1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại học An Giang, con đường nào để phát triễn

Chủ đề trong 'An Giang' bởi Thanh_Lam, 22/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Đại học An Giang, con đường nào để phát triễn

    [​IMG]
    Tôi sinh ra và lớn lên ở ngay chính khuôn viên phía sau trường Cao Đẳng Sư Phạm An Giang, nay đã là trường Đại Học An Giang (ĐHAG). Ngày xưa trường nhỏ hơn bây giờ nhiều, các dãy lớp học được xây đối xứng rất đẹp. Rồi những hàng cây cổ thụ cứ đến mùa lại nở hoa. Sân trường đó gắn với tuổi thơ của tôi, những buổi đá bóng nhựa, leo trèo hái quả. Trải qua gần chục năm từ ngày trở thành trường đại học, trường giờ to lớn hơn, nhiều khu nhà được xây lên, phá vỡ sự cân đối hiền hòa của kiến trúc ban đầu, sinh viên ngày một đông hơn. Đó là những tín hiệu đáng mừng của một trường đại học non trẻ đang thay da đổi thịt.

    [​IMG]
    Ảnh: GS Võ Tòng Xuân và các cộng sự Mỹ

    Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ là nơi có nền giáo dục lạc hậu nhất nước ta. Việc ra đời trường đại học An Giang là cần thiết, tạo điều kiện cho hàng vạn thanh niên vùng đồng bằng này có cơ hội tiếp xúc với giáo dục đại học tiên tiến.

    Nguyên hiệu trưởng trường ĐHAG thời kỳ đầu, GS Võ Tòng Xuân, không những đã làm tròn vai mà còn làm rất tốt cương vị của mình. GS là người có uy tín khoa học và quan hệ quốc tế rộng rãi, có cái nhìn quản lý thông thoáng. Chính nhờ những vận động tích cực của GS, trường ĐHAG đã cho cả nước thấy một hình ảnh trường đại học non trẻ nhưng phát triễn vô cùng tích cực.
    Nhờ đó chất lượng nhân sự trẻ của trường cũng được tăng lên, nhiều ứng cử viên từ các tỉnh thành khác, từ nước ngoài trở về đóng góp vào sự phát triễn của trường. Ngoài ra lãnh đạo tỉnh cũng đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho trường. Được biết sắp tới trường sẽ hoàn thành thi công khu đất mới của trường với những khu giảng đường, nhà làm việc hiện đại, sân chơi thể thao, ký túc xá sinh viên.

    Tuy nhiên sự phát triễn của một trường đại học lại không quyết định bởi điều kiện cơ sở vật chất. Chúng ta có thể bỏ ra hàng trăm tỉ đồng trong nháy mắt để xây mới một trường đại học với trang thiết bị hiện đại trong vòng vài năm. Nhưng để gây dựng được một đội ngũ giảng viên có chất lượng thì cần gấp chục lần số tiền đó trong vòng vài chục năm. ĐHAG cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình chung của GD đại học Việt Nam, do vậy vấn đề chất lượng giảng viên không thể giải quyết trong nay mai mà phải bó gọn trong chữ ?ochờ?.
    Tuy không thể tăng chất lượng giảng viên ngay tức thì nhưng điều mà tỉnh nhà có thể làm ngay đó là tăng chất lượng nhân sự ban giám hiệu. Từ khi GS . Võ Tòng Xuân về hưu, trường bắt đầu đi vào cơn ngủ đông mà lẽ ra việc lựa chọn vị trí hiệu trưởng thay thế có thể giúp trường thoát khỏi cơn ngủ này. Nhân sự ban giám hiệu hiện nay có nhiều vấn đề phải bàn.
    Thứ nhất tỉnh nhà có vẻ như đang muốn địa phương hóa đội ngũ ban giám hiệu bằng cách bổ nhiệm cán bộ dựa trên nhân lực tỉnh nhà kể cả người từ ngạch quản lý không liên quan gì đến giá dục đại học.
    Thứ hai việc bổ nhiệm kiêm nhiệm là việc làm hiếm thấy ở bất kỳ trường đại học nào trên thế giới. Ths. Lê Minh Tùng giữ chức hiệu trưởng, kiêm luôn chức vụ phó bí thư tỉnh ủy???. Sự kiêm nhiệm này là điều kỳ lạ nhất trong công tác tổ chức quản lý đại học, liệu Ths. Lê Minh Tùng có thời gian hay không cho cùng một lúc hai chức vụ quan trọng như thế.
    Thứ ba, ban giám hiệu hiện thời có thể có năng lực quản lý tốt, nhưng về uy tín khoa học và quan hệ quốc tế nếu so với GS Võ Tòng Xuân là con số 0 tròn trĩnh. Ths. Lê Minh Tùng chủ yếu làm việc trong nước, làm quản lý nhiều hơn làm nghiên cứu. Ths. Hoàng Xuân Quảng là người duy nhất không phải người địa phương, nhưng cũng không có thành tích nghiên cứu khoa học hay quan hệ quốc tế nào. Ths. Đoàn Hữu Lực vốn xuất thân từ nhà quản lý nông nghiệp và nông thôn. Còn TS. Võ Văn Thắng xuất thân từ cán bộ phong trào, làm TS về chính trị học.
    Nhìn vào ban cán sự này, chúng ta có thể giải thích vì sao trong 3 năm trở lại đây, có một khoảng lặng trong sự phát triễn của trường. Là người An Giang, tôi mong muốn ĐHAG phát triễn hơn nữa để giáo dục dạy nghề cho người ĐBSCL vốn lam lũ và chịu khó. Mong rằng trong tương lai trường sẽ bổ nhiệm ban giám hiệu xứng tầm hơn, đưa trường trở lại thời kỳ phát triễn mạnh mẽ như lúc GS Võ Tòng Xuân đang đương nhiệm.
  2. nguyenquynh46

    nguyenquynh46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    rat nhat tri voi bai viet cua bac
    nhung khong biet co vi lanh đao Tinh nao nhan thay nhu bac khong?
    Hay đoi đay!
  3. BumbyGL

    BumbyGL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Rỏ ràng những điều được nêu ra trên đây là 1 thực tế đáng quan tâm. hiện tại không ít Giãng Viên và 1 số chuyên viên đã ra đi.
    thật đáng buồn cho thực tế....
    Rất cám ơn Thanh_Lam đã có nhận xét tích cực.
  4. yle0903

    yle0903 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cái đáng bàn là 1 hệ tư tưởng, dẫn đến đủ thứ chuyện quan liêu, lạc hậu...

Chia sẻ trang này