chúng tôi cũng đang cố gắng tiến hành, hi vọng sớm nhất là đầu năm 2010.
    Về chấn thương trong thể thao và phương pháp xử lý tôi có đưa một tài liệu lên web site cá nhân, bạn có nhu cầu quan tâm có thể download theo link sau:
    http://vamp.vn/downloads/chan thuong co - xuong va xu ly.pdf
  4. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    -----------------------------------------------------------------------
    Có gì thì Bác cứ đưa ra cho ACE học hỏi nghiên cứu thêm, xin cám ơn Bác trước nhiều
    Không tải về được Bác à !
    kính Bác
  5. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    hic, code diễn dàn không chịu xài dấu cách thì phải
    bạn thêm dấu cách vào nhé, như thế này:
    http://www.vamp.vn/downloads/chan%20thuong%20co%20-%20xuong%20va%20xu%20ly.pdf
  6. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Theo sách giáo khoa đang giảng trong các trường đại học thì hay chia hệ cơ ra làm 3 dạng.
    -Cơ vân, còn gọi là cơ xương, là loại cơ điều khiển các vận động chủ yếu của cơ thể.
    -Cơ tim, như tên gọi, chính là cơ ở tim
    -Cơ trơn, nằm ở thành ống tiêu hóa, bàng quang, và các nội quan khác
    Tuy nhiên đối với những người tập thể thao, tập võ thì nên quan tâm đến một cách chia khác. Các bó cơ điều khiển các vận động chủ yếu trong cơ thể luôn có 2 loại sợi cơ
    1.Cơ chậm ST (slow twitch): màu đỏ, có nhiều mạch máu và ty thể, chứa nhiều Myoglobin - có khả năng kết hợp với oxy như Hemoglobin trong máu và lưu giữ oxy trong cơ. Đặc điểm của sợi cơ này là co chậm và cần oxy, nghĩ là ưa khí. Sợi ST đạt sức căng không lớn nhưng lại chậm mỏi mệt. Sợi cơ này đặc trưng cho sức bền (tỷ lệ cao ở vận động viên các môn chạy maraton, xe đạp đường trường?).
    2.Cơ nhanh FT (fast twitch): màu trắng, rất ít Myoglobin, ít mạch máu và ty thể, co nhanh, sinh lực lớn nhưng mỏi mệt nhanh. Sợi FT đặc trưng cho tốc độ và sinh lực nhanh, mạnh. Có 2 dạng sợi FT:
    -FTO ưa khí: Sức căng tương đối lớn, lấy năng lượng từ phân giải glucogen ưa khí.
    -FTG (glycolytic) kỵ khí. Loại này sinh lực cực đại của bó cơ, chóng mỏi mệt, chỉ được điều khiển bởi ngưỡng kích thích cao đòi hỏi những vận động cực đại. FTG sinh lực co cơ nhờ phân giải glucogen kị khí. Trong tập luyện chỉ có thể tác dụng lên loại sợi cơ này thông qua yêu cầu co cơ cực đại. Mỗi bó cơ luôn bao gồm cả 2 loại này. Có loại thì sợi ST chiếm đa phần (ví dụ cơ bụng), có loại thì sợi FT là chủ yếu (ví dụ cơ cánh tay).
    Mối tương quan định lượng giữa ST và FT là rất khác nhau ở từng cá thể, không tuân theo di truyền. Khi vào lứa tuổi dậy thì, tỷ lệ giữa ST và FT hầu như cố định. Vì vậy một cá nhân với ưu thế mật độ phân bố thuộc về các sợi ST sẽ không thể đạt được mức độ cao về tốc độ và sinh lực nhanh mạnh. Ngược lại, khi hệ cơ có quá nhiều sợi FT cũng sẽ làm vận động viên không thể đạt được ưu thế về dai sức. Quá trình tập luyện chỉ giúp cho tăng tiết diện sợi cơ, hoàn thiện hoạt động của men, dự trữ cơ chất tốt hơn, tăng cường mao mạch và hoạt động tốt hơn của các bào quan. Tập luyện không thể làm cho sợi ST chuyển thành FT hay ngược lại, nhưng có thể chuyên biệt hóa sợi FT theo hướng FTG hoặc FTO. Các bài tập sức mạnh cực đại và tốc độ sẽ hướng FT tới FTG, còn các bài tập đặc biệt về sức bền và sức bền lực sẽ khuyến khích phát triển các sợi ST và hướng FT tới FTO.
    Một số khái niệm:
    -Hemoglobin là một loại protein trong máu, chức năng của nó là vận chuyển oxy từ phổi về tim và tới các cơ quan.
    -Myolobin là một dạng protein đặc biệt chỉ có ở trong tế bào cơ. Chính Myoglobin tạo cho cơ có màu đỏ. Nó có khả năng kết hợp và lưu giữ oxy như Hemoglobin
    -Ty thể là một bào quan (cơ quan nằm trong tế bào), còn được gọi là nhà máy năng lượng của tế bào, vì chức năng chính của nó là tái tổng hợp các hợp chất phốt phát giàu năng lượng (ATP), chuyển hóa oxy và chất dinh dưỡng thành năng lượng cho tế bào hoạt động. Tế bào cơ của những vận động viên tập luyện lâu dài có chứa số lượng ty thể nhiều hơn hẳn tế bào cơ của những người không tập luyện.
  7. HanoiOffline

    HanoiOffline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2008
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Qúa hay quá hay...cứ gọi là vãi hay!
    Từ vài năm trước em cũng nghiên cứu về cơ nhanh và cơ chậm, để tự rút ra những bài tập cho riêng mình!
    Nên giờ đọc tài liệu của anh em cảm thấy rất sướng...hê hê...hĩ hĩ
    Ví dụ về nhóm cơ chậm anh Còi đã nói rõ, thử xét điển hình là vận động viên chạy Maraton, tức chạy 42km, anh em ta thử khảo sát 1 tý.
    Kỷ lục thế giới trung bình của các Vip loại này là 120 phút, tức 21km/giờ.
    Đây là điều mà nhóm người cơ nhanh ko thể làm được anh em ạ, ko bao giờ làm được.
    Anh em biết làm sao ko?
    Đơn giản là những người đó chạy quá nhanh, nhưng cũng như anh Còi đã phân tích, sức bền trong cơ giảm.
    Ko phải là họ nhanh mệt thực tế khác xa nhiều...
    Anh em đoán ra chưa?
    Chuẩn đó, chuẩn...đó chính là chuột rút, vọp bẻ...hĩ hĩ
    Nguời cơ nhanh có tốc độ cực khủng khiếp, với 100m chỉ dưới 10 giây ()
    kỷ lục giờ là 9 giây 7)...nhưng nếu chạy xa (xa là phải trên 10km mới gọi là xa) thì sao? Lúc đầu thì họ chạy như gió, sau đó thì...đến km thứ 7 hoặc thứ 10 cơ đùi họ bắt đầu căng...lúc đó cơ đùi cứng khủng khiếp...cứng đến mức dân muay thái phang ống thoải mái no vấn đề...sau đó thì quá cứng...và hậu quả là chuột rút, vọp bẻ...họ ôm đùi nằm gục...hĩ hĩ
    Đó là sự khác nhau giữa 2 nhóm ngưòi, 2 nhóm cơ.
    Đó là lý do tại sao các vận động viên 100m có thân hình đẹp đến thế, nhóm cơ lý tưởng đến thế!
    Hầu chuyện các bác tý!
    Cảm ơn anh Còi, chúc anh 1 ngày vui!
  8. HanoiOffline

    HanoiOffline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2008
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Ah quên em bình chọn 5 sao cho anh òi, từ 3 lên 4!
    Rảnh post nhiêù bài khoa học như trên nhé đại ca!
    Rảnh nữa bình chọn lại cho em...hĩ hĩ!
    Chúc anh 1 ngày vui!
  9. YeuVoMumMim

    YeuVoMumMim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2008
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu em thuộc cơ Nhanh hay chậm nữa
    P/S: Cơ Nhanh trong Võ Thuật vẫn là muôn năm
  10. HanoiOffline

    HanoiOffline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2008
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Thường thường đếch ai tuyệt đối 1 phía đâu em ạ, toàn là có cả 2 loại cơ trong 1 cơ thể!
    Nói chung võ thuật phân tích và tập luyện dưới 1 chế độ khoa học thì rất sướng!
    Năm 2008,có em khỉ nào chơi ở giải quần vợt ý,tranh chức vô địch, anh đếch nhớ, trong đó HLV nó nói 1 câu rất hay:" Cô ấy thuộc nhóm nhiều cơ chậm, nên tôi mới thay đổi giáo trình tập luyện để thêm tốc độ cho cô ấy"...hĩ hĩ...đọc ở Vnexpress, đếch nhớ chỗ nào!
    Cái này xin mời anh Côixay vào trả lời em Trung kìa!
    Chúc các bác 1 ngày vui!

Chia sẻ trang này